SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang, gồm 02 phần) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.
… Trong xã hội hiện đại với nền kinh tế tri thức, việc đối xử với người tài thế nào là một trong những vấn đề cần được lưu tâm. Nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng đã hiểu ra điều này và có những điều kiện rất hấp dẫn chiêu mộ người tài. Tiếc rằng, ở một số nơi, khi đã mời được họ về tỉnh làm việc, cấp nhà cửa cho họ, trả lương cao cho họ… nhưng nhiều người tài mới về tỉnh được vài tháng đã muốn bỏ nhà mới để ra đi. Bởi vì, cái lớn nhất mà những người tài cần là được làm việc theo đúng sở trường của mình, theo đúng môi trường của mình, thì không có”.
(Trích Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Ở đoạn văn thứ nhất, tác giả đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật nổi bật nào? Vai trò của chúng? (0,75 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu trả lời của con người “Ta cần được lao động trong sáng tạo”. (0,75 điểm)
Câu 4: Theo tác giả, tại sao người tài được trả lương cao, cấp nhà cửa mà chỉ vài tháng làm việc là họ muốn bỏ nhà mới để ra đi? Em có đồng tình với quan điểm ấy không? Tại sao? (1.0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ ý nghĩa của đoạn văn thứ hai trích từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng chảy máu chất xám trong xã hội hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, từ đó liên hệ với đoạn thơ sau trong “Việt Bắc” của Tố Hữu để làm nổi bật nét riêng trong cách cảm nhận của hai tác giả về người lính thời kì kháng chiến chống Pháp.
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
(Trích, Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1)
…………………………………………………Hết……………………………………………………..
Thí sinh không được xem tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên:………………………………………………Số báo danh:………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI
HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án có 03 trang, gồm 02 phần) |
ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Phần | Câu, Ý | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | Đọc đoạn thơ trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 | 3.0 | |
Yêu cầu chung: | |||
– Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một đoạn trích văn nghị luận.
– Đề chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần thấy được nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. |
|||
Yêu cầu cụ thể: | |||
Câu 1 | Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên là phong cách ngôn ngữ chính luận/ chính luận. | 0.5 | |
Câu 2 | – Ở đoạn văn thứ nhất, tác giả đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật nổi bật: nhân hoá (sự vật loài vật trả lời con người) và điệp cấu trúc (hỏi đáp)
– Vai trò nhân hoá: thấy được vai trò, sứ mệnh của mỗi sự vật; giúp người đọc hiểu rõ về những khát khao, đam mê của con người; tạo nên sự sinh động và hấp dẫn cho lời văn. – Vai trò của điệp cấu trúc: tạo nên sự trùng điệp cho đoạn văn và hiện được những trăn trở, suy nghĩ của tác giả về khát vọng của mỗi người trong cuộc sống. |
0,25
0,25
0,25 |
|
Câu 3 | Anh/chị hiểu như thế nào về câu trả lời của con người “Ta cần được lao động trong sáng tạo”. (HS có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo)
– Lao động là một yêu cầu cần thiết cho cuộc sống con người, là đặc điểm để phân biệt giữa con người và động vật. – Lao động sáng tạo góp phần tạo ra những thành quả cho tương lai. Lao động sáng tạo đem đến những kết quả bất ngờ cống hiến cho nhân loại. – Chỉ có trong lao động sáng tạo con người mới vượt ra khỏi giới hạn của bản thân cũng như khẳng định được giới hạn của bản thân trong cuộc sống |
0,25
0,25
0,25 |
|
Câu 4 | (HS trả lời đúng ý tác giả và trả lời đồng tình hoặc không đồng tình đều được nhưng cần phải lí giải phù hợp). Theo tác giả, vì cái lớn nhất mà những người tài cần là được làm việc theo đúng sở trường của mình, theo đúng môi trường của mình, thì không có.
– Lí giải vì sao đồng tình, vì sao không đồng tình (yêu cầu phải thực sự thuyết phục mới cho điểm tối đa) |
0,5
0,5 |
|
II. Làm văn | 7.0 | ||
Câu 1 | Bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng chảy máu chất xám. | 2.0 | |
Yêu cầu chung: | |||
– Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội của thí sinh nên đòi hỏi phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và bày tỏ quan điểm, chính kiến của bản thân.
– Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần dựa vào lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do thể hiện chính kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc và phù hợp với chuẩn mực của xã hội; phải đáp ứng được bố cục ba phần của đoạn văn và nêu được vấn đề cần nghị luận. |
0,5 |
||
Yêu cầu cụ thể: | |||
Nội dung đoạn văn: (Trình bày ngắn gọn nhưng phải có sức thuyết phục) | 1,5 | ||
– Hiểu rõ được hiện tượng chảy máu chất xám: dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác.
– Thực trạng: nhiều người tài được đào tạo chuyên sâu rồi ra nước ngoài làm việc hoặc đi học mà không trở về phục vụ quê hương. Hiện tượng thừa lao động phổ thông mà thiếu lao động trí thức bậc cao. – Nguyên nhân: khách quan là sự phát triển của xã hội và thời đại, lương thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo; chủ quan là do nhu cầu cuộc sống và muốn khẳng định tài năng, giá trị của mỗi người. – Hậu quả: ảnh hưởng lớn đến kinh tế, giáo dục, các công trình nghiên cứu tốt không được thực hiện, để lại ảnh hưởng tiêu cực cho tầng lớp trí thức trong nước. – Giải pháp và bài học hành động: Nhà nước cần có những chế tài về cơ sở vật chất, lương bổng để giữ chân người tài; Người trí thức phải ý thức được tinh thần dân tộc để phục vụ cho quê hương đất nước; tự rút ra bài học cho bản thân… |
0,25
0,25
0,25 0,25
0,5 |
||
Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách triển khai khác nhau (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp), nhưng đảm bảo làm nổi bật được hiện tượng chảy máu chất xám thì vẫn đạt điểm tối đa. | |||
Câu 2: | Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến liên hệ với đoạn thơ trong Việt Bắc để làm nổi bất nét riêng của người lính thời chống Pháp. | 5.0 | |
Yêu cầu chung: | 0,5 | ||
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh nên đòi hỏi phải huy động những kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học để viết bài cảm nhận vẻ đẹp một hình tượng nghệ thuật trong thơ.
– Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chú trọng bám sát vào văn bản và trình bày thành bài văn với bố cục ba phần rõ ràng; ngôn ngữ trong sáng, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp; hành văn mạch lạc, rõ ràng,… |
|
||
Yêu cầu cụ thể: | 4,5 | ||
1 | Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. | 0,5 | |
– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn anh hùng với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa nhưng cũng rất dung dị, thấm đượm tình đồng bào, đồng chí.
– Tây Tiến ra đời khi Quang Dũng đã rời xa đoàn binh Tây Tiến. Đó là dòng hoài niệm thiết tha của nhà thơ về núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, thơ mộng về hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hoa lãng mạn vừa mang tinh thần bi tráng. – Người lính luôn là đề tài làm tiêu tốn biết bao giấy mực của người nghệ sĩ, nhất là người lính trong thời chiến. Nhưng mỗi người nghệ sĩ lại có cách cảm nhận cũng như thể hiện khác nhau (Hs làm được thì thêm phần sáng tạo) |
|||
2 | Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến | 2.25 | |
– Vẻ đẹp hào hùng bi tráng và hào hoa lãng mạn trên chặng đường hành quân đầy gian khổ vất vả.
– Vẻ đẹp hào hùng bi tráng và hào hoa lãng mạn của người lính khi hoà mình cuộc sống và thiên nhiên Tây Bắc. – Vẻ đẹp hào hùng bi tráng và hào hoa lãng mạn của người lính qua dáng vẻ cuộc sống, đời sống tinh thần, tư thế lên đường và sự hi sinh cao đẹp. – Quang Dũng Sử dụng nhuần nhuyễn hai lớp ngôn ngữ rắn đanh – mềm mượt, trang trọng – gần gũi, tráng lệ – bình dị, Hán Việt – thuần Việt…; nghệ thuật khắc hoạ thiên nhiên Tây Bắc với hai nét đối lập hùng vĩ – thơ mộng làm nền cho sự xuất hiện của người lính; sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập của bút pháp lãng mạn để tạo ra nét độc đáo khác thường trong hình tượng người lính; khai thác tính nhạc, tính hoạ của ngôn ngữ thơ bằng bản lĩnh của một người nghệ sĩ đa tài… |
0,5
0,5
0,75
0,5 |
||
3 | Liên hệ với đoạn thơ trong Việt Bắc | 0,75 | |
Vẻ đẹp của người lính trong Việt Bắc thể hiện ở tinh thần chiến đấu, khí thế ra trận mạnh mẽ, hào hùng lấn át cả thiên nhiên vũ trụ. Đó là sức mạnh sử thi toàn quân trong kháng chiến. Kết hợp hài hoà giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; sử dụng nghệ thuật nói quá; ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình và biểu cảm;… | 0,75 | ||
4 | Bình luận, đánh giá | 0,5 | |
– Cả hai tác giả đều thể hiện rõ vẻ đẹp của người lính Cụ Hồ thời chống Pháp vừa hào hùng mạnh mẽ, vừa lãng mạn bay bổng. Họ cùng chung một mục tiêu chiến đấu vì quê hương, đất nước. Người lính trong Tây Tiến vừa mang dáng dấp của các tráng sĩ xưa vừa mang vẻ đẹp của tinh thần thời đại. Đó là vẻ đẹp thể hiện trên chặng đường hành quân và thời kì chiến đấu nơi núi rừng Tây Bắc. Còn người lính trong Việt Bắc vừa mang vẻ đẹp hào hùng mạnh mẽ trong không khí xung trận luôn lấy lí tưởng cách mạng soi đường để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.
– Sự khác biệt về cách cảm nhận của hai tác giả xuất phát từ thời gian ra đời của tác phẩm, từ phong cách riêng của mỗi tác giả. Chính những sự cảm nhận khác biệt ấy đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho đề tài người lính trong thời kì chống Pháp. |
0,25
0,25
|
||
5 | Sáng tạo, chính tả
Học sinh có cách viết sáng tạo, giàu chất văn Chữ đẹp trình bày khoa học, không mắc lỗi chính tả |
0,5
0,25 0,25 |
|
…………………………………Hết…………………………………… |