Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị qua hai lần miêu tả :Đề thi theo hướng mới 2019

Đề thi THPT Quốc Gia
 

—————————————–

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

Môn thi: NGỮ VĂN 12 (2018-2019)

Thời gian làm bài: 120  phút

(Không kể thời gian giao đề)

PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

   “Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội.  Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

   (…) Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ  đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm”.

(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, dẫn theo http:// tuoitre.vn,  ngày 10/5/2015)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?

Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú trên lại không muốn để lại nhiều của cải cho con cái ?

Câu 3. Anh/ chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm”  nghĩa là gì ?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết  trong phần Đọc hiểu: “Có người nói rằng, …. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” không ? Vì sao ?

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

      Hãy viết một đoạn văn  ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của Bill Gates thể hiện ở phần Đọc hiểu: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả tâm trạng của nhân vật Mị. Lúc mới về làm dâu: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ  lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong  cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Và trong đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình : …“ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông,… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

 (Trích “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài,  Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6 và trang 7)

trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng của Mị trong những đêm tình mùa xuân,  khi Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong tác phẩm trên.

 

……………………HẾT………………

 

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh: ……………………………………………………………………………….

Số báo danh:……………………………………………………………………………………

—————————————–

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỂ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

MÔN: NGỮ VĂN 12 (2018-2019)

(Hướng dẫn có 05 trang)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
   I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận. 0,5
2 Những người cha giàu có như Pang-Lin và Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải cho con vì họ quan niệm rằng:

– Nếu con cháu họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm tiền. Nếu chúng kém cỏi thì của cải có sẵn chỉ làm hại thêm cho chúng (lười biếng, ỷ lại, sa vào các tệ nạn xã hội,…)

– Lao động là trách nhiệm của mỗi con người không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn để góp phần thúc đẩy xã hội.

 

0,5

 

 

3 – Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình:Chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hành động, sự trưởng thành về trí tuệ và nhân cách… của chính mình.

– Năng lực để tự chịu trách nhiệm bao gồm: Tri thức (hiểu biết về thế giới, kiến thức chuyên môn…), khả năng lao động, sáng tạo và đạo đức (lòng trung thực , nghị lực sống, quan niệm sống đúng đắn,…)

     0,5

 

 

0,5

4 – Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân (đồng ý/ không đồng ý), có phân tích, lí giải cụ thể, thuyết phục về quan điểm của mình. Dưới đây là một vài gợi ý:

+ Đồng ý:

– Chỉ hai thứ ấy là đủ: Con cái sẽ sống cuộc sống của chính mình không phụ thuộc vào người khác và không sống cuộc sống do người khác sắp đặt, đường đời con cái có thể vấp ngã nhưng phải tự đứng dậy, đương đầu,… Đó là sự tự do, sự trải nghiệm và trưởng thành quý giá mà cha mẹ ban tặng.

– Ngược lại đứa con được bao bọc sẽ trở nên yếu đuối không thể vững bước trên đường đời, sớm ngã gục trước phong ba và sẵn sàng phung phí mọi của cải vật chất không phải do mình làm nên.

+Không đồng ý: Cuộc sống con người vô cùng phức tạp, không phải chỉ có hai thứ trên mà đảm bảo cuộc sống ,  con người rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ về kinh tế vật chất,…

+ Học sinh có thể kết hợp hai  quan điểm trên và lý giải thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm tối đa.

1,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  LÀM VĂN  
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 2,0
a.Yêu cầu về hình thức:

– Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ, đảm bảo kết cấu của đoạn văn (có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), trình bày được hiểu biết, suy nghĩ đúng đắn, tích cực.

– Hành văn chặt chẽ, trong sáng, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu

 

0,25

 

b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều hướng nhưng  cần đảm bảo một số nội dung chính sau:  
c. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận nêu ra trong phần Đọc hiểu: Dẫn ý, nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý nghĩa: “Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc để thúc đẩy xã hội. 0,25
* Giải thích:

– Con người khẳng định sự tồn tại của mình qua lao động, khẳng định sự trưởng thành của mình qua tính tự lập và  phải tự kiếm sống. Không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần để thúc đẩy xã hội: Sống tự lập đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.

– Câu nói trên nhắc nhở con người phải có ý thức trách nhiệm với bản thân, lấy lao động làm động lực để tạo nên cuộc sống cá nhân và góp phần làm thay đổi xã hội.

0,5
* Phân tích, chứng minh: Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục, dưới đây là một hướng giải quyết:

– Tự kiếm sống giúp con người tăng cường sự tự tin trong công việc, tự quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không bị phụ thuộc vào người khác.

– Có tự kiếm sống, tự lao động , con người mới biết trân qúy giá trị lao động.

–  Có tự kiếm sống, tự lao động, con người mới biết tự nếm trải những khó khăn thử thách, biết rút ra nhiều kinh nghiệm , từ đó có thêm nhiều kỹ năng sống, tự tin, bản lĩnh, biết xử lý tình huống trước cuộc sống phức tạp, muôn màu.

0,5
* Bình luận:

– Cha mẹ phải quan tâm con cái nhưng không nên giám sát con 24/24 mọi nơi mọi lúc mà phải dạy con biết sống tự lập, để cho con có cuộc sống riêng tư nhiều hơn, biết tự chịu trách nhiệm trước quyết định và hành động của mình.

– Phê  phán những bậc cha mẹ,  bao bọc con quá mức khiến con  không thể trưởng thành,…Phê phán những người sống ỷ lại, lười biếng, chủ quan. Hậu quả: trở thành người sống lệ thuộc vào người khác, dù đó là người thân. Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội…

   0,25
* Bài học nhận thức và hành động :

– Nhận thức được vai trò, sứ mệnh của gia đình đối với mỗi người: là mái ấm chở che, là cái nôi để ta trưởng thành, là nơi ta trở về,… Biết lắng nghe, tiếp thu những lời răn dạy của cha mẹ, những người đi trước để trưởng thành, trở thành người có ích.

– Mỗi con người vẫn phải tự lập, sống cuộc sống đúng nghĩa của mình để xứng đáng với sự tin cậy của cha mẹ.

0,25
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 5,0
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, kết bài kết luận được vấn đề.  

0,25

 

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai lần miêu tả  của nhà văn Tô Hoài. Từ đó, làm nổi bật sức sống tiềm tàng của Mị  trong đêm tình mùa xuân. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng,  đảm bảo một số nội dung chính:  
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:  
– Tô Hoài là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn say sưa sáng tạo, rất nhạy cảm với cảnh sinh hoạt của con người .Tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của các dân tộc miền núi .

– Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, rút trong tập “Truyện Tây Bắc”  được ông sáng tác trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.

– Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chính là nhân vật tiêu biểu đã trở thành biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi bị áp bức, bất công nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

0,5
2.Cảm nhận về nhân vật Mị:  
a.Giới thiệu chung

*Sức sống tiềm tàng: là sức sống vốn có của con người nhưng bị hoàn cảnh bên ngoài tác động làm che khuất đi, nhưng luôn thường trực, chờ cơ hội trỗi dậy.

* Cách giới thiệu nhân vật:  Mị xuất hiện ngay ở đầu tác phẩm qua giọng kể chầm chậm, buồn buồn của nhà văn. Cách miêu tả tưởng như bình thường nhưng lại hiện lên đầy đủ những tín hiệu dông bão cuộc đời của Mị, hé mở một số phận éo le, đau khổ, thu hút sự chú ý của người đọc.

*Quá khứ tươi đẹp của Mị và lí do Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, yêu tự do, yêu lao động; ngoan ngoãn hiếu thảo, có tài thổi lá hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu là người yêu, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Vì món nợ truyền kiếp, Mị phải trả bằng cả tuổi trẻ và cuộc sống của bản thân. Với danh nghĩa là vợ A Sử nhưng thực chất Mị là con dâu gạt nợ, là kẻ đi ở trừ nợ cho nhà thống lí.

0,5
b. Diễn biến tâm trạng của Mị thể hiện sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân  
a. Lần miêu tả thứ nhất:

– Hoàn cảnh: Những ngày đầu về làm dâu nhà Thống lí.

– Công việc và nơi ở của Mị: Buồng Mị nằm là cái buồng tối tăm, kín mít chỉ có một cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay…  , Mị phải làm việc suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, suốt đời. Cái buồng Mị nằm là hình ảnh ẩn dụ. Đó là cái ngục thất tinh thần vừa giam hãm thân xác Mị vừa cầm cố tinh thần của Mị , cách li tâm hồn cô với cuộc đời, Mị nghĩ:  “Mình cứ ngồi trong cái cửa sổ lỗ vuông ấy mà trông ra bao giờ chết mới thôi”.

– Mị còn bị “cúng trình ma” nhà thống lí, để con ma vô hình ấy cột chặt cuộc đời nô lệ của Mị.

– Mị còn bị bóc lột sức lao động: “Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ , đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm lẫn ngày”. Mị thấy mình không bằng con trâu con ngựa,  Mị bị vùi đầu vào công việc cả đêm lẫn ngày, bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …

-Tâm trạng Mị:  Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau, lúc nào cũng cúi mặt mặt buồn rười rượi, mất hết ý niệm về thời gian, về cuộc sống. Mị trở nên vô cảm, tê liệt về tinh thần. Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa,  như cái xác không hồn.

   1,0
b. Lần miêu tả thứ hai:

-Hoàn cảnh: Những đêm tình mùa xuân tới trên bản Mèo,

+ Cảnh thiên nhiên ở hồng Ngài: Gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng; gió và rét dữ dội; trong các làng Mèo Đỏ,  hững chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như con bướm rực rỡ,…

+ Mị nghe thấy tiếng sáo vọng lại,….

-Tâm trạng Mị:

+Bên bếp lửa, Mị lén lấy hũ rượu uống: uống ừng ực từng bát như muốn nuốt hờn, nuốt tủi, quên đi hiện tại đau khổ hướng về quá khứ tươi đẹp,…

+Mị như người mộng du, hoàn toàn không ý thức được hành động của mình. Mị rời bếp lửa, đi vào trong buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông.

+ Mị nghe văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng, Mị  lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.

+ Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do, chấm dứt sự đọa đày.

+ Mị không biết A Sử về, không nghe A Sử hỏi ,khi A Sử trói, Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đưa Mị đến những đám chơi. Mị chỉ tỉnh ra khi Mị vùng bước đi theo tiếng sáo nhưng không được vì sự thít chặt của những vòng dây trói. Đó là sự khởi đầu cho khát vọng sống và quá trình đấu tranh tự giải phóng khỏi kiếp nô lệ  của Mị.

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

– Nhận xét:

+ Mị là hiện thân của sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng không gì dập tắt được. Việc A Sử trói Mị giữa ngày xuân chỉ dồn tụ thêm sức sống mùa xuân trong Mị. A Sử trói Mị giữa ngày xuân nhưng không thể trói được sức sống mùa xuân trong Mị.

+ Nhìn bề ngoài, Mị tưởng như vô cảm, tê liệt tinh thần nhưng ẩn sâu trong tâm hồn Mị vẫn là một trái tim khao khát sống, khao khát tự do và hạnh phúc, khát vọng đó luôn âm ỉ trong Mị như ngọn nluwar trong đống than hồng, chỉ chờ có cơ hội thích hợp là bùng lên mãnh liệt không gì dập tắt được.

0,5
*Nghệ thuật:

– Ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt, miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.

– Tác phẩm khắc họa chân thực tính cách, tâm hồn nhân vật bằng giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

     0,5
3.Khẳng định vấn đề

– Mị không  chỉ có sức sống tiềm tàng mà còn tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng.

– Đó là vẻ đẹp của người lao động trong hoàn cảnh khốn cùng, bị áp bức bóc lột dã man vẫn không thôi khát vọng sống, khát vọng thay đổi cuộc đời.

 

0,25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

 

………………..Hết………………….

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *