Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 số 33 Người lái đò sông Đà

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỀ
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã miêu tả về cuộc chiến giữa người lái đò và con sông Đà:

Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy cứ bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò (…) Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái…”

Hay đoạn khác, Nguyễn Tuân lại viết:

“…Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.”

(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2013, tr189)

Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm bật nổi “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.

Mở bài:
– Tác giả: + Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp
+ Ông có công lớn trong việc đưa thể tuỳ bút đến đỉnh cao nghệ thuật, làm phong phú ngôn ngữ văn học dân tộc và đem đến cho văn học dân tộc một phong cách độc đáo tài hoa.
                        + Trước năm 1945, Nguyễn Tuân là con người của “chủ nghĩa xê dịch” với cái tôi riêng độc đáo. Nhưng sau năm 1945, cái tôi riêng ấy đã hòa vào cái ta chung.
– Tác phẩm: Vẫn độc đáo, vẫn tài hoa, nên con người ấy đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm xuất sắc. Trong đó phải kể đến tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
– VĐCNL: Qua hình tượng người lái đò sông Đà được tác giả miêu tả rất nhiều lần tróng tác phẩm, ta chợt phát hiện ra đó chính là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
II. Thân bài:
1. Khái quát vấn đề:
– Năm 1960, Nguyễn Tuân có chuyến đi thực tế gian khổ mà đầy hào hứng tới miền Tây Bắc nước ta, “Người lái đò Sông Đà” ra đời trong dịp ấy. Đây là tùy bút tiêu biểu in trong tập “Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
– Trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, đã rất nhiều lần Nguyễn Tuân miêu tả về người lái đò trên dòng sông Đà. Có khi ông hiện lên với nét đẹp dũng cảm, kiên cường“ Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy cứ bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò (…) Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái…”
          Có khi lại tài hoa và giàu kinh nghiệm: “…Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.”
– Đó rõ ràng là “thứ vàng mười đã qua thử lửa ” của con người Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
2.  Luận điểm 1:
Nét đẹp trí dũng, kiên cường của ông lái đò
– Trước con thủy quái khổng lồ độc dữ ông lái vẫn bình tĩnh, tự tin: Sự dũng cảm, kiên cường
– Dù bị sóng thác đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất và bị thương nhưng ông lái vẫn “cố nén vết thương: Sự gan góc, không dễ bị khuất phục
– “Vẫn kẹp chặt”: Tư thế chắc chắn, sừng sững của người chỉ huy
– Nét đẹp trí dũng của ông lái còn được thể hiện ở nhiều đoạn khác trong bài…
-> Ta thường thấy xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Tuân những người anh hùng thực sự – những hình mẫu đầy lí tưởng. Trước 1945 là Huấn Cao tài hoa, thiên lương và hiên ngang bất khuất, sau năm 1945 lại là một người lái đò cũng trí dũng, kiên cường không kém. Qua đó ta cảm nhận được nét bút khỏe khoắn, tài năng đầy bản lĩnh của Nguyễn Tuân.
3. Luận điểm 2:
  Nét đẹp tài hoa, giàu kinh nghiệm của ông lái
– Đổi chiến thuật: Sự tài tình, linh hoạt trong trận đánh, như một nghệ sĩ đang phô diễn tài năng.
– “Nắm chắc”, “thuộc”: Giàu kinh nghiệm, am hiểu rất rõ về đối thủ của mình…
– Nét đẹp tài hoa, giàu kinh nghiệm của ông lái còn được thể hiện ở nhiều đoạn khác…
-> Dù có nhiều điểm khá tương đồng với nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù” nhưng ông lái đò của chúng ta lại có nhiều điểm khác biệt. Điểm khác biệt lớn nhất có thể kể đến đó là ông chỉ xuất hiện như một anh hùng vô danh, lặng thầm và vô cùng khiêm tốn. Có người cho rằng đây là dấu hiệu của sự đột phá trong tác phẩm Nguyễn Tuân – ông đã chấp nhận hòa cái tôi ngông nghênh vào cái ta chung của thời đại.
4.  Đánh giá tổng hợp
– Qua hai đoạn miêu tả người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trí dũng, tài hoa, giàu bản lĩnh và kình nghiệm của người lái đò sông Đà. Đây chính là chất vàng mười đã qua thử lửa của con người Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
– Nguyễn Tuân đã vận dụng các động từ, tính từ và từ láy tượng hình một cách linh hoạt và tài tình tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đến ngất ngây lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *