Đề thi HSG bài Vội vàng :Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc

Đề thi khối 11
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

CỤM TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG

 

(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 11

Năm học 2018 – 2019, LẦN 3

Môn thi: Ngữ Văn

Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầunêu ở dưới:

Bản hợp đồng cuối cùng

Buổi sáng tôi đi trên con đường lát đá,
Và rao lên: “Nào, ai thuê tôi thì đến thuê”.
Ông vua ngồi trên xe đi tới, kiếm cầm trong tay.
Ông nắm tay tôi và bảo:
“Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực của ta”.
Nhưng quyền lực của y thì có gì đáng kể, và thế là y lại đi.

Dưới trời trưa nóng bỏng
Những ngôi nhà đóng cửa đứng yên.
Tôi lang thang trên con đường nhỏ quanh co.
Một ông già bước ra, mang một túi vàng.
Ông suy nghĩ rồi bảo:
“Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta”.
Ông ta nhấc tiền lên, đồng này rồi đồng khác
Nhưng tôi đã quay lưng.

Chiều đã xuống
Khu vườn nở hoa đầy giậu.
Một cô gái xinh đẹp đến và bảo:
“Tôi sẽ thuê anh bằng một nụ cười”.
Nụ cười của cô ta đã nhạt đi và tan thành nước mắt,
và cô đã trở về trong bóng tối một mình.

Ánh mặt trời long lanh trên cát, và sóng vỗ rì rào;
Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc.
Cậu ngẩng đầu lên, và dường như nhận ra tôi
Rồi nói: “Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng”
Và từ khi bản hợp đồng được ký chơi với cậu bé
Tôi đã thành người tự do.

(Thơ R. Tagore, NXB Văn hóa – Thông tin, 2000)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh được nhắc đến trong văn bản: quyền lực, tiền bạc, cô gái có nhan sắc?

Câu 3.Chàng trai ra giá thuê mình nhưng tại saokhông chấp nhận kí hợp đồng với những người có quyền lực, có tiền bạc, có nhan sắc mà lại kí kết hợp đồng với một cậu bé thuê anh với hai bàn tay trắng?

Câu 4. Thông điệp rút ra từvăn bản trên?

Phần II. Làm văn (16 điểm)

Câu 1. (6 điểm)

Hãy vươn tới bầu trời dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ.

(Danh ngôn)

Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên?

Câu 2. (10 điểm)

Định nghĩa về thơ, nhà thơ vĩ đại nước Anh T.S Eliot cho rằng: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính…”.

(Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ, theo Tri thức trẻ – 2013)

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu hãy làm sáng tỏ điều đó?

—-Hết—-

 

Họ và tên thí sinh……………………………………………….. Số báo danh…………………………….

 

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

CỤM TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG

 

(Đáp án gồm 05 trang)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSGLỚP 11

NĂM HỌC 2018 – 2019, LẦN 3

Môn thi: NgữVăn

Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

 

 

  1. YÊU CẦU CHUNG
  2. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
  3. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
  4. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.
  5. YÊU CẦU CỤ THỂ
PHẦN Câu/ý Nội dung Điểm
I

 

 

1

Đọc hiểu 4.0đ
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5
2 – Các hình ảnh: quyền lực, tiền bạc, cô gái có nhan sắc:

Hiện thân cho những mong muốn, dục vọng vật chất có thể điều khiển, chi phối suy nghĩ, hành động của con người, khiến con người không thể sống đúng với mong muốn thực sự của mình(nghĩa là mất tự do).

1.0
3 – Bởi vì quyền lực, tiền bạc, nhan sắc khiến anh thấy mất tự do; còn khi kí kết hợp đồng với một cậu bé thuê anh với hai bàn tay trắng anh thấy mình tự do.

– Từ chối các bản hợp đồng trước đó để chấp nhận bản hợp đồng cuối cùng thực chất là hành trình tìm kiếm tự do của chàng trai, hành trình của một khát vọng.

1.0
4 Thông điệp:

– Triết lí: Chỉ khi nào tâm hồn con người được giải thoát khỏi sự cám dỗ, ràng buộc của những ham muốn, dục vọng vật chất tầm thường thì khi đó ta mới có được sự tự do đích thực trong tâm hồn.

– Không khuất phục trước quyền uy, không nô lệ cho tiền tài và sắc đẹp. Cuộc sống mỗi người đừng để những điều đó chi phối, lợi dụng; mà ngược lại con người phải sống độc lập bằng ý chí, bản lĩnh của chính mình…

– Để có được hạnh phúc trong cuộc sống, con người cần giảm bớt những ham muốn dục vọng,  tìm cho mình sự tự do trong tinh thần.

1.5
II

 

 

 

1

 

Làm văn 16.0
Trình bày suy nghĩ về câu danh ngôn:Hãy vươn tới bầu trời dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ. 6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống chủ động, mạnh dạn vươn tới những tầm cao. 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Có thể triển khai theo định hướng sau: 4.0

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

* Giải thích:

Vươn tới bầu trời: hướng tới một không gian cao rộng, bước ra một môi trường mới rộng lớn hơn→ đặt mình vào môi trường có nhiều thử thách và cơ hội.

Vì sao sáng nhất: kết quả tốt nhất, thành công rực rỡ nhất

Đứng giữa muôn vàn tinh tú: được tiếp xúc, làm việc với những con người ưu tú, nổi bật, tiêu biểu…

→ Ý nghĩa câu danh ngôn:Lời khuyên con người trong cuộc sống nên chủ động, mạnh dạn tìm đến với một môi trường mới, sân chơi mới, mở rộng tầm nhìn để có cơ hội cọ xát, tôi luyện, khẳng định bản thân, hiện thực hóa ước mơ của mình…

* Bàn luận:

– Vì sao “Hãy vươn tới bầu trời……. ước mơ”?:

+ Môi trường lớn sẽ có những cơ hội lớn để học hỏi, giao lưu, mở mangtri thức, tích lũy vốn sống, vốn hiểu biết, tiếp thu nhiều điều mới mẻ, tự bổ sung những khuyết thiếu của bản thân…

+ Môi trường ấy cũng sẽ đưa đến nhiều thách thức, khó khăn khiến ta không đạt được kết quả tốt đẹp như mình mong muốn “không hái được vì sao sáng nhất”, thậm chí là thất bại. Nhưng điều đó cho chúng ta những bài học, những kinh nghiệm quý báu giúp ta giày dạn, trưởng thành hơn.

+ Và quan trọng: được ở giữa muôn vàn tinh tú bản thân có cơ hội để thể hiện mình, phát huy những sở trường, thế mạnh, tăng thêm sự tự tin. Được gặp gỡ, giao lưu với những người xuất sắc, giỏi giang là cơ hội mở mang tầm nhìn, tạo dựng các mối quan hệ gắn kết. Đồng thời cũng là cơ hội nhìn lại mình,phải cố gắng nhiều hơn đểtiếp tục nuôi dưỡng và thắp sáng ước mơ …

– Phê phán những người ngại thử thách, sợ thất bại, không dám bước ra khỏi “vùng an toàn”…

(Lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

– Mở rộng:

+ Sự chủ động, mạnh dạn thực sự là cần thiết nhưng phải phù hợp hoàn cảnh, thời điểm, năng lực đối tượng…

+ Câu danh ngôn tạo cảm hứng rất lớn, tiếp thêm động lực cho những người trẻ, đặc biệt lànhững thanh niên trong thời đại 4.0 hiện nay.

*Bài học nhận thức, hành động:

– Khẳng định ý nghĩa của câu danh ngôn.

– Tích cựctham gia các hoạt động xã hội, mở rộng giao lưu; Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức…

– Sẵn sàng, tự tin đối mặt với những thử thách, khó khăn, thất bại

– Chuẩn bị những hành trang cần thiết cho bản thân…

d. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5
Cách chấmđiểm:

– Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, trân trọng những bài viết có ý tưởng sâu sắc, sáng tạo; lập luận chặt chẽ thuyết phục.

Điểm 3-4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.

Điểm 1-2: Hiểu được nội dung câu danh ngôn, nhưng bài viết còn sơ sài, lập luận lúng túng.

Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài.

 
2

 

Định nghĩa về thơ, nhà thơ vĩ đại nước Anh T.S Eliot cho rằng: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính…”.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu hãy làm sáng tỏ điều đó?

10.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc trưng cơ bản của thơ: cảm xúc mãnh liệt và cá tính sáng tạo 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 8.0
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 0,5
* Giải thích ý kiến:

Vòng quay chậm rãi của cảm xúc: biểu hiện cảm xúc một cách đều đều, mờ nhạt không có ấn tượng, không thăng hoa mãnh liệt

Lối thoát của cảm xúc: cảm xúcđược cởi thoát, tuôn trào mãnh liệt, hướng tới sự tri âm, đồng điệu.

Tính cách: là tổng hợp những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của con người; Cá tính: là nét riêng biệt, diện mạo riêng của một người, làm nên đặc trưng của người đó để phân biệt với cộng đồng. Trong nghệ thuật, cá tính được biểu hiện là phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Lối thoát cho cá tính: sự bộc lộ nét độc đáo, sáng tạo của nhà thơ (thông qua nội dung và hình thức của tác phẩm).

→ Ý cả câu: Nhận định của Eliot đã khẳng định được những đặc trưng cơ bản của thơ là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc và khát khao mong muốn được giãi bày, mong nhận được sự tri âm ở người đọc một cách sôi nổi, mãnh liệt. Đồng thời thơ ca là nơi người nghệ sĩ khẳng định cá tính qua sự độc đáo về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

1.0
* Bàn luận:

Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc:

+ Thơ là thể loại trữ tình, điểm xuất phát hay đích đến đều là tình cảm, cảm xúc. Thơ ca là nơi người nghệ sĩ bộc lộ thế giới tình cảm bên trong vốn vô cùng phức tạp, tinh vi, luôn biến đổi không ngừng; nơi nhà thơ thăng hoa cảm xúc, giải thoát những cảm xúc (vốn dồn nén, giấu kín…).Họ làm thơ như là để “gửi hương cho gió”, để tìm kiếm những tâm tình chia sẻ. Thơ là giải thoát cho tâm tình, điệu hồn đi tìm đồng điệu.

+ Tình cảm, cảm xúc trong thơ không phải là thứ tình cảm bàng bạc, nhạt nhẽo, đơn điệu mà phải chân thành, phải được đẩy lên ở một “trạng thái cao trào, tràn đầy và mãnh liệt”. Tình cảm trong thơ nhất định phải đạt đến trạng thái đỉnh điểm của cảm xúc, trở thành cảm hứng hoặc thần hứng.Có như vậy, tiếng thơ ấy mới tìm được sự đồng điệu nơi độc giả.

Thơ không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng là một lối thoát cho cá tính:

+ Tính cách thể hiện bản chất xã hội của nhà thơ nhưng cá tính mới là dấu ấn riêng biệt để nhà thơ khẳng định cái “tôi” riêng của mình. Trong thơ ca việc khẳng định cái tôi, cái riêng ấy chính là cá tính sáng tạo, là “cái không lặp lại của nghệ thuật”.

+ Xuất phát từ bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo. Sáng tạo phải thông qua sự độc đáo, mới lạ trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó có thể làđóng góp mớitrong quan niệm, cảm xúc, cách nhìn,… của nhà thơ; có thể là cách nói mới về những điều đã cũ, đã quen;cũng có thể là sự phá vỡ những khuôn mẫu, những hình thức có tính chất ổn định trước đó như hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu…

-Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn người làm thơ. Tuy nhiên, mọi “lối thoát” của cảm xúc hay cá tính trong thơ đều phải gắn với ý nghĩa phổ quát, động chạm tới cái chung trong tâm hồn con người, trở thành tiếng lòng của nhiều người..

(Chấp nhận những cách lý giải khác, miễn là hợp lý, thuyết phục)

2.0
* Chứng minh qua tác phẩm Vội vàng:

Vội vàng“lối thoát của cảm xúc” – dòng cảm xúc mãnh liệt, thăng hoa của một cái tôi yêu đời, khát sống: Khao khát đến vô cùng đoạt quyền tạo hóa để níu giữ hương sắc của cuộc đời; Hối hả chạy đua với thời gian; Khát vọng tận hưởng đến cuồng nhiệt, mê say…

Vội vàng còn là “lối thoát cho cá tính” Xuân Diệu: Thí sinh chỉ ra được cá tính sáng tạo của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện qua nội dung, hình thức của tác phẩm:

+ Nội dung tư tưởng: Thi nhân phát hiện ra “một thiên đường ngay trên mặt đất”; Lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên;Quan niệm mớivề thời gian và tuổi trẻ…

+ Nghệ thuật: Mạch thơ trữ tình – triết luận, giọng thơ tranh biện; Sử dụng kiểu câu, dấu câu, hình thức so sánh mới lạ; hệ thống ngôn từ, hình ảnh hết sức mới mẻ, độc đáo…

(Từ những biểu hiện cụ thể trong tác phẩm, thí sinh cố gắng làm nổi bật diện mạo của nhà thơ được bộc lộ thống nhất trong các tác phẩm khác của ông; hoặc trong tương quan với các nhà thơ khác cùng thời)

=>Cảm xúc tích cực, sôi nổi, mãnh liệt, cùng những cách tân táo bạo của thi sĩ Xuân Diệu trên hành trình sáng tạo nghệ thuật đã đưa“Vội vàng” trở thành một thi phẩmcó sức sống lâu bền qua thời gianvà luôn tìm được những tâm hồn đồng điệu.

3.5
* Đánh giá:

– Khẳng định ý kiếnxác đáng, đúng đắn của Eliot về cảm xúc và cá tính sáng tạo trong thơ

– Ý nghĩa:

+ Đối với nhà thơ: Cần sâu sắc, mãnh liệt, chân thành trong từng cảm xúc. Đồng thời phải luôn không ngừng sáng tạo để đem đến sự độc đáo, mới lạ cho tác phẩm.

+ Người đọc trong quá trình tiếp nhận thơ cần nhận ra và trân trọng cái “vân chữ” của mỗi nhà thơ. Đọc không chỉ thấy được cái hay của câu chữ mà còn phải đồng điệu, tri âm ở tâm hồn.

* Kết thúc vấn đề

1.0
d. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề…

0.5
e. Chính tả,dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

0.5
Cách chấmđiểm:

­      Điểm 9-10: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, triển khai chặt chẽ, dẫn chứng thuyếtphục, diễn đạt trôi chảy, có sự sáng tạo.

–  Điểm7­8:Bàiviếtđápứngđượcnhữngýcơbản,hầunhưkhôngmắclỗivềkĩnăng và diễnđạt.

– Điểm5­6:Bàiviếtchỉtrìnhbàyđượcmộtnửayêucầuvềkiếnthức,cònmắclỗivề kĩ năng và diễnđạt.

Điểm 3­4: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, sa vào phân tích bài thơ. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luậnyếu.

Điểm dưới 3: Bài viết còn non kém về nhiều mặt.

 
TỔNG ĐIỂM 20.0

— Hết—

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *