Đề HSG viết bài văn nghị luận với nhan đề: “Những ngọn lửa…”, Đặc trưng của thơ

Đề thi khối 12

ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

ĐỀ THI CHỌN HSG

MÔN:  NGỮ VĂN  – LỚP 11

 Câu 1 (8 điểm) – Nghị luận xã hội

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận với nhan đề: “Những ngọn lửa…”

 

Câu 2 (12 điểm) – Nghị luận văn học

Bàn về thơ, Lưu Quang Vũ có viêt:

“Thơ không phải là chứng minh

Không phải là hào quang phản chiếu của tấm gương

Thơ là bó đuốc đốt thiêu, là bàn tay thắp lửa

Thơ sinh sự với cuộc đời nhưng không cho ai dừng bước cả…”

                  ( Nói với mình và các bạn – Gió và tình yêu thổi trên Đất nước tôi – Lưu Quang Vũ)

Bằng trải nghiệm về thơ, anh/chị hãy làm sáng tỏ quan niệm trên.

  

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG

MÔN:  NGỮ VĂN  – LỚP 11

YÊU CẦU CHUNG

Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm.

– Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Giám khảo không quy tròn điểm số từng câu.

– Trân trọng những bài viết có cảm xúc, có cá tính, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, dẫn chứng phong phú, có cách nhìn nhận sáng tạo, suy nghĩ riêng

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Ý Yêu cầu cần đạt Điểm
Câu 1   Nghị luận xã hội 8.0
1 Hình thức, kĩ năng: 1,0
– Đáp ứng yêu cầu bài văn nghị luận xã hội  
– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn  
2 Nội dung 7,0
2.1 1. Giải thích: Những ngọn lửa:

a. Ngọn lửa từ cuộc sống:

–         Ngọn lửa là bước tiến văn minh của xã hội loài người.

–         Ngọn lửa tỏa sáng, ấm áp, đem đến cho loài người nhiều tác dụng to lớn… Ngọn lửa có khi là nỗi kinh hoàng, là sự tàn phá khủng khiếp(chiến tranh, hỏa hoạn, núi lửa….)

b.Ngọn lửa từ trái tim:

– Lửa của lòng nhiệt tình, của niềm tin yêu cuộc sống…

– Ngọn lửa của những đam mê, khát vọng cháy bỏng…

– Ngọn lửa của tình yêu thương….

– Ngọn lửa của quan niệm sống mạnh mẽ, tỏa sáng (“Thà chết thiêu trong ngọn lửa còn hơn chết cháy trong đầm lầy” – M. Gorki; “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” – Xuân Diệu)

 
2  Bàn luận:

     – Đó là những điều rất cần thiết trong cuộc sống vì:

+ Những ngọn lửa gớp phần duy trì cuộc sống

+ Giúp con người sống có lí tưởng, biết khát vọng, biết yêu thương và kết nối yêu thương….

+ Mỗi người trong cuộc sống không chỉ biết “thắp lửa” mà còn phải biết “truyền lửa” cho cuộc sống giàu ý nghĩa và mãi mãi tươi đẹp…

 
  3  Mở rộng

– Cần hạn chế và dập tắt ngọn lửa nguy hiểm: lửa sân giận, lửa căm thù, hỏa hoạn,…

– Phê phán, lên án những hành vi bất cẩn gây hỏa hoạn, lửa chiến tranh, cháy rừng, bạo lực..

 
4 Bài học nhận thức, hành động

– Mỗi người cần phải thấy được lửa cuộc sống hay lửa trái tim đều rất quan trọng.

– Hãy luôn sống và nuôi dưỡng những ngọn lửa yêu thương, khát vọng, đam mê đối với những điều có ích để đem đến cho cuộc đời nhiều giá trị tốt đẹp…

 
Câu 2   Nghị luận văn học 12
1 Hình thức, kĩ năng: 1,0
  – Đáp ứng yêu cầu bài văn nghị luận văn học  
– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn
2 Nội dung 11,0
2.1 Giải thích:

Thơ không phải chứng minh, không phải là hào quang phản chiếu tấm gương: thơ không sao chép, không mô phỏng, không minh họa cuộc sống.

Thơ là bó đuốc đốt thiêu, là bàn tay thắp lửa”: thơ phải khơi gợi, thắp lên ngọn lửa của ý chí chiến đấu, cũng là ngọn lửa của trái tim yêu đời, đặc biệt là lửa tình yêu: Ngọn lửa tình yêu kỳ diệu đã sưởi ấm tâm hồn cô đơn, buồn tủi, cũng là ngọn lửa tái sinh cuộc đời và thơ. Lung linh và chói sáng là ngọn lửa sáng tạo của cuộc đời mang tính chiến đấu và xây dựng mãnh liệt.

-Thơ sinh sự với cuộc đời”. Có nghĩa là thơ phải đặt vấn đề và  góp phần giải quyết nó, phải phản biện và kiến tạo một xã hội luôn đởi mới. Tất cả vì tiến bộ xã hội.

→ Ý kiến đề cập đến vai trò đặc biệt quan trọng của thơ: Thơ phải là ngọn lửa trái tim thúc giục tinh thần chiến đấu, cải tạo xã hội vì sự tiến bộ, văn minh hướng con người đến với Chân – Thiện – Mĩ..

 
2.2

2.2.1

 

 

 

 

 

 

 

 

Bàn luận ý kiến:

– Thơ không phải chứng minh, không phải là ánh hào quang của tấm gương:

+ Xuất phát từ đặc trưng của thơ: Thơ là một thể loại văn học phản ánh cuộc sống nhưng đi qua một tâm hồn giàu cảm xúc. Thơ là tiếng nói của tình cảm, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.

+ Khác với văn xuôi, “thơ không phải là chứng minh, không là ánh hào quang của tấm gương. Nhà thơ là người thư kí trung thành của trái tim nên mọi ánh hào quang của đời sống đến với bạn đọc đã đi qua “tâm hồn” nhà thơ, đi qua lăng kính chủ quan của tác giả. Vậy nên, thơ không cần “chứng minh” “không phải là ánh hào quang của tấm gương”

 
2.2.2

 

 

 

 

 

 

 

 

-Thơ là bàn tay thắp lửa, là ngọn lửa đốt thiêu

+ Thơ đã sinh ra một cách ta tự nhiên để đảm nhiệm một sứ mệnh cao

cả là: Đi sâu vào từng ngõ ngách, cúi xuống từng số phận để nêu vấn đề

về nhân sinh, tác động đến từng suy nghĩ của con người, tự đấu tranh

và thanh lọc, là sự tự thú và sám hối. Từ đó con người thấy cần thiết

và có thể vươn lên cái cao đẹp hơn, cao thượng hơn, nhân đạo hơn

+ Thơ phải khơi gợi, thắp lên ngọn lửa của ý chí chiến đấu, ngọn lửa của trái tim yêu đời, đặc biệt là lửa tình yêu.

+ Thơ là một sức mạnh, là vũ khí để con người đấu tranh với cuộc

sống và với chính mình

 

2.2.3

Thơ sinh sự với cuộc đời không cho ai dừng bước cả

+ Thơ sinh sự với cuộc đời, thơ cần phải đặt ra được những câu hỏi và trả

lời những câu hỏi đó.(Biêlinxki). Thơ không bao giờ chiụ “yên tĩnh”.

+ Thơ không bao giờ bằng lòng với thực tại, thơ không bao giờ câm lặng

thơ trở về với hiện thực cuộc đời, là sự bề bộn, máu và nước mắt..

+ Thơ góp phần cải tạo xã hội, hướng cuộc đời đến với Chân – Thiện

– Mĩ

3 Đánh giá, mở rộng:

Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: Thơ là một thể loại văn học luôn có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn, giúp người đọc khơi gợi cảm xúc, khơi gợi trái tim yêu đời, tạo cho con người sức mạnh chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Thơ luôn lên tiếng “sinh sự” đấu tranh với mọi điều để thanh lọc, để đem đến sự tiến bộ xã hội.

Bổ sung: Nói thơ là bó đuốc, Thơ sinh sự với đời là chưa đủ. Bởi thơ muốn có sức mạnh chiến đấu phải được chuyển tải qua hình thức nghệ thuật ngôn từ hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo…

Ý kiến đặt ra yêu cầu với người sáng tạo và người tiếp nhận:

+ Người sáng tạo: Cần nhận thức tính chiến đấu, chất “lửa” trong thơ để sáng tạo những bài thơ có giá trị…

+ Người tiếp nhận: Cần xem chất lửa, sức mạnh chiến đấu hướng tới Chân – Thiện – Mĩ của thơ để làm tiêu chí đánh giá thơ và chọn đọc những bài thơ giá trị…

 
Tổng   20.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *