Viết một bài văn cảm nhận về vẻ đẹp của cấu tứ trong bài thơ “Nụ cười xuân” (Xuân Diệu)

Đề thi khối 11
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

              Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Nụ cười xuân

Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi

 

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào

 

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu

 

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
Mùa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

 

Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

            ( Nguồn: Xuân Diệu, Thơ thơ, Nxb Sống mới – Saigon, 1971)

Chú thích

– Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê tại làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một nhà thơ lớn trong làng văn học Việt Nan hiện đại, được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình Việt Nam” và là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).

Nụ cười xuânđược in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Trong lời giới thiệu tập “Thơ thơ”, tác giả viết: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa …. Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!”

 

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa xuân  trong đoạn thơ sau:

“Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào”

Câu 3. Nêu tác dụng của phép tu từ trong câu thơ: “Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều” ?

 Câu 4. Nhận xét của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình trong bài thơ ?

Câu 5.  Hãy nêu bài học sâu sắc nhất anh/chị có được sau khi đọc hiểu bài thơ và giải thích lí do?

 VIẾT (6.0 điểm)

Anh/chị  hãy viết một bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của cấu tứ trong bài thơ Nụ cười xuân(Xuân Diệu)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC: 2023– 2024

Môn: NGỮ VĂN 11

                       

  1. Yêu cầu chung:

– Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

– Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo năng lực, phẩm chất người học.

  1. Hướng dẫn cụ thể:
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Thể thơ: Bảy chữ 0,5
2 – Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa xuân  trong đoạn thơ:

+ánh sáng ôm trùm

+ những ngọn cao
+ cây vàng rung

+  nắng lá xôn xao
+ gió thơm phơ phất bay vô ý
+ cành mai sát nhánh đào

(1-4 ý: 0.25đ

5-6 ý: 0.5đ)

0,5
3 – Phép tu từ: nhân hóa (0.25đ) “ liễu” được nhân hóa là  “tóc- buông xanh quá mỹ miều” (0.25đ)

-Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn, ấn tượng cho sự diễn đạt (0.25đ)

+ Tái hiện chân thực, thành công, sinh động và góp phần dễ hình dung, làm nổi bật vẻ đẹp và sức sống của thiên  nhiên mùa xuân. Qua đó thấy được thái độ, tình cảm của nhân vật trữ tình rất vui, phấn khởi, say mê vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên mùa xuân, cuộc sống, đó cũng là tình yêu quê hương, đất nước sâu lắng (0.25đ)

1,0
4 Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn chủ thể  trữ tình:

– Vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình: Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, gắn bó và yêu tha thiết thiên nhiên, yêu cuộc sống, đón nhận cảnh xuân nơi trần thế bằng tất cả tâm hồn mình đồng thời cũng khao khát được yêu và hạnh phúc; Tình yêu quê hương, đất nước sâu lắng(0.5đ)

-Nhận xét (0.5đ)

+ Vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình thể hiện lối sống đúng đắn, tích cực, tiến bộ, là vẻ đẹp đáng trọng, đáng ngợi ca, tự hào và học tập; vẻ đẹp tiêu biểu cho những con người yêu đời, yêu người tha thiết, ham sống đến cuồng nhiệt.

+ Bài học sống: gắn bó và yêu thiên nhiên, yêu người, yêu cuộc sống; yêu quê hương, đất nước sâu lắng.

1,0
5 Định hướng:

– hs nêu bài học sâu sắc nhất : Có thể rút ra bài học về lòng yêu đời, yêu sống, yêu quê hương, đất nước (0.25đ)

– Lí giải một cách hợp lí và thuyết phục (0.75đ)

1,0
II   PHẦN VIẾT 6,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn

0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp của cấu tứ trong bài thơ Nụ cười xuân(Xuân Diệu)

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 4,0
1. Giới thiệu khái quát:  về nhà thơ Xuân Diệu, tác phẩm Nụ cười xuân 0.5
2. Cảm nhận vẻ đẹp của cấu tứ trong bài thơ 3.0
– Khổ 1: Người thiếu nữ vui say với khung cảnh duyên dáng của mùa xuân:

Mùa xuân hiện lên với tiếng chim ngân vang inh ỏi, thánh thót, như một bản hòa ca cho khu vườn thêm sức sống mới. Giữa âm hưởng rạo rực đó, thiếu nữ ngồi soi gương dọi ánh mặt trời chói lọi, những tia nắng ấm áp xua tan đi cái lạnh giá của đông tàn. Không khí đầu mùa xuân sao mà êm ái đến thế! Chính tác giả còn phải ngỡ ngàng trước cái đẹp căng tràn nhựa sống, lôi cuốn của mùa xuân. Những cánh hồng trong khu vườn theo tiếng gọi của chim ca, theo ánh nắng của đất trời mà đua nở những nụ cười tươi với màu một màu đỏ thắm.

– Khổ 2,3: Người thiếu nữ vui say với cảnh sắc mùa xuân tiếp tục được khắc họa rõ nét với ánh sáng, nắng vàng, cơn gió, hoa, liễu và không khí:

Ánh nắng mùa xuân sáng rực vượt qua  những ngọn cao để ban phát ánh sáng cho muôn loài. Bức tranh mùa xuân được tô điểm thêm với màu vàng của cây “rung nắng lá xôn xao”. Cùng với cô nắng dịu dàng, cậu gió cũng khẽ bay hương dịu mát tạo thêm màu sắc của cành mai, nhánh đào đua nhau nảy lộc chào đón Tết mùa xuân. Bên cạnh đó, còn có màu xanh của cây liễu lả lướt, mỹ miều, màu hoa tươi sắc thắm. Màu sắc còn ẩn chứa một mùi hương đậm chất mùa xuân. Một mùi hương âu yếm, ôm lấy tâm hồn và làm xao xuyến trái tim của những người yêu xuân.

– Khổ 4: Mùa xuân đọng lại trong lòng người thiếu nữ một vẻ dịu êm đến nặng nề:

Thiếu nữ thả hồn để cảm nhận tiếng hát say mê của cỏ cây, hoa lá, vạn vật đầu mùa xuân. Những tia nắng chiếu dọi, tinh nghịch nhảy lên đôi má đỏ hồng của nàng thơ.

– Khổ 5: Người thiếu nữ nghĩ về người thương với niềm khao khát tình yêu hạnh phúc:

Tia nắng mùa xuân làm chúng ta cảm nhận được cái dịu êm của tình yêu tuổi trẻ. Thiếu nữ bâng khuâng ngồi nhớ về chàng trai ở nơi xa xôi chưa từng hẹn thề. Giường như cái êm đềm của mùa xuân đã xoa dịu tâm trạng buồn rầu của người thiêu nữ, tia nắng và âm hưởng tươi mới của mùa xuân đã vẽ nụ cười duyên dáng cho nàng. Nụ cười xuân là nụ cười trước vẻ đẹp sức sống của mùa xuân và sức xuân, khao khát được yêu và hạnh phúc của lòng người.

0.75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

0.75

3.Đánh giá chung 0,5
Nội dung:

Vẻ đẹp cấu tứ của bài thơ theo mạch cảm xúc: Người thiếu nữ vui tươi, phấn khởi, tự hào, say mê  trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời và vẻ đẹp con người. Bài thơ khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên mùa xuân dồi dào sức sống xen lẫn chân dung, tâm hồn người thiếu nữ đầy sức xuân. Qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng nhân sinh của Xuân Diệu: tinh tế nhạy cảm, gắn bó và yêu tha thiết thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người nơi trần thế; đồng thời cũng khao khát được yêu và hạnh phúc; Đó là cội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước sâu lắng. Bài thơ thể hiện rõ phong cách và tài năng sáng tác của thi sĩ, để lại bài học về lòng yêu đời ham sống, khát sống, khát yêu cho người đọc.

– Nghệ thuật:

+Bài thơ Nụ cười xuân được viết theo thể thơ 7 chữ.

+Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả.

+Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Sử dụng ngôn ngữ đa dạng, sinh động mang đến cảm nhận về nhựa sống chứa căng, chảy tràn trong từng cơ thể sự vật và con người.

+Giọng điệu: Vui tươi, phấn khởi, tha thiết, say mê…

0.25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: NGỮ VĂN 11

MỤC TIÊU ĐỀ THI

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn  11 đã học thuộc THPT

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11  đến thời điểm thi, theo 2 nội dung: Đọc hiểu, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh  theo các  chuẩn sau:

Đọc hiểu văn bản.

–  Vận dụng kiến thức làm văn nghị luận xã hội.

–  Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận văn học.

HÌNH THỨC ĐỀ THI

– Hình thức: Tự luận.

– Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong  90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

  • Liệt kê một số chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11.
  • Chọn một số nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
  • Xác định khung ma trận.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11

 

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc Thơ/ Truyện/   Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa xuân  trong đoạn thơ

 

  -Nêu tác dụng của phép tu từ trong câu thơ: “Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều” -Nhận xét  về vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình trong bài thơ -Hãy nêu bài học sâu sắc nhất sau khi đọc hiểu bài thơ và giải thích lí do? 40
  Điểm phần đọc     1.0   1,0   1,0   1,0 60

 

2 Viết

 

Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để viết bài văn nghị luận  văn học cảm nhận về  bài thơ. 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 6,0
Tổng 10,0
Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10%
  60% 40%

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *