Đề văn lớp 11 Gởi mẹ trong vùng giặc chiếm , Ngày mùa Đoàn Văn Cừ

Đề thi khối 11
  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023 – 2024

                                  MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11

(Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian phát đề)

 

I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

   Đọc đoạn trích sau:

(1)…Mẹ con ta trong thành Bình Định cũ
Cái giếng, vườn rau, căn nhà nho nhỏ
Chị em con như trái ngọt cây vườn
Mà mẹ là gió dịu đưa hương
Mẹ thương con như sữa nồng như nước mắt
Càng nhỏ xuống lòng con càng thắt chặt
Ôi buổi xưa kia, biết mấy ngọt ngào
Nhớ cho nhiều kỉ niệm cắt như dao…

 

(2) Nay mẹ bị cầm chân nơi đất giặc

Bốn phía là gươm bốn bề là sắt

Họ kể con nghe: Bà nhắc đến anh nhiều

“Không biết đời cán bộ khổ ra sao

Mỗi buổi Tây đem người ra chợ bắn

Thì vợ chồng tôi nhớ hắn”…

(Trích Gởi mẹ trong vùng giặc chiếm*Chế Lan Viên toàn tập, Vũ Thị Thường sưu tập

và biên soạn, NXB Văn học, 2002)

*Bài thơ Gởi mẹ trong vùng giặc chiếm được tác giả Chế Lan Viên viết năm 1952, lần đầu được in trong tập Gửi các anh (1954). Chế Lan Viên sinh ra ở Quảng Trị nhưng từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào sống ở Bình Định, đây được xem là quê hương thứ hai của ông với nhiều kỉ niệm.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1.(0.75 điểm) Chỉ ra chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên.

Câu 2.(1.0 điểm) Trong đoạn thơ (1), tác giả đã nhớ về những hình ảnh nào ở thành Bình Định cũ ?

Câu 3.(0.75 điểm) Trong đoạn thơ (2) từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện hoàn cảnh của người mẹ ở vùng giặc tạm chiếm đóng ?

Câu 4.(0.5 điểm) Qua đoạn thơ, tác giả đã bày tỏ những tình cảm gì với người mẹ ?

Câu 5.(1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau:

      Mẹ thương con như sữa nồng như nước mắt
Càng nhỏ xuống lòng con càng thắt chặt

Câu 6.(0.75 điểm)

Ôi buổi xưa kia, biết mấy ngọt ngào
Nhớ cho nhiều kỉ niệm cắt như dao…

Theo anh/chị, hai câu thơ trên thể hiện nội dung gì ?

Câu 7.(0.75 điểm) Hình ảnh hay câu thơ nào trong đoạn thơ gây ấn tượng với anh/chị nhất ? Vì sao ?

Câu 8.(0.5 điểm) Từ đoạn thơ trên, anh/chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân ?

II.LÀM VĂN (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ sau:

         Ngày mùa

(Đoàn Văn Cừ)

Lúa trải vàng như bể kén tơ
Từng đôi chim sẻ tới nô đùa
Mổ từng bông một trong khi gió
Bốc nhẹ mùi thơm phảng phất đưa

Trên cồn cỏ biếc nắng hồng tuôn
Dây thắt lưng xanh nón nghệ tròn
Cô chủ khuyên vàng đeo lấp lánh
Miệng cười đen nhánh, áo nâu non

Trời biếc long lanh nắng dội tràn
Đường trưa cát nóng bỏng da chân
Hàng người gánh lúa vào trong xóm
Dưới mặt trời hôm bốc đỏ dần.

(In trong Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013)

(Nhà thơ Đoàn Văn Cừ sáng tác bài thơNgày mùa” năm 1940, khi ông nhìn thấy khung cảnh vào mùa gặt lúa ở làng quê mình, trước hình ảnh bình dị ấy ông đã viết bài thơ này. Lúc đầu bài thơ được in trong tập Thôn ca (1944), sau này được in lại trong tập Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013.)

  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn, lớp 11

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm …. trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 -Chủ thể trữ tình: con, chủ thể trực tiếp

Hướng dẫn chấm:

-Trả lời như đáp án: 0.75 điểm

-Trả lời được chủ thể trữ tình là: con (0.5 điểm)

-Đáp án khác: 0 đ

 

0,75

2 – Trong đoạn thơ (1), tác giả đã nhớ về những hình ảnh ở thành Bình Định cũ là: hình ảnh người mẹ, cái giếng, vườn rau, căn nhà nho nhỏ, trái ngọt cây vườn và gió dịu đưa hương.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 1,0điểm

– Trả lời được từ  01ý: 0,25 điểm

– Trả lời đáp án khác: 0 đ

 

 

1,0

3 Trong đoạn thơ (2) từ ngữ thể hiện hoàn cảnh của người mẹ ở vùng giặc tạm chiếm đóng là: bị cầm chân nơi đất giặc, bốn phía là gươm bốn bề là sắt, mỗi buổi Tây đem người ra chợ bắn.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,75 điểm

– Trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,25 điểm

– Trả lời đáp án khác: 0 đ

 

0,75

4 Qua đoạn thơ trên, những tình cảm của tác giả dành cho mẹ là: lo lắng, xót xa, nhớ thương mẹ đang ở quê bị giặc chiếm đóng.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án (hoặc ghi được 2 nét tình cảm, cảm xúc): 0,5 điểm

– Trả lời được 01 ý : 0,25 điểm

 

 

0,5

  5 – Biện pháp so sánh:

+ Kết cấu so sánh {A} như {B1}, {B2): “Mẹ thương con như sữa nồng như nước mắt”(hoặc {A} như {B1}: “Mẹ thương con như sữa nồng” hoặc {A} như {B2}: “Mẹ thương con như nước mắt”)

+ Kết cấu so sánh tăng tiến “càng… càng…”: “Càng nhỏ xuống lòng con càng thắt chặt”

– Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ sinh động, tăng tính gợi hình, gợi cảm.

+ Nhấn mạnh tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương tha thiết, vô bờ bến của mẹ dành cho con.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được 1 kết cấu so sánh: 0,25 điểm

– Trả lời được 2 tác dụng: 0,75 điểm (Trả lời được 1 tác dụng: 0,5 điểm)

 

 

 

 

 

1,0

  6 – Hai câu thơ : “Ôi buổi xưa kia, biết mấy ngọt ngào. Nhớ cho nhiều kỉ niệm cắt như dao…” thể hiện nỗi nhớ, sự xót xa của tác giả khi nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào khi còn ở quê hương.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 2 nét cảm xúc, tình cảm phù hợp: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

 

0,75

  7 – Học sinh lựa chọn hình ảnh hoặc câu thơ thích nhất và giải thích sự lựa chọn của bản thân.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh ghi lại hình ảnh, câu thơ được 0.25 điểm, lí giải hợp lí 0.5điểm

 

 

0,75

   

8

– Học sinh có thể nêu một thông điệp phù hợp với bài thơ. (Ví dụ: Hãy biết yêu thương mẹ khi còn có thể…, Chúng ta phải biết yêu quê hương của mình…).

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đưa ra thông điệp rõ ràng, phù hợp: 0,5 điểm

– Học sinh viết lan man hoặc không đưa ra thông điệp cụ thể: 0,0 điểm

 

 

 

0,5

II   LÀM VĂN 4,0
 

 

 

  Viết bài văn nghị luận phân tích tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ “Ngày mùa” (Đoàn Văn Cừ)  
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ “Ngày mùa” (Đoàn Văn Cừ).

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau song cần giới thiệu khái quát được một số nét chính về tác giả và nêu được vấn đề cần nghị luận “tình yêu quê hương” được thể hiện trong bài thơ“Ngày mùa”(0,5 điểm).

– Học sinh trình bày được một trong hai nội dung: chỉ khái quát về tác giả hoặc chỉ nêu vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)

– Không giới thiệu tác giả và vấn đề nghị luận, không biết viết mở bài. (0,0 điểm)

 

 

 

 

 

0,5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

 

 

2,5

1)Nêu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơNgày mùa” được viết vào năm 1940, khi tác giả nhìn thấy khung cảnh vào mùa gặt lúa ở làng quê mình, trước hình ảnh bình dị ấy ông đã viết nên bài thơ, lúc đầu bài thơ được in trong tập Thôn ca (1944), sau này được in lại trong tậpĐoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu được đầy đủ thông tin về hoàn cảnh ra đời, diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc (0,5 điểm)

– Học sinh nêu được hoàn cảnh ra đời nhưng chưa đủ ý, diễn đạt ý chưa rõ ràng, chưa mạch lạc (0,25 điểm)

– Học sinh không nêu được hoàn cảnh ra đời chính xác hoặc không làm (0,0 điểm)

 

 

 

 

 

0,5

2) Phân tích biểu hiện thể hiện tình yêu quê hương qua nhan đề và nội dung bài thơ:  
a)Nhan đề:“Ngày mùa” là thời kì gặt hái, thu hoạch mùa màng, giữa những ngày mùa làng quê tấp nập, rộn ràng với các công việc đồng áng, nhan đề mang tính khái quát về bức tranh làng quê sinh động, bình yên và trù phú, từ đó, tác giả thêm yêu quê hương mình.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh phân tích được ý nghĩa nhan đề, diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc (0,5 điểm)

– Học sinh phân tích được ý nghĩa nhan đề, diễn đạt ý chưa rõ ràng, chưa mạch lạc (0,25 điểm)

– Học sinh không nêu được ý nghĩa nhan đề, viết lan man hoặc không làm phần này (0,0 điểm)

 

 

0,5

b) Phân tích biểu hiện tình yêu quê hương được thể hiện trong một số câu thơ/đoạn thơ: Học sinh chỉ ra và phân tích được 2 biểu hiện thể hiện tình yêu quê hương của tác giả thông qua các hình ảnh ngày mùa ở quê.Ví dụ như sau:

+ Khổ 1: Hình ảnh ngày mùa ở quê: Hình ảnh cách đồng lúa chín với hương thơm phảng phất trong gió và những chú chim sẻ nô đùa, mổ lúa trên cánh đồng…

+ Khổ 2: Hình ảnh ở quê hương như thiên nhiên ngày mùa: cỏ xanh nắng hồng và hình ảnh cô gái quê với nét đẹp giản dị, chân chất “dây thắt lưng xanh, nón nghệ tròn, áo nâu non, miệng cười đen nhánh…”

+ Khổ 3: Hình ảnh ở quê hương như thiên nhiên ngày mùa“trời xanh biếc, nắng trưa bỏng rát,…” và sự vất vả, chịu thương chịu khó của người nông dân đang gánh lúa vào xóm nhỏ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh triển khai được các vấn đề nghị luận, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thao tác lập luận làm sáng tỏ vấn đề (0,75 điểm đến 1,0 điểm).

Học sinh triển khai được các vấn đề nghị luận, lập luận chưa chặt chẽ, chưa thuyết phục; biết kết hợp các thao tác lập luận nhưng chưa làm sáng tỏ vấn đề (0,25 điểm đến 0,5 điểm)

– Học sinh triển khai được khái quát một vấn đề nghị luận, lập luận chưa chặt chẽ, chưa biết kết hợp các thao tác lập luận nhưng chưa làm sáng tỏ vấn đề (0,0 điểm đến 0,25 điểm).

– Học sinh viết lan man không đúng yêu cầu đề hoặc không làm (0,0 điểm).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

c) Nêu nhận xét, đánh giá chung về bài thơ và nhà thơ Đoàn Văn Cừ.

Gợi ý:

+ Những bức tranh làng quê được ông tái hiện với nhiều màu sắc, ngoài ra còn có nhiều giai điệu êm ả, làm say đắm lòng người. Ông được người yêu thơ văn gọi là “người lưu giữ hồn quê”, “người vẽ bức tranh quê”:

+ Bức tranh “Ngày mùa” đầy ắp màu sắc cùng với cảnh lao động của người dân được thể hiện khéo léo, chân thật và sinh động, đồng thời qua đó càng tô đậm thêm tình yêu quê hương tha thiết, nồng nàn của nhà thơ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu được nhận xét, đánh giá, diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc: (0,5 điểm)

– Học sinh nêu được nhận xét, đánh giá nhưng còn chung chung, diễn đạt ý chưa rõ ràng, chưa mạch lạc: (0,25 điểm)

– Học sinh viết lan man hoặc không làm: (0,0 điểm)

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

3)Kết bài: Khái quát, nhấn mạnh lại tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện trong bài thơ Ngày mùa.

Hướng dẫn chấm:

– Kết bài đảm bảo được yêu cầu chung về nội dung và hình thức, nhấn mạnh lại tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện trong bài thơ Ngày mùa (0,25 điểm).

– Không có kết bài hoặc kết bài viết lan man, không khái quát được vấn đề (0,0 điểm)

 

 

0,25

d. Chính tả, dùng từ, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

 

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; hoặc có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

– Đáp ứng được một trong các yêu cầu trên: 0,25 điểm.

– Đáp ứng không được yêu cầu trên: 0,0 điểm.

 

 

0,25

Tổng điểm 10,0

……………………..Hết……………………….

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *