Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Sở kiến hành của Nguyễn Du

Đề thi khối 11
KIỂM TRA GIỮA  HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc bài thơ sau: 

Một mẹ cùng ba con

Lê la bên đường nọ

Đứa bé ôm trong lòng

Đứa lớn tay mang giỏ

Trong giỏ đựng những gì?

Mớ rau lẫn tấm cám

Nửa ngày bụng vẫn không

Quần áo vẻ co dúm

Gặp người chẳng dám nhìn

Lệ sa vạt áo ướt

Mấy con vãn cười đùa

Biết đâu lòng mẹ xót.

Lòng mẹ xót vì sao?

Đói kém phải phiêu bạt.

Nơi đây mùa khá hơn

Giá gạo không quá đắt,

Quản chi bước lưu ly

Miễn sống qua thì đói

Nhưng một người làm thuê

Nuôi bốn miệng sao nổi!

(Sở kiến hành (Những điều trông thấy) của Nguyễn Du, do Nguyễn Hữu Bông dịch, in trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1978)

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. (0,5đ) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ?

Câu 2. (0,5đ) Nhân vật chính trong bài thơ là?

Câu 3. (0,5đ) Tìm trong bài thơ 2 câu thơ/hình ảnh miêu tả cuộc sống đói rách của mẹ con người ăn xin?

Câu 4. (1,0đ). Bài thơ có thể chia thành mấy phần, nội dung từng phần?

Câu 5. (1,0đ) Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 6. (1,0đ)Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của chúng trong việc phản ánh hiện thực và thể hiện cảm xúc ở 4 câu thơ sau:

Thức ăn thừa đổ đi

Quanh xóm no đàn chó

Biết đâu bên đường quan

Có mẹ con đói khổ

Câu 7.  (1,0đ) Anh/chị hãy trình bày ý nghĩa của hai dòng thơ sau:

“Ai vẽ bức tranh này

Dâng lên nhà vua rõ”

Câu 8. (0,5đ) Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ?

  1. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Sở kiến hành của Nguyễn Du trong phần Đọc-hiểu trên.

 

 

 

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)

HƯỚNG DẪN CHUNG

Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá kĩ năng và kiến thức. Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát.

– Cần linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.

– Tổng điểm toàn bài 10 điểm, điểm lẻ tính đến 0,25 điểm.

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

 

Phần Câu Nội dung Điểm
   I   ĐỌC – HIỂU 6,0
  CÂU 1 Thể thơ : Ngũ ngôn

*Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm

-Học sinh trả lời khác đáp án:0.0 điểm

0,5
CÂU 2 Nhân vật chính trong bài thơ là: người mẹ

*Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm

-Học sinh trả lời khác đáp án:0.0 điểm

0,5
CÂU 3 Nửa ngày bụng vẫn không/ Quần áo vẻ co dúm

*Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

-Học sinh trả lời khác đáp án nhưng có ý đúng:0,25 điểm

0,5
CÂU 4 Căn cứ vào nội dung, bài thơ có thể chia thành 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến Khách qua đường thương xót: Tình cảnh đáng thương của bốn mẹ con ăn xin.
– Phần 2: Tiếp theo đến “Quanh xóm no đàn chó: Cảnh giàu sang chốn nhà quan.
– Phần 3: 4 câu cuối: Cảm xúc, thái độ của nhà thơ.

*Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

-Học sinh trả lời thiếu 1 phần thì – 0,25 điểm

1,0
  CÂU 5 Chủ đề của bài thơ:

– Bài thơ là bức tranh hiện thực của xã hội: nhân dân đói khổ lầm than trong khi đó bọn quan lại thì sống xa hoa lãng phí. (hiện thực)

– Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi lòng đồng cảm đối với nhân dân đói khổ, lên án bọn quan lại ăn chơi sa đọa, đồng thời thể hiện sự mong ước về một xã hội tốt đẹp hơn. (nhân đạo)

*Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

-Học sinh có thể có cách diễn đạt riêng nhưng phải đảm bảo tinh thần chung của đáp án

1,0
  CÂU 6 * Biện pháp tu từ đối/phép đối/ nghệ thuật đối lập

* Hiệu quả:

– Hình thức: tạo vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ

– Nội dung:

+Phản ánh hiện thực đối lập, ngang trái, bất công

+Thể hiện cảm xúc: niềm thương cảm, nỗi phẫn uất trước bất công

*Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

-Học sinh có thể có cách diễn đạt riêng nhưng phải đảm bảo tinh thần chung của đáp án

0,25

0,25

 

0,5

  CÂU 7 Ý nghĩa hai câu thơ trên:

– thể hiện được nỗi ước mong của đại thi hào Nguyễn Du rằng nhà vua sẽ nhìn thấy được cảnh đói khổ của muôn dân đối lập hoàn toàn với cuộc sống xa hoa lãng phí của bọn quan lại.

– Qua những hiện thực tàn khốc đó mà có được những chính sách hợp lí để trị vì đất nước.

*Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

-Học sinh có thể có cách diễn đạt riêng nhưng phải đảm bảo tinh thần chung của đáp án

1,0
  CÂU 8 Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ:

– Đồng cảm, xót thương với những phận đời cơ cực

– Lên án giai cấp thống trị sống xa hoa, lãng phí

– Mong ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp

 

0,5
  II   LÀM VĂN 4,0
    a.Cấu trúc bài văn thuyết minh 3.0
  Mở bài – Giới thiệu tác giả tác phẩm

– Giới thiệu giá trị nổi bật của tác phẩm (nhân đạo)

0,5
  Thân bài

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết bài

 

 

– Giới thiệu ngắn về con người và sự nghiệp của tác giả

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm

– Thuyết minh về đề tài, nội dung, cảm hứng chủ đạo (dùng yếu tố nghị luận, biểu cảm) và bố cục

– Nghệ thuật nổi bật của tác phẩm (Yếu tố tự sự; Nghệ thuật trữ tình; nghệ thuật đối lập…)

– Giá trị tư tưởng: hiện thực xã hội và tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả…

2.0
– Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học

– Khẳng định giá trị giáo dục của tác phẩm

– Tác động của tác phẩm tới nhận thức, cảm xúc bản thân

0,5
b. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

*Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5
c. Sáng tạo

– Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (thuyết minh)

– Phối hợp linh hoạt các yếu tố trong thuyết minh

*Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để viết; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

 

0,5
   

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *