Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11

Đề thi khối 11
SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LAM KINH

Đề chính thức

Gồm có 01 trang

 

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG LẦN II

NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: Ngữ Văn – Lớp 11

Thời gian: 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)

 

 

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 6,0 điểm)

               Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Em biết đấy là điều đã cũ
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:
Sự gắn bó giữa hai người xa lạ
Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau

…Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

                     Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn.
(Trích “Nói cùng anh” Xuân Quỳnh, NXB Hội nhà văn, 2013).

Câu 1(1.0 điểm): Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ nơi đâu?
Câu 2 (1.5 điểm): Nêu chủ đề của đoạn thơ.

Câu 3 (1.5 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ thứ hai.

Câu 4 (2.0 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh ở đoạn thơ thứ ba không? Vì sao?

  1. I TẠO LẬP VĂN BẢN ( 14,0 điểm)

Câu 1( 4,0  điểm): Nghị luận xã hội

“Thật hạnh phúc khi ta được là trẻ con, nhưng thật bất hạnh nếu ta mãi mãi chỉ là một đứa trẻ”

(Khuyết danh)

              “Tất cả những người lớn đều từng là trẻ con…nhưng hiếm ai còn nhớ.”

(Hoàng tử bé, Antoine de Saint-Exupéry)

Bằng một bài văn ngắn, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai câu nói  trên.

Câu 2: ( 6,0 điểm)

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:

Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời.

Qua phân tích truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao, hãy bàn luận ý kiến trên. Liên hệ với “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ” của Nguyễn Dữ để lí giải vì sao đây là những tác phẩm luôn nhận được sự hoan nghênh của đời sau?

 

Hết

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LAM KINH

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG LẦN II

NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: Ngữ Văn – Lớp 11

Thời gian: 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)

 

( Đáp án gồm có 06  trang)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 

 

PHẦN CÂU                                         NỘI DUNG ĐIỂM
3.0                                                                ĐỌC HIỂU                                                                                  
 

 

 

 

I

1  Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ sự gắn bó, chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu giữa 2 người xa lạ. 1.0
2 Chủ đề: thể hiện những quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa cũng như giá trị cao đẹp của tình yêu đối với cuộc sống của mỗi con người. 1.5
3 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu mà anh dành cho em, khiến em cảm thấy được che chở, bảo vệ nâng niu…

+ Đồng thời làm cho khổ thơ có nhịp điệu và gợi hình, gợi cảm.

 

1.5
 

4

– HS có thể bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan niệm trên.
– HS phải nêu được quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu: tình yêu làm nảy sinh những khát vọng, động lực để con người duy trì sự sống và sống nhân văn hơn.
– Câu trả lời phải thuyết phục không đi ngược với những giá trị đạo đức nhân văn.
    2.0
II. 1 A.   Về hình thức:

 – Đảm bảo đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội ngắn 9 400 từ), bài viết phải có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sáng tạo và biết sử dụng những dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm; diễn đạt rõ ràng, sắc bén và có sức thuyết phục.

– HS nhận diện được vấn đề chung giữa hai nhận định và có kỹ năng liên hệ, không chỉ bình luận riêng rẽ.

    0,25
1 B. Về nội dung: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:

 *Nêu vấn đề nghị luận

     0,5
2 * Giải thích

–           “Trẻ con”/”là một đứa trẻ”: lứa tuổi mà bất cứ ai cũng từng trải qua trong cuộc đời, đó cũng là lứa tuổi vô tư, hồn nhiên nhất.

–           Hạnh phúc và bất hạnh: hai trạng thái trái ngược nhau một là điều con người luôn mong muốn đạt được, một là điều không ai muốn phải đối mặt. Ở đây, câu nói đã đưa đến một cách nhìn đặc biệt, rằng việc là trẻ con có thể làm con người hạnh phúc, nhưng nếu điều đó kéo dài, đó có thể là bất hạnh.

–  –           Hiếm người còn nhớ mình từng là trẻ con: Sự lãng quên đối với tuổi thơ, với quãng thời gian hồn nhiên, trong trẻo; sự thay đổi của con người khi trưởng thành làm đánh mất những điều đẹp đẽ của thuở bé thơ.

1,0
3 * Bình luận: nêu suy nghĩ của bản thân

3.1 Trích dẫn thứ nhất:

* Vì sao “thật hạnh phúc khi ta được là trẻ con”:

+ Đó là lứa tuổi được gia đình yêu thương, chăm sóc và che chở; những đứa trẻ luôn được sống vô tư, thoải mái.

+ Đó là lứa tuổi được thoả sức tưởng tượng, mơ ước và tự do nhìn cuộc sống theo cách của riêng mình.

+ Đó là lứa tuổi không phải bon chen và âu lo về cuộc sống nên luôn ứng xử hồn nhiên, bao dung, rộng lượng và giàu yêu thương.

* Vì sao “thật bất hạnh nếu ta mãi là một đứa trẻ” ( Có thể được hiểu theo hai cách):

– Có những người, do một căn bệnh nào đó, không lớn được cả về hình hài lẫn suy nghĩ – đó là sự bất hạnh về hoàn cảnh.

– Có những người bình thường về thể chất, nhưng không chịu “lớn khôn” về suy nghĩ và nhận thức – đó cũng là một sự bất hạnh với bản thân họ và cả gia đình bởi:

+ Mọi đứa trẻ có chung một đích đến, đó là khôn lớn, thành người. Nếu mãi là một đứa trẻ cần sự bao bọc thì như vậy, ta sẽ phụ công chăm sóc, nuôi dưỡng của bao người, khiến quãng thời gian trẻ con trở nên dư thừa, thậm chí trở thành gánh nặng và sống phụ thuộc.

+ Cuộc sống cần sự gối tiếp của các thế hệ: nếu ta chỉ mãi là trẻ con, ta sẽ không trưởng thành để chăm sóc những đứa trẻ và cả những người trong gia đình đã từng chăm sóc ta. Như vậy, việc mãi mãi là trẻ con cũng là một điều ích kỷ.

+ Nếu mãi mãi là trẻ con, mọi ước mơ, tưởng tượng trong tuổi thơ không bao giờ có cơ hội trở thành hiện thực.

+ Nếu mãi là trẻ con, đó cũng là một sự thiệt thòi với chính ta, vì như vậy bản thân ta sẽ không bao giờ lớn đủ để hiểu biết, để tự nhận thức đúng đắn về những điều xung quanh.

3.2Trích dẫn thứ hai:  Lãng quên việc mình từng là một đứa trẻ khi lớn lên

– Quên mất việc mình từng là một đứa trẻ, cũng có nghĩa là quên đi quãng thời gian ngây ngô, hồn nhiên, sống trong trẻo và không tính toán; quên mất những hạnh phúc ban sơ và đơn thuần nhất mà mỗi một con người có trong cuộc đời.

– Người lớn thường quên mất mình từng là một đứa trẻ:

+ thế giới của một người lớn chỉ còn những bộn bề, lo toan, tính toán – một thế giới không còn sự hiện diện của những điều trong trẻo, giản đơn.

+ khó chấp nhận sự nghịch ngợm, hồn nhiên, vô tư và những ước mơ của trẻ con mà thường ngăn cản, phán xét chúng.

3.3. Mở rộng vấn đề:

– Sự liên hệ giữa 2 trích dẫn:

+ Làm một đứa trẻ khiến ta hạnh phúc, bởi ta được sống trong sự yêu thương, bao bọc, ta được suy nghĩ những điều sáng trong và giản đơn. Nhưng nếu cứ mãi như thế và không chịu trưởng thành thì ta sẽ đánh mất một phần ý nghĩa của mình trong cuộc sống: quyền được trải nghiệm, quyền được thực hiện những ước mơ, chăm sóc và yêu thương những người khác…

+ Như vậy, quãng thời gian bé thơ và khi trưởng thành đều là những gì đáng quý, điều là những thời đoạn tất yếu mỗi người phải trải qua. Nhưng sẽ có một bất hạnh khác: đó là khi ta lớn, trưởng thành, nhưng quên mất quãng thời gian từng là trẻ em, đánh mất những ý nghĩ đẹp đẽ, trong trẻo.

– Như vậy:

+ Mọi đứa trẻ đều cần trở thành người lớn, sống có trách nhiệm với đời, nhưng cũng cần trân quý những điều tuổi thơ đã mang lại cho mình –  đó là cái nhìn và tấm lòng trong trẻo trước cuộc đời.

+ Người lớn và trẻ con không quá đối lập nhau, đó là những giai đoạn kế thừa và phát triển của nhau, hãy hiểu thấu và trân trọng cả hai giai đoạn này vì đó đều sẽ là những cột mốc hình thành nên con người, tính cách của ta trong cuộc sống.

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

4 * Liên hệ bản thân

–  HS đưa ra được những chia sẻ hay bài học rút ra cho riêng bản thân mình qua những bình luận về vấn đề nghị luận.

0,5
Lưu ý: Khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, sáng tạo
II.2 A.Về hình thức: Đảm bảo đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng câu, từ chuẩn mực, chính xác, bố cục chặt chẽ, lôgic, không mắc lỗi chính tả. 0.5

 

 

B. Về nội dung: Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
 

1

1. Giải thích

– Nhận định bày tỏ quan niệm, yêu cầu đối với một truyện ngắn hay:

+ Là chứng tích của một thời: phản ánh chân thực hiện thực thời đại, đặt ra những vấn đề quan trọng, bức thiết của cuộc sống, con người đương thời (bản chất hiện thực, số phận con người, nỗi trăn trở nhân sinh…)

+ Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời:  tác phẩm đặt ra, chạm tới được những chân lí giản dị – những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất, mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhân sinh muôn thuở.

Truyện ngắn hay là những tác phẩm hài hòa hai giá trị: vừa soi bóng thời đại, ghi dấu những vấn đề lớn, cốt lõi của thời đại – vừa có ý nghĩa lâu dài, chạm đến những chân lí bình thường, phổ quát, muôn đời..

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

2 2. Bình luận: Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài.  

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

01,25

– Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng là khám phá, miêu tả, soi bóng thời đại mà nó ra đời: hiện thực cuộc sống, đời sống con người, đặt ra những vấn đề nhân sinh phong phú, phức tạp…

– Đặc trưng của truyện ngắn: thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, thường chỉ kể về một tình huống đặc biệt của đời sống, với số lượng không nhiều các nhân vật, tình tiết, chi tiết, qua đó gửi gắm những thông điệp tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Truyện ngắn hay phải là những tác phẩm kết tinh hài hòa hai giá trị:

+ Là chứng tích của một thời: tác phẩm phải phản ánh được bức tranh sâu rộng về hiện thực thời đại, xây dựng được những chân dung nhân vật vừa chân thực vừa điển hình của thời đại, đặt ra được những vấn đề cốt lõi, quan trọng, bức thiết nhất đương thời. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời (Tô Hoài)

+ Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: khi tác phẩm chạm đến được chiều sâu của hiện thực, đặt ra được một hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường nhưng là bản chất, cốt lõi, có tính quy luật, là chân lí phổ quát muôn đời. Khi đó, tác phẩm là kết quả của sự gắn bó, trăn trở sâu sắc với thời đại và nhân sinh, thực sự có giá trị và sức sống lâu dài.

– Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao: tuy dung lượng ngắn, tình huống độc đáo, nhân vật không nhiều, chi tiết cô đúc … nhưng có độ dồn nén, hàm súc, khả năng khái quát, điển hình.

3 3. Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) .

Thí sinh làm sáng tỏ nhận định qua các dẫn chứng diện và điểm, trong đó đi sâu phân tích cụ thể hai truyện ngắn được nêu ở đề bài.

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

 Truyện ngắn Chí Phèochứng tích của một thời:

+ Qua câu chuyện về làng Vũ Đại, Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác, mâu thuẫn giai cấp gay gắt, bọn thống trị tàn bạo, thâm độc đẩy người nông dân vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, đến bước đường cùng, hoặc để yên thân thì trở nên vô cảm với bi kịch của đồng loại.

+ Truyện xây dựng thành công những nhân vật vừa sống động, cụ thể vừa tiêu biểu, điển hình, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo – hiện tượng khái quát, có tính quy luật cho tình trạng tha hóa bi thảm, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân nói riêng, con người nói chung trong xã hội đương thời.

+ Qua đó, Nam Cao gửi gắm thông điệp mang tinh thần nhân đạo sâu sắc của thời đại: nỗi xót xa trước bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người, lòng tin vào sự bất diệt của nhân tính và sức mạnh cảm hóa, thức tỉnh của nhân tình trong một xã hội bạo tàn, vô nhân đạo.

– Tác phẩm còn là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: học sinh có thể chọn phân tích một trong những vấn đề mang giá trị chân lí giản dị của mọi thời trong thiên truyện:

+ Bi kịch đau khổ nhất của con người không chỉ là bị bần cùng hóa, bị đe dọa bởi đói nghèo, áp bức bất công, mà là sự tha hóa, bị hủy hoại nhân hình và nhân tính đến mức thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ. Đây là bi kịch bi thảm không chỉ của một thời mà còn của muôn đời.

+ Niềm tin vào sự bất diệt của nhân tính và sức mạnh cảm hóa của nhân tình mộc mạc, chân thành: nhân tính của con người không dễ gì bị hủy diệt, bản tính hiền lành lương thiện và khát vọng hướng thiện khi gặp nhân tình sẽ thức tỉnh và bất diệt; tình người, sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương mộc mạc, chân thành sẽ có sức mạnh cảm hóa, thức tỉnh để phần người hồi sinh.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,75

3. Liên hệ với “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

–  Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ phản ánh chân thực hiện thực thời đại, bối cảnh của xã hội thế kỉ XV nhưng thực chất là muốn phơi bày hiện thực xã hội mà ông đang sống – đầu thế kỉ XVI với nhiều bất công ngang trái: kẻ ác lộng hành, được hưởng an nhàn, sung sướng, người hiền phải chịu nhiều oan khuất, sống khổ cực; quan lại tham lam của đút, người đại diện cho pháp luật bị lấp tai, che mắt. Đó chính là hiện thực hết sức bất ổn được Nguyễn Dữ phản ánh trong tác phẩm.

– Vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kể đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”.

+ Lên án một quan tham lại nhũng đương thời

+ Đồng thời còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội với “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”, “vì tham của đút” mà bênh vực cho kẻ gian tà.

– Tác giả đề cao phẩm chất người quân tử: Ngô Tử Văn là hình tượng tiêu biểu cho kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà.

– Nguyễn Dữ đã thể hiện sâu sắc tinh thần tự hào dân tộc:

+ Viên Bách hộ họ Thôi khi sống đã thất bại nhục nhã trên đất Việt, lúc chết thành hồn ma lẩn quất làm điều dối trá, càn bậy, nên lại tiếp tục nếm  mùi thất bại. Phải chăng đó là số phận chung cho những tên xâm lược?

– Câu chuyện kết thúc với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn: cội nguồn truyền thống nhân đạo và yêu nước của dân tộc Việt Nam chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm.

-> Tác phẩm đặt ra, chạm tới được những chân lí giản dị – những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất, mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhân sinh muôn thuở

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

4. Bình luận

– Hai tác phẩm ra đời ở hai thời đại. Mỗi tác phẩm hướng về một đề tài, thể loại và bút pháp khác nhau.

– Nhưng đây đều là những tác phẩm được sự hoan nghênh của đời sau. Vi:

+ Cả hai tác giả đều có những cảm xúc chân thật trước cuộc đời, đều có sự đồng cảm yêu thương, có tấm lòng nhân ái. Họ nói về các nhân vật mà như đang nói về chính mình. Cả hai tác giả đều đem đến cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, về con người để từ đó độc giả bắt gặp cảm xúc của mình trong cảm xúc của nhà văn.

+ Cả hai tác giả đều là người có tài năng về nghệ thuật cho nên những vấn đề từ cuộc sống, con người qua ngòi bút của họ trở nên da diết hơn trong lòng người đọc.

 

0,5

 

1,5

4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Nhận định chủ yếu khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn ở phương diện ý nghĩa nội dung tư tưởng, song cũng cần nhắc tới những yêu cầu, phẩm chất về nghệ thuật của thể loại: dựng chuyện, kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật; lựa chọn sáng tạo chi tiết, giọng điệu, lời văn…

– Ý kiến được nêu cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:

+ Đối với người sáng tác: phải gắn bó, hiểu biết sâu sắc, trăn trở và nói lên những vấn đề thiết cốt nhất của thời đại để tác phẩm của mình thực sự là chứng tích của một thời; đồng thời đào sâu vào những vấn đề bản chất, chân lí của nhân sinh để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.

+ Đối với người đọc: tiếp nhận, trân trọng giá trị của những tác phẩm hay giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc sống, con người một thời và thấy được ý nghĩa của tác phẩm với muôn đời, muôn người, trong đó có chúng ta và thời đại mình đang sống.

 

0,5

 

 

 

0,5

Lưu ý chung

  1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *