Đọc hiểu Thương nhớ mười hai, NLXH Những việc cần làm để bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc

Đề thi khối 11
______________

(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút

 

PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Cho văn bản sau:

“…Nhưng đến tháng Ba thì trời đất quả là kì ảo.

Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa.

Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.

Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đám mây hồng toả ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. […]

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006)

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2: Trong văn bản, khi giẫm đôi giày lên trên đất vào tháng ba, nhân vật trữ tình cảm thấy điều gì?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4: Cái “tôi” trữ tình trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc trước khung cảnh thiên nhiên tháng ba? Hãy dẫn ra một số câu văn làm sáng tỏ điều đó.

Câu 5: Chỉ ra các phương diện thể hiện yếu tố trữ tình trong văn bản.

PHẦN VIẾT (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của em về Những việc cần làm để bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc.

 Câu 2 (4 điểm):

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) cảm nhận về không khí mùa xuân trong văn bản sau:

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng
Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,
Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói…
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

(Ngày xuân, Anh thơ, Tuyển tập Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1986, tr.97)

Chú thích:

Anh Thơ (1921 – 2005): Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh. Quê bà ở tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình viên chức nhỏ, có thời thơ ấu gắn bó với đồng ruộng quê hương.

Bà là tác giả tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại, có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn Việt Nam với những nét vẽ chân thực, tinh tế, thấm đượm tình quê. Thơ bà bình dị quen thuộc nhưng chứa đựng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Bức tranh quê (1981), Tuyển tập Anh Thơ (1986)…

  HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GHK I

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: NGỮ VĂN 10

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
ĐỌC HIỂU 1 Thể loại: tùy bút 0,5
2 Trong văn bản, khi giẫm đôi giày lên trên đất vào tháng ba, nhân vật trữ tình cảm thấy: cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. 0,5

 

 

3 –         Biện pháp tu từ so sánh/ liệt kê/ nhân hóa

–         Tác dụng:

+ Giúp lời văn thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm.

+ Giúp người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp nhẹ nhàng, trong sáng đặc trưng của khung cảnh thiên nhiên vào tháng ba…

+ Thể hiện tình yêu, sự mê đắm của nhân vật trữ tình với thiên nhiên, quê hương, đất nước…

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

4 Cái “tôi” trữ tình trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc: ngỡ ngàng, mê đắm, tình yêu mãnh liệt với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, trong sáng, tinh khôi…

– Một số câu văn thể hiện điều đó:

+ … đến tháng Ba thì trời đất quả là kì ảo.

+ Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng …

+ Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp…

0,5

 

 

 

0,5

5

 

 

 

 

Chỉ ra các phương diện thể hiện yếu tố trữ tình trong văn bản:

– Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, mê đắm…

– Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ giàu giá trị biểu cảm (tính từ, từ tượng thanh, từ tượng hình)

– Hình ảnh giàu chất thơ nhằm làm sáng tỏ vẻ đẹp, sự trong sáng tinh khôi của khung cảnh thiên nhiên đặc trưng vào tháng ba ở Bắc Bộ…

– Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ

1,0

 

0,25

 

0,25

0,25

 

 

0,25

II

PHẦN VIẾT

Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của em về Những việc cần làm để bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc. 2,0

 

1 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận

Mở đoạn nêu được vấn đề. Thân đoạn triển khai được vấn đề. Kết đoạn khái quát được vấn đề.

0,25
2 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những việc cần làm để bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

Học sinh xác định chưa đầy đủ đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

0,25
3 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau:

*Bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc là việc làm cần thiết trong thời đại ngày nay.

* Những việc cần làm:

– Bồi đắp tình yêu; tự hào, trân trọng với những giá trị văn hóa của dân tộc

– Nghiên cứu, học hỏi để trau dồi thêm hiểu biết, kiến tức về lĩnh vực văn hóa.

– Tham gia tích cực các sự kiện, lễ hội liên quan đến văn hóa.

– Giao lưu, trao đổi, kết nối các vấn đề về văn hóa ở các vùng miền

– Tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa đến mọi người, mọi miền…

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

4 d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có  quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

0,25
5 e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

– Đáp ứng được  yêu cầu trên: 0, 25 điểm

Bài viết không có tính sáng tạo: Không cho điểm

0,25
  Câu 2: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của khung cảnh mùa xuân trong văn bản “Ngày xuân” (Anh Thơ) 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về không khí mùa xuân trong văn bản “Ngày xuân”

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề: 0,5 điểm.

 Học sinh chưa xác định được vấn đề: 0,0 điểm.

0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

3,0
  * Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: 0,5 điểm

0,5
  * Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:

– Nhan đề: Ngày xuân: ngắn gọn, gợi mở không khí mùa xuân với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

– Không khí mùa xuân được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, yên bình,  tràn đầy sức sống, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ những ngày đầu năm mới; Con người tươi vui, hạnh phúc, yêu đời, sống hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống chậm rãi…

– Không khí mùa xuân được  gợi tả qua hệ thống hình ảnh gợi cảm, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân làng quê Bắc Bộ; mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh; các biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, liệt kê…); vận dụng sáng tạo thể thơ tám chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt…

– So sánh liên hệ với các bài thơ khác cùng đề tài để thấy được sự độc đáo của Anh Thơ khi viết về mùa xuân.

 

 

0,25

 

0,5

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

0,25

    *Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm

– Trình bày chưa đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm  – 1,75 điểm.

– Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,5 điểm – 1,0 điểm

0,5
    d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *