Đọc hiểu Mơ đi tắm suối Mường; Thương nhớ mười hai, thuyết minh về hiện tượng lạm dụng mạng xã hội

Đề thi khối 11
  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

NĂM HỌC 2023 – 2024

Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

 

PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

THÁNG TƯ: MƠ ĐI TẮM SUỐI MƯỜNG

[…] Miền Nam mến thương ơi, thương mến miền Nam thì lúc nào cũng có thừa, nhưng muốn tìm những lý lẽ độc đáo để khen cái nắng chói chang ấy thì quả thực không thể nào khen nổi. Ấy là tại vì nắng khổ đến thế nào cũng vẫn cứ chịu được đi, nếu mình không dư tiền để đi nghỉ mát Vũng Tàu, Long Hải; nhưng bực nhất là có hôm đang nóng vỡ đầu như thế thì trời lại giáng một trận mưa đột ngột làm cho nhiều khi không kịp tìm một nơi ẩn trú, cứ phải đi đại ngoài đường như một triết nhân, mặt mũi tèm nhem, quần áo lướt thướt, mà về đến nhà thì sổ mũi nhức đầu, ơn ớn lạnh nơi xương sống. Cái bịnh tê thấp chẳng biết có phải một phần phát sinh vì mưa nắng thất thường, vì khí hậu ở đây nóng ghê nắng gớm mà bên trong thì lại ẩm thấp chăng? Mình vào ở đây thấy tê thấp nhiều quá cũng đâm ra trợn, ăn thức gì cũng phải nghe ngóng xem sao, mặc dầu ai cũng biết miền Nam yêu quý còn món ăn đem lại cho người viễn khách những hương vị tân kỳ độc đáo.

[…]

Tháng tư của miền Bắc ngày xưa, tháng tư yêu dấu có nóng, có oi, có dế kêu, có muỗi đốt nhưng tất cả những cái đó có thấm vào đâu với những buổi bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bay thong thả như trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy cả trời đất trong như là pha lê mà cái thân mình nhẹ tênh tênh như là có cánh.

Anh có thể đi dạo như thế chừng nửa tiếng đồng hồ rồi mới về tắm rửa và làm công chuyện. Đời ngọt ngào trầm lặng và thong thả. Chừng chín mười giờ, nắng hoe lên, trời bắt đầu nong nóng, nhưng đời sống trầm lặng không làm cho anh đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Vừa làm việc, anh vẫn có thì giờ pha một ấm nước trà tàu để nhắp giọng cho đỡ khát nước cả ngày. Anh có thì giờ trò chuyện tâm tình với các bạn quen và nếu anh mệt, tôi mời anh làm như tôi khi còn nhỏ, bắc một cái chõng tre, tìm một chỗ mát nhất trong nhà, ngửa mặt nhìn lên trời xem máy bay, ăn củ khoai lang vàng đầy nhựa rồi thiu thiu ngủ lúc nào không biết…

Êm ái thay những giấc ngủ sang tháng tư có gió mát đem lại cho ta những giấc mộng thiên thần. Cứ nghĩ rằng người ta ở đời chịu bao nhiêu khổ luỵ, lo bao nhiêu thứ “bà rằn”, trải bao nhiêu nỗi buồn thương vô nghĩa, rồi rút cục lại làm nên thiên tứ đỉnh chung, giàu thiên ức vạn tải, buông xuôi hai tay xuống cũng là hết, hết cả, không hơn gì một anh nghèo rớt mùng tơi không có tấc đất cắm dùi, không có cả vợ cả con để chia lo sẻ buồn…thì mình lại càng thấy hưởng được phút nào nhàn nhã, sống được phút nào thong thả với nội tâm mình, tức là được lãi…

(Trích: Tháng : Mơ đi tắm suối Mường; Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng;                  https://sachtruyen.net/doc-sach/thuong-nho-muoi-hai.d7e5f.0005)

Chú thích:

  • Vũ Bằng (1913-1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo.
  • Thương nhớ mười hai (1971) ra đời trong bối cảnh tác giả đang ở Sài Gòn dành tặng cho người vợ đang ở miền Bắc. Tác phẩm là trang văn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.

 

Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai?

Câu 2. Điều gì khiến nhân vật tôi bực nhất ở Miền Nam trong tháng tư?

Câu 3. Xác định cảm xúc chủ đạo trong đoạn trích.

Câu 4. Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn trượng đặc biệt đối với anh/chị? Vì sao?

Câu 5. Qua đoạn trích, anh/chị thấy tác giả là người thế nào?

Câu 6. Chỉ ra một số đặc điểm của thể loại kí được thể hiện trong đoạn trích.

Câu 7. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật tôi trong các câu văn sau: Êm ái thay những giấc ngủ sang tháng tư có gió mát đem lại cho ta những giấc mộng thiên thần. Cứ nghĩ rằng người ta ở đời chịu bao nhiêu khổ luỵ, lo bao nhiêu thứ “bà rằn”, trải bao nhiêu nỗi buồn thương vô nghĩa, [….]thì mình lại càng thấy hưởng được phút nào nhàn nhã, sống được phút nào thong thả với nội tâm mình, tức là được lãi…

Câu 8. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của quê hương đối với mỗi con người?

  1. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng lạm dụng mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ trong cuộc sống hiện nay.

——–HẾT——-

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5.0
  1 Nhân vật tôi : tác giả/ nhà văn/Vũ Bằng

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Câu trả lời khác không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm.

0.5
2 Điều khiến nhân vật tôi bực nhất ở Miền Nam trong tháng tư: là có hôm đang nóng vỡ đầu như thế thì trời lại giáng một trận mưa đột ngột làm cho nhiều khi không kịp tìm một nơi ẩn trú, cứ phải đi đại ngoài đường như một triết nhân, mặt mũi tèm nhem, quần áo lướt thướt, mà về đến nhà thì sổ mũi nhức đầu, ơn ớn lạnh nơi xương sống

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Trả lời đúng nhưng thiếu ý: 0.25 điểm

+ Câu trả lời khác không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm.

0.5
3 Cảm xúc chủ đạo trong đoạn trích: Nhớ thương Miền Nam, hoài niệm về Hà Nội, về  tháng tư- tháng của cái nắng nóng.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án hoặc câu trả lời đúng bằng diễn đạt khác: 0.5 điểm.

+ Trả lời đúng nhưng thiếu ý, còn chung chung: 0.25 điểm

+ Câu trả lời khác không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5
4 –         Chi tiết trong đoạn trích để lại ấn trượng đặc biệt: Hs lựa chọn 1 chi tiết bất kì trong đoạn trích

–         HS lí giải phù hợp

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án hoặc câu trả lời tương đương: 0.5 điểm.

+ Trả lời đúng nhưng thiếu ý: 0.25 điểm

+ Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0 điểm

0.5
5 tác giả là người:

– Có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Có tài quan sát tỉ mỉ, miêu tả sinh động hấp dẫn.

– Có sự am hiểu sâu rộng về quê hương.

– Có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, đa dạng.

– Có những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án hoặc câu trả lời tương đương: 0.75 điểm.

+ Học sinh 2 đáp án hoặc câu trả lời tương đương 2 đáp án: 0.5 điểm.

+ Học sinh 1 đáp án hoặc câu trả lời chung chung: 0.25 điểm.

+ Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0 điểm

0.75
6 Đặc điểm thể kí trong văn bản:

– Tính xác thực của sự việc:

– Sử dụng yếu tố trữ tình:

– Đan xen yếu tố miêu tả và thuyết minh:

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh nêu được 2 yếu tố  trở lên: 0.5 điểm.

+ HS trả lời được một trong 1 khía cạnh của đáp án: 0.25 điểm

+ Câu trả lời khác mà sai  hoặc không trả lời: 0 điểm

0.5
7 – Tâm trạng của nhân vật tôi thể hiện: êm ái thay; cứ nghĩ;

Đó là cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đa cảm, yêu thương và gắn bó với quê hương xứ sở.

– Chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống sau khi trải qua bao khó khăn, biến cố của cuộc đời.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời rõ ràng, hợp lí, có sức thuyết phục cao: 0.75 điểm

+ Học sinh trả lời tương đối rõ ràng, hợp lí, khá thuyết phục: 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời tương đối hợp lí song diễn đạt còn vụng, sức thuyết phục chưa cao: 0.25 điểm

+ Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

0.75
8 Hs nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người

Có thể viết theo gợi ý: rất đặc biệt đối với mỗi người. Là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chứa đựng những kí ức tuổi thơ, nơi dạy dỗ ta những bài học đầu tiên….

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh nêu cảm xúc rõ ràng, lí giải hợp lí, có sức thuyết phục cao: 1.0 điểm

+ Học sinh nêu cảm xúc rõ ràng, lí giải tương đối rõ ràng, hợp lí, khá thuyết phục: 0.75 điểm

+ Học sinh nêu cảm xúc rõ ràng, phần lí giải chưa có sức thuyết phục chưa cao: 0.5 điểm

+ Học sinh chỉ nêu cảm xúc: 0.25 điểm

+ HS không trả lời: 0.0 điểm

1.0

 

II   VIẾT 5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh

Yêu cầu cụ thể: Bài văn phải có đủ 3 phần: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được, kết bài khái quát được vấn đề; trong đó thân bài chia thành nhiều đoạn.

Hướng dẫn chấm:

+ Cấu trúc đảm bảo như yêu cầu trên: 0.5 điểm

+ Có các đoạn thân bài và đoạn kết bài nhưng không có đoạn MB…: 0.5 điểm

+ Cả bài văn chỉ có 1 đoạn: 0 điểm

0.5
  b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh:

Viết bài văn thuyết minh về một hiện tượng trong đời sống xã hội.

Yêu cầu cụ thể:

– Kiểu bài: thuyết minh

– Vấn đề thuyết minh: hiện tượng lạm dụng mạng xã hội của 1 bộ phận giới trẻ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.0 điểm.

0.5
  c. Triển khai vấn đề thuyết minh thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần thuyết minh; trình bày rõ nội dung thuyết minh; cấu trúc bài viết sáng rõ, ngôn ngữ tường minh, chính xác, cụ thể, khách quan; Lồng ghép hợp lí các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để tăng sức hấp dẫn cho văn bản.

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(0.5)

 

 

 

 

 

 

 

 

(2.0)

 

 

 

 

(0.5)

  Sau đây là một hướng gợi ý:

1. Mở bài

– Giới thiệu hiện tượng cần thuyết minh: lạm dụng mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay,

– Nêu rõ sự tồn tại của hiện tượng trong thực tế đời sống xã hội.

2. Thân bài

– Thực chất của hiện tượng: Người sử dụng dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng như fb, zalo, intagram… không thể tách rời và luôn cảm thấy thiếu thốn nếu không sử dụng.

– Nguyên nhân: Xã hội phát triển; nhu cầu của con người muốn kết nối; tính hiếu kì đua đòi…

– Tác động tiêu cực: Gây nghiện sử dụng; sức khoẻ đi xuống; không phân biệt được tin thật giả dễ bị lôi kéo, dụ dỗ; lãng phí thời gian; bỏ quên đời sống thật ở bên ngoài…

– Giải pháp: Cùng nhau chung tay xây dựng mạng xã hội lành mạnh; Kiểm duyệt thông tin trên mạng chặt chẽ; tự đặt quy định về thời gian sử dụng mạng xã hội…

3. Kết bài:

Bày tỏ sự phản đối hiện tượng lạm dụng mạng xã hội.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3.0 điểm.

–  Trình bày đầy đủ, nhưng còn đôi chỗ chưa sâu: 2.0 – 2.5 điểm.

– Trình bày còn thiếu ý, chưa sâu sắc: 1.0 điểm – 1.75 điểm.

– Trình bày chung chung, sơ sài: 0.25 điểm – 0.75 điểm.

  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp: 0.5

+ Học sinh còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, gach xóa nhưng không nhiều: 0.25

+ Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5
  e. Sáng tạo

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức về Tiếng Việt lớp 11 để tăng sức hấp dẫn, tính sinh  động của nội dung thuyết minh.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm.

– Không đáp ứng được yêu cầu: 0.0 điểm

0.5
I + II     10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *