Thuyết minh về khu du lịch sinh thái Măng Đen(Kon Tum)

Đề thi khối 11

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Vàng thu lao xao

Vẫn còn những ngày oi ả nóng như nung vì cơn bão sắp đến. Nhưng Hà Nội vào thu đã mấy tuần lễ rồi. Tiếng trống trường đầu năm học mới đã rộn ràng trên khắp những ngôi trường cổ kính trong phố. Những con đường Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Thuỵ Khuê, nơi những ngôi trường nổi tiếng Trưng Vương, Việt-Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Chu Văn An toạ lạc đã ríu rít đồng phục học trò. Hương hoa sữa dịu dàng lênh đênh gió sớm.

Heo may về trên những con phố lờ mờ hơi sương. Cái tĩnh lặng vào khoảnh khắc bốn năm giờ sáng gợi nhớ đến một Hà Nội thanh bần những năm chiến tranh ác liệt. Gió may lăn tăn trên mặt hồ Gươm trải dài lên những tàng cây ven hồ đã bắt đầu đến mùa thay lá. Cây lộc vừng thưa thớt rụng hoa xuống mặt nước hồng rực. Cây cơm nguội cổ thụ bắt đầu khoác chiếc áo vàng mơ kiêu hãnh bên hồ. Cây bằng lăng lá chuyển màu vàng cam chói lọi. Những cây đa cây si ven hồ quả chín rụng xuống lối đi lốm đốm vàng. Từng đàn chim khuyên, chim chào mào rối rít chành choẹ trên tán lá. Những chiếc lá sấu vàng bắt đầu xao xác trên đường Đinh Tiên Hoàng khi chuyến tàu điện đầu tiên của ngày chạy xuống chợ Mơ. Vài thiếu nữ phong phanh áo mỏng khẽ khàng đong gió bên hồ.

Hà Nội vắng. Người người đi sơ tán hết. Những công nhân quét đường vẫn cần mẫn từ lúc còn tối trời. Tiếng chổi tre khua lá đều đều buồn tẻ trên các nẻo đường gần trung tâm thành phố. Những cây me già đầu phố Bà Triệu và Lê Thái Tổ rắc li ti những chấm vàng hanh xuống mặt đường tối sẫm. Hàng cây cơm nguội đầu phố Quang Trung, Lý Thường Kiệt cũng bắt đầu chuyển sắc vàng trên nền trời xám bạc. Thảm lá phượng trước cổng trường Trưng Vương bị gió cuốn tạo thành những xoáy ốc nhỏ dưới chân bức tường có hàng rào hoa sắt sơn xanh cũ kĩ. Người quét đường dường như chợt nhận ra vẻ đẹp của sắc vàng rơi rụng mà không nỡ quét nó đi vội.

Cái sắc vàng của lá rụng trên phố mùa thu càng rực rỡ hơn khi những trận mưa đổ xuống. Như sau một lần tắm gội, sắc lá ánh lên dưới nắng thu lấp lánh như môi cười. Lũ trẻ mỗi lần được về thăm nhà từ nơi sơ tán chơi đùa cả ngày trên những vỉa hè vàng lá không biết chán. Ngày ấy, những con đường Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng kéo lên Hoàng Hoa Thám vắng vẻ quanh năm. Nó như một sân chơi dài dằng dặc hết sức an toàn cho lũ trẻ.

Cũng vẫn mùa thu trên những con phố ấy, những hàng cây sau vài chục năm đã hao khuyết đi nhiều. Những phượng vĩ, xà cừ già nua gãy đổ đã được trồng cây khác thay vào. Một quãng phố bây giờ là nhiều sắc lá đan chen khiến cho cảm giác về con phố càng thu hẹp lại. Màu vàng mơ trong veo như ngọc của hai hàng cây cơm nguội đầu phố Quang Trung đã hoàn toàn biến mất. Giờ muốn tìm lại cái màu vàng nôn nao đất trời ấy phải lên tận cuối đường đê Yên Phụ. Thảm lá sấu vàng rực cũng không còn nhìn thấy trên những con phố Trần Hưng Đạo, Trần Phú nữa. Đơn giản vì số cây sấu còn lại cũng không nhiều và bị chen lấn quá nhiều loài cây khác trồng xen kẽ. Giờ muốn nhìn thảm lá sấu dày dặn như thế phải tìm lên phố Phan Đình Phùng chỗ gần cổng thành Cửa Bắc.

Đã có một thời gian dài tư duy của những nhà quản lý công viên cây xanh Hà Nội hướng đến cây trồng có hoa. Và lập tức những cây gãy đổ bất kể tên là gì cũng đều được trồng thay thế bằng cây bằng lăng và cây muồng vàng. Cả thành phố đã có lúc hoa hoét sặc sỡ tím vàng xanh đỏ hết sức tuỳ tiện. Một bảng hoà sắc cho thiên nhiên không có bất cứ một tính toán khoa học thẩm mĩ nào. Người ta đã quên đi rằng những cây cối không hoa ngày trước người Pháp trồng ở Hà Nội là có cân nhắc tính toán bởi những kiến trúc sư cảnh quan rất bài bản. Liều lượng cho màu xanh ở những con phố nào là vừa phải. Cũng như vậy, liều lượng của những mùa vàng rụng lá ở những đâu tạo ra cảnh quan đẹp mắt. Những phượng vĩ, bằng lăng thường chỉ tập trung ở một vài con phố tiêu biểu cũng có nghĩa là màu sắc được dùng cho từng con phố hết sức kiệm lời.

Giờ thì ta càng thấy những con phố kiệm lời như thế là cần thiết cho một thành phố đã quá dư thừa âm thanh và sắc màu. Nó như một liều thuốc an thần cho những bon chen mệt nhoài trên phố với những hàng quán cửa hiệu quảng cáo nhức mắt. Một hai năm vừa rồi Hà Nội đã bắt đầu cho chỉnh trang lại cây trồng trên phố. Đã có vài giống cây lạ được mang về trồng thí điểm. Cây bàng Đài Loan đã bắt đầu thấy lấp ló lá vàng mùa thu đâu đó trên những con đường nội thành. Cây hoa ban mang về phố nở ra màu hoa tím sẫm không đẹp đẽ mong manh trắng như ở trên rừng. Nhưng sắc lá vàng chênh chao mùa thu của nó mới là điều đáng kể cho cái nhìn bao quát về màu sắc phố phường. Nó không còn cho thấy một tư duy quê kiểng trồng cây có hoa trên phố như trước nữa.

9-2017

(In trong Hát mãi một mình, tản văn, Đỗ Phấn, NXB Trẻ, 2019, tr. 423-426)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Xác định đề tài của văn bản?

Câu 2: Theo văn bản, sắc vàng của mùa thu được thể hiện qua một số chi tiết nào?

Câu 3: Cách giải thích nghĩa của từ “chành choẹ” trong các câu“Từng đàn chim khuyên, chim chào mào rối rít chành choẹ trên tán lá”?

Câu 4: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào qua câu văn sau:“Cả thành phố đã có lúc hoa hoét sặc sỡ tím vàng xanh đỏ hết sức tuỳ tiện. Một bảng hoà sắc cho thiên nhiên không có bất cứ một tính toán khoa học thẩm mĩ nào”?

Câu 5: Hãy nêu bài học tâm đắc nhất anh/chị rút ra được cho bản thân sau khi đọc đoạn tản văn trên?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về khu du lịch sinh thái Măng Đen(Kon Tum).

Hướng dẫn đáp án chi tiết

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Đề tài: Vẻ đẹp của lá vàng khi Hà Nội vào thu. 1,0
2 Chi tiết: Cây cơm nguội cổ thụ bắt đầu khoác chiếc áo vàng mơ kiêu hãnh bên hồ. Cây bằng lăng lá chuyển màu vàng cam chói lọi. Hàng cây cơm nguội đầu phố Quang Trung, Lý Thường Kiệt cũng bắt đầu chuyển sắc vàng trên nền trời xám bạc. 1,25
3 “Chành chọe” nghĩa là: Cãi cọ, tranh giành 1,25
4 Tác giả có tình yêu tha thiết với Hà Nội khi vào thu. 1,25
5 Bài học tâm đắc nhất rút ra được cho bản thân sau khi đọc tản văn:

+ Yêu thiên nhiên, giữ gìn nét đẹp vốn có của thiên nhiên.

+ Giữ gìn những nét đẹp tạo nên màu sắc văn hóa riêng.

+ Đổi mới, sáng tạo nhưng cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng.

Hướng dẫn chấm:

  Học sinh nêu được một bài học tâm đắc: 0,25 điểm

 Học sinh lí giải phù hợp: 0,25 điểm

Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng yêu cầu: 0.0 điểm

1,25
II   VIẾT 4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày đúng cấu trúc của bài văn thuyết minh: 0,25 điểm

– Trình bày không đúng cấu trúc của bài văn thuyết minh: 0,0 điểm

0.25
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề) thuyết minh về khu du lịch sinh thái Măng Đen(Kon Tum).

Hướng dẫn chấm:

Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.5 điểm.

Xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.0 điểm.

0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; cần đảm bảo các yêu cầu sau:

2.5
  * Mở bài:

– Giới thiệu về khu du lịch sinh thái Măng Đen(Kon Tum)

– Nêu thông tin khái quát về khu du lịch Măng Đen

* Thân bài:

– Giới thiệu chung về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội của Măng Đen.

– Đặc điểm kiến trúc

– Thuyết minh về các địa danh ở Măng Đen:

+ Tượng đài chiến thắng Măng Đen

+ Thác Pa Sỹ

+ Thác Lô Ba

+ Cầu treo Kon Tu Rằng

+ Làng du lịch Kon Bring

+ Chùa Lâm Khánh

+ Tượng Đức Mẹ

– Tham quan thiên nhiên:

+ Hoa Mai Anh Đào

+ Du lịch sinh thái: Vườn cam, vườn dâu tây, vườn cà chua, dưa leo,…..

– Ẩm thực

* Kết bài: Khái quát ý nghĩa của du lịch sinh thái Măng Đen, lời quảng bá đến du khách về vẻ đẹp của Măng Đen.

Hướng dẫn chấm:

– Vấn đề thuyết minh được triển khai đầy đủ, sâu sắc: 2.0 2.5 điểm.

– Vấn đề thuyết minh được triển khai chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.25 điểm  1.75 điểm.

– Vấn đề thuyết minh được triển khai chung chung, sơ sài: 0.5 điểm 1.0 điểm.    

Lưu ý: Những thông tin cung cấp cần chuẩn xác, trình bày khoa học, hệ thống.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá 05 lỗi chính tả.

0.25
  e. Sáng tạo: Trình bày về vấn đề 1 cách độc đáo; có cách diễn đạt mới mẻ, hình thức sáng tạo. 0.5
Tổng điểm 10.0

Bài viết tham khảo

MĂNG ĐEN- ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU

Trong bài hát “Bản tình ca Măng đen”, nhạc sĩ Ngọc Tường viết: “Em lên với Măng Đen, nơi lắm mưa nhiều gió, mang theo nắng đồng bằng Nghệ Tĩnh ở trong tim”. Quả thật, đây là một vùng đất đem thương nhớ cho mọi người với rừng nguyên sinh, hồ, thác nước, rừng thông, khí hậu mát mẻ trong lành.

Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen thuộc huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum, là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, với diện tích tự nhiên 137.124ha, trong đó, đất nông nghiệp là 124.761ha (đất sản xuất 11.283ha, đất lâm nghiệp 113.469ha, đất nuôi trồng thủy sản 8,59ha). Huyện có 9 xã với 89 thôn, 117 làng.

Dân số toàn huyện (tính đến cuối năm 2016) 6.543 hộ với tổng số khẩu 26.685  khẩu, hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 5.614 hộ với tổng số khẩu là 21.529 khẩu (chủ yếu là người dân tộc Xê đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre) chiếm trên 80 % dân số toàn huyện với nhiều nét văn hoá đặc trưng.

Trung tâm huyện cách thành phố Kon Tum 54 km về phía Đông – Bắc đi theo quốc lộ 24; cách các bãi biển du lịch của Quảng Ngãi 120 đến 150 km và các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam khoảng 250-300 km theo đường quốc lộ 24 – Đường Hồ Chí Minh. Có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung chuyển của các tỉnh Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam, Nam Lào, Đông – Bắc Campuchia, Đông – Bắc Thái Lan…

Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000m – 1.500m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-200C, độ ẩm trung bình 82-84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, với nhiều danh lam thắng cảnh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: (Đăk Ke, Pa sỹ, Lô Ba), hồ (Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô)… thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.

Về văn hoá các dân tộc, với môi trường sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống bản địa, với những nhạc cụ dân dang lâu đời như: đàn, nhị, sáo dọc, trống, chiêng, cồng, tì và, ống gõ, giàn ống hoạt động nhờ sức nước; trang phục bản địa của người Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê; văn hóa kiến trúc nhà rông, nhà dài… gắn với không gian núi rừng thiên nhiên là tiềm năng rất lớn để khai thác để tạo thành các điểm du lịch cộng đồng mang đậm nét đặc sắc bản địa núi rừng Măng Đen.

Các homestay tại Măng Đen có lối kiến trúc khá đặc trưng. Các căn hộ tại đây đều nằm trong khuôn viên trồng rất nhiều cây xanh với không gian mở.

Tượng đài chiến thắng Mắng Đen là một công trình điêu khắc bằng đá khối nằm ở trung tâm quảng trường của huyện KonPlông với tổng kinh phí đầu tư hơn 5 tỉ đồng. Công trình này gồm có 3 nhóm tượng được đặt trên trụ bê tông cốt thép có chiều cao gần 20 mét hướng đông – tây- nam. Đây là nơi ghi nhận công lao của nhân dân huyên KonPlông trong những năm kháng chiến chống Mỹ, là biểu tượng cho ý chí quyết chiến quyết thắng của người dân nơi đây.

Giữa muôn ngàn cảnh đẹp mà tạo hóa đã ban cho vùng đất Măng Đen, khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ là một cảnh quan giản dị với vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc tựa tâm hồn chất phác của người dân Kon Tum. Nằm trong tổng diện tích 25 hec ta, khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ có một cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du khách mỗi khi đến tham quan với hệ thống đường đi, nhà rông văn hóa, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bày văn hóa của người dân tộc Rơ Mâm, trang trại trồng rau và hoa. Bạn sẽ phải choáng váng với những công trình đẹp mà không kém phần hiện đại trong một khu sinh thái bốn xung quanh chỉ có cây lá. Trung tâm của khu du lịch là thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển. Thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen, nên được gọi là Pau Suh, theo tiếng dân tộc Rơ Mâm có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng. Sau này tên thác được đọc chệch đi thành Pa Sỹ.

          Thác Lô Ba khá hoang sơ lại nằm sâu trong cánh rừng nguyên sinh nên ít người biết tới. Nhưng những ai đã đặt chân đến đây đều không ngừng trầm trồ cảm thán trước sức bí ẩn ở nơi này. Thác Lô Ba có độ cao tầm khoảng trên 40m với 251 bậc tam cấp dẫn xuống lòng suối. Và để đến được ngọn thác thì bạn phải men ngược theo con suối 1 đoạn là sẽ nhìn thấy thác. Nước của thác này bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao ở Măng Bút – Đăk Tăng – Măng Cành; đem theo hơi lạnh của rừng cây chảy xuyên qua nền địa hình chông chênh, cao dốc và đổ xối xả, ầm ầm xuống dòng xuối tạo lên những dải lụa trắng mềm mại, tung bọt trắng xóa trên nền trời trong xanh nhìn rất đẹp và thơ.

Cầu treo Kon Tu Rằng có màu vàng cam nổi bật, tạo nên một điểm nhấn trên dòng sông êm đềm. Đây không chỉ là một công trình giao thông quan trọng, mà còn là một biểu tượng văn hóa và du lịch của Măng Đen.

Làng du lịch cộng đồng Kon Bring là ngôi làng của người dân tộc M’Nâm với nhiều nét đặc trưng truyền thống, đậm chất Tây Nguyên như: kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, múa cồng chiêng. Làng Kon Bring không chỉ sở hữu phong cảnh hữu tình mà còn giữ gìn và lưu truyền nhiều nét văn hóa dân tộc Mơ Nâm như nhà sàn, cồng chiêng, nhà rông, các lễ hội hay các nghề thủ công truyền thống. Hệ thống các lễ hội của người dân tộc Xê Đăng thường diễn ra suốt năm, bao gồm cả lễ gieo mạ, lễ ăn lúa mới, lễ hội máng nước, lễ tạm dừng hoạt động kho lúa, lễ hội mừng nhà rông; những nghi lễ vòng đời truyền thống như hỏi cưới, sinh con, lễ  trưởng thành và tang lễ. Khi có lễ nghi, mọi người tụ tập bên nhau và cùng nhau thực hiện nghi lễ rất chỉn chu, trang trọng. Ngôi làng Kon Bring thu hút sự chú ý của đông đảo khách du lịch nhờ kiến trúc đặc trưng của nhà Rông. Nhà Rông thường được xây dựng từ các vật liệu đơn giản và có sẵn từ rừng như: gỗ, tre, tranh, nứa,…. Nhà Rông chính là biểu tượng kiến trúc của dân tộc M’Nâm nói riêng và các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung. Nhìn từ xa, mọi người sẽ thấy mái nhà Rông trông giống một lưỡi rìu, dựng đứng hiên ngang giữa đất trời. Nhà Rông tại Kon Bring là biểu tượng của kiến trúc nghệ thuật độc đáo kết hợp hài hòa giữa yếu tố con người và yếu tố vũ trụ. Thiết kế chiều cao và kiểu dáng vươn lên trời của nhà Rông tượng trưng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên, đất trời với dân gian.

Măng Đen còn là điểm đến của các tín đồ tôn giáo. Bạn có thể chọn đi lên chùa Khánh Lâm vào những ngày rằm, mùng để tận hưởng không khí lễ bái nhộn nhịp của người dân địa phương hoặc đi ngày thường nếu thích sự an tĩnh. Kiến trúc tại chùa Khánh Lâm mang nhiều đặc sắc nổi bật. Cổng chùa được xây dựng bao bọc bởi thiết kế độc đáo với nhiều chạm khắc gỗ hòa quyện với màu gạch ngói toát lên vẻ đẹp cổ kính cho ngôi chùa. Hai bên cổng chùa Khánh Lâm còn xuất hiện hai dòng chữ Từ Bi và Hỷ Xả mang ý nghĩa có thể giáo hóa được chúng sanh và khiến cho chúng sanh lìa khổ để được vui. Chánh Điện chùa Khánh Lâm khoác lên mình vẻ đẹp vô cùng trang nghiêm nổi bật với cấu trúc ba tầng mái đan xen sự hài hòa vô cùng tinh xảo giữa nét đẹp truyền thống đặc thù của bản địa và những kiến trúc cổ xưa đến từ những ngôi chùa truyền thống. Phía trên đỉnh tầng mái được lấy cảm hứng từ cách điệu mái nhà rông, một mô hình nhà truyền thống đặc sắc của người dân địa phương tại vùng đất Tây Nguyên được hướng thẳng trên bầu trời xanh ngát. Điều này mang ý nghĩa vô cùng to lớn bởi hình ảnh biểu đạt được tinh thần hòa nhập giữa nét đẹp đến từ tinh hoa Phật giáo và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của những đồng bào dân tộc thiểu số trên mảnh đất Kon Tum. Bên trong Chánh Điện thờ hình tượng Phật A Di Đà cùng với sa bàn mô hình tổng quan của ngôi chùa Khánh Lâm.

Trên đường lên đến Chánh Điện chùa Khánh Lâm, bạn sẽ bắt gặp được tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao khoảng 17m được đặt bên ngoài khuôn viên chùa, bao bọc bởi rừng cây xanh mát và gần với ao hồ sen mang lại sự yên bình vốn có và yên tĩnh. Hai bên còn có tháp trống và tháp chuông hậu cần cho Quan Thế Âm Bồ Tát mang đến sự bình an, thanh thản và mang một tấm lòng bao dung rộng mở.

Ngoài ra, dọc hai bên Chánh Điện của chùa Khánh Lâm còn có sự hiện diện tượng của 18 vị La Hán khác nhau tượng trưng cho những đệ tử tu hành chính quả của Đức Phật có tu vi cực hạn. Mỗi vị la hán đều mang vẻ mặt và dáng dấp riêng rất sinh động.

Hai bên sườn của Chánh Điện chùa Khánh Lâm là dãy nhà Đông Lan và Tây Lan nằm đối diện nhau với diện tích khoảng 250m2. Tất cả các cột kèo và cửa của dãy nhà này được chạm khắc bằng gỗ mít rừng vô cùng tinh xảo và đầy tính nghệ thuật. Khu vực mang đậm nét kiến trúc cổ xưa mà các vị vua thường thích khi xây dựng cung điện của mình.

Tượng Đức Mẹ tại Măng Đen là một di tích, điểm hành hương Công giáo của Giáo phận Kon Tum và các vùng lân cận. Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen nằm ở QL24, thôn Măng Đen, xã Đắk Lông, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum (khu du lịch Măng Đen). Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen nằm cách Thành phố Kon Tum khoảng 60km, với độ cao 1200m. Tương tự như Tòa Giám Mục Kon Tum, nơi đây sở hữu bầu không khí mát mẻ, trong lành. Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen là một di tích du lịch hành hương công giáo của nhiều người theo Thiên Chúa giáo trong và ngoài nước.

Bức tượng Đức Mẹ Măng Đen do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng. Bức tượng này được mang đến Thành phố Kon Tum bằng trực thăng nên khu vực này vẫn còn dấu vết của sân bay dã chiến năm xưa. Đức Mẹ Măng Đen cao khoảng 1m, được đặt trên bệ xi măng kết hợp với đá cuội tự nhiên, xung quanh tượng có rất nhiều hoa. Phần thân tượng mang nét tương tự như Mẹ Fatima nhưng phần đầu lại giống với hình ảnh người phụ nữ Tây Nguyên.

Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen là một trong những nhà thờ đẹp ở Kon Tum và là điểm hành hương yêu thích của nhiều người. Bạn có thể đến nơi này để cầu phúc lộc cho con cái, may mắn cho gia đình. Nhiều người còn tin rằng hình dáng cụt tay của Đức Mẹ là minh chứng cho việc phù hộ cho những đứa con bất hạnh, mắc bệnh hiểm nghèo. Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen cũng gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử tâm linh xúc động. Bạn có thể đến đây, chạm vào Đức Mẹ, chia sẻ với Mẹ mọi sự buồn vui, đau khổ trong cuộc sống.

Vào đầu mùa khô, khoảng  từ tháng 10 hàng năm, hoa mai anh đào vàng lá dần rồi rụng hết, trơ trọi cành nhánh khẳng khiu và ngủ đông. Đến cuối tháng 12, hoa mai anh đào “bừng tỉnh” khoe sắc hồng trên đại ngàn. 
           Du lịch sinh thái tại khu nông trại ứng dụng công nghệ cao với những nông trại trồng cam, mít, dâu tây, cà chua, các loại rau,…tại Măng Đen đang trở thành một điểm đến phổ biến và hấp dẫn với du khách.

Bất kể du khách nào khi đến với Măng Đen đều muốn khám phá không chỉ là cảnh đẹp ở vùng núi đại ngàn này mà văn hóa ẩm thực nơi đây cũng là điều vô cùng hấp dẫn. Đến Măng Đen, bạn không thể bỏ qua các món ngon lành mang màu sắc núi rừng Kon Tum như lẩu xuyên tiêu, gà nướng cơm Lam(quán gà nướng cơm lam cô Sinh là địa chỉ tin cậy), lẩu cá tầm, gỏi lá, xôi măng, rượu sim,….

Kính mời mọi người đến với Măng Đen để trải nghiệm và nghỉ dưỡng, để tìm được sự bình yên và thư thái cho tâm hồn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *