Đề kiểm tra giữa học kì 2 ngữ văn lớp 11 Tràng giang

Đề thi khối 11
 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn. Khối: 11

Thời gian: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi bàn tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người đều có bóng dáng lí tưởng của mình, nhưng vì sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?(…)

(2) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chú tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể có được thành công.

(3) Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thật sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm.

(Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ,

Trình Chí Lương, NxbVăn học, tr. 160 – 161)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chínhcủa văn bản.

Câu 2.Vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối ?

Câu 3. Nêu những nội dung chính của văn bản.

Câu 4.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu sau (đoạn 3) và phân tích tác dụng của phép tu từ đó: Lẽ nào chúng ta thật sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao?

LÀM VĂN (7điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 dòng) nêu một số giải phápđể hạn chế hiện tượng tâm lí đám đông theo hướng tiêu cực.

Câu 2 (5 điểm)

Cảm nhận củaAnh/Chị vềđoạn thơ sau:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu

Con thuyền xuôi mái nước song song Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả                    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Củi một cành khô lạc mấy dòng                     Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Trích Tràng Giang, Huy Cận)

………………..HẾT……………….

Họ và tên học sinh………….……………………………………..Lớp:..………….Số báodanh:……………

* Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

 

SỞ GD & ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

   TRƯỜNG THPT BÌNH HƯNG HÒA

            NĂM HỌC 2018 – 2019

GỢI Ý ĐÁP ÁN NGỮ VĂN LỚP 11

Phần/

Câu

Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 – Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5
2 – Họ không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi bàn tay vô hình sắp đặt. 0.5
3 –          – Trong cuộc đời, có nhiều người hành động như con rối.

–          – Chúng ta thất bại vì chạy theo đám đông.

–          – Hãy biết mình muốn gì và muốn làm gì để khỏi bị nhấn chìm trong đám đông.

–          (Trảlờiđược 2/3 nội dung thìchotrọnvẹnđiểm).

1.0
4 –          – Câu hỏi tu từ: Lẽ nào chúng ta thật sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao?

–          – Tác dụng: Chúng ta luôn có những điều tốt đẹp nhưng không biết mình có, mỗi con người phải luôn không ngừng khám phá bản thân mình, lắng nghe tiếng nói của mình.

1.0
II LÀM VĂN  
1 Trình bày suy nghĩ về bài học trong văn bảnĐọchiểu.  
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân -hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
  b. Xác định đúng vấn đềnghịluận

Một số giải phápđểhạn chế hiện tượng tâm lí đám đông theo hướng tiêu cực.

0.25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận

–          – Cá nhân cần có hiểu biết và tri thức về một hiện tượng xã hội mình quan tâm;

–          – Cần ý thức được giá trị và sự tự tin của mình để không bị lôi kéo vào các trào lưu xấu ;

–          – Suy nghĩ chín chắn trước các hành động của bản thân…

1.0
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu         

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25
  e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25
2 Cảmnhậnkhổ 1, 2 bàithơ“Trànggiang” (HuyCận) 5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận

Mở bài, giới thiệu được vấn đề;Thânbài, triển khai vấn đề; Kếtbài, khái quát vấn đề.

0. 25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

– Bức tranh Tràng giang và tâm trạng thời thế của thi nhân.

0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận và trích dẫn thơ.

0.25
  * Nội dung chính.  
  – Phân tích 4 câu thơ đầu để thấy được cảnh sóng nước tràng giang mênh mông, quạnh vắng cùng với nỗi buồn man mác hoà  theo từng con sóng gợn. Chú ý phân tích các từ ngữ, hình ảnh: sóng gợn, con thuyền xuôi mái, thuyền về nước lại, củi một cành khô,…; các từ láy điệp điệp, song song; sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, hình ảnh thơ giàu chất triết lí, đậm nỗi ưu tư về số phận những kiếp người nhỏ bé trong xã hội cũ. 1,5
  Phân tích 4 câu sau để thấy được cảnh đìu hiu vắng bóng con người, ngay cả những âm thanh sinh hoạt đời thường cũng như có như không. Con người khao khát tìm kiếm âm thanh sự sống nhưng dường như vô vọng. Thấy được tài năng của thi nhân trong miêu tả không gian nắng xuống trời lên, sự sáng tạo của Huy Cận qua cụm từ sâu chót vót khiến không gian như giãn rộng ra đến vô cùng, càng làm tăng nỗi cô đơn trong lòng người lữ thứ. 1,5
  * Đánh giá chung. 0.25
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25
  e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *