Đề HSG 11 Đặc trưng của thơ

Đề thi khối 11
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

 Câu 1 (8,0 điểm) 

HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG

“Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”

“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”

Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.

Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.

Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”

“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”

Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại.

Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”

“Đủ rồi ạ!” – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”

“Vậy sao được”, sư thầy nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”

Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”

Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”

Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về bài học cuộc sống đối với mỗi người trong xã hội hiện nay?

Câu 2 (12,0 điểm)

Nhà thơ Xuân Diệu từng khẳng định: “Thơ phải súc tích, phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần. Những sự vật thường vẫn nhạt vẫn loãng, thi sĩ đem kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà, tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu”.

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Hướng dẫn chấm chi tiết:

 

               HDC THI HSG CẤP TRƯỜNG VÒNG 1

                        MÔN THI: NGỮ VĂN 11

                            (HDC gồm 04 trang)     

   

YÊU CẦU CHUNG

– Học sinh có kiến thức văn học và xã hội chính xác, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc.

– Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT Điểm
1 1 Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội.

Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.

1,0
  Ý Nội dung Điểm
  2 Câu chuyện “Hành trang lên đường” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về về bài học cuộc sống đối với mỗi người trong xã hội hiện nay?

7,0

   
2.1 Ý nghĩa của câu chuyện:  
      Khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kĩ lưỡng hay chưa, mà là chính bản thân mỗi chúng ta đã đủ dũng khí, đủ quyết tâm hay không.  
2.2 Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện.  
             – Trước mỗi chặng hành trình và kế hoạch mới, chúng ta cần có sự chủ động trong việc chuẩn bị trước nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, sức khỏe… sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giúp cho chúng ta tự tin hơn và xác suất thành công cao hơn.

– Tuy nhiên, khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kĩ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa. Hãy có dũng khí can đảm lên đường, cứ đi rồi sẽ đến. Bởi vì:

+  Sự quyết tâm chính là việc mỗi người nỗ lực hết sức mình, dốc hết khả năng của mình để thực hiện ước mơ, nguyện vọng, mục tiêu mà bản thân mình đã đặt ra. Sự quyết tâm là tập trung năng lượng và nỗ lực vào một công việc, cụ thể nào đó và gắn bó với nó cho tới khi hoàn thành, đây còn là một một khả năng, giúp bạn cố gắng tiếp tục làm một việc gì đó mặc dù nó rất khó, sự quyết tâm phải được rèn giũa qua nhiều năm tháng.

+ Sự quyết tâm có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn có tính chất quyết định đến sự thành công của mỗi người. Nếu thiếu đi sự quyết tâm, giấc mơ của ta sẽ mãi dang dở, ngày càng xa rời ra và trở nên hão huyền hơn bao giờ hết. Sự quyết tâm chính là sợ dây kéo ước mơ gần lại với hiện thực.

+ Quyết tâm làm cho con người mạnh mẽ hơn, kiên định hơn với lí tưởng sống của mình, từ đó có thêm động lực để cố gắng, phấn đấu và vượt qua những khó khăn gian khổ. Hơn nữa, nhờ lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, ta sẽ không bỏ ngang giữa chừng vấn đề mà mình đang làm, cũng như sẽ luôn cố gắng tìm ra cơ hội mới, con đường mới khi gặp khó khăn giữa chừng. Tạo được sức mạnh vực được mỗi người bước tiếp sau những thất bại, học được từ những thất bại và đi tiếp đến thành công.

+ Không có sự quyết tâm, con người sẽ không có động lực phấn đấu, mất đi sự kiên trì và những đức tính tốt đẹp của bản thân.

+ Tạo dựng được sự tự chủ của bản thân, cũng như sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và khi có lòng quyết tâm, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những “ổ gà”, vấp ngã. Chính vì vậy, những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài.

+ Người có lòng quyết tâm sẽ tạo dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được những người xung quanh yêu quý và thúc đẩy xã hội phát triển.

– Phê phán những người không có lòng quyết tâm, dễ dàng đầu hàng trước khó khăn, thử thách, run sợ, đầu hàng, chán nản, buông xuôi trước những thử thách trong cuộc sống hoặc muốn thành công bất chấp mọi giá. Tự vây hãm bản thân trong sự tiêu cực, bi quan, chán nản, bỏ lỡ nhiều cơ hội, đánh mất ý nghĩa của cuộc sống hoặc đặt quá nhiều hi vọng dẫn đến ảo tưởng, mơ mộng viển vông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

  Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, học sinh phải đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, xác đáng để làm rõ vấn đề.  
2.3 Liên hệ, mở rộng  
   

Không phải hoàn cảnh thử thách nào cũng giúp con người trở nên mạnh mẽ hơn. Mỗi cá nhân cần tự lượng sức mình, không liều lĩnh thử thách bản thân bởi những điều vượt quá giới hạn cho phép. Để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, con người cần lắng nghe nội tâm mình; đồng thời cũng cần biết đón nhận sự động viên, khích lệ, yêu thương, giúp đỡ của những người xung quanh.

Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, mang trong mình nhiều ước mơ, khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp thì ngay từ bây giờ ta phải nhận thức được tầm quan trọng của lòng quyết tâm, hãy sống với sự quyết tâm, ý chí mạnh mẽ để có thể hiện thực hóa những ước mơ đó của chính mình. Thời gian không chờ đợi bất kì ai cũng như không quay ngược lại quá khứ, chính vì thế, ta cần biết cố gắng nhiều hơn nữa từng ngày, biết nắm bắt thời cơ và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như cho xã hội ngày càng trở nên văn minh, thịnh vượng hơn.

 
  Tổng điểm câu 1 8.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

  Nhà thơ Xuân Diệu từng khẳng định: “Thơ phải súc tích, phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần. Những sự vật thường vẫn nhạt vẫn loãng, thi sĩ đem kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà, tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu”.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

 

 

12.0

1

 

 

2

Hình thức, kỹ năng

Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học

1.0
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn  
Nội dung 11.0
2.1 Giải thích  
  – Thơ: là một thể loại văn học, sử dụng phương thức trữ tình để phản ánh cuộc sống. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, chủ yếu thể hiện tình cảm, tâm trạng con người thông qua ngôn ngữ hàm súc, có cấu trúc đặc biệt, giàu hình ảnh, nhịp điệu,…

Thơ phải súc tích phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần: Thông qua nghệ thuật so sánh mang tính hình tượng đề cập đến  đặc trưng về mặt thể loại, thơ thường có dung lượng ngắn gọn nhưng cô đọng, hàm súc (ý tại ngôn ngoại) hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, đa chiều.

Những sự vật thường vẫn nhạt vẫn loãng thi sĩ đem kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà : Hiện thực đời sống với những giản dị, đời thường thậm chí có phần nhỏ bé và vụn vặt, nhà thơ phải lựa chọn, gia công để tạo nên những câu thơ có giá trị.

– Tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu: Tài năng của người cầm bút trong quá trình sáng tác, từ hiện thực đời sống và xúc cảm của chính mình, nhà thơ phải chắt lọc để tạo nên những tác phẩm đẹp đẽ và có giá trị như ngọc châu. Người nghệ sĩ phải xoay sở trên một vùng đất chật hẹp, vậy nên họ không thể lãng phí bất cứ từ ngữ nào để diễn tả những cảm xúc hời hợt, tủn mủn, thứ mà họ viết nên phải là ngôn ngữ được chắt lọc và kết tinh từ hàng vạn chất liệu ở đời – người thợ tài năng gọt giũa, nhào luyện để tạo nên giá trị về nghệ thuật ngôn từ.

=> Bằng cách diễn đạt ngắn gọn, giàu hình ảnh, ý kiến trên của nhà thơ Xuân Diệu đã nhấn mạnh, khẳng định đặc trưng của Thơ: Thơ thường ngắn gọn, cô đọng, hàm súc và đặt ra yêu cầu đối với người cầm bút trên hành trình sáng tạo nghệ thuật cần chắt lọc ngôn ngữ thơ từ hàng vạn chất liệu đời thường, từ cảm xúc của chính mình để tạo nên những tác phẩm thơ có giá trị.

 

 

2.2 Bàn luận  
2.2.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2

 

 

 

 

– Tại sao Thơ phải súc tích phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần:

+ Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu… Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại”. Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ.

+ Nhà văn Hê-ming-uê từng đưa ra nguyên lí “tảng băng trôi”, tác phẩm văn chương phải là một tảng băng trôi bảy phần chìm, một phần nổi. Người nghệ sĩ không phải là một cái loa phát thanh cho ý tưởng của mình mà nói lên bằng ngôn từ có nhiều sức gợi, lời chật mà ý rộng, lời đã hết mà ý khôn cùng, đây là cách dùng từ sao cho đắt nhất, phù hợp nhất.

– Tại sao Những sự vật thường vẫn nhạt vẫn loãng, thi sĩ đem kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà, tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu:

+ Văn học và đời sống có sự gắn bó mật thiết. Văn học luôn luôn từ cuộc đời mà có, vì cuộc đời mà đến. Cây văn học phải bám rễ thật sâu vào lòng hiện thực mới xanh tươi, nở hoa thơm, dâng trái ngọt. Chính vì vậy, thơ phải xuất phát từ đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, cảm xúc rung động của người nghệ sĩ. Song hiện thực trên trang viết phải được chưng cất, lắng lọc qua lăng kính chủ quan của người cầm bút mới có thể tạo nên những tác phẩm có giá trị.

+ Văn chương, trong đó có thơ ca là lĩnh vực của sáng tạo nghệ thuật, dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống, đồng thời bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả. Thơ là phương tiện để nhà thơ giao cảm, chia sẻ với cuộc sống và con người, là ý nghĩa sự tồn tại của người nghệ sĩ.

+ Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu.. .làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ. Bàn về đặc điểm này, nhà thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.

+ Ngôn ngữ chính là chất liệu và công cụ của nhà thơ. Ngôn ngữ trong văn học vốn dựa vào ngôn ngữ đời sống nhưng không phải là ngôn ngữ của đời sống hàng ngày mà là ngôn ngữ được nghệ thuật hóa, cách điệu hóa. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ một cách trau chuốt, sáng tạo để thành một thớ ngôn ngữ giàu có, sang trọng và đẹp đẽ. Ngôn ngữ thơ phải có các đặc trưng như: tính hệ thống, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng, tính hàm súc, đa nghĩa, tính cá thể hóa… Ngoài ra ngôn ngữ thơ cần phải trong sáng, phù hợp chuẩn mực để người tiếp nhận có thể hiểu và chấp nhận sự mới lạ.

+ Ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ đời sống, và nhiều khi không khác biệt với ngôn ngữ đời sống. Tuy nhiên, ngôn ngữ thơ không hẳn là thứ ngôn ngữ nguyên sinh của đời sống mà là ngôn ngữ của sự sáng tạo, không ngừng biến sinh và có ma lực riêng nhiều khi thoát khỏi ý thức của người cầm bút trở thành một ám ảnh vô thức. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ” hoặc “thơ là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”. Bởi vậy ngôn ngữ thơ góp phần tích cực tạo nên giá trị thẩm mĩ, làm phong phú thêm ngôn ngữ đời sống.

 

 

 

 

 

 

2.2.3 Chứng minh:  
  Yêu cầu:

Trong quá trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần phải biết kết hợp lựa chọn và phân tích cảm nhận ít nhất 2 tác phẩm thơ của 2 tác giả tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, rõ nét để chứng minh và làm sáng tỏ quan điểm của nhà thơ Xuân Diệu.

Gợi ý:

+ Tác phẩm Thơ thường có tính súc tích:

+ Quy luật của nhà thơ trong quá trình sáng tác Thơ đó là sự tinh lọc, sáng tạo  ngôn ngữ thơ để tạo nên những tác phẩm độc đáo và có giá trị cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Cụ thể:

./. Hiện thực trên trang viết được chưng cất, lắng lọc qua lăng kính chủ quan của người cầm bút.

./. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được chưng cất công phu.

 

 
2.3 Mở rộng  
  – Khẳng định tính đúng đắn của nhận định, bằng cách diễn đạt ngắn gọn, giàu hình ảnh, ý kiến đã nhấn mạnh, khẳng định đặc trưng của Thơ: Thơ thường ngắn gọn, cô đọng, hàm súc và đặt ra yêu cầu đối với người cầm bút trên hành trình sáng tạo nghệ thuật cần chắt lọc ngôn ngữ thơ từ hàng vạn chất liệu đời thường để tạo nên những tác phẩm thơ có giá trị. Đó là một trong những tiêu chuẩn, thước đo cho những kiệt tác bất hủ đi vào lòng bạn đọc và nhân loại.

– Ý nghĩa vấn đề đối với người sáng tác, người tiếp nhận.

+ Với người sáng tác: Cần có tài năng để tạo nên sự độc đáo về nghệ thuật cho tác phẩm; luôn tâm huyết, nỗ lực nâng cao tầm tư tưởng để tạo chiều sâu nội dung và khám phá mới mẻ về mặt hình thức. Khẳng định tính súc tích và độc đáo của ngôn ngữ thơ, không có nghĩa là xem nhẹ các đặc trưng còn lại của thể loại thơ.

+ Với người tiếp nhận: Cần học hỏi, trau dồi vốn sống, nâng cao tầm đón nhận của bản thân để hiểu được tính súc tích và giá trị của ngôn ngữ thơ ca; trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ…

 
  Tổng điểm câu 2 12.0
    Tổng điểm toàn bài (1+2) 20.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *