Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong truyện Vợ Nhặt của Kim Lân, bài văn mẫu 1

Văn mẫu lớp 12

Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Bài văn mẫu số 1

Kim Lân là cây bút thành công về đề tài nông thôn và người nông dân, có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này. Thấp thoáng trong các tác phẩm của Kim Lân  là cuộc sống và con người của làng  quê Việt Nam nghèo khó, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà, hóm hỉnh, thông minh. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông để lại khối lượng tác phẩm  khá đồ sộ. Nhưng tiêu biểu nhất là tác phẩm “ Vợ nhặt”. Qua tác phẩm, tác giả không chỉ khắc họa thành công diễn biến tâm lí nhân vật Thị mà còn khắc họa thành công diễn biến tâm lí nhân vật Tràng.

Truyện “ Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết xóm ngụ cư, tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng tám nhưng còn dở dang và mất bản thảo. Hòa bình được lập lại ( 1954) dựa trên một phần cốt truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện “ Vợ nhặt”. Tác phẩm được in trong tập “ Con chó xấu xí” năm 1962.

Tràng là một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, tốt bụng, chân thành và cởi mở. Tràng có ngoại hình thô kệch, xấu xí và xoàng xĩnh với “thân hình to lớn, lưng to như gấu”, cái mặt ấn tượng bởi “hai con mắt nhỏ tý gà gà”. Là người không bình thường ăn nói thì cộc cằn, thô lỗ  “làm đếch gì có vợ”. Tràng là người hiền lành, vui vẻ hay gần gũi với trẻ con và được bọn chúng yêu quý, nên tính cách có phần trẻ con. Anh là dân ngụ cư làm nghề đánh xe bò thuê. Sống cùng với mẹ già trong một căn nhà rúm ró, xiêu vẹo. Tràng là người cởi mở và tốt bụng, Tràng đùa vui với các cô gái xa lạ, xưng hô thân mật cũng là người nhân hậu, giữa lúc đói, anh sẵn sàng đãi người đàn bà xa lạ bốn bát bánh đúc. Tràng cho thị ăn không phải vì để trả ơn mà đơn giản là sự cảm thông.

Tràng nhặt vợ về rất đơn giản, chỉ bằng câu nói nửa đùa nửa thật “này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuôn hàng lên xe rồi cùng về”. Câu nói ấy ẩn chứa niềm khao khát tổ ấm gia đình. Trước cái cười tít mắt của thị, Tràng thích lắm và cảm nhận được niềm vui sướng và hạnh phúc. Lúc đầu thì có ý định đưa người đàn bà xa lạ về nhà Tràng cũng có chút phân vân, anh nghĩ “ thóc gạo thế này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đeo bồng”. Thế mà cuối cùng anh vẫn quyết định dắt thị về nhà, phải chăng sự khát khao hạnh phúc gia đình bấy lâu nay ẩn dấu trong tâm hồn hôm này được thực hiện.

Trên đường về nhà thái độ của Tràng có nhiều khác lạ: “ mặt hắn có một vẻ gì phởn phở khác thường, hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Đó là niềm vui mộc mạc của người đàn ông nghèo, lần đầu được đi bên một người phụ nữ.Mặc dù người vợ được hắn nhặt về nhưng Tràng không hề rẻ rúng,khinh miệt thị.Trái lại, Tràng vô cùng trân trọng coi chuyện lấy Thị là một điều nghiêm túc nên đã đưa Thị vào chợ mua cho Thị cái thúng, đãi một bữa cơm và mua hai hào dầu.Trước con mắt tò mò của dân xóm ngụ cư thì vênh vênh tự đắc. Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả.

Khi về đến nhà, Tràng ăn nói có văn hóa hơn, biết quan tâm đến Thị, thắc mắc “quái, sao nó lại buồn thế nhỉ”? Tràng sốt ruột “ chạy ra chạy vào”, ngóng chờ lúc mẹ về. Tràng hồi hộp lo lắng mong chờ câu trả lời của mẹ. Khi mẹ đồng ý thì thở phào một cái như nhẹ hẳn đi.

Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy mình như bước ra  từ một giấc mơ, nhận ra mọi thứ xung quanh thay đổi, thấy mình trưởng thành, hạnh phúc và có trách nhiệm với vợ con “bỗng hẳn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.     Với Tràng căn nhà này sẽ là cái “ tổ ấm che mưa che nắng… anh cùng vợ sinh con ở đây” và anh cảm thấy “ bây giờ Tràng nên người, có bốn phận lo lắng cho vợ con sau này”.

Những suy nghĩ của Tràng biểu hiện niềm khao khát một mái ấm gia đình thực sự, một ước mơ chính đáng của con người khi trưởng thành là thể hiện cách sống đẹp của Tràng. Bữa cơm đầu tiên đạm bạc, thảm hại nhưng vẫn tràn đầy yêu thương. Tràng cũng nghĩ tới sự thay đổi dù vẫn chưa ý thức được đầy đủ “ trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” là biểu tượng của niềm tin và hi vọng, rồi đây nhân dân lao khổ sẽ cùng đứng lên đấu tranh giành lại cuộc đời mình, đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt. Gieo hạt giống hi vọng mãnh liệt của tâm hồn Tràng, gia đình Tràng và tất cả bạn đọc. Tràng là biểu tượng của niềm khao khát hạnh phúc gia đình , niềm tin vào cuộc sống vào tương lại của những người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

Qua diễn biến tâm lí của nhân vật Tràng trong tác phẩm “ Vợ nhặt” tác giả không chỉ thành công  về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật khi xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc, ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng có sự chắt lọc kỹ lưỡng và giàu sức gợi kết hợp với nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng thể hiện tâm lí nhân vật tinh tế.

Nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật Tràng và tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định ngay trên bờ vực cái chết vẫn luôn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Hình ảnh nhân vật Tràng sẽ sống mãi trong lòng người đọc.

Xem thêm những bài văn mẫu phân tích Vợ nhặt : Vợ nhặt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *