Phân tích đoạn thơ đầu trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, bài mẫu 3

Văn mẫu lớp 12

Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm?

“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

….

Đất nước này là đất nước của nhân dân”

Bài văn mẫu số 3

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ đã có rất nhiều nhà thơ trưởng thành trong khói lửa chiến tranh ác liệt . Nguyễn Khoa Điềm là một trong nhưng nhà thơ như thế. Những tác phẩm của ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư những người chiến sĩ. Đồng thời ông có một cái nhìn mới mẻ về Đất nước qua trường ca “Mặt đường khát vọng” được thể hiện đặc sắc tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn trích “Đất Nước”.

Đoạn trích ‘ Đất Nước” thuộc phần đầu của chương V trong trường ca “ Mặt đường khát vọng”, tác phẩm hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng tạm  chiến khu miền Nam về trách nhiệm nghĩa vụ đáu tranh chống lại giặc ngoại xâm.

Ta cần hiểu được rằng “ Đất Nước được xây dừng từ ca dao thần thoại” là vẻ đẹp được tác gải tái hiện qua nền văn học dân tộc với những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc và đậm nét  ca dao dân ca. Còn “ Đất Nước được xây dựng từ tư tưởng  Đất Nước của Nhân Dân” là sự đóng góp của nhân dân vơi đất nước, tình yêu Tổ quốc nồn nàn, nhân dân tồn tại trong vẻ đẹp của Đất Nước.

Đến với Nguyễn Khoa Điềm người đọc được cảm nhận, chiêm nghiệm đất nước bằng những hình ảnh gần gũi, bình dị , thân thương:

“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”

Khi ta lớn lên thì Đất Nước đã có từ rất lâu rồi, tồn tại trong những câu chuyện cổ tích của mẹ về sự tích “ Tấm Cám”, “ Thạch Sanh”… Đất Nước hiện lên trong cuộc sống của mõi chúng ta gần gũi, bình dị.

“ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Từ cội nguồn văn hóa xa xưa gợi nhắc cho ta nhớ về câu chuyện cỏ tích xưa “ Trầu Cau” “ Miếng trầu là đầu câu chuyện” đó là một nét văn hóa rất riêng của dân tộc ta trong các sự kiện trọng đại cũng như cuộc sống bình dị hằng ngày của bà. Trái qua mấy nghìn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi ta không thể nào quên được hình ảnh “ Thánh Gióng lấy tre ngà đánh giặc Ân” đó là tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc ta:

“ Tóc mẹ thì nới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Những người mẹ Việt Nam hiện lên với hình ảnh giản dị nhưng cũng đày lam lũ, vất vả, cực nhọc đó là vẻ đẹp chung của người mẹ Việt Nam anh hung luôn là chỗ dựa hâu phương vững chắc. Không chỉ vậy, dù trong kháng chiến nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt không bao giờ phai của cha mẹ, của những người xa nhau trong đạn bom luôn hướng về nhau với tình yêu chung thủy, nông nàn.

“Cái keò cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng”

Cha mẹ đặt tên cho con cái gắn với những hình ảnh cụ thể, gần gũi cũng như để làm ra hạt gạo người nông dân phải đổ mồ hôi công sức gieo trồng, thấm trong mỗi hạt gạo là vẻ nhọc nhằn, sương máu của người nông dân vì thế có câu ca dao:

“ Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Chính những hình ảnh gần gũi ấy đã tạo dựng nên Đất Nước

“ Đất Nước có từ ngày đó”

Không biết Đất Nước có từ bao giờ nhưng luôn hiện hữu, tồn tại quanh chúng ta , quanh những điều thân thương nhất:

“ Đất là nơi anh đến trường

….

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Đất Nước được chia thành hai thành tố. “Đất” là con đường hằng ngày anh đến trường đi học. Nước là nơi tắm mát chở nặng phù sa làm tươi tốt những cánh đồng nương ngô. Đất Nước tồn tại trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày, đó còn là minh chứng cho tình yêu đôi lứa, nó đã hòa quyện vào đất nước để mỗi lần hình ảnh chiếc khan gợi lên bao kỷ niệm:

“ Khăn thương nhớ ai

Khan rơi xuống đất

Khan thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai”

Chiếc khăn chính là minh chứng cho tình yêu ấy, Đất Nước tồn tại trong quá khứ hiện tại và tương lai với niềm tự hào dân tộc, ý thức xây duwngjddongs góp bảo vệ đất nước, nhớ về nguồn cội để  ngày mùng mười tháng ba hằng năm mọi người  dù ở đâu cũng biết ‘ cúi đầu” nhớ ngày giỗ Tổ, đó là vẻ đẹp thiêng liêng, tôn kính.

Không chỉ vậy Đất Nước còn được cảm nhận suốt chiều dài đất nước. Mỗi điạ danh đi qua đều hiện lên hình ảnh của người dân Việt Nam/

Những câu chuyện cổ tích gắn với mỗi địa danh” Hòn Trống Mái” đã góp phần cho Đất Nước vẻ đẹp thiêng liêng. Những con người đã góp phần cho đất nước nguồn tri thức, mang đất nước đi xa làm vẻ vang dân tộc. Hình ảnh đời thường cũng làm cho đất nước thêm tươi đẹp.

“ Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm nên đất nước”

Với đóng góp to lớn, dùng cuộc đời của mình đẻ bảo vệ quê hương, bờ cõi. Tác giả không nói tới những người đã được ta ghi danh mà nói tới những con người không tên đã ngã xuống vì nền hòa bình của ta ngày nay, để nhắc nhở thế hệ mai sau phải gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

“ Để Đất Nước  này là Đất Nước của Nhân Dân

Đất Nước của ca dao thần thoại”

Và cuối cùng khi trở về với ngọn nguồn văn hóa dân gian tác giả  đã trở về với nền ca dao dân ca đậm đà của dân tộc. Từ vẻ đẹp chung của đất nước của nhân dân và ca dao thần thoại tác giả đã chọn ra vẻ đẹp tiêu biểu nhất thật đẹp với nghĩa tình gắn bó, đậm đà tính dân tộc, bền bỉ đến ngày toàn thắng.

Khép lại đoạn trích “ Đất Nước” nói chung và vẻ đẹp của đất nước qua nền văn hóa ca dao và tư tưởng của đất nước của nhân dân nói riêng để lại trong lòng người đọc không bao giờ phai về những cảm nhận về đất nước mới mẻ, gần gũi, đó còn là vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam.. Từng địa danh trên lãnh thổ hình chữ S vẫn luôn hiễn hữu những hình ảnh đời thường, giản dị của nhân dân ta, chính họ  đã gây dựng và bảo vệ Tổ quốc” có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thì chống nội thù” làm nên đất nước muôn đời. Vẻ đẹp ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

Xem thêm những bài văn mẫu phân tích đoạn trích Đất nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *