Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn 3, Bài mẫu 3

Văn mẫu lớp 12

Đề:  Cảm nhận của anh chị về hình tượng người Tây Tiến được thể hiên trong đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

[…]Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Bài  3:

Khi nhắc đến những nhà thơ, nhà văn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp thì không thể nào không nhắc đến Quang Dũng. Ông là một nghệ sỹ đa tài, ông làm thơ, viết văn, soạn nhạc, vẽ tranh. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như “ Mây đầu ô”, “ Thơ văn Quang Dũng”…Nhưng trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ Tây Tiến. Bài thơ chính là nỗi  nhớ của Quang Dũng về miền Tây Bắc và đồng đội của mình. “ Tây Tiến” không chỉ thể hiện nỗi nhớ về Tây Bắc mà còn xây dựng thành công hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến là một đơn vị được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào và tiêu hao lực lượng địch.Quang Dũng là đại đội trưởng của Tây Tiến, năm 1948 ông rời xa đơn vị, không lâu thì sáng tác bài thơ “ Nhớ Tây Tiến” khi in thì đổi lại “ Tây Tiến”. Trên cái nền hùng vĩ, thơ mộng, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, bi tráng. Hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng phác họa bằng bút pháp lãng mạn nhưng vẫn rất chân thực, vẻ đẹp của người lính Tây Tiến hiện lên bởi ngoại hình khác lạ:

“ Tây Tiên đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Vẻ đẹp bi tráng của người lính  được thể hiện qua ngoại hình “ gầy gòm, ốm yếu”, “ không mọc tóc”,” xanh màu lá” theo lời kể của Quang Dũng thời nghĩ đó bộ đội ta phải đánh giáp la cà với địch nên phải cạo trọc, nhưng lí do lớn hơn là do con đường hành quân vô cùng gian nan, vất vả, vì những cơn sốt rét rừng.

Người lính Tây Tiến không chỉ có vẻ đẹp bi tráng mà còn hiện lên vẻ đẹp hào hùng qua nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình bên ngoài và tâm hồn lãng mạn bên trong. Hình ảnh người lính hiện lên vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt với tư thế “ giữ oai hùm” điều này thể hiện người lính Tây Tiến không sợ chết, hiên ngang xung trận  trong những trân đánh giáp la cà với địch có thể sẽ gặp những hiểm nguy. Cuộc hành quân rất gian nan vất vả nhưng những người lính vẫn lạc quan, yêu đời điều đó chứng tỏ những người lính có tâm hồn rất lãng mạn:

“ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Mắt trừng là đôi mắt mở to nhìn thẳng vào quân địch với sự căm thù sâu sắc, mắt trừng ấy còn gửi mộng qua biên giới là đôi mắt có tình mơ về Hà Nội thơ mộng nơi có “ dáng kiều thơm”.  Qua hình tượng người lính Tây Tiến ho người đọc cảm nhận sâu sắc. Những người lính ấy không chỉ biết cầm súng  theo tiếng gọi của Tổ quốc mà tâm hồn còn rất thơ mộng, chăc có lẽ những người lính đều là những thanh niên của Hà Thành. Có một thời gian dài hai câu thơ này bị coi là mộng mị, tiểu tư sản quá nhiều  làm giảm tinh thần chiến đấu. Nhưng thời gian đã chứng minh hai câu thơ này đều đã làm tăng thêm tinh thần chiến đấu, bởi nó là một tâm hồn yêu nước  luôn hướng về quê hương, quê hương chính là động lực giúp những người lính vượt qua khó khăn, gian khổ.

Không chỉ hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn mà những người lính còn hiện lên vẻ đẹp lý tưởng yêu nước:

“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chắc tiếc đời xanh”

Quang Dũng đã sử dụng những từ Hán Việt tạo nên sự cổ tích trang trọng, bí ẩn. Tác giả nhìn thẳng vào sự  khốc liệt của chiến tranh mà không hề né tránh, sự hi sinh của những người lính được Quang Dũng nâng lên bằng đôi cánh lí tưởng “ Chẳng tiếc đời xanh”. Đó là sự hi sinh quên mình của một thế hệ trẻ, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Quang Dũng là một nhà thơ nói rất cảm động về những con người tạo nên vẻ đẹp anh hung cho một dân tộc. Họ có thể đơn giản chỉ là những con người vô danh, mãi mãi nằm lại nơi chiến trường không tên tuổi. Chính những người lính vô danh ấy tạo nên trường tồn của một dân tộc bốn ngàn năm. Và sau này trong cuộc khàng chiến chống Mĩ cứu nước Nguyễn Khoa Điềm cũng từng viết “

“ Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ làm ra đất nước”

Chiến trường khốc liệt mà câu thơ nghe sao ngạo nghễ, có một chút khinh đời “ chẳng tiếc đời xanh”. Tuổi trẻ ai cũng mong muốn có một tình yêu, tuổi thanh xuân mơ mộng. Họ biết thế nhưng họ chấp nhận hi sinh mình vì một lý tưởng cao đẹp. Những người lính Tây Tiến ấy họ đã vì đât nước mà hi sinh:

“ Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Hình ảnh “ áo bào” cách nói bi tráng hóa sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, cái chết ấy thản nhiên, nhẹ nhàng như về với đất mẹ “ anh về đất”. Dường như linh hồn của những người lính đã hòa vào sông núi, con sông Mã đã gầm lên khúc độc tấu đau thương nhưng rất hào hùng để đưa tiễn linh hồn của những người lính. Các từ Hán Việt thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng khi nói về cái chết đầy bi thương của đồng đội, những người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng của những người anh hùng xưa.

Qua bài thơ Quang Dũng đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cảm hứng và bút pháp lãng mạn. Sử dụng ngôn ngữ đặc sắc liệt kê các địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt. kết hợp thành công giữa chất nhạc và chất họa.

Kết thúc bài thơ “Tây Tiến” Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng, hào hùng, lãng mạn. Với bút pháp lãng mạn người lính Tây Tiến được phác họa rất chân thực, có lẽ người đọc sẽ không bao giờ quên được hình ảnh người lính Tây Tiến đã hi sinh cho độc lập của Tổ quốc ngày hôm nay.

Xem thêm : Những bài văn mẫu về Tây Tiến Quang Dũng : Tây Tiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *