Phân tích hình tượng con sông Đà trong Người Lái Đò Sông Đà

Văn mẫu lớp 12

Thiên nhiên đi vào trong văn thơ thật đẹp, có những hình tượng về núi non, cây cỏ được các tác giả miêu tả hết sức nên thơ, trữ tình. Họ tìm đến với những đối tượng ấy, hầu hết bởi nó đẹp, và tạo cho họ được cảm hứng sáng tác đặc biệt. Trong văn học Việt Nam, không phải ai cũng có được con mắt thẩm mĩ độc đáo như Nguyễn Tuân, trước cách mạng ông lấy đối tượng miêu tả là vang bóng một thời, nhưng sau cách mạng cái tôi của ông đã gắn bó hơn với cuộc sống, và thiên nhiên đi vào trang văn Nguyễn Tuân cũng đẹp đẽ hơn nhiều. Đến với thiên nhiên trong trang văn Nguyễn Tuân, không thể không nhắc đến tác phẩm Người lái đò sông đà cực kì nổi bật. Với hình tượng con sông đà vừa hùng vĩ vừa trữ tình nên thơ.

Sông Đà đến với Nguyễn Tuân trong hoàn cảnh chuyến đi gian khổ và hào hứng của ông tới miền Tây bắc xa xôi, rộng lớn. Chính vì có cái thú “xê dịch” nên Nguyễn Tuân đã may mắn gặp được “nàng thơ” sông đà của mình như một cái duyên hết sức gần gũi, mà ông gọi là “gặp lại cố nhân”. Đến với Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã nhận định đây là nơi mà có được chất vàng của thiên nhiên, cùng “chất vàng mười đã qua thử lửa” chính là con người lao động tuyệt đẹp ở nơi này. Nguyễn Tuân vì có con mắt độc đáo, lại luôn muốn truy tìm vẻ đẹp độc đáo, mới lạ, nên quả thực bắt gặp sông Đà là một điều hết sức thú vị và tuyệt vời đối với ông. Sông Đà từ trong văn thơ đã nổi tiếng là dòng sông:
Chúng thủy giai đông tẩu, đà giang độc bắc lưu
Trong tất cả các dòng sông, có riêng sông đà một mình chảy về phía bắc. Đó đã là điểm độc đáo hết sức tuyệt vời mà sông đà có được, và cũng như là niềm cảm hứng cho cái tôi ưa những cái khác đời, khác người của Nguyễn Tuân.
Sông Đà đến với ngòi bút Nguyễn Tuân như một con người có đầy đủ những phẩm chất và cá tính cực kì mạnh mẽ. Sông Đà hiện lên trong trang văn của ông là một con người vừa hùng bạo lại vừa trữ tình tuyệt đẹp.
Sông Đà hung bạo ở khía cạnh từ lần đầu gặp đã thấy sự hùng vĩ, oai nghiêm của nó. Sông Đà không chỉ có thác đá, “mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành” tất cả chẹt cái lòng sông đà lại như một cái yết hầu. Và nơi ấy vừa cao sừng sững, vừa tối và sâu hun hút, như Nguyễn Tuân miêu tả, chỉ có lúc đứng ngọ mới có mặt trời. Đi đến điểm hẹn tiếp theo là quãng mặt ghềnh hát loong, mà như Nguyễn Tuân nhận thấy với vẻ hung bạo của nó “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt” cái tính hung bạo của nó như muốn đè chặt mỗi người nào lái đò đi qua quãng này. Lại tiêp với quãng Tà mường vát, nơi có những “cái giếng bê tông” “thở và kêu như cái cống cái bị sặc” có những cái xoáy xoáy tít và sâu hun hút, như thể có thể quấn lấy người khác và lôi tuột xuống bên dưới, Nguyễn Tuân viết “không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy”. Những thứ đó vẫn chưa là gì, khi Nguyễn Tuân miêu tả con sông đà với muôn trùng vi thạch trận được dàn xếp để có thể đánh tan bất kì con thuyền nào dám mon men tới gần. Đoạn trùng vi thạch trận hung bạo của sông Đà ở tận cái thác dưới, nơi được xem là một cuộc chiến đầu tiên của người lái đò với con sông Đà. Nơi ấy có “tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên” với những tiếng nghe như “oán trách gì” rồi lại như van xin “khiêu khích” “giọng gằn mà chế nhạo”. Đặc biệt với ngòi bút miêu tả và cảm nhận sinh động của mình, Nguyễn Tuân xem con sông Đà như đang “rống lên một tiếng một ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nơi đây là nơi tập kích mai phục ông lái đò, chúng gồm những “chân trời đá” ngầm mai phục để có tín hiệu là một số hòn bèn “nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Những “đám tảng đám hòn” như đã được sông Đà chỉ huy sẵn, chúng phục kích bằng cách chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, như thể muốn ăn chết cái thuyền đơn độc nào đi qua đây. Kế tiếp ở hàng tiền vệ, nơi có những hòn đá có vai trò như là sơ hở, thực chất lại đang làm nhiệm vụ dụ cái thuyền đối phương đi sâu vào tuyến giữa để đánh khuýp vu hồi, rồi những boong ke chìm, pháo đài nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên. Dòng sông Đà như đã chỉ huy đâu vào đấy, có những hòn đá “trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên trước khi giáo chiến” “một hòn khác lại lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến vào”. Công cuộc phục kích tấn công của những “tên đá” trên sông cực kì nham hiểm và thâm độc. Chúng lúc nào cũng như “đội cả thuyền lên” một cách hung bạo.
Tuy nhiên đến với sông Đà không chỉ thấy vẻ đẹp của sự hung bạo của dòng sông, mà một lúc nào đó còn như bần thần vì nhận ra sông Đà dạo gần đây đẹp quá vậy? Sông Đà còn hiện lên một vẻ như người thiếu nữ vùng Tây Bắc đang cài những bông hoa gạo, tô điểm vẻ đẹp duyên dáng dịu dàng của mình.
Sông Đà thực là trữ tình là khi nhìn từ trên cao xuống, khi Nguyễn Tuân đi “tàu bay lượn vòng ở quãng này”, không dám tin vào mắt mình phía dưới nơi có cái dây thừng dài kia lại chính là con sông đà hung bạo, lúc nào cũng làm mình làm mẩy với người dân Tây Bắc. “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình” “đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc” đẹp đẽ và thơ mộng biết nhường nào. Vào thời điểm mùa xuân sông đà còn trữ tình hơn khi mang trong mình vẻ đẹp của một sắc xanh ngọc bích chứ không phải màu xanh canh hến, hay là màu đen như lũ người Pháp nói cả. Sông Đà đôi lúc lại dịu dàng, hiền hòa, mà mỗi khi gặp lại tưởng như gặp một cố nhân ấy chứ. Mỗi lần đó là con sông vui như “thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”. Cảnh sắc hai bên sông thì đẹp khỏi nói, Nguyễn Tuân đã cảm nhận sự trữ tình này bằng những cảm giác tế vi nhất của mình, những “nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa” rồi “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp” hay “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử” Chao ôi! Mới thơ mộng, mới đẹp huyền ảo làm sao? Ai dám nói sông đà chỉ là một con sông hung dữ, hung dữ được mãi sao? Có những lúc lại đẹp tuyệt vời như thế đấy.
Nguyễn Tuân thực sự may mắn khi được đến Tây Bắc, và việc ngắm trọn vẹn sông đà là thành quả xuất sắc mà ông gặt hái được khi đến đây. Vẻ đẹp của Sông Đà hiện lên qua trang văn Nguyễn Tuân thông qua một ngòi bút tài hoa uyên bác, hết sức tài tình trong việc dùng chữ nghĩa. Cảm ơn Nguyễn Tuân vì đang mang lại một vẻ đẹp thơ mộng như thế đến với trái tim người đọc văn và yêu văn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *