Nét tương đồng của hai hình tượng Sóng và em , bài mẫu 2

Văn mẫu lớp 12

Phân tích những nét tương đồng của  hai hình tượng sóng và em thể hiện trong đoạn thơ sau

Dữ dội và dịu êm

Cả trong mơ còn thức”

 ( “Sóng” – Xuân Quỳnh)

 Qua đó hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu?

Bài 2:

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Một nhà thơ có cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc nhiều trăn trở trong tình yêu. Trong sự nghiệp sáng tác của mình Xuân Quỳnh để lại nhiều tác phẩm có giá trị .Nhưng tiêu biểu  nhất là bài thơ “ Sóng”, bài thơ được sáng tác năm 1967 của Xuân Quỳnh không chỉ diễn tả được những suy tư âu lo cuộc đời và khát vọng tình yêu mà còn khắc họa thành công hình tượng sóng và em có những nét tương đồng. Qua hình ảnh này tác giả đã tìm thấy vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu:

“ Dữ dội và dịu êm

….

Cả trong mơ còn thức”

Bài thơ “ Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai. Khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, trước khi “Sóng” ra đời Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đỗ vỡ trong tình yêu. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lòng đang khao khát tình yêu. Bài thơ được in trong tập “ Hoa dọc chiến hào” và có hai hình tượng song hành đó là “ sóng” và “em”.

Mở đầu bài thơ là những cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đày bí ẩn và nghịch lý:

“ Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Những con sóng khi biển động thì sóng trào lên một cách dữ dội như muốn nghiền nát cả bờ. Nhưng những lúc trời yên biển lặng thì sóng rì rào, êm dịu, lặng lẽ. Hai tính cách này của sóng cũng chính là hai tính cách  đối lập trong tình yêu. Tình yêu cũng như sóng  có lúc chảy bỏng, mãnh liệt, ồn ào nhưng cũng có lúc êm dịu , lặng lẽ. Con sóng không bằng lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp của sông nên nó tìm ra tận biển để sống đúng bản chất của mình.

“ Sông không hiểu nỗi mình

Sóng tìm ra tận biển”

Con sóng tự thấy những biến động khác thường của lòng mình. Ở phạm vi chật hẹp sông không hiểu những con sóng vì vậy sóng đi tìm cho mình những phạm vi lớn hơn, đó chính là sự bao dung và khoáng đại. Những con sóng thật mạnh mẽ và bản lĩnh. Đó cũng chính là vẻ đẹp người con gái khi yêu  cũng như sóng luôn muốn tìm đến một tình yêu đích thực.

Nếu khổ thơ thứ nhất nói về đặc điểm của sóng cũng là đặc trưng của người con gái khi yêu thì đến với khổ thơ thứ hai tác giả muốn nói đến tình yêu tuổi trẻ và khát vọng muôn đời:

“ Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Con sóng mãi muôn đời không thay đổi hình dạng và mãi mãi sóng vẫn vỗ vào bờ như tình yêu muôn thuở . Sóng trường tồn cùng thời gian cũng như tình yêu muôn đời vẫn bồi hồi, thổn thức trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. Bằng những trải nghiệm của lòng mình nhà thơ đã thể hiện rõ tâm trạng của người con gái khi yêu. Có lẽ chính vì thế mà mỗi chúng ta luôn thể hiện niềm khát khao hạnh phúc ở tuổi trẻ.

Ở khổ thơ thứ hai tác giả đã đưa ra quan niệm mới mẻ về tình yêu của phụ nữ trong thời đại mới: tự tin, tự chủ, mãnh liệt. Đến với hai khổ thơ tiếp theo Xuân Quỳnh đã đưa ra những câu hỏi mà trong tình yêu thường đặt cho nhau

“ Trước muôn trùng sống bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

Khi yêu người ta luôn cố gắng đi tìm căn nguyên của tình yêu. Mọi khởi nguồn của thiên nhiên chúng ta luôn có thể tìm ra. Tuy nhiên khi nào ta yêu nhau”? Thật khó để lí giải khi nào ta yêu nhau khi nào? Vì sao ta lại yêu nhau? Bởi tình yêu là một phạm trù tình cảm được cất lên từ những rung động của trái tim, từ chiều sâu của lòng người, có lẽ vì vậy tình yêu mãi mãi là một ẩn số, một câu hỏi không có lời giải cho một người đang yêu. Vì vậy Xuân Quỳnh đã lắc đầu“ em cũng không biết nữa”. Không chỉ Xuân Quỳnh mà ngay cả Xuân Diệu cũng phải thốt lên “ làm sao cắt nghĩa được tình yêu” Không thể cắt nghĩa và lý giải ngọn nguồn của tình yêu nhưng tình yêu  của nhà thơ vẫn tràn đầy nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt được thể hei6n5 rõ trong khát vọng của nhà thơ.

“ Chỉ riêng điều được sống cùng nhau

Niềm vui sướng với em là lớn nhất

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”

Đoạn thơ cuối cùng trong hình tượng sóng và em nói về chiều dài vô tận của nỗi nhớ:

“ Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.

Tình yêu cũng như những con sóng, người ta chỉ nhìn thấy những con sóng trên mặt nước ngày đêm vỗ vào bờ nhưng sóng biển không chỉ có những con sóng hiện hữu mà chúng ta nhìn thấy  mà còn có những con sóng âm ỉ  dưới lòng đại dương âm thầm và mãnh liệt. Cũng như sóng – tình yêu của người phụ nữ không chỉ được nhìn thấy  qua vẻ bên ngoài mà còn là tận đáy sâu trong tâm hồn người phụ nữ . Xuân Quỳnh khéo léo dùng phép nhân hóa  để khẳng định dù con sông trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì vẫn luôn nhớ bờ thao thức, ngày đêm không ngủ được. cũng như nỗi nhớ của người con gái. Nỗi nhớ ấy chiếm lĩnh cả không gian và thời gian, cả trong những giấc mơ ,phải chăng tình yêu là như thế? Yêu là nhớ,  nồng nàn, da diết, mãnh liệt. Nhớ cả trong mơ cũng như khi còn thức, nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào cả tiềm thức. Người con gái khi yêu không chỉ táo bạo, mãnh liệt, dám thỗ lộ, dám bày tỏ khát khao tình yêu mãnh liệt mà còn mang trong mình vẻ đẹp truyền thống của người con gái chung thủy, nghĩa tình.

Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay về diễn biến tâm trạng của người con gái. Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời già và đại dương. Cũng giống như bến đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương, cũng như nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “ Hôn thật khẽ thật êm, hôn êm đềm mãi mãi”. Cũng như “ em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh, tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Người con gái đã bày tỏ lòng mình  một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thủy chung là đặc tính của tình yêu. Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng được sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son và chung thủy. Từ hình tượng “ Sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, với tình yêu chân thật, thăm sthieets. Người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Một khát khao bất diệt, vĩnh hằng của tình yêu và một quan niệm mới mẻ về tình yêu của người phụ ngữ trong thời đại mới: tự tin, tự chủ, mãnh liệt. Họ yêu thật nồng nàn, say đắm và chung thủy.

Đọc xong bài thơ “Sóng”. Người đọc  càng thêm ngưỡng mộ hơn tài năng của thi sĩ Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Bài thơ là nét tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Qua đó gửi gắm khát vọng tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại vừa đằm thắm dịu dàng, thủy chung vừa táo bạo mãnh liệt và cao thượng.

Xem thêm : Những bài văn mẫu phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh : Sóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *