Ôn tập bài thơ Tây Tiến Quang Dũng

Văn mẫu lớp 12

TÂY TIẾN

Vài nét chung về tác giả và tác phẩm

1, Tác giả (SGK)

– Quang Dũng là một nghệ sỹ đa tài có thể làm thơ ,viết văn,vẽ tranh, soạn nhạc nhưng ông được biết người với tư cách là một nhà thơ

– Chính  vì đa tài nên dấu ấn hội họa và âm nhạc in đậm trong các thi phẩm của ông

– P/C thơ: thơ ông phóng khoáng hồn hậu lãng mạn và tài hoa

2, Đôi nét về  đoàn binhTây Tiến

– Là tên gọi của một đơn vị quân đội được thành lập vào mùa xuân năm 1947

– Nhiệm vụ : Tiến về phương tây của tổ quốc phối hợp với bộ đội lào bảo vệ biên giới Việt lào đánh tiêu hao lực lượng quân đội pháp ở thượng lào và Miền Tây Bắc Bộ Việt Nam

Chiến sĩ TT  phần đông là  thanh niên Hà Nội và những tầng lớp khác nhau trong đó có cả học sinh sinh viên , Quang Dũng cũng nằm trong  số này

– Địa bàn hoạt động khá rộng bao gồm các tỉnh Hòa Bình ,Sơn La, Lai Châu,Miền Tây TH và sầm nưa lào những nơi này lúc đó còn lớn hoang vu hiểm trở ,núi cao, vực sâu, sông rộng,rừng rậm và nhiều thú dữ

– Điều kiện sinh hoạt hết sức gian khổ khó khăn ốm đau không có thuốc men tử vong vì sốt rét nhiều hơn là tử vong vì chiến trận

– Tình thần trung người lính tây tiến sống hết sức lạc quan chiến đấu rất anh dũng họ phi lên trên mọi thử thách ác liệt của địch luôn dữ cốt cách hòa hoa thanh lịch của người Hà Nội họ rất yêu đời và rất lãng mạn.

3, Hoàn cảnh sang tác bài thơ

–  Khi gia nhập đoàn binh tây tiến Quang Dũng giữ chức đại hội trưởng

– Năm 1948 đoàn quân tây tiến giải thể và thành lập trung đoàn 52 Quang Dũng chuyển sang đơn vị mới tại Phù Lưu Chanh,  tại một vùng quê hiền hòa bên dòng sông Đáy nỗi nhớ đồng đội xưa thôi thúc ông đã viết bài thơ tây tiến.

– Lúc đầu bài thơ có tên “Nhớ tây tiến” nhưng khi in lại trong tập “Mây đầu ô” (XB 1986) ông bỏ chữ nhớ đi vì cho rằng không cần thiết, tuy không còn từ nhớ nữa nhưng cả bài thơ vẫn là nỗi nhớ da diết

4, Vị trí và số phận bài thơ

–   Bài thơ “Tây Tiến” có một số phận thăng trầm ,ngay từ khi ra đời bài thơ đã được lưu tuyển rộng rãi trong bộ đội và những người yêu thơ ,do quan niệm ấu trĩ giản đơn nên bài thơ bị xem là “buồn rơi mộng rớt” là ủy mị tiểu tư sản. Sau này bạn đọc  đã trả lại vị trí xứng đáng cho tây tiến .  Hơn nữa thế kỉ trôi qua bài thơ vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọ

Phân tích VB

1, Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn binh tây tiến và khung cảnh hoang sơ dữ dội

– Đoạn thứ nhất hiện lên bức tranh thiên nhiên hung vĩ và những chặng đường hành quân gian khổ của người lính tây tiến để rời khi rời xa đơn vị cũ Quang Dũng vẫn dành cho đồng chí đồng đội của mình một nỗi nhớ khôn nguôi

– Hai câu thơ đầu của bài thơ quang dũng đã đưa ra đối tượng của nỗi nhớ và cảm xúc chung của mọi người

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sông Mã  là dòng sông biểu tượng cho thiên nhiên cho vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng TB .Nó đã từng chứng kiến tất cả thăng trầm của người lính tây tiến còn tây tiến là đơn vị cũ là đồng đội xưa của nhà thơ và núi rừng là địa bàn hoạt động của người lính . Cụm từ “tây tiến ơi” bộc lộ nỗi nhớ đơn vị cũ. Cảm xúc không kìm nén nổi nên đã bật lên thành tiếng gọi và tiếng gọi  ấy như gọi người thân yêu, như đánh thức bao kỷ niệm về một thời khó quên.  Nhớ chơi vơi,  một nỗi nhớ lúc nào cũng khắc khoải ,  lúc nào cũng chống chếnh trong tâm hồn,  thường trực da diết ám ảnh bao trùm cả không gian và thời gian.  Theo tiếng gọi,  tất cả đã hiện ra trong nỗi nhớ núi rừng,  nhớ nơi thử thách với chặng đường hành quân gian khổ và cũng là nơi bao bọc chở che cho đoàn quân

–  Trong chặng đường hành quân của người TT , rừng núi hiểm trở hiện ra như một thách thức cam go.  Địa bàn hoạt động trước hết được gợi âm từ những nơi đất lạ sài khao, mường lát, Pha luông, Mai Châu .  ,gợi cho người đọc về những nơi xa xôi hẻo lánh hoang vu.  Hơn thế nữa,  người lính tây tiến còn phải vượt qua muôn vàn  khó khăn hiểm trở ở nơi đầy sương mù dày đặc bủa vây che lấp cả đoàn quân. Tiếp đó là sự xuất hiện liên tiếp những điều kiện hiểm trở:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Đoạn thơ trên xưa nay vẫn coi là đoạn thơ đặc sắc nhất của bài thơ bởi nó đã diễn tả sự hiểm trở của núi rừng TB lược tả sự KK gian khổ mà người lính tây tiến trải qua . Đây cũng là những câu thơ tác động mạnh lên giác quan của người đọc.  Ở 3 câu thơ đầu , tác giả sử dụng nhiều  thanh trắc nhằm diễn tả sự   gập ghềnh. “thăm thẳm” vốn được dùng để chỉ chiều sâu nhưng ở đây tác giả dùng để chỉ độ cao gợi cảm giác hun hút và chứa đầy bí ẩn . Đọc câu thơ ta như nghe được hơi thở nặng nhọc đứt quản của lính  tây tiến khi leo dốc núi và đó cũng là thước đo độ cao mới mà thời gian phát hiện ra tư cách là người trong cuộc

Đến câu thơ tiếp : Heo hút cồn mây, súng ngửi trời , Thời gian tiếp tục tô đậm sự hiểm trở của núi rừng.  Cồn mây là hình ảnh chỉ độ cao khôn cùng của dốc núi,  ở đây mà sà xuống thấp bao phủ khắp đỉnh núi khiến chúng ta có cảm giác đó là những núi mây cồn mây chứ không phải là núi đá mà người lính tây tiến đi trên những đỉnh núi ấy giống như đi trên mây cưỡi trên mây và nòng súng của họ như chạm tới trời.  2 chữ “ngửi trời” hồn nhiên và táo bạo ,vừa ngộ nghĩnh vừa tinh nghịch , thể hiện tinh thần lạc quan vui nhộn ,xem thường hiểm nguy ,Trong khung cảnh thiên nhiên ấy,  người lính tây tiến không bị ngập lút đi mà ngược lại họ trở thành chủ  thể của thiên nhiên.  Họ làm người  cải tạo và chinh phục thiên nhiên , tâm hồn họ giao hòa giao cảm đất trời

– Câu thơ thứ 3 của đoạn thơ không chỉ diễn tả độ cao của dốc núi mà còn thể hiện sự hiểm trở dữ dội  của địa hình tây bắc,  Ở đây không chỉ có núi cao mà còn có cả vực sâu câu thơ như bị bẻ ra làm đôi bởi dấu  phẩy giữa dòng,  bên này là độ cao,  bên kia là vực sâu và nó như đưa người đọc vào một trò chơi bập bềnh nguy hiểm đến chóng mặt ,len cao thì cao đến tận trời xuống thấp thì đổ ập đột ngột.  Người chơi ấy nhìn  lên cao thì chót vót còn nhìn xuống thì sâu thẳm.  Vậy mà người lính tây tiến đã vượt được dốc cao và độ sâu như thế  để rồi sau một chặng đường hành quân, họ tạm dừng chân trên một dốc núi phóng tầm mắt ra xa thả tâm hồn bay bổng trên 1 bình nguyên mênh mông bát ngát

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ”

Nếu ở 3 câu thơ trên tác giả sử dụng nhiều thanh trắc thì đến câu thơ này  lại sử dụng toàn thanh bằng thể hiện tâm hồn thư thái.  Đến đây người lính tây tiến được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hư ảo bồng bềnh ẩn hiện trong sương rừng mưa núi của những mái nhà thân quen bên nước bạn Lào . Những câu thơ trên không chỉ là cảnh của hiện thực khách quan mà còn là tâm cảnh . Nhà thơ đã  miêu tảsự hoang vu hiểm trở của núi rừng thực chất là để tôn vinh tầm vóc khí phách của người lính tây tiế

–  Sau những giây phút nghỉ ngơi,  có những người lính có thể bước tiếp trên những chặng đường hành quân nhưng cũng có những người lính không bao giờ tỉnh lại nữa . Họ sẽ mãi mãi nằm lại đất vậy

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! ”

Thế nhưng dù có phải hi sinh thì người lính tây tiến cũng chọn cho mình một tư thế đẹp nhất :  “ gục lên súng mũ”.  Tuy họ hy sinh nhưng họ vẫn luôn trong tư thế  chiến đấu.  Hình ảnh người lính tây tiến hi sinh mà  như không chết , họ vẫn ngồi đó trong tư thế nghỉ ngơi để tiếp tục chiến đấu

– 4 câu thơ cuối của đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp hoang dại dữ dội của núi rừng TB :

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

– Chiều chiều đêm đêm là khoảng thời gian diễn ra triền miên dai dẳng , hơn thế nữa cảnh rừng núi cheo leo hiểm trở cũng đâu có tĩnh mịch thanh bình . Khi bóng đêm bao trùm , những con hổ hoành hành ngang dọc là chúa tể sơn lâm đe dọa đến tính mạng con người . Còn  dòng thác thiêng liêng đầy quyền uy đang oai linh ngầm thét làm cho cảnh rừng núi càng thêm rùng rợn

– 2 câu thơ “ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi  ” đã đột ngột kết thúc đoạn thơ. Đến đây khung cảnh miền tây hiện lên thật đầm ấm,sau bao nhiêu gian khổ phải băng rừng vượt  núi , một lần nữa người lính tây tiến lại  tạm dừng chân và nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó.  Họ được quây quần bên những nồi cơm đang được bốc khói khói cơm nghi ngút và hương thơm của lúa nếp đã xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn  mặt của người lính làm cho họ tươi tỉnh hẳn lên. Cụm từ “mùa em tháng nếp xôi”  ngọt ngào êm dịu ấm áp.  Cảnh tượng thật đầm ấm , đó cũng chính là hình ảnh dẹp về tình quân dân . HÌnh ảnh ấy  rất gần với hình ảnh nhà thơ hoàng trung thông từng miêu tả

“nhà lá đơn sơ những tấm long rộng mở ”

Nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh

Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau

Hai câu thơ gieo vào tâm hồn người đọc một cảm xúc ấm nóng của tình người và tạo nên tâm thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai

2, Đoạn thơ thứ 2

–   Nội dung chính : Những kỷ niệm trong những đêm liên hoan văn nghệ và  cảnh sông nước miền tây

– Đoạn thơ mở ra một thời gian khác ở miền tây từ đây cảnh rừng núi hoang vu hiểm trở và dữ dội đã lui dần và khuất hẳn để bất ngờ hiện ra một vẻ đẹp nữ lệ thơ mộng duyên dáng của miền tây.  Những nét bút táo bạo khỏe khoắn gân guốc ở đoạn thơ đầu cũng không còn nữa mà nó được thay thế bằng những nét bút mềm mại uyển chuyển tinh tế

Câu thơ mở đầu đoạn thơ đã mở ra cảm giác đột ngột bừng sáng : Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Động từ “bừng” đã diễn tả sự chuyển đổi đột ngột bất ngờ mau lẹ khiến cả doanh trại đang chìm ngập trong  ánh sáng.Cả doanh trại bỗng tưng bừng náo nhiệt như được đánh thức sau một giấc ngủ say cụm từ “ hội đuốc hoa” không chỉ được hiểu theo nghĩa đen là lễ hội của đuốc và hoa mà nó còn được hiểu là lễ cưới.  Trong lễ hội ấy có sự tham dự của những cô gái và những chàng trai tây tiến giả gái rất xinh. Từ “kìa” ở câu 2 “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” đã diễn tả sự ngỡ ngàng ngạc nhiên  khi người lính tây tiến bắt gặp một dáng hồng sơn cước “em” vừa lạ và vừa quen    trong chiếc áo truyền thống giống như cô dâu trong ngày cưới. Nhà thơ bỗng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của các cô gái không chỉ bằng con mắt bình thường mà bằng cả trái im bằng niềm yêu mến say mê trong những đêm hội .

“Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ ”

Những âm thanh thoát ra từ nhạc cụ của đồng bào các dân tộc miền TB đối với người lính tây tiến vừa lạ lại vừa có vẻ hoang dại , để rồi trong tiếng khèn  e ấp các chàng trai cô gái cùng hòa mình trong điệu nhạc.

Vậy ra người lính tây tiến  không chỉ bản lĩnh kiên cường mà còn có một tâm hồn lãng mạn mộng mơ.  Ở đây chúng ta thấy  trái tim của người lính tây tiến cũng bình thường như bao người khác . Trái tim họ cũng xao xuyến bồi hồi khi bắt gặp bóng dáng của giai nhân.  Tâm hồn lãng mạn  của họ không chỉ chắp cánh bởi giấc mộng  lập công mà còn bay bổng về ước mơ về tình yêu hạnh phúc  . Đến đây người lính tây tiến được tiếp thêm sức mạnh , đó chính là sức mạnh của niềm tin nỗi nhớ và tình yêu

Trong nỗi nhớ niềm thương của Quang Dũng , tất cả những gì đơn sơ bình dị nhất nhỏ bé nhất cũng được hiện ra nó trở nên gần gũi thân thương ấm áp tình người

Làm sương chiều mỏng gợi lên vẻ đẹp mong manh hư ảo, một dáng lau núi phất phơ đơn sơ bất chợt như mang linh hồn của dân tộc từ ngàn xưa , để rồi nó mang đến cho khung cảnh dòng sông một sự lặng tờ  hoang dại   . Trên  dòng sông ấy còn hiện lên một dáng người kiêu hùng hiên ngang trên chiếc thuyền “độc mộc” đang lao đi giữa dòng nước . Ngay cả một dáng hoa đong đưa tình tứ như muốn làm duyên trên gương nước lũ  đến bây giờ nhớ lại cũng làm cho Quang Dũng phải nao lòng . Ngòi bút của Quang Dũng ở đây không tả mà chỉ gợi cảnh vật thiên nhiên sứ sở qua ngòi bút của ông như có linh hồn phảng phất trong gió trong mây.

( còn nữa )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *