Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn-bài 8

Tài liệu Văn

RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

  MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.. 1

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
  2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. 2

PHẦN NỘI DUNG.. 2

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.. 4
  2. CƠ SỞ THỰC TIỂN.. 4

III. NỘI DUNG CỤ THỂ.. 6

  1. KĨ NĂNG VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP.. 6

1.1. Kĩ năng. 6

1.2. Kĩ năng học tập. 7

  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.. 7

2.1. Khái niệm.. 7

2.2. Đối tượng đọc hiểu – tác phẩm văn học. 8

2.3. Mục đích đọc hiểu. 13

2.4. Các cấp độ của đọc hiểu tác phẩm văn học. 14

  1. HỆ THỐNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN.. 15

3.1. Kĩ năng đọc lướt để xác định sơ bộ về tác phẩm.. 15

3.2. Kĩ năng đọc kỹ (đọc chính xác) để nhận diện yếu tố sự thực, yếu tố hư cấu và tóm tắt nội dung tác phẩm.. 15

3.3. Kĩ năng đọc phân tích để tìm ra lớp nghĩa hàm ẩn của tác phẩm.. 16

3.4. Kĩ năng đọc sáng tạo để đóng góp giá trị mới, mở rộng ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.. 17

3.5. Kĩ năng đọc tích lũy để hoàn thiện giá trị về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của tác phẩm và củng cố tri thức. 18

3.6. Kĩ năng đọc kết nối để mở rộng ý nghĩa đời sống của văn bản. 18

  1. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH 19

4.1. Rèn luyện kĩ năng đọc lướt bằng chiến lược toàn cảnh. 19

4.2. Rèn luyện kĩ năng đọc kỹ bằng chiến lược ghi nhớ, tóm tắt nội dung của tác phẩm.. 21

4.3. Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích bằng chiến lược đi tìm điểm sáng thẩm mĩ và chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm.. 22

4.5. Rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo bằng chiến lược đồng sáng tạo. 24

4.5.  Rèn luyện kĩ năng đọc kết nối bằng chiến lược liên hệ, vận dụng. 26

4.6. Rèn luyện kĩ năng đọc tích luỹ bằng chiến lược ghi nhớ những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.. 27

  1. NHỮNG YÊU CẦU KHI ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC.. 27

5.1. Yêu cầu về kiến thức. 27

5.2. Yêu cầu về phương pháp. 27

  1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM CỦNG CỐ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC.. 29

6.1. Nhật ký đọc tác phẩm văn học. 29

6.2. Sân khấu hóa tác phẩm Văn học. 31

6.3. Câu lạc bộ sách. 32

PHẦN KẾT.. 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 35

PHỤ LỤC..

 

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục. Hằng năm, các địa phương, khu vực và cả nước vẫn thường tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, Olympic, cấp quốc gia,… để chọn ra những gương mặt ưu tú, những học sinh giỏi tiêu biểu, xuất sắc các môn học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng cho tỉnh nhà, cho quốc gia.

Các nhà giáo dục thường quan niệm: “Học sinh giỏi là những học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt, đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực lí thuyết/ khoa học; những người cần một sự giáo dục đặc biệt hoặc sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của họ” [5, tr.5]. So với học sinh phổ thông thì học sinh giỏi (học sinh các lớp chuyên) ngoài việc đạt được mục tiêu chung của môn Ngữ văn, còn phải đáp ứng thêm một số yêu cầu khác cao hơn, sâu hơn về môn học này.

Với một đối tượng học sinh như vậy, chúng ta cần có nội dung và phương pháp dạy học đặc biệt tương ứng mới có thể phát huy được hết khả năng tiềm ẩn các em. Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của các nước tiên tiến đều nhấn mạnh, dù dưới bất cứ hình thức học tập nào thì: “Học sinh giỏi cần có hình thức học khác với học sinh bình thường để phát huy được tiềm năng của đối tượng này” [5, tr.5].

Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn và nâng cao kết quả học tập của học sinh ở trường THPT nói chung, trong khi đó lại có rất ít công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT chuyên, cũng như tìm các giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực văn học cho học sinh giỏi và học sinh các lớp chuyên Văn.

Ngày nay, khi thị trường tác phẩm văn học đang vô cùng đa dạng và phong phú, vấn đề đọc tác phẩm văn học được đặc biệt chú ý. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết, nhiều chuyên luận bàn về đọc, cách đọc và văn hoá đọc được công bố cho thấy vấn đề đọc tác phẩm văn học luôn là vấn đề đang được quan tâm bởi tác phẩm văn học là kho báu của nhân loại, ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng. Trong nhà trường hiện nay, đặc biệt là trong các lớp chuyên văn, yêu cầu đọc tác phẩm văn học lại càng được quan tâm.

Thực tế cho thấy học sinh hiện nay còn thiếu kĩ năng học tập, nhất là kĩ năng học tập môn Ngữ văn – môn học khó định lượng về hiệu quả, chất lượng về kiến thức, kĩ năng, thái độ bởi vì là môn học mang bản chất nghệ thuật trong nội dung khoa học và mang đặc điểm cá nhân người học cả về trí tuệ, tâm hồn. Làm thế nào để hình thành cho HS các lớp chuyên văn, học sinh giỏi văn hình thành các các kĩ năng cần thiết và phù hợp để học sinh có thể tự học, tự đọc hiểu các tác phẩm văn học trong và ngoài chương trình học? Làm thế nào để các em trở thành một “người đọc” thực sự, tác phẩm văn học trở nên thú vị hơn với các em?  Đó là câu hỏi mà chúng tôi luôn suy nghĩ và trăn trở.

Để góp phần hình thành kỹ năng đọc hiểu  cho học sinh  học sinh giỏi văn, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn ở các trường chuyên, lớp chuyên, chúng tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn”.

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Có thể nói đọc hiểu tác phẩm văn học đòi hỏi người đọc không chỉ nắm được nội dung kiến thức của tác phẩm mà còn phải biết sống bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông điệp thẩm mĩ được tác giả gửi đến cho người đọc văn học. Việc đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình đòi hỏi học sinh trước hết phải có kỹ năng đọc để từ đó nâng cao năng lực tự học, tự đọc, tự thu nhận chuyển hoá tri thức của mỗi học sinh. Tuy nhiên, người thầy cũng cần cung cấp tri thức nền tảng, tri thức công cụ và tri thức phương pháp để HS có khả năng tự đọc, tự học và độc lập sáng tạo mới đạt được hiệu quả học tập.

Vấn đề kĩ năng đọc hiểu tác phẩm là một vấn đề khá rộng, đã và đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT chuyên, cũng như tìm các giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực văn học cho học sinh giỏi và học sinh các lớp chuyên Văn, chúng tôi dựa trên tình hình thực tế giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi THPT kết hợp với việc nghiên cứu một số bài viết của những nhà giáo dục cố gắng hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cần thiết giúp học sinh biết đọc, yêu thích đọc và biết cách đọc các tác phẩm ngoài chương trình chuyên.

PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Xã hội ngày nay với sự bùng nổ thông tin khoa học, công nghệ đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi lớn lao khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Các nước trên thế giới đều tập trung hướng vào việc phát triển nền kinh tế tri thức. Trong xu thế đó, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực, có kỹ năng tiếp thu và vận dụng vào đời sống, sẵn sàng thích ứng với sự phát triển của xã hội.

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập, đặc biệt là rèn luyện kĩ năng tự học để học sinh có thể chiếm lĩnh tri thức trong cuộc sống là yêu cầu cấp thiết. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện chuyển từ chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Đại hội Đảng lần thứ 11(năm 2011), và nhất là từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.

Như vậy, nếu như trước đây giáo dục quan tâm đến việc học sinh học cái gì thì nay giáo dục chú trọng đến việc học sinh vận dụng được cái gì qua việc học, phương pháp học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.

II. CƠ SỞ THỰC TIỂN

Trong Tài liệu chuyên văn  tập 2, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống đã chỉ rõ: một học sinh giỏi Ngữ văn cần phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản sau đây:

+ Thứ nhất, học sinh giỏi Ngữ văn phải có khả năng và phương pháp tự học, tự cảm thụ, tự phân tích, lí giải và đánh giá các hiện tượng văn học bằng những cảm nhận và ý kiến riêng của mình. Đây là năng lực tiếp nhận văn bản của học sinh giỏi Ngữ văn.

+ Thứ hai, học sinh giỏi Ngữ văn phải nắm được cách thức và quy trình tạo lập một văn bản; những kĩ năng cơ bản, cần thiết để viết được một bài văn hay, đặc biệt là văn nghị luận, phê bình văn học. Đây là năng lực tạo lập văn bản của học sinh giỏi.

Trong bối cảnh thị trường tác phẩm văn học rất phong phú, đa dạng thì việc lựa chọn và việc giải mã tác phẩm không phải là một công việc dễ dàng vì nó liên quan đến vấn đề nhận thức và vốn sống của học sinh. Đọc hiểu (tiếp nhận) tác phẩm  ngoài nhà trường của học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ chủ động, tự giác của các em. Mà thực tế, hoạt động tự giác chỉ có được khi thực sự đam mê, thích thú với vấn đề đang tìm hiểu. Hoạt động đọc hiểu tác phẩm ngoài nhà trường chịu tác động bởi trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đọc hiểu và thưởng thức tác phẩm văn học. Với lứa tuổi chung là 16-18 tuổi của học sinh THPT, theo các nhà tâm lí học, giáo dục học: “là tuổi trưởng thành về mặt xã hội, là tuổi chuẩn bị cho sự tham gia vào cuộc sống tự lập, thời kì trưởng thành về mặt công dân của con người và là thời kì hình thành những phẩm chất tinh thần của người công dân trong xã hội” [7, tr.12]. Cùng với sự phát triển về thể chất, tính chủ thể trong quan hệ giữa học sinh và mọi người đặc biệt cao, các em có nhu cầu tôn trọng trong quá trình giao tiếp, có khát vọng độc lập. Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Các em có cảm giác mình trưởng thành, là người lớn, bắt đầu có những phân tích mang tính chủ định, khẳng định mình; khả năng đánh giá phát triển mạnh nên “học sinh Trung học phổ thông biết sử dụng các nguyên tắc riêng, các quan điểm, sáng kiến riêng để chỉ đạo hành vi” [7, tr.41]. Tính tích cực phát triển mạnh mẽ giúp các em lĩnh hội những giá trị, chuẩn mực nhằm xây dựng các mối quan hệ và phát triển nhân cách của mình một cách độc lập.

Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT và nâng cao kết quả học tập của học sinh phổ thông nói chung, trong khi đó lại có rất ít công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT chuyên cũng như tìm các giải pháp nhằm rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc hiểu cho học sinh khi đọc những tác phẩm ngoài chương trình.

Từ những thực tiễn trên, chúng tôi viết đề tài với mong muốn góp phần định hướng cho học sinh cách thức để học sinh các lớp chuyên văn, học sinh giỏi văn có những kĩ năng để đọc hiểu tác phẩm văn học tốt hơn.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. KĨ NĂNG VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP

1.1. Kĩ năng

Quan niệm về kĩ năng là một vấn đề phức tạp trong tâm lí học, có hai hướng nghiên cứu chính:

Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kĩ năng như là trình độ thực hiện hành động, thiên về mặt kĩ thuật của thao tác hành động.

Hướng thứ hai: Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hiệu quả của hành động, coi kĩ năng là khả năng con người tiến hành công việc có kết quả trong những điều kiện cụ thể, với khoảng thời gian tương ứng.

Kĩ năng biểu thị mức độ thực hiện thành thạo, chuẩn xác các hoạt động dựa trên kiến thức, hành động đã từng được thực hiện nhiều lần và phù hợp với đối tượng của hành động. Ví dụ: kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nấu ăn, kĩ năng giải toán, kĩ năng làm văn,… Hay nói cách khác, một cách ngắn gọn thì kĩ năng là khả năng vận dụng tốt các kiến thức được học vào giải quyết các nhiệm vụ mới trong học tập, trong cuộc sống.

1.2. Kĩ năng học tập

Kĩ năng học tập là việc thực hiện có hiệu quả những hành động và kĩ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt vào những tình huống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xác định. Kĩ năng học tập là tập hợp những hành động như phân tích, mô hình hóa, khái quát hóa các đối tượng nhận thức bằng cách vận dụng những tri thức kinh nghiệm đã có để đạt được những kết quả học tập một cách thành thục. Rèn luyện kĩ năng học tập là rèn luyện cho học sinh một hệ thống thao tác nhằm làm biến đổi đối tượng và làm sáng tỏ những thông tin trong nhiệm vụ học tập, đối chiếu chúng với hành động cụ thể.

2. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

2.1. Khái niệm

Đọc hiểu là nội dung khoa học của lí thuyết đọc sách và đọc văn. Đọc hiểu văn bản là một chuỗi hoạt động với mục đích học tập, lĩnh hội tri thức. Là hoạt động nên để đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả, người đọc – người thực hiện hoạt động – cần có một hệ thống kĩ năng cơ bản phù hợp. Hoạt động đọc hiểu văn bản là hoạt động tư duy có tính chất đặc thù, phức tạp. Dù đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu song cho đến nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm đọc hiểu khác nhau. Có thể hiểu:

+ Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.

+ Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Cụ thể: hiểu là phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Làm như thế nào?

Từ những cách hiểu trên ta có thể thống nhất một quan điểm rằng: Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ một chuỗi hoạt động tư duy, có ý thức của con người, với đối tượng và mục tiêu rõ ràng. Đồng thời, đọc hiểu cũng là một khái niệm chỉ năng lực đọc ở mức độ cao – mức độ hiểu – của chủ thể hoạt động. Kết quả của đọc hiểu là người đọc phải lĩnh hội được thông tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ,….tức là tất cả những gì đã đọc.

2.2. Đối tượng đọc hiểu – tác phẩm văn học

Đọc hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tượng đọc, với tất cả các kiểu loại văn bản đọc không phải chỉ ở bộ môn Ngữ văn mới hình thành kĩ năng đọc – hiểu. Tuy nhiên, kĩ năng đọc – hiểu của môn Ngữ văn khác với các ngành khác. Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến đối tượng đọc hiểu là tác phẩm văn học. Bởi vì môn Ngữ văn gắn liền với những điểm sáng thẩm mỹ nghệ thuật của văn bản. Hơn nữa, sự phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật của văn bản văn học ngoài tâm lý nghệ thuật, còn phải được xây dựng trên nền duy lý khoa học. Điều này là do bản chất của bộ môn Ngữ văn, như đã nói trước, vừa là nghệ thuật cũng vừa là khoa học.

Đọc hiểu tác phẩm văn học, không có nghĩa là đọc. Nó rộng hơn đọc. Ngày nay, nhiều người vẫn Đọc hiểu tác phẩm không phải do đọc bằng mắt mà nghe bằng tai, như nghe chính tác giả đọc thơ, nghe “đọc truyện đêm khuya” trên đài phát thanh… Đọc hiểu tác phẩm văn học chính là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Rèn luyện kĩ năng  đọc hiểu tác phẩm văn học, là rèn luyện khả năng nắm bắt đúng thông tin và giá trị của một tác phẩm văn học.

Để nâng cao trình độ chuyên sâu, HS chuyên văn không thể chỉ nghe giảng trên lớp mà quan trọng là phải đọc thêm tài liệu, sách, báo đặc biệt là đọc thêm những tác phẩm, tác giả ngoài chương trình… Vấn đề quan trọng là phải biết chọn lọc để đọc, không nên đọc tràn lan. Trong điều kiện hiện nay, nguồn tài liệu và sách tham khảo quá nhiều gây nên tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, giáo viên cần định hướng cho học sinh đọc tác phẩm ngoài chương trình theo định hướng. Có thể định hướng đọc tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh như sau:

Văn học dân gian Việt Nam

– Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan Nxb KHXH. 1978 ( in lần thứ năm)

– Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam- Chu Xuân Diên- Lê chí Quế- Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 1996…

Văn học trung đại Việt Nam

– Văn học thế kỉ X-XIV

+  Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ)

+ Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông)…

+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)…

– Văn học thế kỉ XV-XVII

+ Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)

+ Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)

+ Bạch vân thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)…

– Văn học thế kỉ XVIII-XIX

+ Thượng kinh kí sự ( Lê Hữu Trác)

+ Vũ trung tùy bút ( Phạm Đình Hổ)

+ Hoàng Lê nhất thống chí ( Ngô gia văn phái)

+ Chinh phụ ngâm ( bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm)

+ Cung oán ngâm ( Nguyễn Gia Thiều)

+ Thơ Hồ Xuân Hương

+ Truyện Kiều ( Nguyễn Du)…

– Văn học nửa cuối thế kỉ thế kỉ XIX

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

+ Thơ Nguyễn Khuyến

+ Thơ Tú Xương….

Văn học hiện đại Việt Nam

– Văn học từ đầu thế kỉ thế kỉ XX- 1945

+  Thề non nước (Tản Đà)

+ Gánh nước đêm  (Trần Tuấn Khải )

+ Con nhà nghèo (Hồ Biểu Chánh)

+ Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)

– Văn học lãng mạn 1932-1945

+ Xuân Diệu

+ Huy Cận

+ Thế Lữ

+ Hàn Mặc Tử

+ Nguyễn Bính

+ Nguyễn Tuân

+ Khái Hưng

+ Nhất Linh

+ Thạch Lam ….

– Văn học hiện thực 1930-1945

+ Vũ Trọng Phụng

+ Nguyễn Công Hoan

+ Ngô Tất Tố

+ Nguyên Hồng

+ Nam Cao…

– Văn học yêu nước từ đầu thế kỷ XX -1945

+ Phan Bội Châu

+ Phan Chu Trinh

+ Hồ Chí Minh

+ Tố Hữu

+ Sóng Hồng…

– Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945- 1975

+ Giang Nam

+ Tô Hoài

+ Kim Lân

+ Nguyễn Thi

+ Nguyễn Khải

+ Nguyễn Thành Long

+Nguyễn Quang Sáng

+ Nguyễn Minh Châu

+ Phạm Tiến Duật

+ Xuân Quỳnh….

– Văn học từ 1975- nay

+ Thời xa vắng ( Lê Lựu)

+ Cỏ lau; Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu)

+ Thiên sứ (Phạm Thị Hoài)

+ Nỗi buồn chiến tranh, còn có tên khác Thân phận của tình yêu ( Bảo Ninh)

+ Những ngọn gió Hua tát; Tướng về hưu; Muối của rừng; Không có vua… ( Nguyễn Huy Thiệp)

+ Bóng chữ (Lê Đạt)

+ Di cảo thơ (Chế Lan Viên)

+ Thơ Nguyễn Duy

+ Cánh đồng bất tận ( Nguyễn Ngọc Tư)…

Để trau dồi, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản, học sinh phải có phương pháp đọc một cách khoa học cần: đọc nhiều, đọc có chọn lọc, có hệ thống, chính xác.

– Đọc nhiều: yêu cầu HS phải đọc nhiều, nhớ nhiều các tác phẩm văn học cụ thể. Một HS giỏi trong quá trình học tập và rèn luyện đọc không chỉ các tác phẩm trong chương trình mà cần đọc mở rộng ra ngoài chương trình và sách giáo khoa nữa.

– Đọc có chọn lọc là cách đọc chú trọng đến chất lượng. Cách đọc này gắn liền với việc đọc kĩ, đọc có suy ngẫm. Theo chúng tôi, người học trước hết cần đọc, nắm vững các tác phẩm trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn. Sau đó mới đọc rộng ra ngoài chương trình.

– Đọc có hệ thống: Trong quá trình đọc, học sinh phải biết sắp xếp các tác phẩm theo một trình tự, hệ thống. Hoặc có thể theo lịch sử văn học, thể loại, hoặc theo các đề tài lớn. Đọc một tác phẩm văn học, người đọc cần nắm được bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại, hoàn cảnh ra đời, thể loại và đề tài của mỗi tác phẩm văn học…

2.3. Mục đích đọc hiểu

Như đã biết, mục đích là cái sâu xa nhất chi phối con người hoạt động, nảy sinh nhu cầu muốn hoạt động. Mục đích đọc bao giờ cũng đa dạng: muốn hưởng thụ tư tưởng tình cảm thẩm mĩ; muốn mở mang trí tuệ; muốn bồi dưỡng về tư tưởng v.v… Nó cũng gắn chặt với tâm thế tiếp nhận: buồn/vui; hưng phấn/không hưng phấn; sẵn sàng/không sẵn sàng v.v… … Do đó, mục đích của việc đọc hiểu ở đây có thể hiểu là biến việc đọc hiểu trở thành nhu cầu, là một cái gì đó thiết thân thôi thúc cho cuộc giao tiếp đối thoại. Bởi lẽ hành động đọc hiểu văn bản thực chất là đang diễn ra một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại; người đọc không vứt bỏ mà trái lại luôn đem sự kiến giải riêng của mình vào làm phong phú nội dung ý nghĩa tác phẩm.

Mục đích đọc là vấn đề rất quan trọng. X.I. Povarlin đã nói: “Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định”. Mục đích đọc tác phẩm sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc. Xác định được mục đích đọc tác phẩm sẽ giúp học sinh tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian và còn giúp học sinh có cách đọc hợp lí, phù hợp.

Mục đích đọc tác phẩm còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một tác phẩm. Ví dụ, khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có học sinh yêu thơ thì tìm những cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ và những câu thơ lục bát hay; có học sinh tìm hiểu cuộc đời nàng Kiều và cốt truyện; có học sinh lại qua đó mà hiểu biết đời sống văn hoá, phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; có học sinh lại đi tìm sự phê phán những định kiến và luật lệ đã áp bức người phụ nữ… Vì vậy, xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan trọng trước tiên đối với mỗi học sinh. Bởi vậy, người đọc cần có ý thức rõ ràng mục đích đọc:

+ Đọc tác phẩm để tiếp nhận, lĩnh hội, để hưởng thức, chú ý tới cả nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tìm niềm vui trong việc thưởng thức cái hay, cái đẹp của câu chữ, hình tượng, kết cấu của tác phẩm. Qua đó, người đọc có thể tự đối thoại với mình và với tác giả. Từ đó, kích thích sự sáng tạo của người đọc.

+ Đọc văn để bộc lộ, trình bày kết quả cảm thụ của mình với người khác và với chính mình..

2.4. Các cấp độ của đọc hiểu tác phẩm văn học

Nhìn chung, có ba cấp độ đọc hiểu tác phẩm văn học :

– Thứ nhất là cấp độ đọc hiểu trực tiếp – cụ thể nội dung tác phẩm: cách đọc hiểu của người đọc ở đây chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm, xem tác phẩm nói về vấn đề gì, diễn biến ra sao, các nhân vật yêu ghét nhau thế nào, sống chết ra sao,… Đây là cách đọc hiểu đơn giản nhất.

– Thứ hai là cấp độ đọc hiểu văn bản có suy nghĩ: từ nội dung trực tiếp mà khái quát thành tư tưởng của tác phẩm. Ở cấp độ này, vai trò của chủ thể đọc hiểu được thể hiện rõ hơn. Bằng tư duy phân tích – khái quát, chủ thể nắm bắt được giá trị của tác phẩm và khuynh hướng tư tưởng – tình cảm của tác giả.

– Thứ ba là cấp độ đọc hiểu văn bản toàn diện: chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm, nắm vững giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận được cái hấp dẫn, sinh động của đời sống được tái hiện, đồng thời biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh, kết cấu, loại thể, hình tượng, giọng điệu,… Đây là cấp cao nhất, cũng là cấp độ mà người đọc cần đạt được.

3. HỆ THỐNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

3.1. Kĩ năng đọc lướt để xác định sơ bộ về tác phẩm

Kĩ năng đọc lướt có vai trò rất quan trọng trong quá trình đọc hiểu tác phẩm. Kĩ năng đọc lướt sẽ giúp học sinh đọc định hướng, tập trung chú ý của mình vào nội dung tác phẩm, sơ bộ xác định mục tiêu đọc hiểu: ghi nhớ nội dung và chú ý đến những tín hiệu thẩm mĩ, hình tượng nghệ thuật, phương tiện nghệ thuật. Hình thức đọc lướt nhìn chung là cần thiết trong bước giao tiếp đầu tiên với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm để có được những ấn tượng chung nhất. Đó có thể  là hình dung về tác giả, những đánh giá về tác phẩm (qua lời giới thiệu), những hình dung sơ bộ, tổng thể về bức tranh đời sống (với tác phẩm tự sự) hay thế giới cảm xúc tâm tình (với tác phẩm trữ tình).  Đó cũng có thể là nắm bắt tên tác phẩm, tình tiết, cốt truyện, nhân vật hay một điểm gì đó nổi bật như từ ngữ, những chi tiết nghệ thuật cụ thể, ngắt nhịp, giọng điệu… để kích thích cảm thụ, hứng thú nhận thức riêng ở người đọc trên cơ sở đó chuyển sang những bước  phân tích sâu hơn, có căn cứ lý giải rõ ràng, hợp lý.

Hình thức này rất có ý nghĩa đối với những tác phẩm có dung lượng vừa và lớn, vừa tiết kiệm thời gian, vừa phù hợp với logic cảm thụ và nhận thức, đi từ cái sơ bộ, đơn giản, mang tính cảm tính.

3.2. Kĩ năng đọc kỹ (đọc chính xác) để nhận diện yếu tố sự thực, yếu tố hư cấu và tóm tắt nội dung tác phẩm

Đọc kỹ với những hình thức khác nhau giúp học sinh từng bước nhập sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.  Đọc kĩ để nhận ra từ mới và phát hiện các từ quan trọng; Các câu khó hiểu, các câu quan trọng; Nhận ra các cấu trúc của tác phẩm; Nhận ra được nội dung…

Muốn có kĩ năng đọc kỹ trong đọc hiểu tác phẩm văn chương, trước hết học sinh phải nắm vững những gì cần hiểu về ngôn từ trong mối quan hệ văn cảnh, trong sự lựa chọn và kết hợp, trong việc nhóm hợp chúng thành hệ thống và phân bố theo một trật tự nào đó trong tác phẩm.

Mặt khác, kĩ năng đọc kỹ đòi hỏi học sinh phải tinh mắt không được bỏ sót một từ nào, thậm chí từng dấu câu hay dấu phân cách dòng, đoạn, khổ của tác phẩm. Qua đó người đọc nắm được ý nghĩa của từ khoá, ý nghĩa của câu, của đoạn và tìm thấy mạch ý của tác phẩm.

Để củng cố kĩ năng đọc kỹ nên lưu ý học sinh tự trả lời câu hỏi tại sao nhà văn lại dùng loại từ ấy, lại vận dụng kiểu câu dài ngắn khác nhau với cách ngắt nhịp ấy cốt để nhằm mục đích gì… Mục đích của kĩ năng đọc kỹ trong đọc hiểu là cố gắng hiểu được tối đa ý nghĩa tường minh của tác phẩm. Làm rõ được điều này người đọc đã tiến thêm một bước để hiểu phần chìm, phần hàm ngôn của tác phẩm, tức là hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Kĩ năng đọc kỹ được duy trì và đảm bảo về nội dung cũng như phương pháp sẽ đem lại giá trị chân lí đời sống và chân lí nghệ thuật của tác phẩm. Rèn luyện kĩ năng đọc kỹ văn bản nghệ thuật ngôn từ sẽ khích lệ niềm tin vào bản thân học sinh và sự tin tưởng vào giá trị chân thiện mĩ của tác phẩm.

3.3. Kĩ năng đọc phân tích để tìm ra lớp nghĩa hàm ẩn của tác phẩm

Nếu đọc kỹ cho kết quả là lớp nghĩa tường minh thì kĩ năng đọc phân tích sẽ cho kết quả là lớp nghĩa hàm ẩn của tác phẩm. Kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm có một vị trí quan trọng và ý nghĩa to lớn quyết định hiệu quả đọc hiểu. Trong một số bài nghiên cứu, GS.TS. Trần Đình Sử nói đại ý rằng thực chất của đọc hiểu tác phẩm nghệ thuật là phân tích văn bản nghệ thuật ấy. Kĩ năng đọc phân tích là kĩ năng phát hiện những chi tiết nghệ thuật, những ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ, tượng trưng, những hình tượng nghệ thuật … hàm chứa năng lượng nghệ thuật cao; hay đó  là những yếu tố giữ vai trò như là thần cú, nhãn tự trong thơ… các lớp ý nghĩa chứa đựng trong các mối liên kết giữa các yếu tố của văn bản. Phát hiện và lí giải các liên kết ngôn ngữ, các liên kết ý tứ, liên kết giữa các yếu tố nghệ thuật của của văn bản là các thao tác tư duy thuộc kĩ năng phân tích.

Kĩ năng đọc phân tích tác phẩm thể hiện ở khả năng cảm thụ, nhận biết, xem xét, chỉ ra và lí giải được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo,… của tác phẩm văn học một cách chính xác, độc đáo, đầy sức thuyết phục. Tác phẩm văn học vốn là một loại văn bản đặc biệt, nó phản ánh đời sống xã hội, con người thông qua phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Muốn đọc – hiểu văn bản văn học, cũng như khám phá, thưởng thức cái hay, cái đẹp về nội dung của văn bản người đọc trước hết không thể không tìm hiểu ngôn từ, vượt qua được bức tường ngôn ngữ và thấy được tác dụng của các hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Bởi ngôn từ văn học mang tính nghệ thuật và thẩm mĩ. Tính nghệ thuật của ngôn từ biểu hiện qua vần, nhịp, bằng trắc, cách lựa chọn, sắp xếp từ ngữ. Còn tính thẩm mĩ của nó thể hiện ở vẻ đẹp và sự hấp dẫn của hình tượng, biểu hiện được cảm xúc, tư tưởng của con người. Kĩ năng đọc phân tích giúp học sinh sẽ hiểu cặn kẽ thấu đáo giá trị đích thực về nội dung tư tưởng nhân sinh và hình thức sáng tạo độc đáo của tác phẩm. Nói cách khác, học sinh đã thu nhận được những vẻ đẹp khác nhau về đời sống và văn chương để làm người. Những kiến thức đó sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm và lẽ sống của học sinh. Sự tác động trở lại ấy diễn ra trong khi đọc và có khi ảnh hưởng lâu dài trong cả cuộc đời còn lại như một nỗi ám ảnh, một lời khuyên, một sự an ủi và như một sự thách thức thầm lặng của bản thân.

3.4. Kĩ năng đọc sáng tạo để đóng góp giá trị mới, mở rộng ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm

Đọc kỹ và đọc phân tích giúp người đọc nắm vững nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Từ sự nắm vững đó mà dùng kinh nghiệm và cảm xúc riêng tư của bản thân để tham gia vào quá trình “đồng sáng tạo” giá trị sâu sắc hơn của văn bản. Đọc sáng tạo để khám phá giá trị nghệ thuật, ý nghĩa văn hoá, ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm.

Đọc sáng tạo là một kĩ năng được vận dụng khi mới bắt đầu đọc sơ bộ kéo dài cho tới sau khi đọc phân tích tác phẩm. Điều đáng lưu ý nhất đối với đọc sáng tạo không phải là bị ràng buộc quá chặt vào câu chữ và ngôn từ nghệ thuật mà là mở rộng

liên tưởng, tưởng tượng, bám sát hình tượng nghệ thuật, dự đoán khả năng phát hiện sức sống và ý nghĩa của nó trong cuộc sống đương đại.

Kĩ năng đọc sáng tạo cần phải thoả mãn hai yêu cầu tối thiểu:

+ Một là, người đọc phải nắm vững sự tổ chức toàn cảnh hoặc là thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời người đọc phải hiểu được mạng lưới ngôn từ độc đáo và khám phá được cấu trúc chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

+ Hai là, trên cơ sở của kinh nghiệm và xúc cảm riêng tư, người đọc trình bày sự phát hiện lại hoặc sự khám phá mới của mình về tác phẩm.

3.5. Kĩ năng đọc tích lũy để hoàn thiện giá trị về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của tác phẩm và củng cố tri thức

Mục tiêu của kĩ năng này là để hoàn thiện giá trị về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của tác phẩm và tích luỹ tri thức công cụ, tri thức về kĩ năng để đọc hiểu các văn bản khác. Mục tiêu hướng tới vừa là tổng hợp kiến thức văn học và trải nghiệm cá nhân học sinh để có cái nhìn khái quát chỉnh thể tác phẩm, vừa để hình thành kĩ năng khái quát hoá nghệ thuật và giá trị nhân văn của tác phẩm.  Đọc tích lũy nhằm tích lũy thông tin thẩm mỹ, tích lũy kinh nghiệm nghệ thuật…

3.6. Kĩ năng đọc kết nối để mở rộng ý nghĩa đời sống của văn bản

Kết nối vấn đề từ văn bản đến thực tế cuộc sống, kết nối liên văn bản và kết nối để vận dụng tạo lập văn bản cùng loại.

Thứ nhất: Kết nối liên văn bản

Thứ hai: Kết nối văn bản với bạn đọc

Thứ ba: Kết nối ý nghĩa văn bản với thực tế cuộc sống…

Có thể nói, muốn hiểu tác phẩm văn học, muốn mở cánh cửa bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm, phải biết cách; phải rèn luyện nhiều để có được kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tốt hơn.

4. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

Chiến lược là một thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự: Chiến lược, tổng thể các phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để xác định mục tiêu, sắp xếp, quy tụ lực lượng và đề ra giải pháp nhằm đạt một mục đích nhất định bằng con đường có lợi nhất, tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực (CL chuyên ngành), toàn xã hội (CL quốc gia) hoặc toàn thế giới (CL toàn cầu) trong một thời kì nhất định. (… Hoạch địnhchiến lược phải căn cứ vào bối cảnh và thực trạng của tình hình, trong đó phải tính đến trạng thái của đối tượng, lực lượng chiến lược và các tiềm lực có thể huy động vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược. Theo thời gian, “chiến lược” được sử dụng phổ biến hơn trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống từ quân sự, chính trị đến kinh tế, khoa học, giáo dục,… Với nghĩa chung nhất, đến nay “chiến lược” là thuật ngữ được hiểu với ý nghĩa như là “một bản kế hoạch” “một sự hoạch định trước các bước để thực hiện một mục tiêu đã xác định”.

4.1. Rèn luyện kĩ năng đọc lướt bằng chiến lược toàn cảnh

Sử dụng chiến lược toàn cảnh để có các nhìn bao quát về văn bản, từ đó xác định các mục tiêu đọc.

* Bước thứ nhất: Chọn tác phẩm muốn đọc. Trước khi chính thức đọc một tác phẩm học sinh cần hiểu biết rõ các nhà xuất bản uy tín, các tác giả quen thuộc hoặc được dư luận quan tâm….

* Bước thứ hai: Bao quát về tác phẩm.

Đây là bước  khá quan trọng là tạo tâm thế đọc hiểu, kích hoạt những tri thức cần thiết để hoạt động đọc hiểu có thể diễn ra dễ dàng hơn, sử dụng những gì mình đã biết để thực hiện nhiệm vụ mới, sử dụng những yếu tố bên ngoài văn bản hoặc những yếu tố có thể quan sát trực diện trước khi đọc nội dung bên trong để trợ giúp định hướng cách đọc sao cho có hiệu quả. Nếu biết sử dụng một khoảng thời gian cần thiết để quan sát tổng thể tác phẩm.

Ví dụ 1. Trước một văn bản học sinh sẽ nhận ra đối tượng mà mình chuẩn bị đọc hiểu là một truyện truyền thuyết, vậy tất yếu mình không thể đọc hiểu  như một truyện cổ tích dù cả hai đều thuộc bộ phận văn học dân gian. Truyền thuyết là lịch sử trong tâm thức dân tộc, lịch sử mang đậm màu sắc huyền thoại gắn với nhãn quan nhân dân trong cách đánh giá các nhân vật sự kiện. Vậy là trong quá trình đọc hiểu, học sinh sẽ phải rẽ lớp màn sương khói hư thực để nhận ra cái lõi lịch sử ẩn sau những yếu tố hoang đường kì ảo đó. Truyện cổ tích ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp, có kẻ giàu – người nghèo, kẻ áp bức – người bị áp bức. Yếu tố hoang đường kì ảo trong văn bản đem lại ấn tượng về thế giới cổ tích, một thế giới mà mọi sự đánh giá, phán xét,… đều dựa trên đạo lí dân gian: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo – thế giới nuôi dưỡng sự hồn nhiên, trong trẻo, thánh thiện của tâm hồn con người.

Ví dụ 2. Hoặc đọc thơ theo thể lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu sẽ khác với thơ lục bát của Nguyễn Duy…Văn học dân gian là “mã nguồn mở” để các nhà thơ lựa chọn chất liệu đưa vào trong sáng tác của mình. Quay trở lại truyền thống, cách tân, đưa vào truyền thống hơi thở thời đại mình là “công thức” thành công của các nhà thơ thành danh bằng lục bát. Mỗi nhà thơ lại tùy biến công thức trên theo những cách khác nhau. Tố Hữu chủ yếu mượn ca dao giọng điệu tâm tình ngọt ngào đằm thắm với đỉnh cao Việt Bắc. Nguyễn Duy thơ hóa thành ngữ, tục ngữ thành những bài lục bát gợi cảm, vừa quen thuộc vừa mới lạ giàu chất suy tư, đậm tính triết lý với cách sử dụng từ láy tạo nên tiếng cười …. Và với riêng mình, Nguyễn Bính đã lựa chọn cấu trúc câu thơ trong ca dao với giọng than thở.

Khi bao quát về tác phẩm, học sinh cần chú ý đến các yếu tố sau:

Tác giả: Quen thuộc hay lạ lẫm đối với mình? Có những chi tiết nào trong cuộc đời, sự nghiệp, giai thoại,… giúp mình đọc văn bản tốt hơn không? Tác giả trong nước hay nước ngoài?…

– Thể loại của tác phẩm: Mình đã có hiểu biết gì về thể loại này? Cần phải đọc như thế nào thì phù hợp với thể loại tác phẩm? Nghĩa là, phải đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.

– Các “kênh hình” trong tác phẩm (ở trang bìa cuốn sách, phần minh hoạ bên trong, phần tác giả tự minh hoạ – ví dụ trang bút tích lời để từ của Hồ Chí Minh ở Nhật kí trong tù,…) có gợi lên ấn tượng nào không?

– Những lời giới thiệu, phê bình được trích dẫn ở bìa tác phẩm… có gây chú ý cho người đọc không? Nó có giúp chúng ta đưa ra bất cứ dự đoán nào về tác phẩm sẽ đọc không?…

– Thời điểm ra đời của tác phẩm có gì đặc biệt? Tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bối cảnh thời đại khi tác phẩm ra đời có điều gì cần lưu ý? Thông tin này có giúp gì cho chúng ta khi đọc tác phẩm không?…

* Bước thứ ba: Xác định mục tiêu, cách thức đọc hiểu (như đã trình bày ở mục 2.3 )

4.2. Rèn luyện kĩ năng đọc kỹ bằng chiến lược ghi nhớ, tóm tắt nội dung của tác phẩm

* Bước thứ nhất: Xác định thông tin chính, hạt nhân “sự thực” của tác phẩm.

* Bước thứ hai: Đọc tác phẩm kết hợp với thao tác đánh dấu, ghi chú. Học sinh tự tạo ra những quy ước để đánh dấu hoặc giáo viên  hướng dẫn học sinh cách ghi chú vắn tắt bằng kí hiệu thông dụng, chẳng hạn như viết tắt các chữ đầu của mỗi từ, hoặc đánh dấu (?) cho nội dung ghi chú người đọc thấy còn băn khoăn, dấu (!) cho phần học sinh thấy thích thú, cảm động,… Nội dung ghi chú là tất cả những gì đến trong cảm nhận, đánh giá, nhận thức,… của học sinh mà yếu tố đánh dấu gợi ra, những câu hỏi, những phỏng đoán, sự đồng tình, chia sẻ hoặc phản tiếp nhận, những liên tưởng, những hình dung tưởng tượng,… Việc ghi chú bên lề chính là cách thức tạo ra sự tương tác giữa độc giả với tác phẩm, cụ thể trong trường hợp này là với những nội dung đã được đánh dấu trong tác phẩm đang đọc. Đây sẽ là cơ sở để học sinh nhìn lại tổng thể tác phẩm, lược thông tin chính, nắm thông điệp cơ bản. Đồng thời dựa vào các ghi chú bên lề để dễ dàng tìm kiếm dẫn chứng khi cần thiết.

* Bước thứ ba: Tóm tắt để ghi nhớ khái quát nội dung tác phẩm.

4.3. Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích bằng chiến lược đi tìm điểm sáng thẩm mĩ và chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm

* Bước thứ nhất: Tìm và phân tích các thông tin thẩm mĩ và giải mã các tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm, là hình thức đọc lựa chọn phân tích những chi tiết nghệ thuật, những hình tượng… hàm chứa năng lượng nghệ thuật cao; hay đơn giản là những yếu tố giữ vai trò như là thần cú, nhãn tự trong thơ, giọng điệu, cách ngắt nhịp….

Trong các bài thơ tín hiệu thẩm mỹ thể hiện ở nhạc điệu của các câu thơ, hình ảnh, cảm xúc…do câu chữ gợi ra

– Đọc để tìm tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Ví dụ,  chú ý cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du khi đọc Truyện Kiều. “Mặt mo đã thấy Sở Khanh lẻn vào”. Chúng ta thấy, chỉ cần một chữ “lẻn”, Nguyễn Du đã phản ánh đúng cái thần thái của Sở Khanh: gian manh, xảo quyệt. Hoặc “Ghế trên ngồi tót sổ sàng”. Chỉ một chữ “tót” thôi, Mã Giám Sinh đã lộ nguyên hình một tên vô học, vô văn hoá. Còn Hoạn Thư cay độc, nham hiểm thì: “Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không đao”. Tú Bà thì ngoại hình đã tạo ra sự ghê sợ cho người đọc: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/ Ăn gì to lớn đẩy đà làm sao”. Hồ Tôn Hiến dâm ô bỉ ổi: “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình…”. Nguyễn Du đã sử dụng những từ rất “đắt” để miêu tả về các nhân vật của mình. Các từ đó đều rất giàu ý nghĩa, rất chính xác, súc tích và có giá trị biểu cảm cao khi thể hiện tính cách, phẩm chất, ngoại hình… của nhân vật.

– Đọc để tìm hình tượng văn học. Có rất nhiều loại hình tượng văn học: con người, thiên nhiên (rừng xà nu), đồ vật (chiếc lược ngà, ngọn đèn), con vật (con cò, con rùa…). Như vậy, ngôn từ nghệ thuật dùng để xây dựng hình tượng trong tác phẩm văn học. Hình tượng văn học mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Người đọc phải biết gợi ra, khám phá và hiểu các tầng ý nghĩa khác nhau ấy. Thông qua hình tượng văn học mà ta có thể hiểu được thế giới nội tâm, tư tưởng, tình cảm của nhà văn.

+ Hình tượng là thiên nhiên. Ví dụ, bài thơ  “Lá diêu bông”của nhà thơ Hoàng Cầm. Lá diêu Bông, một sản phẩm từ trí tưởng tượng của nhà thơ Hoàng Cầm đã làm nên  huyền thoại. Huyền thoại bắt đầu từ mối tình của cậu bé 8 tuổi yêu người con gái tên Vinh đang độ trăng rằm và sau này tác giả viết: Lá Diêu Bông là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu.  Lá Diêu Bông là biểu tượng của tình yêu, tình yêu đích thực, nồng nàn, đắm say mà con người luôn khao khát mỏi mong trong cuộc đời có một lần bắt gặp. Huyền thoại khi Hoàng Cầm làm bài thơ này (theo hồi kí của tác giả) do thần linh đọc và nhà thơ chép lại: “ riêng có bài thơ Lá Diêu Bông, duy nhất một bài này là những lời vẳng bên tai, từ đầu chí cuối, quá nửa đêm mùa rét 1959, trên giường ngủ, trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ 6 oát”, …Và xung quanh việc tiếp nhận cũng rất nhiều ý kiến trái ngược nhau với nhiều cách diễn giải khác nhau… Nhưng sức sống của thi phẩm không phải là những huyền thoại quanh nó mà chính là những xúc cảm, chiêm nghiệm về tình yêu mang triết lý sâu xa mà phải đến hơn 30 tuổi thi nhân mới nhận ra. Phải chăng vì lẽ đó mà 25 năm sau bài thơ mới ra đời.

+ Hình tượng là con người. Ví dụ, Ông Thuấn trong “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp là một hình tượng tiêu biểu cho bi kịch của người anh hùng sau chiến tranh. Năm hai mươi tuổi, ông bước vào cuộc chiến để tìm sự an toàn cho bản thân sau những xung đột của gia đình. Sau bao năm trong quân ngũ, đời sống trận mạc đã tôi rèn, đã tạo nên một tướng Thuấn có nhân cách trong sạch, không vụ lợi. Ông trở về trong niềm vinh dự, tự hào của gia đình, dòng tộc. Nhưng cũng từ đây cuộc đời của ông bước sang một bước ngoặt mới. Ông trở về bên cạnh những người thân: người vợ đã bị lẫn, người con trai là kĩ sư của Viện Vật lý, người con dâu là bác sĩ ở bệnh viện sản. Cuộc sống gia đình ông là niềm mơ ước của bao gia đình. Thế nhưng lúc nào ông Thuấn cũng thấy mình cô đơn, lạc lõng. Con đường duy nhất để ông giải thoát nỗi đau, sự bế tắc của mình đó là lại được cầm súng và ông đã hi sinh…

+ Hình tượng là con vật, đồ vật. Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân và Tô Hoài là hai  nhà văn có sở trường viết về đồ vật. Thụy Khuê cho rằng “Nguyễn Tuân đã thật sự mở ra một “trường phái đồ vật” của riêng mình, đi trước các nhà Tiểu thuyết Mới như Alain Robbe-Grillet, Nathalie Sarraute[21]. Tràn ngập trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là đồ vật, sự vật: từ chiếc ấm đất, cái lư đồng cây đàn đáy, đến món ăn hay con sông… Tâm hồn nghệ sĩ và ngòi bút tài hoa đã phổ vào những vật vô tri vô giác ấy hơi thở và tiếng nói con người, qua phận vật để nói về và triết lí về thân phận người.

Có thể nói, phân tích các tín hiệu thẩm mĩ và giải mã các tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm là rèn luyện đồng thời kỹ năng cụ thể hoá nghệ thuật và khái quát hoá nghệ thuật cho học sinh.

* Bước thứ ba: Đọc có phản hồi, có phản biện về các giá trị của tác phẩm và các ý kiến đánh giá của người đi trước về văn bản.

Khi đọc tác phẩm học sinh phải nhận ra giá trị của tác phẩm về nội dung cũng như nghệ thuật. Đồng thời cũng từ đây khơi gợi học sinh tìm hiểu những cách đánh giá khác nhau về tác phẩm.

Khi đọc Truyện Kiều  của Nguyễn Du học sinh  hiểu rằng có nhiều cách đánh giá về tác phẩm. Thời trung đại, các nhà nho với học thuyết chính trị đạo đức nên họ thường tìm từ Truyện Kiều những nguồn cảm hứng bình luận chính trị, đạo đức, nhân đó bộc lộ con người chính trị đạo đức của mình.  Đọc Truyện Kiều Hoài Thanh, nhấn mạnh ở hai phương diện chống phong kiến và Kiều là nạn nhân thê thảm của chế độ phong kiến.  Sức sống của Kiều làm rạn nứt khuôn khổ của xã hội phong kiến, thân thế trầm luân của nàng lại là lời tố cáo những gì độc ác, nhơ nhớp trong xã hội phong kiến. Đến các nhà phê bình Trương Tửu, Lê Đình Kỵ và các nhà phê bình cách mạng cùng thời thì Kiều và các nhân vật khác trong Truyện Kiều là những điển hình giai cấp….

4.5. Rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo bằng chiến lược đồng sáng tạo

* Bước thứ nhất: Đọc chậm, suy ngẫm, liên tưởng, tưởng tượng (tưởng tượng sáng tạo, tưởng tượng tái tạo).

* Bước thứ hai: Phát hiện và giải mã các tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm bằng năng lực nghệ thuật, kinh nghiệm thẩm mĩ của bản thân để phát hiện nội dung tư tưởng, ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm.

Đọc hiểu tác phẩm là cuộc giao tiếp của kinh nghiệm thẩm mĩ. Mỗi học sinh không hề là số không khi đến với tác phẩm. Mỗi người mang vào sự tương tác trên một vốn sống, vốn kinh nghiệm thẩm mĩ nhất định. Và chính các tầm đón đợi khác nhau cũng làm cho giá trị tác phẩm cũng thay đổi khác nhau. Tầm đón đợi của mỗi bạn đọc cũng vận động biến đổi trong quá trình đọc. Tầm đón đợi cá nhân học sinh cũng chịu sự chi phối ít nhiều của tầm đón đợi công chúng (kinh nghiệm thẩm mĩ qua các thời kì văn hóa / kinh nghiệm thẩm mĩ của lớp thế hệ người đọc). Đến với tác phẩm học sinh suy ngẫm, liên tưởng, tưởng tượng những bối cảnh văn hóa thẫm mỹ, những mối liên hệ về trường từ vựng trong và ngoài văn bản để có thể lấy ra cái ý và nghĩa có thể tạo sinh của từ hay câu đang xem xét. Ý hay nghĩa của từ và câu trong văn bản lúc này hầu hết không còn là ý nghĩa từ vựng thông thường mà đã là ý nghĩa mang “nội hàm tư tưởng văn hóa” (Trần Đình Sử), ý nghĩa biểu hiện của tác phẩm rồi. Nói ví dụ, nếu học sinh thấy rằng lâu nay động từ chừa  thường chỉ kết hợp với yếu tố từ vựng đi sau chỉ cái xấu, cái dở, cái bị phê phán (chừa bỏ học, chừa đánh nhau, chừa ăn cắp…) thì các em mới cảm nhận được sự kết hợp lạ của cụm từ vựng “xin chừa” trong câu thơ “Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” của Truyện Kiều và mới thấy cái ý vị đau đớn và chua xót mà nó nhói lên trong lòng người đọc.

Vẻ đẹp thẩm mĩ của hình tượng người lính trong văn học Việt Nam trước 1975 trong những tác phẩm của Quang Dũng, Phạm Tiến Duật… chắc gì với thế hệ trẻ hôm nay cảm nhận được như lớp bạn đọc thế hệ kháng chiến. Nếu như trong truyện ngắn giai đoạn kháng chiến, hình tượng người lính thường hiện lên trong những giờ phút khốc liệt, cam go, đầy thử thách nơi chiến trường với vẻ đẹp hào hùng, thì trong nhiều truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975, họ được khai thác trong những tình huống trớ trêu, “cắc cớ” của ngày trở về. Nhân vật Lực trong Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu; Hảo – trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo; Quỳ – người phụ nữ mộng du trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu; Ông Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… đều là biểu hiện theo những cách khác nhau của tâm thế bi kịch mà những người trở về sau cuộc chiến phải trải nghiệm. Sự khốc liệt của chiến tranh không được tái hiện bằng bom rơi đạn nổ hay bằng cái chết, mà bằng nước mắt và sự hi sinh thầm lặng, bằng những nỗi đau âm ỉ, lặng lẽ nhưng dữ dội và dai dẳng trong trái tim nhân vật.

Vì vậy, muốn mở ra những tầng ý nghĩa của tác phẩm qua việc tìm những tín hiệu thẩm mỹ học sinh phải rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ bằng nhiều cách:  biết dịch chuyển bản thân qua các bối cảnh lịch sử văn hóa (bối cảnh văn hóa lịch sử gắn với sự sinh thành ra tác phẩm với bối cảnh hôm nay; gợi dẫn theo lối “lần trở lại cách hiểu trước đây về một tác phẩm” (nói theo ý của Hans Robert Jauss); Gợi dẫn trường liên tưởng liên văn bản trên nền các ý kiến đánh giá; so sánh đối chiếu với một vài giả định “thế bản” (đưa ra các phương án của thầy; của một đồng nghiệp giả định; của một nhà phê bình; của sách giáo khoa; của các nhóm bạn đọc đang hợp tác); tạo ra sự đối thoại với các giả định “phản tiếp nhận” v.v… Làm như trên là thầy giáo đã hỗ trợ được bạn đọc học sinh, giúp học vừa trở thành chủ thể tích cực sáng tạo lại vừa đưa họ vào quỹ đạo của sự tiếp nhận đúng hướng. Đây là quan niệm đúng trong giáo dục nhà trường. Lí thuyết tiếp nhận coi trọng vai trò sáng tạo của người đọc nhưng không chấp nhận sự tùy tiện. Hình tượng cơ bản trong tác phẩm là một tồn tại khách quan, khi tiếp nhận có thể có hiệu hiện tượng biến hình, nhưng là biến hình của chính hình tượng vốn có là vì vậy.

Nói gọn lại, để liên tưởng, tưởng tượng học sinh phải đạt được sự xúc cảm từ chính sự nếm trải của chính mình.

4.5.  Rèn luyện kĩ năng đọc kết nối bằng chiến lược liên hệ, vận dụng

Tác phẩm văn học nằm trong nhiều mối quan hệ: với nhà văn- người tạo ra tác phẩm, với thời đại tác phẩm ra đời, với hiện thực mà nó phản ánh, với bạn đọc, với các tác phẩm văn học khác, những tiếng nói khác trong đời sống. Học sinh phải lần lượt tự đặt ra những câu hỏi trong quá trình đọc hiểu và tìm câu trả lời.

Học sinh có thể

* Bước thứ nhất:  Học sinh xác định thông điệp được phát hiện trong tác phẩm.

* Bước thứ hai: Kết nối thông tin tác phẩm đang đọc và tác phẩm khác (liên văn bản).

* Bước thứ ba: Kết nối thông tin và những trải nghiệm thông tin đó ở học sinh; Kế nối thông tin giữa văn bản đang đọc và những vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội…

4.6. Rèn luyện kĩ năng đọc tích luỹ bằng chiến lược ghi nhớ những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

* Bước thứ nhất: Tổng hợp kết quả các bước đọc hiểu để có cái nhìn toàn vẹn, chỉnh thể về giá tác phẩm.

* Bước thứ hai: Tích lũy những giá trị cần thiết hoặc những gì học sinh tâm đắc nhất về tác phẩm…

Từ những chiến lược trình bày trên có thể sơ đồ hóa như sau:

5. NHỮNG YÊU CẦU KHI ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC

5.1. Yêu cầu về kiến thức

Muốn có được kĩ năng đọc hiểu văn bản, người tiếp nhận, đặc biệt là với HS giỏi cần phải trang bị cả kiến thức văn học – văn hóa lẫn kĩ năng tạo lập văn bản. Về kiến thức, để đọc hiểu tốt một tác phẩm, chúng tôi cũng có đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu là, HS cần phải nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm:

– Kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học cụ thể;

– Kiến thức về lý luận văn học;

– Kiến thức về văn học sử;

– Kiến thức văn hóa tổng hợp…

5.2. Yêu cầu về phương pháp

Một trong những nguyên tắc hàng đầu của đọc hiểu (tiếp nhận) tác phẩm văn học là không được thoát li văn bản. Nghĩa là, người tiếp nhận không được suy diễn một cách tùy tiện, thiếu căn cứ mà phải dựa vào câu chữ và các hình thức nghệ thuật của văn bản. Trên cơ sở, xem tác phẩm văn học như một cấu trúc. Cấu trúc tác phẩm văn học là “tổ chức nội tại, sự quan hệ qua lại giữa các yếu tố của văn bản văn học mà việc thay đổi một yếu tố nào đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác.(…)” (Lại Nguyên Ân)

Ví dụ, khi đọc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) học sinh phải chú ý Nguyễn Huy Thiệp đã đưa người đọc bước vào một cuộc hành trình đầy chất thơ. Đó là một sớm xuân: “Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm”.  Khung cảnh thanh bình ấy lại chính là dịp để nhân vật ông Diểu “bắt đầu cuộc đi săn”. Nhân vật đi vào rừng mang theo bao hệ lụy trần thế ám ảnh. Ông nhìn thiên nhiên cũng như cách ông đánh giá về cuộc đời. Bắt đầu từ lúc tiếp cận đàn khỉ “không buồn, không vui, không lo lắng cũng không tính toán” đến “mỉm cười và chăm chú nhìn”. Rồi và cuối cùng là “niềm vui nhen lên từ khi ở nhà ra đi trong ông vơi đi một nữa”. Ông quyết định bắn hạ con khỉ đực với “một tiếng súng dữ dội”. Ông Diểu làm điều ác và tại thời điểm đó ông vẫn hài lòng với kết quả dù có chút “run lên” như “người vừa mới làm xong việc nặng”. Nhưng khi nhìn đôi mắt con khỉ đực, người đàn ông ấy bổng dấy lên một niềm “thương hại” và “mủi lòng”. Hành động “tránh nhìn vào đôi mắt” ông Diểu chuyển từ tâm trạng hài lòng khi làm điều ác sang trạng thái hoảng loạn, bối rối. Ông tìm cách “hái lá đắp cho con khỉ” hay loay hoay “cởi chiếc quần lót” – mảnh giáp cuối cùng trên cơ thể để băng bó cho nó. Trải qua một hành trình vất vả, chứng kiến và suy nghiệm nhiều thứ, đặc biệt là hình ảnh con khỉ con rơi xuống vực sâu thăm thẳm và con khỉ cái cứ kiên trì lẽo đẽo theo ông đi xuyên rừng, người đàn ông ấy chợt cảm thấy “cay cay sống mũi” và thức nhận “một nỗi buồn tê tái đến tận đáy lòng”.  Những tâm trạng và hành động không nhất quán ấy biểu hiện cho một sự giằng xé nội tâm giữa tham vọng và tình thương, giữa khả năng của một ông già và sức mạnh của thiên nhiên, giữa phần “con” và phần “người” cũng chính là cái ác và tính thiện trong nhân vật….

Mỗi yếu tố của hình thức đều gắn liền với một nội dung cụ thể, biểu hiện nội dung cụ thể. Song, cần phải nhận thức rõ, hình thức của tác phẩm không phải là những yếu tố riêng lẻ, rời rạc mà là một hệ thống hình thức chỉnh thể. Cái hay, cái đẹp của nội dung phải được phân tích, chỉ ra, cảm nhận, thưởng thức và đánh giá thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. Và như vậy, trong quá trình rèn luyện  kỹ năng đọc phân tích học sinh cần nắm được các hình thức nghệ thuật mà nhà văn vận dụng để tạo nên hình tượng văn học và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.

Ngoài ra, đọc hiểu tác phẩm không thể không chú ý đến đặc trưng thể loại. Mỗi văn bản được viết theo một thể loại nào đó và thể loại ấy sẽ “buộc” tác giả lựa chọn một số yếu tố hình thức nghệ thuật phù hợp để thể hiện nội dung.

Đọc hiểu tác phẩm trữ tình cần chú ý một số yếu tố sau:

– Cần chỉ ra cái riêng, nét đặc sắc của nhân vật trữ tình.

– Tìm ra cái tứ của bài thơ.

– Cần chú ý đến nhạc tính của bài thơ.

– Chú ý đến cả giọng điệu, nhịp điệu, hình ảnh và ngôn ngữ của thơ. (…)

Đọc hiểu tác phẩm tự sự thông thường, người ta chú ý đến các yếu tố sau:

– Tình tiết, cốt truyện, kết cấu, nhân vật;

– Ngôn ngữ nghệ thuật;

– Tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật;

– Giọng điệu, nhịp điệu, lời văn

– (…)

6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM CỦNG CỐ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC

6.1. Nhật ký đọc tác phẩm văn học

Hoạt động sử dụng Nhật kí đọc tác phẩm xuất phát từ mục đích khơi gợi tình yêu, hứng thú của học sinh đối với tác phẩm văn học.Qua việc ghi nhật kí, các em xây dựng ý nghĩa cho tác phẩm dựa trên các hoạt động tương tác: tìm các từ ngữ, thể hiện quan điểm, mô tả về trình tự sự kiện hay nhân vật…

Sau đây là những dạng ghi chép của nhật kí đọc sách đã được tổng kết lại trong quá trình thực hiện để góp phần rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học:

–  Hình ảnh: Chú trọng khơi gợi năng lực tưởng tượng của người đọc, khả năng thể hiện những gì mình tưởng tượng thành hình ảnh. Học sinh vẽ lại một hình ảnh ấn tượng khi đọc tác phẩm, từ ngôn ngữ của nhà văn, các em hình dung, tạo ra các đường nét của nhân vật, tình tiết câu chuyện đồng thời giải thích vì sao em chọn nó. Dạng ghi chép này giúp các em cụ thể hóa suy nghĩ bằng hình ảnh, làm tăng sức sống của hình tượng trong tác phẩm và truyền tình cảm của mình đến những người xung quanh.

Quan điểm, giải thích:  Khuyến khích vai trò kiến tạo nghĩa của học sinh, năng lực tưởng tượng khi học sinh đặt mình vào vị trí của một nhân vật mà để thể hiện quan điểm của chính mình về nhân vật hoặc giải thích ý nghĩa tác phẩm theo cách nhìn của bản thân.  Dạng ghi chép này đòi hỏi học sinh phải thấu hiểu nhân vật, thấy được những góc khuất trong nội tâm những nhân vật …

Bản thân và truyện: Khơi gợi kí ức, kinh nghiệm sống của học sinh, sử dụng kinh nghiệm của bản thân để hiểu văn bản. Học sinh có thể trình bày những cách nhìn mới, trên những góc độ mới mà không phải theo những khuôn sáo có sẵn từ trước đến nay trong sách vở. Nó cũng phát huy năng lực nhận định, phán đoán của học sinh. Các em hình dung ra những điều chưa được nhắc đến trong tác phẩm trên quan điểm của nhân vật, làm phong phú thêm cách hiểu về tác phẩm.

Ví dụ: Em hãy đặt mình vào một nhân vật trong tác phẩm để nêu suy nghĩ và tình cảm trước các sự kiện diễn ra trong câu chuyện?

Điểm sách: Rèn kĩ năng đọc sáng tạo, phát triển tư duy phê phán cho học sinh, giúp người đọc nhìn nhận những thành công và hạn chế của văn bản. Bản thân các em có tiếng nói riêng của mình khi đọc hiểu tác phẩm, có thể nói điều mình thích cũng như không thích, những thành công hay hạn chế mà mình thấy trong tác phẩm.

Từ hay, Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả, Phần đặc sắc của truyện: Phát triển kĩ năng phân tích (giải mã văn bản) cho người đọc qua việc học sinh tìm những từ hay, ngộ nghĩnh, có sức miêu tả, biểu cảm cao… trong văn bản và giải thích lý do chọn từ ngữ đó, ghi lại vị trí nó xuất hiện. Bài tập hướng đến năng lực phân tích, giải mã tác phẩm; giúp các em cảm nhận giá trị của văn bản ở cả nội dung và nghệ thuật; nhận biết giá trị thẩm mỹ của văn chương và tài năng, phong cách nghệ thuật riêng của mỗi tác giả.

Hồ sơ nhân vật: Phát triển kĩ năng phân tích, năng lực tưởng tượng của học sinh. Học sinh chọn một nhân vật trong văn bản rồi vẽ sơ đồ thể hiện suy nghĩ về hình dáng, hành động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi bật… của nhân vật đó.

– Trình tự sự kiện: Phát triển năng lực tóm tắt, chọn lọc các sự kiện quan trọng. Bài tập này nhấn mạnh đến kết cấu, cốt truyện. Học sinh cần trình bày trật tự các sự kiện quan trọng và giải thích ý nghĩa của trình tự đó đối với tác phẩm. Dạng bài tập này giúp học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cốt truyện. Các em có thể vẽ các sơ đồ sự kiện để hiểu và cảm thụ xác định các sự kiện chính trong văn bản. Từ đó, học sinh xác định rõ các sự kiện chính và trật tự của chúng trong những câu chuyện do các em sáng tạo ra.

– Phần đặc sắc của truyện: Phát triển năng lực đánh giá, giải mã tác phẩm. Phát hiện những đoạn văn hay có giá trị trong văn bản. Thể hiện quan điểm, ý tưởng, sự khám phá của mình về những giá trị nghệ thuật trong truyện. Học sinh đánh dấu những đoạn đặc sắc của câu chuyện, chia sẻ với các bạn trong nhóm lý do tại sao mình cho đoạn đó là thú vị, đặc biệt.

6.2. Sân khấu hóa tác phẩm Văn học

Hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm Văn học là  hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.  Hoạt động này góp phần  phát triển, nâng cao các tố chất, tiềm năng của học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, sự quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Qua hoạt động trải nghiệm này các em học sinh rèn luyện kỹ năng và kích thích sự khám phá, tư duy của học sinh.

Ở đây, chúng ta có thể tổ chức sân khấu hóa theo từng chủ đề hoặc giai đoạn Văn học. Tùy theo khối lớp hoặc mục đích hoạt động mà chọn chủ đề thích hợp. Có thể thiết kế các chủ đề:

– Sân khấu hóa Văn học dân gian;

–  Hào khí Việt Nam

– Con người Việt Nam;

– Người phụ nữ Việt Nam;

– Người mẹ Việt Nam;

– Hình tượng người chiến sĩ…..

6.3. Câu lạc bộ sách

Câu lạc bộ sách là nơi học sinh có cơ hội trao đổi về những cuốn sách mà họ đã đọc trong các nhóm nhỏ. Chương trình của câu lạc bộ sách phù hợp với nguyên tắc của lí thuyết kiến tạo kiến thức phát huy tính chủ động tích cực của học sinh đồng thời cũng phù hợp với quan điểm đề cao vai trò chủ thể của người đọc trong đọc hiểu tác phẩm văn học. Câu lạc bộ sách “chú trọng ngôn ngữ và vai trò của nó trong việc giúp giáo viên và học sinh xây dựng ý nghĩaThứ hai, học sinh học các “tiến trình tâm lí cao cấp của Ngữ văn như đọc và viết – qua việc sử dụng chúng trong các ngữ cảnh đa dạng… Thứ ba, câu lạc bộ sách và các giờ học nhấn mạnh tầm quan trọng của tương tác mang tính xã hội” [15, tr.45]. Học sinh được khuyến khích sử dụng kinh nghiệm cá nhân để tìm ra ý nghĩa tác phẩm. Những cảm nhận ban đầu của người đọc – học sinh được xem là rất quan trọng. Đó là cơ sở để học sinh tiếp thu các vấn đề, ý tưởng phân tích, tạo mối liên hệ với các tác phẩm đã đọc.

Trong quá trình thực hiện, các thành viên dành thời gian đánh giá thảo luận và xem xét những vấn đề cần lưu ý, giải quyết khó khăn cho học sinh trong việc nói cái gì trong thảo luận và làm sao để hoạt động nhóm hiệu quả. Đồng thời với hoạt động đọc tác phẩm, chương trình câu lạc bộ sách hướng dẫn học sinh những chiến lược đọc xuất phát từ yêu cầu thực tế của dạy và học. Chẳng hạn, “để phát triển vốn từ vựng, học sinh sử dụng hoạt động “những từ hay”…, vẽ sơ đồ các ý tưởng khám phá các yếu tố văn học, cho học sinh phê bình những cuốn sách dựa trên các phương tiện nghệ thuật được tác giả sử dụng…[15, tr.59]. Những vấn đề thú vị được học sinh quan tâm trong tác phẩm cũng giúp hình thành các mẫu hoạt động mới khi thảo luận về tác phẩm như Mei – học sinh “đề nghị nêu phản ứng cá nhân về tác phẩm thông qua câu hỏi quyển sách làm bạn suy nghĩ gì về cuộc sống của chính bạn” [15, tr.59].

 

 

 

PHẦN KẾT

            Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu là khâu then chốt trong giáo dục nói chung, dạy học văn nói riêng. Đọc hiểu tác phẩm thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác nhất định. Hoạt động này không hề đơn giản, một chiều, một lần là xong, một lần là hết. Hoạt động đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình đòi hỏi học sinh cần tích cực, chủ động khám phá, phải là những độc giả thực sự (chứ không phải là những thính giả bất đắc đĩ nghe người khác truyền đạt kết quả đọc của họ).

Tóm lại, dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng là hướng mục tiêu vào người học. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, nhất là đối với học sinh giỏi Văn, trở nên rất quan trọng. Nếu tự đọc hiểu tốt thì mới phát huy được tính chủ động và sáng tạo. Muốn có kĩ năng đọc hiểu học sinh phải trang bị kiến thức nền phong phú, nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, kĩ năng văn học – văn hóa và phải thực hành luyện tập nhiều. Không những thế, học sinh cần rèn luyện khả năng biết cách đọc hiểu, phải biết phân tích, thưởng thức và đánh giá cái hay cái đẹp tác phẩm một cách khoa học, hợp lí và có sức thuyết phục. Tuy nhiên, điều quan trọng là học sinh cần biết vận dụng những gì mình đã đọc đã hiểu vào giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống.

Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, hiệu quả giảng dạy nói chung, đề tài chỉ bước đầu hướng người học có cái nhìn sơ giản nhất trong việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học và đạt hiệu quả. Chúng tôi hi vọng sẽ giúp giáo viên và học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi Ngữ văn có thêm một tài liệu tham khảo, đáp ứng phần nhỏ yêu cầu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), SGK Ngữ văn 10,11,12, tập 1, NXB Giáo dục.
  2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), SGK Ngữ văn 10,11,12, tập 2, NXB Giáo dục.
  3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), SGK Ngữ văn 10,11,12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục.
  4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), SGK Ngữ văn 10,11,12 nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục.
  5. Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn, tập 1, NXB Giáo dục.
  6. Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn, tập 2, NXB Giáo dục.
  7. Dương Thị Hương(2019) Giáo trình cảm thụ văn học, NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
  8. Hồ Ngọc Đại (2010), Tâm lý dạy học, NXB Giáo dục Việt Nam.
  9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), “Từ điển thuật ngữ văn học”, NXB Giáo dục.
  10. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), “Sử dụng Nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật”, Tạp chí khoa học, số 55, tr.77-88.
  11. Nguyễn Thanh Hùng (2017), Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB ĐHSP, Hà Nội
  12. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục.
  13. Phạm Thị Thu Hương(2018), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội
  14. Phan Thị Mỹ Duyên (2012), Vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
  15. Phan Trọng Luận (2013), Phương pháp dạy học Văn ( tập 1,2), NXB ĐHSP, Hà Nội
  16. Phương Lựu (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
  17. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn – học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  18. Trần Thị Lan Anh (2014), Sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường THCS, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
  19. Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert, Creating an Integrated Approach to Literacy Instruction (Dịch: Phương pháp đọc hiểu văn bản – Người dịch: Lê Công Tuấn, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Hồng Nam…) (2008), NXB Đại học Sư phạm.
  20. Thụy Khuê (© Copyright Thuy Khue 2003) “Thi pháp Nguyễn Tuân”. http://thuykhue.free.fr/tk03/nguyentuan.html.

           

PHỤ LỤC

Nhật kí đọc sách

* Nhật kí sách: Hình ảnh

Chén trà sương- Nguyễn Tuân (Nhật kí của em Nguyễn Phương Thảo Nguyên-12V)


* Nhật kí sách: Quan điểm, giải thích

Nhà mẹ Lê – Thạch Lam ( Nhật kí của em  Lê Diệu Linh – Lớp 12Văn)

Có thể nói tuôn ra từ ngòi bút của nhà văn là những gì gan ruột nhất mà chính nhà văn đã trải qua. Bản thân Thạch Lam, mặc dù được sinh ra trong một gia đình quan chức gốc quan lại nhưng thời thơ ấu đã trải qua đủ cái khó khăn mà ta đã đọc và hình dung ra từ những nhân vật của ông. Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn về mặt vật chất khi bố không may mất sớm, một mình mẹ phải tảo tần bươn chải để nuôi mẹ chồng và bảy người con. Có lẽ chính vì thế mà trong văn Thạch Lam, thế giới nhân vật là  những con người ở địa vị thấp bé, có cuộc sống nghèo khổ, vất vả trong nhịp sống đơn điệu nhàm tẻ; đồng thời miêu tả được một cách chân thực sự thiếu thốn, cực khổ của tầng lớp bình dân, những người nhỏ bé, tha hương.

Thêm vào đó, con người với nội tâm “mơ mộng, tế nhị, đa cảm”, sống nội tâm, “ưa tĩnh mịch” (theo lời chị ông) với lòng “yêu sự sống hơn bất kì ai” ( Vũ Bằng) đã tạo nên một văn phong nhẹ nhàng, trầm tĩnh, man mác niềm cảm thương nhưng lại có sức khơi sâu vào cảm giác mà để lại nhiều dư ba trong lòng người đọc.

Đọc tiểu sử của Thạch Lam tôi thấy được một sự gặp gỡ quen thuộc giữa mẹ ông và hình tượng mẹ Lê trong truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”. Phải chăng mẹ ông chính là nguyên mẫu để ông khắc họa nhân vật mẹ Lê với cuộc đời “từ lúc bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”, quanh năm tần tảo, khổ cực lo cái ăn cái mặc mà vẫn không đủ cho một xấp mười một đứa con? Mẹ Lê khổ, khổ cả một đời, đến ngay cả cái chết cũng khổ – bị chó nhà giàu cắn đến gần kề cái chết nhưng vẫn không bỏ được mà đau đáu nghĩ cho đàn con vì tội cho các con đói rét. Tinh thần hiện thực của nhà văn còn tái hiện chân thực cuộc sống của những con người tha hương với bao nỗi thiếu thốn cơ cực.

Cả truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” có thể nói là một bức tranh xám xịt với đầy cái khổ của những con người tha hương nghèo khổ khốn cùng. Nhưng với Thạch Lam, ông vẫn tìm ra mà nâng niu, trân trọng những tia sáng đẹp đẽ là bao vẻ đẹp đáng quý của con người. Đó là tình người ấm áp luôn yêu thương, đùm bọc che chở nhau giữa các nhân vật, là đức hi sinh tần tảo lo lắng đến cuối đời của mẹ Lê cho đàn con,… Đó chính là tinh thần nhân đạo luôn luôn cảm thông trân trọng yêu thương con người và bất bình vì con người của nhà văn.

Hương cuội  – Nguyễn Tuân ( Nhật kí của em Thân Ngọc Tú Quân  lớp 12V)

Nguyễn Tuân từ nhỏ đã được nuôi nấng trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc và được “xê dịch” qua nhiều nơi trong khoảng thời gian còn niên thiếu vì thế nên Nguyễn Tuân có cách nhìn nhận và quan điểm rất phong phú, độc đáo và vô cùng tinh tế. Các tác phẩm thường nói về “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc,…Nguyễn Tuân đã thành công khi phác họa được bức tranh về cảnh sinh hoạt, kiểu ăn chơi phong lưu, đài các ngày xưa của con người tài hoa nghệ sĩ. Với nhịp điệu thong thả, đĩnh đạc, một nhạc điệu êm dịu, hài hòa kết hợp với cách xây dựng nhân vật tài tình và kết cấu truyện độc đáo, ông đã thể hiện được sự tinh tế, uyên bác và tài hoa của chính mình.

Đọc “Hương cuội” ta thấy và cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên, đất nước của mình. Một tấm lòng yêu nước thầm kín được cất giữ trong từng câu chữ. Thông qua tác phẩm, ta còn biết thêm được thú tiêu khiển của Nguyễn Tuân còn là thú chơi hoa, chơi lan, biết được về đêm ba mươi tết bận rộn nhưng ấm cúng, biết thêm được cách uống rượu trong bữa tiệc Thạch Lan Hương hay cách làm kẹo mạch nha tẩm hương đá cuội…

* Nhật kí sách: Bản thân và truyện

Nhà mẹ Lê – Thạch Lam ( Nhật kí của em  Huỳnh Anh Mai Trang – 11Văn)

Lần đầu đọc tác phẩm, tôi đã hết sức thắc mắc về sự vắng mặt của chồng mẹ Lê – bố của xấp trẻ 11 đứa con. Nhưng với việc tìm hiểu xuất thân nhà văn và nếu lời giải thích trên là hợp lí thì quả thực Thạch Lam đã tạo nên hình ảnh một mẹ Lê đơn chiếc nhưng lại gánh trên vai cả nỗi lo quá lớn với những gì là khổ sở của một đời con người: một thân một mình, nghèo khổ, đông con với thân phận tha hương. Những nhân vật của Thạch Lam quả thực dễ dàng gợi lên trong sâu thẳm tâm hồn người đọc lòng trắc ẩn, cảm thương và cảm mến sâu sắc. Đặc biệt đối với bản thân, tôi nhận ra được sự may mắn hơn rất nhiều người mà bản thân mình hiện có. Đồng thời các truyện ngắn của Thạch Lam còn tạo nên một sự khao khát mãnh liệt trong người đọc, muốn vươn tới một cuộc sống công bằng, đủ đầy; nơi không còn những con người nghèo khổ, bị áp bức; nơi xã hội sẽ thay đổi ngày một tốt hơn, để con người không phải chết dần chết mòn vì mãi quẩn quanh trong cái cơ cực và tẻ nhạt của cuộc sống.

Đánh thơ – Nguyễn Tuân ( Nhật kí của em  Lâm Nguyễn Nhi – 11Văn)

Nguyễn Tuân đã nhắc nhở tôi nhìn lại những vẻ đẹp truyền thống mà giới trẻ chúng tôi hiếm khi bận tâm đến, mùa xuân năm tôi 15 tuổi, cái tuổi của những tò mò và khám phá khiến tôi đứng chăm chú hàng giờ xem một ông đồ ngồi viết những câu thơ bằng chữ thư pháp mà theo ông tôi và một số người cho rằng đó là những dòng nghuệch ngoạc, chẳng rõ là viết gì, ấy vậy mà tôi lại thích thú, lại thấy rất hay. Đến giờ tôi mới hiểu để nhân dân của một dân tộc gìn giữ những điều cha ông họ tạo ra trước hết ta cần cho họ biết văn hóa ấy đẹp đến thế nào, đặc biệt ra làm sao. Tôi đã từng khóc khi thấy những nhân vật trong tác phẩm mình đọc sao mà khổ thế, tôi cũng đã tự nhủ nhà văn khi viết ra điều này hẳn cũng phải đau khổ lắm thế mà họ vẫn viết, vẫn sống một đời với văn chương. Điều gì đã khiến họ tự làm khổ mình như thế, đó không phải là vì niềm đam mê và tình yêu dành cho con người hay sao? Tình yêu mà Nguyễn Tuân dành cho nghệ thuật cũng chính là lời nhắc nhở khiến tôi càng trân quý hơn những tác phẩm mà các nhà văn, nhà thơ đã đổ bao mồ hôi, nước mắt mới có được.

* Nhật kí sách: Từ hay

Giăng sáng – Nam Cao ( Nhật kí của em  Nguyễn Hồng Xuân Nhung – 11Văn)

Đoạn cuối tác phẩm Giăng sáng: Khi nhân vật chính trong tác phẩm (Điền) bị tiếng quát tháo của vợ và tiếng kêu đau của con kéo trở về với hiên thực cuộc sống khốn khó. Chính trong lúc này Điền nhận ra suy nghĩ mới thoáng qua của mình của mình là phù phiếm và xa rời hiện thực, Điền phát hiện rằng: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền.”

Việc sử dụng  cụm từ ánh trăng lừa dối vô cùng xác đáng và súc tích. Nếu được thay bằng một từ, hay cụm từ khác, giá trị biểu đạt và ý nghĩa sẽ bị giảm đi ít nhiều. Phải chăng Ánh trăng lừa dối là biểu tượng cho loại nghệ thuật chỉ đắm chìm trong cảm xúc lãng mạn thoát li, tô hồng thực tế đời sống, ru ngủ con người trong ảo tưởng, mộng mơ, “phủ gấm lên xã hội điêu tàn”(Sóng Hồng).  Ánh trăng lừa dối gợi nhớ đến mặt trời chân thực. Hiện thực tàn khốc bấy giờ không chỉ là mất nước mà còn là bi kịch của một nghệ sĩ chân chính. Thứ văn chương chỉ chăm chăm đi tìm cái thi vị, cái đẹp trong thiên nhiên thuần túy, ảo cảnh của ánh sáng vay mượn, còn gì là văn chương nữa. Thứ nghệ thuật ấy cũng như ánh trăng ấy, nó thơ mộng lắm, nó huyền ảo lắm đến nỗi văn sĩ Điền phải tán dương “Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh”. Thế mà đằng sau cái đẹp muôn đời đó là bi kịch của hiện thực: “ Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủi! Biết bao cực khổ và lầm than?…”

* Nhật kí sách: Hồ  sơ nhân vật

Truyện ngắn Giăng Sáng -Nam Cao (  ( Nhật kí của em  Nguyễn Minh Luân – 11Văn)

NHÂN VẬT ĐIỀN TRONG  “GIĂNG SÁNG” CỦA NAM CAO

  1. Lúc ông hiệu trưởng ngỏ ý muốn nhượng cho Điền để bù cho nửa tháng tiền lương ông còn thiếu Điền, anh thật sự không muốn nhận nhưng lại áy náy không muốn từ chối thẳng thừng. Hành động đó xuất phát từ tình nghĩa, từ sự cảm thông. Cả hai là chỗ bạn nghèo với nhau nên anh không muốn hiệu trưởng thấy tủi vì mình. Điều đó cho thấy anh là người có tình nghĩa, biết cảm thông cho người khác lúc khó khăn.
  2. Điền có suy nghĩ về vợ mình là một người bủn xỉn, hay gắt gỏng, quê mùa và tục tằn, nhưng anh không vì thế mà ghét vợ. Anh biết vợ rất yêu anh, chăm sóc cho anh quên cả bản thân, hơn nữa còn lo lắng, coi sóc nhà cửa, chăm con cái. Chính vì chịu những vất vả cực nhọc nên vợ mới hay gắt gỏng, biết cảnh nhà túng thiếu nên mới chi li từng đồng cho gia đình. Có lẽ vì vậy mà anh lại càng yêu vợ, yêu gia đình hơn nhưng lại càng tự trách mình hơn vì không giúp gì được cho vợ.
  3. Điền không nản chí khi mình không trở thành “ông phán, ông tham” như kì vọng của gia đình. Trái với nhận xét vội vàng của mọi người coi tiền cho Điền ăn học là “tiền vất xuống sông”, anh biết rằng nhớ có học vấn mà mình hiểu được văn chương, biết được cái đẹp ở đời. Đó là một quan niệm đúng đắn về việc học: học là để tiếp thu kiến thức, biết được cái hay cái đẹp, hiểu mình hiểu đời chứ không chỉ là để kiếm ra đồng tiền, con đường học tập “không thành công thì cũng thành nhân”.
  4. Điền có một mơ ước cháy bỏng là trở thành nhà văn, đó là niềm đam mê lớn nhất đời anh. Anh sẵn sàng bỏ một công việc kiếm hàng trăm bạc để lấy năm đồng từ nghề viết văn. Đó thật sự là một điều đáng quý. Trong cuộc sống thật hiếm có ai có được nhiệt huyết to lớn và sẵn sàng sống chết với mơ ước của mình như Điền.
  5. Một nét tính cách khác của Điền đó là anh rất có trách nhiệm với gia đình, cả gia đình lớn lẫn gia đình nhỏ của anh. Anh đã từng bỏ ra mấy năm liền để theo đuổi ước mơ viết văn, nhưng rồi anh phải gác lại đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Anh không thể để cả nhà chết đói vì mong muốn ích kỉ của riêng anh, nên anh đã tự dặn lòng tạm gác lại ước mơ và kiếm tiền đã rồi viết sau, nhưng chính anh cũng không tin có ngày mình có thể trở lại viết. Qua đó ta thấy được sự hi sinh của anh dành cho gia đình to lớn như thế nào.
  6. Điểm đáng chú ý ở nhân vật Điền mà cũng là suốt truyện là quá trình diễn biến nội tâm của nhân vật. Sau một quá trình đấu tranh giữa những mộng mơ về nghề văn thanh cao, tràn đầy xúc cảm và khung cảnh thực tại ngột ngạt, những suy nghĩ về kiếp người lầm than, khổ sở, anh đã đưa ra quan điểm của mình về nghệ thuật: “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Cả ước mơ cháy bỏng và tinh thần trách nhiệm với gia đình tồn tại song song trong lòng Điền. Anh không thể thôi ước mơ, và cũng không thể bỏ mặc tất cả để chạy theo ước mơ “văn chương lãng mạn của bọn nhàn rỗi quá”. Anh đx hiểu giá trị của văn chương nghệ thuật, và cuối cùng anh không từ bỏ ước mơ, mà thực hiện ước mơ đó ngay khi “cứ đứng trong lao khổ, mở tâm hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…”.
  7. Hành động cuối truyện: Điền ngồi vào bàn viết giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo ngoài cổng và tiếng chửi bới của người láng giềng mất gà. Điền đã viết những gì? Ngay lúc Điền đưa ra châm ngôn về nghệ thuật của mình thì anh cũng đã chính thức từ bỏ lối văn chương lãng mạn, và cầm ngòi bút viết về sự thực cảnh sống lầm than, khổ sở của kiếp người. Điền đã không trốn tránh thực tại nữa mà đối đầu với nó.

* Nhật kí sách: Phần đặc sắc của truyện

Truyện ngắn Giăng Sáng -Nam Cao (  ( Nhật kí của em  Nguyễn Chí Toàn – 11Văn)

Điền là nhân vật chính của truyện, cuộc đời của Điền là cuộc đời của một giáo khổ trường tư với tiền lương ba cọc ba đồng không nuôi sống nổi bản thân, làm sao lo cho gia đình. Con Điền đứa phải đi chăn trâu, đứa phải chạy chợ để kiếm ngày mấy đồng xu rau. Vợ Điền vì cuộc sống khổ nghèo mà trở nên cọc cằn, ích kỉ, nhỏ nhen, tàn nhẫn… Hiện thực nghiệt ngã đã giết đi tâm hồn lãng mạn của anh. Đành quên đi cái mộng văn chương để lo cái ăn cái mặc của cho gia đình. Nhìn cảnh người vợ vì cùng quẫn, túng thiếu mà ‘’  “đánh con lớn, chửi con nhỏ, quăng cái chổi, đá cái thúng, vừa giẫm chân đành đạch, vừa than trời…’’ Điền nhận ra rằng: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than’’. Điền không còn trốn tránh hiện thực nữa mà đón nhận những tiếng đau khổ của đời và thể hiện chúng trên từng trang viết .

Khi đọc em thích nhất đoạn:

“Nó sợ quá đành phải nín. Nhưng những tiếng rên nho nhỏ vẫn còn thoát ra… Ðiền thương con lắm. Vút cái, Ðiền thấy Ðiền không thể nào đi được. Ðiền không thể sung sướng khi con Ðiền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?… Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…

… Sáng hôm sau, Ðiền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.’’

Đoạn văn là những tâm sự của Điền, qua đó tác giả thể hiện suy nghĩ, quan điểm về nghệ thuật. Đây cũng chính là nội dung tư tưởng của tác phẩm. Đối với hàng triệu quần chúng lầm than lúc bấy giờ thì thứ văn chương ấy là “ ánh trăng lừa dối”, chẳng có gì, lạc lõng và phù phiếm. Như vậy, qua câu nói “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối” , Trước hết, Nam Cao muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ từ trong đời sống hiện thực, không được thoát li đời sống để trở thành lừa dối. Tìm hiểu cuộc đời nhà văn, chúng ta có thể thấy từ nhỏ do sống ở làng quê nông thôn, được tiếp xúc với cuộc sống cùng khổ của nhân dân, lại là nhà văn có lương tri, trái tim giàu tình yêu thương đối với đồng loại, Nam Cao đã sớm nhận ra tính chất giả dối, phù phiếm của thứ văn chương đương thời đó, nó rất lạc lõng, hoàn toàn xa lạ đối với cuộc sống của hàng triệu quần chúng lầm than và bản thân tác giả thời bấy giờ. Nam Cao kịch liệt lên án tính chất thoát li, phi hiện thực của các xu hướng lãng mạn đương thời. Đó cũng là sự cự tuyệt của ông đối với khuynh hướng văn học thoát li đời sống. Ông đòi hỏi văn học chính là phải bắt rễ từ hiện thực, nghĩa là trở về với cuộc sống của hàng vạn, hàng triệu con người đang chịu kiếp sống cực khổ, lầm than : “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng lòng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than’’. Người cầm bút có trách nhiệm, có lương tri phải “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời”’. Nói cách khác, nghệ thuật phải miêu tả những vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống nhân dân, phải thể hiện những nguyện vọng tâm tư của nhân dân.

Tuy chưa phải là quan điểm tiên tiến nhất lúc bấy giờ, nhưng chính kiến của một nhà văn tiểu tư sản dám đứng lên đấu tranh chống lại mọi thứ nghệ thuật phản hiện thực, xa rời cuộc sống của văn chương lãng mạn tiêu cực. Đặt trong xã hội đầy bất công và hoàn cảnh văn học phức tạp, các khuynh hướng tiêu cực đang phát triển tràn lan đã gây tác hại không nhỏ lúc bấy giờ. Ý kiến của Nam Cao không những rất tiến bộ mà còn có ý nghĩa chiến đấu tích cực. Nó có tác dụng cảnh tỉnh dòng văn học lãng mạn lầm đường, vừa khích lệ động viên những nhà văn hiện thực dũng cảm nhìn thẳng vào thực trạng xã hội dùng ngòi bút của mình để khám phá sâu hơn những hiện trạng bần cùng và đau khổ của hàng triệu quần chúng dưới ách thống trị của chế độ phong kiến thực dân.

Ý kiến của Nam Cao đặt trong thời điểm 1930-1945 mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhưng xét kĩ thì cần có cái nhìn khái quát hơn. Đúng là nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối nhưng trong cuộc sống tốt đẹp hơn thì nghệ thuật có thể là ánh trăng của cái đẹp để giúp đời thêm phần thi vị. Nghệ thuật không cần phải lúc nào cũng là tiếng nói khổ đau. Cần phải thấy nghệ thuật có lúc là tiếng hát, tiếng reo thể hiện những nỗi niềm của con người. Chính vì vậy mà quan niệm của Nam Cao cần được hiểu toàn diện hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *