Đề tài KHXH hành vi Bảo tồn và phát huy lễ cưới của người Dao Đỏ trên địa bàn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn

Sáng kiến kinh nghiệm

CUỘC THI KHKT CẤP TỈNH DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

 NĂM HỌC 2022 – 2023

BÁO CÁO DỰ ÁN

 “ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI  DAO ĐỎ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NẬM BÚNG,

HUYỆN VĂN CHẤN”

Lĩnh vực: 02 – Khoa học xã hội hành vi

Năm học 2022 – 2023

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được dự án của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2022 – 2023, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, chúng em xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Yên Bái đã tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh Trung học để chúng em có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian vừa qua và đã giúp chúng em hoàn thành dự  án.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn học sinh trường THCS&THPT Nậm Búng, Trường PTDT Nội trú – THPT Miền Tây, Trường THCS Nậm Lành và bè bạn ở khắp mọi miền của Tổ quốc đã quan tâm theo dõi và nhiệt tình cổ vũ và có những nhận xét đầy ý nghĩa tại trang fanpage Bảo tồn lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ, cùng tham gia cuộc thi ảnh “Vẻ đẹp đám cưới của người Dao Đỏ”.

Mọi sự quan tâm của các thầy, cô, bạn bè và của toàn xã hội đã tạo cho chúng em sự tự tin, tiếp thêm niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Chúng em mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến tham vấn của các thầy cô để đề tài ngày càng hoàn thiện và đóng góp hiệu quả giúp học sinh có ý thức trong việc giữ gìn và bảo tồn lễ cưới của người Dao Đỏ.

Cuối cùng, chúng em xin kính chúc các thầy, cô sức khỏe, đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người.

          Chúng em xin chân thành cảm ơn!

 Nậm Búng, ngày 26 háng 11 năm 2022

Người thực hiện

Triệu Thị Ánh Xuân      Triệu Thanh Tùng
   

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em đang sống trên dải đất Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái. Dân tộc Dao có nhiều nhóm địa phương, như: Dao Quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Dao Đỏ… và có nhiều tên gọi khác: người Động, người Xá, người Mán, người Trại, người Đại Bản, người Tiểu Bản v.v… nhưng Dao là tên gọi chính thức. Chính người Dao tự gọi mình là “Kiềm miền” (tức là người ở rừng).

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 2019, toàn tỉnh Yên Bái có 101.221 người Dao, sinh sống tập trung tại 9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó có 51.481 nam, 49.740 nữ, tập trung đông nhất ở huyện Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên. Người Dao hiện sinh sống ở tỉnh Yên Bái có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ (còn gọi là Dao Sừng, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (còn gọi là Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng và Dao Làn Tuyển (còn gọi là Dao Tuyển).

Nậm Búng là xã vùng cao nằm ở phía Bắc huyện Văn Chấn với diện tích 96,77 km2, xã Nậm Búng hiện có 4.065 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 33%, Thái 22%, 45% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống suốt hàng trăm năm qua. Đời sống kinh tế đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ hơn, đồng bào dân tộc Dao nơi đây vẫn duy trì và phục hồi những nét văn hóa truyền thống, các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Không những vậy, đồng bào dân tộc Dao còn để lại kho tàng di sản văn hoá phong phú và đa dạng cần được bảo tồn, phát huy. Đó là phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, trang phục, lễ hội, lễ cấp sắc, nghề bốc thuốc nam, tang lễ, ngôn ngữ, chữ viết… Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Dao, trong đó có việc gìn giữ lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ là một trong những nhiệm vụ nằm trong Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái”.

Gần đây, trong một báo cáo đề dẫn tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước”, tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang, Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho thấy dân tộc Dao hiện vẫn còn lưu truyền bảo tồn nét văn hoá của dân tộc mình. Tại nhiều địa phương, dân tộc Dao sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác, quá trình giao thoa văn hóa mạnh mẽ đã dẫn tới thực trạng trẻ em người Dao lớn lên không thích đám cưới theo phong tục truyền thống nữa, một số bạn cho rằng, nó đã cũ kĩ và lạc hậu, lỗi thời. Điều này đang trở thành rào cản lớn trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là việc bảo tồn những tục lễ nghi của người Dao.

Không những vậy, do sự tiếp cận với nền văn hoá hiện đại khiến các nghi lễ đó dần mai một và mất hẳn. Thời đại công nghệ 4.0, những lễ cưới hiện đại được truyền tải một cách nhanh chóng và dày đặc trên Internet và mạng xã hội cũng có tác động không nhỏ đến tâm lý của các bạn trẻ, khiến họ mong muốn mình cũng được khoác trên mình những bộ trang phục cô dâu lộng lẫy thay vì mặc những bộ trang phục truyền thống.

Hơn nữa, điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa rộng mở, nhiều cô gái dân tộc Dao kết hôn với những người khác dân tộc trên khắp mọi miền tổ quốc, nên những thủ tục cưới xin cũng được cắt xén bớt đi cho phù hợp với xu thế chung. Nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, sự giao thoa giữa bản sắc dân tộc và văn hoá hiện đại đang dần kéo theo sự thay đổi về phong tục tập quán thì chữ lễ cưới người Dao Đỏ dần bị lãng quên.

Đặc biệt, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học về việc phục dựng và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong lễ cưới của đồng bào dân tộc Dao Đỏ chỉ mới dừng ở việc trưng bày, trình diễn ở những Hội nghị, hội thảo lớn chứ chưa thực sự phổ biến sâu rộng trong đời sống quần chúng nhân dân.

Bên cạnh đó, từ ngàn đời nay, tổ chức cưới hỏi là một hoạt động mang tính xã hội sâu sắc, thông qua đám cưới, chúng ta có thể thấy được tính nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc và trình độ văn minh của thời đại; đồng thời những sinh hoạt này cũng phản ánh rõ trí tuệ, lẽ sống, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ về mọi mặt của nhân dân ta. Xuất phát từ mục đích đó, đám cưới truyền thống của người Dao Đỏ cũng được tổ chức với nhiều phong tục, lễ nghi đặc sắc mang vẻ đẹp tín ngưỡng và giá trị nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, chúng ta cần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá trong phong tục tập quán đó để góp phần làm phong phú những sinh hoạt văn hoá của các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bản thân chúng em hiện đang sinh sống và học tập tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn – nơi chủ yếu là người đồng bào dân tộc Dao định cư từ ngàn đời nay, chính vì vậy, chúng em có nhiều cơ hội được tham dự và chứng kiến khá nhiều những lễ cưới của người Dao trong thôn/bản, xã theo nghi lễ truyền thống nhưng chúng em cũng chưa hiểu hết được ý nghĩa của những lễ nghi, phong tục đó là gì? Mặt khác những phong tục này lại là những nghi thức được truyền miệng, không có ghi trong sách vở, một vài địa phương có ghi chép lại thì lại sử dụng văn tự Nôm cổ nên càng khó khăn hơn trong việc tìm hiểu. Điều này khiến chúng em trăn trở rất lâu và cũng là lí do để chúng em tiến hành nghiên cứu dự án khoa học xã hội hành vi với đề tài Bảo tồn và phát huy lễ cưới của người Dao Đỏ trên địa bàn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn nhằm mục đích giúp các bạn học sinh trong và ngoài trường khám phá được những vẻ đẹp tiềm ẩn giấu đằng sau những phong tục, lễ nghi được thực hiện trong các lễ cưới truyền thống của đồng bào Dao Đỏ. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc này.

Đứng trước nguy cơ mai một của nền văn hóa dân tộc nói chung và lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ nói riêng, là người con của mảnh đất Nậm Búng, chúng em luôn cảm thấy cần phải có trách nhiệm và mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá đó bởi nó mang cốt cách, hồn người Việt Nam.

Vì vậy, chúng em mạnh dạn tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật lĩnh vực: Khoa học Xã hội và hành vi với sản phẩm dự thi Bảo tồn và phát huy lễ cưới của người Dao Đỏ trên địa bàn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn”.

  1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
  2. Xây dựng câu hỏi nghiên cứu
  3. Bạn đã xem hoặc được dự lễ cưới của người Dao chưa?
  4. Bạn thấy đám cưới của người Dao Đỏ xưa và nay có gì giống và khác nhau?
  5. Tại sao, nhiều bạn trẻ người Dao hiện nay lại không muốn tổ chức đám cưới theo đúng phong tục của dân tộc mình?
  6. Theo bạn, có cần phải giữ gìn phong tục cưới hỏi của người Dao như trước hay tổ chức theo “mốt” cưới của giới trẻ hiện nay là điều thú vị?
  7. Từ thực trạng và nguyên nhân khiến lễ cưới của người Dao Đỏ đang dần bị mai một, bạn có đề xuất gì trong việc bảo tồn và phát huy lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn?
  8. II. Vấn đề nghiên cứu
  9. 1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về vấn đề nghiên cứu, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp tác động góp phần giúp học sinh trường THCS&THPT Nậm Búng có nhận thức đầy đủ về vẻ đẹp trong phong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ, từ đó có ý thức bảo tồn và gìn giữ những phong tục truyền thống này.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chủ yếu nghiên cứu hoạt động bảo tồn, lưu giữ phong tục cưới hỏi của đồng bào dân tộc Dao Đỏ tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

III. Giả thuyết khoa học

Học sinh trường THCS&THPT Nậm Búng và một số trường học trên địa bàn huyện không có hiểu biết nhiều về ý nghĩa của những lễ nghi, phong tục trong lễ cưới của đồng bào Dao Đỏ; không quan tâm đến những lễ nghi, phong tục được thực hiện trong lễ cưới; không có ý thức bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa đó. Nếu đề xuất được các giải pháp tác động một cách khoa học và phù hợp thì sẽ giúp thay đổi nhận thức của các bạn về việc giữ gìn và bảo tồn lễ nghi, phong tục truyền thống này.

Nếu xây dựng được các giải pháp và thực hiện đồng bộ và có hiệu quả từ cấp trung ương đến các địa phương, từ phát triển cả về văn hóa, xã hội với việc giáo dục học sinh và người dân trong công tác bảo tồn và phát huy lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn qua đó sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, xã Nậm Búng nói riêng.

* Kết quả điều tra khảo sát trước khi tiến hành dự án như sau:

Câu Trường THCS&THPT

Nậm Búng

(565 HS)

Trường PTDT Nội trú – THPT

Miền Tây

(229HS)

Trường THCS Nậm Lành

(107HS)

Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai
Câu 1 65 500 38 191 15 92
Tỉ lệ 11,5 88,5 16,6 83,4 14 86
Câu 2 71 494 59 170 39 68
Tỉ lệ 12,6 87,4 25,8 74,2 36,5 63,5
Câu 3 49 516 31 198 19 88
Tỉ lệ 8,7 91,3 13,5 86,5 17,8 82,2
Câu 4 95 470 79 150 15 92
Tỉ lệ 16,8 83,2 34,5 65,5 14 86
Câu 5 115 450 87 142 51 56
Tỉ lệ 20,4 79,6 38 62 47,7 52,3
Câu 6 59 506 29 200 17 90
Tỉ lệ 10,4 89,6 12,7 87,3 15,9 84,1
Câu 7 89 476 73 156 43 64
Tỉ lệ 15,8 84,2 31,9 68,1 40,2 59,8
Câu 8 131 434 86 143 35 72
Tỉ lệ 23,2 76,8 37,6 62,4 32,7 67,3
Câu 9 91 474 77 152 50 57
Tỉ lệ 16,1 83,9 33,6 66,4 46,7 53,3
Câu 10 79 486 54 175 47 60
Tỉ lệ 14 86 23,6 76,4 43,9 56,1

 

Biểu đồ đánh giá nhận thức của các bạn học sinh về văn hóa truyền thống của dân tộc Dao Đỏ

* Nhận xét:

– Đa phần các bạn học sinh thiếu những hiểu biết cơ bản về việc phân bố dân cư của dân tộc Dao ở Việt Nam.

– Đa số các bạn học sinh đều thiếu hiểu biết về tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng.

– Đa số các bạn học sinh không nắm được nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của tộc người Dao ở Việt Nam.

– Đa phần các bạn học sinh không có hiểu biết cơ bản về những phong tục truyền thống của dân tộc Dao ở Việt Nam.

– Hầu hết các bạn học sinh đều không để tâm đến những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Dao nói chung, dân tộc Dao Đỏ nói riêng.

=> Kết luận: đa phần các bạn học sinh đều không có hiểu biết cơ bản về dân tộc Dao trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, điều này tồn tại ngay cả ở những học sinh là con em đồng bào dân tộc Dao.

  1. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  2. Thiết kế

Để thực hiện dự án, chúng em đã thực hiện khảo sát trên ba đơn vị trường học: Trường THCS&THPT Nậm Búng, Trường PTDTNT Miền Tây, Trường THCS Nậm Lành. Sau khi thống kê kết quả, chúng em nhận thấy sự hiểu biết của các bạn học sinh về văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung, phong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ nói riêng rất hạn hẹp, điều này tồn tại ngay cả ở đối tượng học sinh là người dân tộc Dao Đỏ. Chính vì vậy, chúng em đã tiến hành đề xuất một số giải pháp tác động để các bạn học sinh có những hiểu biết đầy đủ hơn về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung, phong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ nói riêng. Cụ thể:

  1. Thành lập Câu lạc bộ “Bảo tồn phát huy giá trị văn hoá bản sắc vật thể, phi vật thể”
  2. 2. Thành lập Fanpage “Bảo tồn lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ”.
  3. 3. Tổ chức cuộc thi ảnh “Vẻ đẹp đám cưới người Dao”.
  4. Tuyên truyền trong các buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
  5. Xây dựng video về lễ cưới của đồng bào dân tộc Dao Đỏ được tổ chức tại huyện Văn Chấn.
  6. Thành lập ban liên lạc người Dao tại Yên Bái đoàn kết – lan tỏa – phát triển.
  7. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

– Phương pháp thực nghiệm.

– Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy lễ cưới của người Dao Đỏ trên địa bàn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

  1. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
  2. Tiến trình thực hiện
  3. Thành lập Câu lạc bộ “Bảo tồn phát huy giá trị văn hoá bản sắc vật thể, phi vật thể”

1.1. Mục đích: Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm những hiểu biết về nét đẹp văn hóa của đồng bào Dao Đỏ nói chung, vẻ đẹp trong lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ nói riêng, từ đó nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa này.

          1.2 Nội dung                                                                 

– Câu lạc bộ là một hình thức hoạt động mang tính giáo dục cao, có tầm quan trọng trong việc tập hợp những đối tượng học sinh có niềm đam mê với các giá trị văn hóa truyền thống.

– Hình thức Câu lạc bộ là một biện pháp nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, “Trường học hạnh phúc” trong các trường phổ thông. Đặc biệt, khi cả nước đang phát triển và tiến tới cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0, cùng với đó là chủ trương của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang quyết tâm “Xây dựng quê hương Yên Bái phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc”.

– Hình thức Câu lạc bộ là một trong những nội dung của đề tài nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ cưới của đồng bào dân tộc Dao Đỏ; giáo dục học sinh biết yêu quý, trân trọng những giá trị tinh hoa của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện.

1.3. Mục tiêu của câu lạc bộ

– Tập hợp những bạn học sinh có niềm yêu, say mê tìm hiểu về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ – dân tộc chiếm số đông trên địa bàn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

– Bảo tồn và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ cưới của đồng bào dân tộc Dao Đỏ trong trường học. Câu lạc bộ sinh hoạt định kì theo tháng và được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. Sau đó, mỗi thành viên sẽ trở thành những tuyên truyền viên đem kiến thức đó về phổ biến cho học sinh trong lớp, cho các bạn em học sinh ở khu vực địa phương nơi mình sinh sống. Nhân rộng mô hình đó trong nhà trường qua các giờ sinh hoạt 15’, tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt cuối tuần, trong các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL.

– Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các bạn học sinh.

1.4. Công tác tổ chức Câu lạc bộ

  1. a) Thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ

– Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kì của Câu lạc bộ.

– Xây dựng nội quy của Câu lạc bộ.

  1. b) Tuyển thành viên cho Câu lạc bộ

– Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ lên kế hoạch cụ thể thành lập Câu lạc bộ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp tuyên truyền rộng rãi về việc thành lập Câu lạc bộ, khuyến khích các bạn học sinh tự nguyện tham gia đăng ký tham gia Câu lạc bộ theo mẫu.

– Các lớp giới thiệu học sinh tham gia Câu lạc bộ (Khuyến khích học sinh tự nguyện đăng ký tham gia). Câu lạc bộ có khoảng 30 thành viên đến từ các lớp trong trường.

– Mời GV và BCH Đoàn trường cùng tham gia duy trì và phát triển Câu lạc bộ.

– Liên hệ và tạo kết nối với Bí thư Đoàn, Cán bộ văn hoá, trưởng các thôn/ bản trên địa bàn xã, huyện nơi có người Dao sinh sống để tuyên truyền tới người dân, các bạn trẻ người Dao nói riêng, tất cả người dân trên khắp đất nước.

  1. c) Chuẩn bị về cơ sở vật chất

– Địa điểm: Hội trường.

– Tăng âm, loa đài.

– Tài liệu học tập: các tài liệu nghiên cứu về đời sống văn hóa của đồng bào Dao đỏ nói chung, về lễ cưới truyền thống của đồng bào Dao Đỏ nói riêng. Hình ảnh, video cụ thể về nguồn gốc, trang phục, phong tục truyền thống của người Dao Đỏ, các nghi thức được thực hiện trong lễ cưới,…

  1. d) Lịch sinh hoạt

Mỗi tháng sinh hoạt 2 lần (tuần 2 và tuần 4 hàng tháng). Thời gian sinh hoạt: 45 phút.

  1. e) Phương thức hoạt động

– Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về văn hóa phi vật thể của đồng bào Dao Đỏ.

– Tìm hiểu những phong tục, tập quán, lễ nghi được thực hiện trong lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ:

+ Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ lựa chọn nội dung.

+ Các thành viên câu lạc bộ đi tham quan thực tế một lễ cưới được tổ chức theo phong tục truyền thống tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và một số xã lân cận có nhiều người Dao sinh sống.

+ Sưu tầm các tài liệu về đời sống văn hóa và nghi thức cưới hỏi của đồng bào dân tộc Dao.

– Cách học: tự học theo nguồn tài liệu đã được cung cấp.

  1. 2. Thành lập Fanpage “Bảo tồn lễ cưới truyền thống của người Dao đỏ”

Link fanpage:

https://www.facebook.com/profile.php?id=100087985515884ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Dao-%C4%91%E1%BB%8F-2176880705720405/posts/

2.1. Mục đích: xây dựng một trang mạng xã hội riêng để giới thiệu đến các bạn trong và ngoài nhà trường về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong nghi thức cưới hỏi nói riêng. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các bạn học sinh có thể trao đổi và tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Dao Đỏ.

2.2. Nội dung

– Fanpage sẽ là trang mạng cung cấp cho các bạn học sinh những hiểu biết cơ bản nhất văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ trong cộng đồng 54 dân tộc anh em nói chung và đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Yên Bái nói riêng.

– Fanpage sẽ đăng tải những thông tin về các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ, lịch đi thực tế  địa phương và các giải pháp cụ thể để thấy được những vẻ đẹp văn hóa của từng nghi thức truyền thống được thực hiện trong lễ cưới của người Dao Đỏ đến với các bạn học sinh trong và ngoài trường.

– Nhóm nghiên cứu sẽ thường xuyên cập nhật những hình ảnh, video sưu tầm về các lễ cưới truyền thống được tổ chức tại từng địa phương.

– Tổ chức cuộc thi ảnh “Vẻ đẹp đám cưới người Dao Đỏ”.         .

2.3. Mục tiêu của việc thành lập fanpage

– Cung cấp những kiến thức cơ bản về nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ nói chung, nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Đỏ nói riêng.

– Đăng tải những hình ảnh, video về các lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn và các địa phương khác để các bạn học sinh có thể đối sánh để tìm ra nét chung và riêng trong phong tục cưới xin của người Dao Đỏ ở từng địa phương.

– Tạo môi trường trao đổi, học tập để các bạn học sinh quan tâm nhiều hơn nữa đến những nét đẹp trong giá trị văn hóa cưới hỏi của đồng bào Dao Đỏ.

2.4. Công tác tổ chức quản trị fanpage

Thành lập ban quản trị Fanpage để:

– Xây dựng kế hoạch hoạt động của fanpage: thời gian lập fanpage, nội dung đăng tải trên fanpage, thời gian đăng tải các nội dung thông tin.

– Xây dựng hình ảnh và nội dung cho fanpage.

– Trả lời bình luận của các bạn quan tâm đến fanpage.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN QUẢN TRỊ FANPAGE

Stt Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Ghi chú
1

 

Hà Thị Phương Quản trị viên – Xây dựng kế hoạch hoạt động của fanpage.

– Xây dựng hình ảnh và nội dung cho fanpage.

– Trả lời câu hỏi và bình luận của các thành viên tham gia fanpage.

 
2 Triệu Thanh Tùng Biên tập viên – Thành viên – Tìm kiếm các nội dung thông tin liên quan đến văn hóa đồng bào dân tộc Dao Đỏ và những thông tin về phong tục, nghi thức cưới hỏi để đăng tải trên fanpage.

– Theo dõi lượt truy cập, quảng cáo fanpage đến tất cả mọi người bằng hình thức mời thích trang.

– Theo dõi và trả lời câu hỏi, bình luận của khách khi ghé thăm fanpage.

– Đăng tải các hình ảnh mô tả tiến trình thực hiện dự án: thực hiện khảo sát, các buổi sinh hoạt định kì của câu lạc bộ.

 
3 Triệu Thị Ánh Xuân

2.5. Phương thức hoạt động

– Thường xuyên truy cập fanpage trên mạng xã hội facebook để đăng tải các nội dung thông tin liên quan đến văn hóa đồng bào dân tộc Dao Đỏ và những thông tin về phong tục, nghi thức cưới hỏi để tuyên truyền sâu rộng cho học sinh trong và ngoài nhà trường những hiểu biết về giá trị văn hóa truyền thống này.

– Nhóm quản trị viên sưu tầm các nguồn tài liệu trên thư viện, trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên Intetnet,….sau khi họp nhóm để kiểm duyệt nội dung thông tin sẽ tiến hành đăng tải các nội dung lên fanpage.

– Theo dõi hàng ngày lượng thành viên truy cập fanpage, theo dõi bình luận của các thành viên để có những thông tin phản hồi kịp thời nhất.

  1. 3. Tổ chức cuộc thi ảnh “Vẻ đẹp đám cưới người Dao”

3.1. Mục đích      

– Nhằm tạo sân chơi bổ ích để các đôi trai gái người Dao trên khắp mọi miền tổ quốc có thể chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc của mình trong ngày cưới.

– Nhằm giúp các bạn học sinh có niềm đam mê, yêu thích khám phá nét đẹp trong văn hóa cưới xin của đồng bào dân tộc Dao qua ảnh.

3.2. Nội dung:

THỂ LỆ
CUỘC THI “VẺ ĐẸP ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO”

  1. Mục đích, yêu cầu

– Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá cổ truyền của dân tộc.

– Nhằm bảo tồn và giữ gìn được những nét đẹp trong lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên đất nước Việt Nam nói chung, ở tỉnh Yên Bái nói riêng.

– Nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa trong lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ.

  1. Nội dung, hình thức

– Hình thức đăng kí: Để đăng ký dự thi, các bạn vui lòng truy cập fanpage Bảo tồn lễ cưới truyền thống của người Dao đỏ” của nhóm nghiên cứu trường THCS&THPT Nậm Búng, bấm vào mục thích trang, theo dõi và chia sẻ thể lệ cuộc thi này lên trang cá nhân của bạn, đồng thời comment vào phía dưới bài viết này dòng chữ “Cùng chung tay bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao”.

– Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, các bạn thí sinh đăng ký dự thi tự lựa chọn một đến hai bức ảnh cưới chụp cô dâu, chú rể hoặc ảnh tổ chức lễ cưới tại gia đình theo trang phục và phong tục của người dân tộc Dao (không sưu tầm ảnh trên mạng Internet hoặc trên các bài báo điện tử) gửi về địa chỉ mail: trieuthianhxuan@gmail.com hoặc gửi trực tiếp qua tin nhắn của fanpageBảo tồn lễ cưới truyền thống của người Dao đỏ”.

– Khuyến khích các bạn mặc đúng trang phục truyền thống của dân tộc.

  1. Quy định

3.1. Đối tượng tham gia

Toàn thể các bạn đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, người trưởng thành.

3.2. Hình thức gửi bài dự thi

Các bạn khi gửi ảnh, gửi kèm dòng cảm nghĩ của bản thân khi được khoác lên mình bộ trang phục truyền thống trong ngày lễ trọng đại cuả cuộc đời mình hoặc niềm hạnh phúc của bản thân khi được chung tay cùng mọi người gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Sau đó gửi về cho BTC theo địa chỉ mail: trieuthianhxuan@gmail.com.

3.3. Hình thức trao thưởng

– Các hình ảnh dự thi sẽ được đăng tải trên fanpage trong một tuần, sau đó sẽ lựa chọn 1 cặp cô dâu, chú rể có nhiều lượt bình chọn nhất để trao thưởng.

– Căn cứ để bình chọn là dựa vào lượt like và bình chọn trên fanpage. Hình ảnh dự thi nào đạt số điểm cao nhất sẽ được lựa chọn để trao giải. 1 lượt tiếp cận tương ứng 2 điểm, 1 lượt like tương đương 5 điểm. Bạn nào có tổng số điểm cao nhất trong toàn đợt sẽ nhận được giải thưởng của BTC.

+ Cách tính điểm:

Tiêu chí Số điểm/1lượt Ghi chú
Lượt tiếp cận 2  
Lượt tương tác (like, thả tim) 5  
  1. Công tác tổ chức

Thời gian gửi ảnh bắt đầu từ ngày 15/11/2022 và kết thúc vào ngày 25/11/2022.

3.3. Mục tiêu của việc tổ chức cuộc thi

– Tập hợp tất cả người dân Việt Nam có tình yêu đối với vẻ đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong nghi thức cưới hỏi nói riêng để vừa học hỏi, vừa trao đổi kinh nghiệm với nhau trong quá trình bảo tồn và giữ gìn nét đẹp văn hóa này.

– Tạo sân chơi lành mạnh mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, các bạn học sinh trong nhà trường có điều kiện thể hiện sự hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa truyền thống đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.Giúp các bạn thấy được vẻ đẹp đậm đà bản sắc văn hóa của người dân tộc Dao trong sự đối sánh với nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên toàn lãnh thổ.

3.4. Công tác tổ chức cuộc thi

* Thành lập BTC chỉ đạo cuộc thi:

– Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi có sự phê duyệt của nhà trường.

– Phụ trách các nội dung thông tin liên quan đến cuộc thi.

– Trả lời bình luận của các bạn quan tâm đến nội dung cuộc thi được đăng tải trên fanpage.

* Thành lập Ban giám khảo giám sát cuộc thi:

– Xây dựng thể lệ cuộc thi. Theo dõi và tích điểm cho phần dự thi của các thí sinh.

– Tổng hợp kết quả chung cuộc và đăng tải công khai trên fanpage.

– Chịu trách nhiệm về việc bình chọn và trao giải chung cuộc cho các hình ảnh dự thi.

  1. Tuyên truyền trong các buổi ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp

4.1. Mục đích: Xây dựng nội dung tuyên truyền để các bạn học sinh trong và ngoài nhà trường có thêm sự hiểu biết về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong nghi thức cưới hỏi nói riêng, từ đó hình thành ý thức gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp văn hóa này.

4.2. Nội dung

– Xây dựng các nội dung tuyên truyền về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong nghi thức cưới hỏi nói riêng để thực hiện trong tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp và trong tiết sinh hoạt lớp vào thứ bảy hàng tuần – do các bạn trong Câu lạc bộ đảm nhiệm.

-Tuyên truyền tại Trường THCS Nậm Lành, xã Nậm Lành vào buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.

– Phục dựng một phần trong nghi lễ cưới hỏi của đồng bào Dao Đỏ để trình diễn trong buổi HĐNGLL.

4.3. Mục tiêu của công tác tuyên truyền

Đem lại cho các bạn học sinh trên địa bàn tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn có những hiểu biết cơ bản những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong nghi thức cưới hỏi nói riêng tạo ra một môi trường học tập lành mạnh để các bạn hiểu được vai trò của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống này.

4.4. Công tác tổ chức tuyên truyền

– Lần 1: Tổ chức vào tuần 2 của tháng 9 năm 2022. Nội dung:

+ Tuyên truyền về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao Đỏ.

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh thể hiện sự hiểu biết của bản thân về những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đồng bào Dao Đỏ.

– Lần 2: Tổ chức vào tuần 4 tháng 9 năm 2022. Nội dung:

+ Tuyên truyền về nét đẹp trong lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ (những nghi lễ cần thực hiện trước khi lễ cưới diễn ra).

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh thể hiện sự hiểu biết của bản thân về những nét đẹp trong lễ cưới truyền thống của đồng bào Dao Đỏ.

– Lần 3: Tổ chức vào tuần 1 tháng 10 năm 2022. Nội dung:

+ Phục dựng một phần trong nghi lễ cưới hỏi của đồng bào Dao Đỏ để trình diễn trong trong buổi HĐNGLL.

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh thể hiện sự hiểu biết của bản thân về những nét đẹp trong lễ cưới truyền thống của đồng bào Dao Đỏ.

– Lần 4: Tổ chức vào tuần 3 tháng 10 năm 2022. Nội dung:

+ Tuyên truyền về nghi thức đưa – đón dâu và phong tục sau lễ cưới của đồng bào dân tộc Dao Đỏ.

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh thể hiện sự hiểu biết của bản thân về những nét đẹp trong lễ cưới truyền thống của đồng bào Dao Đỏ.

– Lần 5: Tổ chức vào tuần 4 tháng 10 năm 2022. Nội dung:

+ Tập thêu những họa tiết đơn giản trên trang phục cô dâu người Dao Đỏ.

+ Xây dựng kế hoạch và mời nghệ nhân thêu giỏi tại thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng hướng dẫn học sinh thêu trang phục cưới của cô dâu, chú rể.

– Lần 6: Tổ chức vào tuần 1 tháng 11 năm 2022. Nội dung:

+ Tập thêu những họa tiết đơn giản trên trang phục cô dâu người Dao Đỏ.

+ Xây dựng kế hoạch và mời một nghệ nhân thêu giỏi để hướng dẫn các bạn học sinh cách thêu những họa tiết đơn giản.

– Lần 7: Tổ chức vào tuần 2 tháng 11 năm 2022. Nội dung:

+ Trưng bày sản phẩm thêu của các bạn học sinh.

+ Xây dựng kế hoạch và trưng bày tại trường để học sinh toàn trường có thể được chiêm ngưỡng những họa tiết đẹp mắt trong bộ trang phục truyền thống của đồng bào Dao Đỏ và cảm nhận sự khéo léo của đôi bàn tay các bạn học sinh.

  1. Xây dựng video về lễ cưới của đồng bào dân tộc Dao Đỏ được tổ chức tại thôn xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn

5.1. Mục đích: xây dựng một video giới thiệu về những nét văn hóa của đồng bào dân tộc Dao Đỏ và những phong tục truyền thống trong lễ cưới của người Dao Đỏ tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn và đưa lên trang Youtube, Fapage, mạng xã hội Facebook, Tixtok…

5.2. Nội dung

– Video cung cấp cho người xem những kiến thức khái quát nhất về dân tộc Dao Đỏ từ nguồn gốc, địa bàn cư trú cho đến phong tục tập quán.

– Video sẽ cung cấp cho người xem những nghi lễ truyền thống được thực hiện trong lễ cưới của đồng bào Dao Đỏ tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

5.3. Mục tiêu của việc xây dựng video

– Cung cấp những kiến thức cơ bản về nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ nói chung, nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Đỏ nói riêng.

– Đăng tải một đám cưới truyền thống vẫn được lưu giữ trong đời sống văn hóa của bà con nhân dân người Dao Đỏ đang sinh sống tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

– Tạo môi trường trao đổi, học tập để các bạn học sinh quan tâm nhiều hơn nữa đến những nét đẹp văn hóa tinh thần trong lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ.

5.4. Công tác tổ chức thực hiện

– Lên kế hoạch thực hiện -> Xây dựng kịch bản -> Dự trù kinh phí -> Lựa chọn địa điểm thực hiện Video -> Quay video tại địa điểm đã được lựa chọn -> Biên tập và hoàn thiện nội dung Video -> Đăng tải lên Youtube -> Tổ chức công tác truyền thông rộng rãi đến toàn thể học sinh trong và ngoài nhà trường về nội dung của video.

          5.5. Phương thức hoạt động

– Thường xuyên theo dõi lượt xem trên trang Youtube, Fapage, mạng xã hội Facebook, Tixtok…

– Theo dõi hàng ngày số lượt người xem, theo dõi bình luận của người xem để có những thông tin phản hồi kịp thời sớm nhất.

  1. Thành lập ban liên lạc người Dao tại Yên Bái đoàn kết – lan tỏa – phát triển

Phối hợp với chính quyền địa phương hoặc thành lập nhóm người Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái tổ chức giao lưu, gặp gỡ để  đoàn kết, chia sẻ, lan tỏa, phát triển bản sắc văn hóa tộc người, từ đó bảo tồn và phát huy lễ cưới của người Dao. Với giải pháp này, có thể nhân rộng tạo sự liên kết giữa các tỉnh có người Dao đang sinh sống.

Phối hợp với chính quyền địa phương để giúp các bạn trẻ cũng như người dân hiểu và trân trọng lễ cưới truyền thống của dân tộc mình và càng yêu, làm giàu những giá trị bản sắc văn hoá đó hơn.

  1. Kết quả thu được sau khi thực hiện dự án

Sau một thời gian thực hiện dự án từ 07/9/2022 đến 30/11/2022, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và bước đầu thu được kết quả đáng ghi nhận:

Biểu đồ đánh giá nhận thức của các bạn học sinh về văn hóa truyền thống của dân tộc Dao Đỏ

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu kết quả khảo sát lần 2, nhóm nghiên cứu nhận thấy:

– Thứ nhất: Hiểu biết của các bạn học sinh về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong nghi thức cưới xin nói riêng đã được nâng cao. Điều này được thể hiện qua tỉ lệ trả lời đúng các câu hỏi trong lần khảo sát thứ hai.

– Thứ hai: niềm đam mê được khám phá, tìm tòi của các bạn học sinh đối với nét đẹp nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong nghi thức cưới hỏi nói riêng cũng được nâng cao. Điều này thể hiện qua sự quan tâm, chia sẻ, bình luận của các bạn trên fanpage.

– Thứ ba: nhiều bạn trong Câu lạc bộ có ý thức tự học hỏi, tự mình tìm hiểu thêm những nét đẹp trong lễ cưới người Dao Đỏ qua những phương tiện thông tin truyền thông, qua thực tế cuộc sống. Nhiều bạn chủ động hỏi thăm những phong tục lễ nghi truyền thống từ cha mẹ, người thân, người già trong xóm, xã để có thêm những hiểu biết về nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Từ đó, trở thành những tuyên truyền viên năng động, nhiệt  tình đem những hiểu biết của mình truyền tài đến cho các bạn là thành viên trong và ngoài câu lạc bộ. Tính đến ngày 25/11/2022, Câu lạc bộ đã sinh hoạt được 4 lần. Số thành viên đăng ký tham gia Câu lạc bộ tăng từ 26 lên 45 thành viên, trong đó có cả thành viên là cựu học sinh của trường đang công tác tại các thôn/bản, xã Nậm Búng. Đa số các bạn học sinh đều hưởng ứng rất nhiệt tình.

– Thứ tư: Lượt truy cập vào fanpage để theo dõi cũng tăng lên đáng kể. Tính đến ngày 28/11/2022:

+ Lượt thích trang: 38 lượt

+ Lượt theo dõi: 1.103 lượt

+ Lượt tương tác: 4.654 lượt

+ Lượt tiếp cận: 1.173 lượt

+ Ảnh dự thi: 13 ảnh dự thi – 13 lớp.

Các bài đăng trong Fanpage đều nhận được sự tương tác rất lớn từ khách truy cập. Và con số đó vẫn không ngừng tăng lên từng ngày.

Điều đó cho thấy, những giải pháp mà nhóm nghiên cứu đề xuất bước đầu đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp trên để đưa văn hóa dân tộc Dao Đỏ nói chung và nét đẹp trong lễ cưới truyền thống của đồng bào Dao Đỏ nói riêng vào nhà trường phổ thông và phổ biến đến từng địa phương nơi có đồng bào dân tộc Dao sinh sống, góp phần nhỏ của mình vào quá trình bảo tồn và phát triểu những giá trị văn hóa truyền thống này.

  1. 3. Kết luận

3.1. Kết luận

Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Dao đỏ, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hoá, về lịch sử và giáo dục. Việc bảo tồn những giá trị văn hoá là việc làm cần thiết góp phần làm phong phú những sinh hoạt văn hoá của các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, tổ chức cưới hỏi là một hoạt động mang tính xã hội sâu sắc, thông qua đám cưới, chúng ta có thể thấy được tính nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc và trình độ văn minh của thời đại; đồng thời những sinh hoạt này cũng phản ánh rõ trí tuệ, lẽ sống, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ về mọi mặt của nhân dân ta. Do vậy, mỗi dân tộc đều có những nét riêng độc đáo trong việc tổ chức hôn lễ, ở dân tộc Dao Đỏ đám cưới không chỉ là hoạt động kết hôn giữa các cặp đôi mà nó còn mang giá trị về mặt tín ngưỡng. Mỗi nét đẹp trong từng nghi thức đều mang ý nghĩa xã hội nhất định nhưng tựu chung đó đều là những nét đẹp thấm đượm giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa.

Trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có đám cưới người Dao Đỏ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Bởi trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự giao thoa về văn hóa, sự tác động của kinh tế thị trường, cánh cửa giao thương được mở rộng với nhiều nước trên thế giới. Đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Người dân đặc biệt là các bạn trẻ ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi những giá trị mới, làm thay đổi nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ của đồng bào dân tộc. Thay vì khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống đậm sắc màu văn hóa dân tộc, họ lại thích được mặc những bộ lễ phục cưới thật lộng lẫy; thay vì gìn giữ những nghi lễ độc đáo họ lại tối giản hóa các nghi thức để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông đã để lại.

Do đó, thông qua dự án này, chúng em đã cố gắng xây dựng những giải pháp hiệu quả nhất nhằm thay đổi nhận thức của các bạn học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Dao Đỏ.

Các hình thức được đề cập đến trong dự án đều đã và đang được áp dụng trong quá trình học tập, rèn luyện của thầy và trò trường THCS&THPT Nậm Búng, Trường PTDT Nội trú – THPT Miền Tây, Trường THCS Nậm Lành. Bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định. Giúp các bạn học sinh có thêm một cuốn cẩm nang về văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào Dao Đỏ nói chung, phong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ nói riêng. Trong thời gian tới, chúng em sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi dự án để đưa tất cả những nét văn hóa đặc sắc đó đến với tất cả các bạn học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm góp phần gìn giữ và tô điểm thêm cho bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

3.2. Kiến nghị

Việc bảo tồn và giữ gìn nét đẹp trong phong tục cưới xin của người Dao Đỏ là trách nhiệm chung của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Do vậy, trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu chúng em rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các thầy cô, các bạn trong và ngoài nhà trường để dự án của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn. Mặt khác, chúng em sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi dự án để đưa những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ nói chung và  nét đẹp trong phong tục cưới xin nói riêng đến với tất cả các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Nhân rộng mô hình học sinh có ý thức, trách nhiệm trong việc tìm hiểu, gìn giữ nét đẹp trong văn hóa cưới xin của người Dao Đỏ, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. Tài liệu tham khảo
  3. Nguồn trên Internet: Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia tiếng Việt): https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Dao_Đỏ
  4. Tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh – Tham khảo trên Internet
  5. Người Dao – Cổng thông tin điện tử tỉnh Ủy ban dân tộc, 3/11/2108.
  6. Số liệu dân cư trên địa bàn huyện Văn Chấn – “Địa chí huyện Văn Chấn, Yên Bái”.
  7. Phương pháp nghiên cứu khoa học” – PGS.TS.Đồng Thị Thanh Phương, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, 2010
  8. Dân tộc Dao – Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, 12/3/2020
  9. Dân tộc Dao và những nét văn hóa đặc sắc – Báo ảnh Dân tộc và miền núi, 28/9/2017.
  10. Nét đẹp trong đám cưới người Dao – Báo ảnh Dân tộc và miền núi, 29/01/2018.
  11. Đặc sắc đám cưới của người Dao đỏ – Báo Vietnamnet, 3/11/2018.
  12. Nghi lễ độc đáo trong đám cưới người Dao Đỏ – Báo ảnh Dân tộc và miền núi, 4/10/2017.
  13. Đặc sắc nghi lễ cưới của đồng bào Dao đỏ – Báo ảnh Dân tộc và miền núi, 02/9/2022.
  14. Lễ cưới truyền thống của người Dao đỏ vùng cao Yên Bái, Cổng thông tin điện tử Uỷ ban dân tộc, 06/6/2017.
  15. Phụ lục
  16. Một số hình ảnh của dự án

Lễ ra mắt Câu lạc bộ

“Bảo tồn phát huy giá trị văn hoá bản sắc vật thể, phi vật thể”

  Ảnh dự thi “ Vẻ đẹp lễ cưới người Dao”

 Nhóm nghiên cứu tuyên truyền tại Trường THCS&THPT Nậm Búng

Nhóm người Dao Yên Bái gặp gỡ – chia sẻ – lan tỏa bản sắc dân tộc

(Bà Triệu Thị Mến – Phát thanh viên đài truyền hình Yên Bái trưởng ban.

Ông Lý A Liều  –Bí thư Đoàn xã Nậm Búng – trưởng nhóm Văn Chấn)

 Biểu đồ fanpage tính đến ngày 28/11/2022

Biểu đồ về lượt tương tác, tiếp cận các bài viết tính đến ngày 28/11/2022

Ca sĩ Bích Phương từng lựa chọn lễ cưới truyền thống của đồng bào Dao đỏ đưa vào trong MV “Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau”

  Một số hình ảnh học sinh tuyên truyền, thêu quần áo cưới

  1. Phiếu khảo sát học sinh

 Phiếu khảo sát số 1

Điều tra về sự hiểu biết của các bạn học sinh

về dân tộc Dao trong cộng đồng 54 dân tộc anh em

Họ và tên:…………………………………….Giới tính:……………..Lớp:………………………..

Năm sinh……………….……………..…………………Dân tộc: …………………………..

Học sinh trường:………………………………………………………………………………………..

Câu 1: Dân tộc Dao sinh sống nhiều nhất ở tỉnh nào trên đất nước ta?

a. Cao Bằng b. Yênn Bái
c. Hà Giang d. Tuyên Quang

Câu 2: Tên tự gọi của dân tộc Dao là gì?

a. Kìm Chìu, Kìm Liều b. Kìm Miền, Kìm Mùn
c. Kìm Trại, Kìm Lai d. Kìm Chài, Kìm Mùng

Câu 3: Người Dao có nguồn gốc từ đâu?

a. Trung Quốc b. Mông Cổ
c. Campuchia d. Lào

Câu 4: Dân tộc Dao có mấy nhóm?

a. 2 b. 4
c. 6 d. 8

Câu 5: Theo em, đâu là phong tục truyền thống của người Dao?

a. Lễ cầu siêu b. Lễ cấp sắc
c. Lễ giải hạn d. Lễ vu lan

Câu 6: Trong phong tục thờ cúng tổ tiên, người Dao thờ cúng mấy đời?

a. 3 b.5
c. 7 d. 9

Câu 7: Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao thường được tổ chức vào thời gian nào trong năm?

a. Tháng  8, 9, 10 âm lịch b. Tháng 11,12, 1 âm lịch
c. Tháng 2, 3, 4 âm lịch d. Tháng 5, 6, 7 âm lịch

Câu 8: Làn điệu dân ca nổi tiếng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Dao có tên gọi là gì?

a. Hát Then b. Hát xoan
c. Hát ca trù d. Hát Páo dung

Câu 9: Trai gái người Dao muốn kết hôn với nhau phải thực hiện phong tục gì?

a. So tuổi, xem tướng b. So tuổi, xem tử vi
c. So tuổi, bói chân gà d. So tuổi, bói chân vịt

Câu 10: Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Dao là?

a. Đàn tính b. Kèn pí lè
c. Đàn bầu

 

 

 

d. Khèn

 

Phiếu khảo sát số 2

Điều tra về sự hiểu biết của các bạn học sinh

về phong tục cưới hỏi của đồng bào dân tộc Dao Đỏ tại huyện Văn Chấn

Họ và tên:………………………………..Giới tính:……………..Lớp:…………………………….

Năm sinh:…………………………………………………………..Dân tộc: …………………………

Học sinh trường:………………………………………………………………………………………..

Câu 1: Trước khi quyết định lập gia đình, trai gái người Dao Đỏ phải làm gì?

a. Ăn hỏi 2 lần b. Bắt vợ
c. Ở rể 3 năm d. Lễ chạm ngõ

Câu 2: Trong lễ ăn hỏi của người Dao Đỏ, nhà gái thường thách cưới lễ vật nào?

a. 10-20 đồng bạc hoa xòe b. 20-30 đồng bạc hoa xòe
c. 30-40 đồng bạc hoa xòe d. 40-50 đồng bạc hoa xòe

Câu 3: Để báo hỉ đến họ hàng, dòng tộc, làng xóm, gia đình thường dùng vật gì?

a. Vỏ quả bí khô nhuộm hồng b. Vỏ quả bưởi nhuộm hồng
c. Vỏ sắn khô nhuộm hồng d. Vỏ quả bầu khô nhuộm hồng

Câu 4: Nghi lễ quan trọng nhất đối với gia đình có hôn sự trong lễ cưới của người Dao Đỏ là gì?

a. Lễ xin phúc b. Lễ đưa dâu
c. Lễ cúng báo tổ tiên d. Lễ đón dâu vào nhà

Câu 5: Bàn thờ tổ tiên trong lễ cưới người Dao Đỏ thường gồm những lễ vật gì?

a. 1 con lợn đầy đủ bộ phận với buồng gan luộc chín, 1 cốc cắm hương, 1 nhúm gạo, 1 chén nước chè, 7 chén cơm, 5 chén rót rượu, tiền giấy bản b. 2 con lợn đầy đủ bộ phận với buồng gan luộc chín, 2 cốc cắm hương, 2 nhúm gạo, 2 chén nước chè, 9 chén cơm, 7 chén rót rượu, tiền giấy bản
c. 3 con lợn đầy đủ bộ phận với buồng gan luộc chín, 4 cốc cắm hương, 3 nhúm gạo, 3 chén nước chè, 11 chén cơm, 9 chén rót rượu, tiền giấy bản d. 4 con lợn đầy đủ bộ phận với buồng gan luộc chín, 4 cốc cắm hương, 4 nhúm gạo, 4 chén nước chè, 13 chén cơm, 11 chén rót rượu, tiền giấy bản

Câu 6: Vào ngày cưới, người Dao Đỏ quan tâm nhất đến điều gì?

a. Giờ làm lễ rước dâu và đón cô dâu vào nhà b. Giờ làm lễ rước dâu và giờ đưa cô dâu vào buồng
c. Giờ cô dâu ra khỏi nhà gái và giờ đón cô dâu vào nhà trai d. Giờ làm lễ cúng báo tổ tiên và giờ đón cô dâu và nhà

Câu 7: Trong ngày cưới, đoàn nhà gái đưa dâu sang nhà trai được gọi là gì?

a. Siên cha b. Khăn cha
c. Khiên cha d. Sai cha

Câu 8: Đoàn đón dâu của nhà trai thường là?

a. Số lẻ b. Số chẵn

Câu 9: Trong lễ cưới của người Dao Đỏ, trước khi đón cô dâu vào nhà phải thực hiện nghi thức gì?

a. Tháo giày b. Tháo khăn
c. Rửa mặt d. Rửa chân

Câu 10: Sau bữa tiệc chính, họ hàng hai bên thường tổ chức:

a. Hát Páo dung b. Hát Then
c. Hát ví dặm d. Hát xoan

Câu 11: Nghi thức cuối cùng của lễ cưới người Dao Đỏ là gì? Gồm có những lễ vật nào?

a. 1 đùi lợn, 1 con gà, rượu, tiền giấy b. 2 đùi lợn, 2 con gà, rượu, tiền giấy
c. 3 đùi lợn, 3 con gà, rượu, tiền giấy d. 4 đùi lợn, 4 con gà, rượu, tiền giấy

Câu 12: Sau lễ cưới, cô dâu người dân tộc Dao Đỏ sẽ phải thực hiện phong tục gì?

a. Trong vòng 1 tháng, cô dâu phải về nhà mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng b. Trong vòng 1 tháng, cô dâu phải đi thăm hỏi tất cả họ hàng, về nhà mẹ đẻ.
c. Trong vòng 1 tháng, cô dâu phải ở nhà chồng và đi thăm hỏi họ hàng hai bên d. Trong vòng 1 tháng, cô dâu phải làm việc trong nhà, không được đi thăm hỏi họ hàng, không được về nhà mẹ đẻ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *