Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019. đề 2

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

                                        NĂM 2019

                    MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ  năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 sau khi học sinh kết thúc năm học  theo 2 nội dung: Đọc hiểu và Làm văn (NLXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

–  Cụ thể:

+ Nhận biết về phong cách chức năng ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ…

+ Nhớ được nội dung khái quát của một văn bản đã học.

+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (xã hội, văn học).

  1. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

– Hình thức tự luận.

– Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

       Mức độ

Chủ đê

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
1.Đọc hiểu

Bài học tư duy làm giàu khác biệt của người Do Thái”

 

Nhận biết Nội dung chính;

Các sự kiện chính của câu chuyện

Ý nghĩa của câu chuyện    
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

Số câu:3

Số điểm:2,0

Tỷ lệ %:20

Số câu:1

Sốđiểm:1

Tỷlệ % :10

Số câu:0

Số điểm:0

Tỷ lệ :0%

Số câu:0

Sốđiểm:0

Tỷ lệ %:0

Số câu:4

Số điểm:3

Tỷ lệ%:30

2.Làmvăn

2.1.NLXH

(Nghị luận về một tư tưởng đạo lí)

 

 

 

 

 

 

 

2.1.NLVH

Sáng tạo là gì? Những biểu hiện và vai trò của sáng tạo trong cuộc sống.

 

 

 

 

 

Hai phát hiện của nhiếp ảnh Phùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống

Viết đoạn văn NLXH

(200 chữ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập ý cơ bản cho bài văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bài văn nghị luận về một trích đoạn văn xuôi.

 
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

Số câu:2

Số điểm:2

Tỷ lệ% :20

Số câu:1

Số điểm:1

Tỷlệ % :10

Sốcâu:2

Số điểm:2,4

Tỷ lệ %:24%

Số câu:1

Số điểm:1,6

Tỷlệ %:16%

Số câu:2

Số điểm:7

Tỷ lệ %:70

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

Số câu:5

Số điểm:4

Tỷlệ % :40

Số câu:2

Số điểm:2

Tỷ lệ :20

Số câu:2

Số điểm:2

Tỷ lệ% :20

Số câu:1

Số điểm:1,6

Tỷ lệ %:16%

Số câu:6

Sốđiểm:10

Tỷ lệ:100%

BIÊN SOẠN ĐỀ:

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

      

 

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

                                  NĂM 2019

                    MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề)

 

 

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau

 

Nhiều năm trước, trong trại tập trung Auschiwitz của phát xít Đức, một người cha Do Thái đã nói với con trai rằng: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì. Tài sản duy nhất mà chúng ta có chính là trí tuệ. Do vậy, khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2”. Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.

Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston (Mỹ) buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:

“Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không?”

“Dạ thưa cha, 35 xu ạ” – cậu bé đáp chắc nịch.

“Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texas đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử dùng một cân đồng này làm khóa cửa xem sao” – ông bố từ tốn trả lời.

Nghe lời cha, người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic. Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.

Năm 1974, chính phủ kêu gọi các công ty và tổ chức thanh lý phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Trong khi chẳng một công ty nào “mặn mà” với việc này, thì người con trai lập tức tới ký kết hợp đồng với chính phủ và bắt tay làm việc ngay khi biết tin.

Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ. Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng. Chì và nhôm anh làm thành những chiếc khóa và rao bán rộng rãi trên thị trường. Thậm chí, bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa. Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền có giá lớn hơn cả 3.500 đô la Mỹ. Như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp hơn một vạn lần so với ban đầu.

Cậu bé người Do Thái đó chính là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Mc Call sau này.

Câu chuyện trên cho thấy giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ để sử dụng vật đó thế nào. Đó cũng chính là tư duy khác biệt tạo nên người giàu và kẻ nghèo, khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1+1>2.

(“Bài học tư duy làm giàu khác biệt của người Do Thái” – Tri thức trẻ)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 2: Người con trong câu chuyện đã làm gì để mỗi cân đồng có giá trị hơn 35 xu?

Câu3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói của người cha: “khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2”.

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm 1+1>2 không? Vì sao?

  1. Làm văn: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bà n về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống.

Câu 2: (5 điểm)

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, khi miêu tả gia đình thuyền chài, Nguyễn Minh Châu viết: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

Ở đoạn khác, ông lại viết: “Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền…Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa… lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết hết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.

                  (Nguyễn Minh Châu – Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, trang)

Từ việc cảm nhận hai đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

 HƯỚNG DẪN CHẤM

 

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

 

 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

               NĂM HỌC 2018 – 2019

       ĐÁP ÁN  MÔN:  NGỮ VĂN

 

PHẦN CÂU                                         NỘI DUNG ĐIỂM
3.0                                                                ĐỌC HIỂU                                                                                 
 

 

I

1 Hành trình khởi nghiệp và câu chuyện làm giàu của ông chủ tập đoàn Mc Call 0.5
2 Người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic… Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.

 

0.75
3  “Khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2”.

Không nên có suy nghĩ và hành đông theo số đông

Phải có tư duy sáng tạo, khác người, hơn người chúng ta mới thành công và tạo được dấu ấn trong cuộc đời.

0. 75

 

 

4

1+1> 2 là có thể: Cuộc sống là một không gian mở, không có bất cứ giới hạn nào, không có điều gì là không thể.

Mỗi con người là một tiềm năng. Tư duy sáng tạo giúp con người vượt qua giới hạn của bản thân và cuộc sống để vươn tới những tầm cao mới.

Sự sáng tạo làm thay đổi những cái vốn có, cái bình thường và tạo ra những kỳ tích.

1,0

 

 

LÀM VĂN
II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống 2.0
Yêu cầu về hình thức:

– Viết đúng 01 đoạn văn , khoảng 200 chữ

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dung từ, đặt câu

0.5

 

 

 

1,25

0.25

 

Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích:

– Sáng tạo là những suy nghĩ, hành động mới mẻ, khác biệt so với bản thân mình và người khác.

– Là sự say mê tìm tòi, khám phá để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần.

2. Biểu hiện của sáng tạo:

– Không chấp nhận cái hiện có, mà luôn có nhu cầu khám phá, tạo ra cái mới, cái khác biệt.

– Say mê hoạt động, nghiên cứu, linh hoạt xử lý các tình huống, có thể tạo ra cái mới, đọc đáo, hiệu quả, hấp dẫn.

3. Bàn luận, mở rộng

– Sự sáng tạo rất cần thiết trong xã hội hiện đại vì nó giúp con người vượt qua giới hạn của hoàn cảnh, giúp con người sớm đạt tới mục tiêu mình đề ra.

– Sáng tạo làm thay đổi lề thói cũ, thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân và cả xã hội.

– Sự sáng tạo được khơi nguồn từ tình yêu đối với công việc và cuộc sống, và chính nó làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

– Sự sáng tạo luôn đồng hành với sự chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn trong học tập và làm việc

4. Bài học và liên hệ bản thân

Hãy dũng cảm bước ra khỏi đám đông. Dũng cảm từ bỏ cách nghĩ, cách sống cũ. Luôn tư duy và hành động hướng tới điều tốt đẹp

2 Phân tích hai phát hiện của nhiếp ảnh Phùng để làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, làm rõ vấn đề yêu cầu.

Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: từ hai phát hiện của nhiếp ảnh Phùng làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. 0,5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, rút ra nhận xét về sáng tạo của tác giả trong tác phẩm.
  * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. 0,25
  * Phân tích hai tình huống:

– Phát hiện thứ 1: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ”. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

+ Đây là cảnh một cảnh kì diệu về chiếc thuyền ngoài xa đang thu lưới trong biển sớm mờ sương mà Phùng đã chớp được: “mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa…đang hướng mặt vào bờ” . Trong con mắt Phùng, cảnh tượng đó giống như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.

+ Vẻ đẹp giản dị và toàn bích của thiên nhiên đã đem đến cho nghệ sĩ Phùng niềm hạnh phúc tột cùng.

=> Chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong sương sớm chính là cái đẹp của nghệ thuật được con người chiêm ngưỡng ở tầm xa.

1,0
  – Phát hiện thứ 2:

“Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền…Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa… lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết hết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.

+ Cảnh tượng nghiệt ngã kinh hoàng: Cảnh bạo hành trong gia đình thuyền chài xảy ra vô tình trước sự chứng kiến từ đầu đến cuối của nhà nghệ sĩ.

+ Phùng cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa, bi kịch gia đình nhà chài kia lại chính là thứ thuốc rửa quái đản lộn trái những thước phim anh đã dày công mới chụp được.

=> Phát hiện nghịch lí cuộc sống ngay sau bức tranh thiên nhiên đẹp.

1,0
  * Bình luận, đánh giá ý kiến:

– Hai phát hiện của Phùng cho thấy: Đằng sau bức tranh thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp. Từ đó tác giả làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:

+ Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả… Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống.

+ Cuộc đời chính là nơi sản sinh ra cái đẹp nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật.

+ Người nghệ sĩ trước khi sáng tạo cái đẹp cần phải biết rung động trước những buồn, vui, đau khổ của cuộc con người.

+ Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng để thưởng thức nghệ thuật thì cần phải có khoảng cách.

1,0
  * Nghệ thuật:

– Tạo tình huống hấp dẫn

– Cách kể chuyện tự nhiên

– Xây dựng nhân vật gần gũi với đời thường

0,25
  d. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu 0,25
  e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *