Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia số 20. Vợ chồng A Phủ

Đề thi THPT Quốc Gia
TRƯỜNG THPT NGHÈN

TỔ: NGỮ VĂN

           KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA  NĂM 2019

           Bài thi: Ngữ văn

Th           Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

  1. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

            Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Xã hội hiện đại thường có xu hướng đánh giá sự thành công của con người qua hình thức vật chất bên ngoài: chức vụ của họ, số tiền họ kiếm được, chiếc xe họ đi, quần áo họ mặc. Nhiều người quên rằng, tiền bạc chỉ là một thước đo chứ không phải là tất cả để đánh giá sự thành công về mặt sự nghiệp của một con người. Còn rất nhiều thước đo phi vật chất. Công việc có phù hợp với người đó không, có đem lại cho họ sự thỏa mãn sâu sắc không, môi trường làm việc có thích hợp không, họ có lợi ích tinh thần nào khác trong công việc không, công việc có giúp ích trong việc hoàn thành những mục tiêu dài hạn của người đó, nó có giúp họ nhận thấy được ý nghĩa của việc họ làm hay đem lại lợi ích cho nhiều người khác không?

Tương tự như vậy, cuộc sống con người là tập hợp nhiều vai trò trong xã hội mà công việc chỉ là một trong số những vai trò đó (…). Có người thành công trong vai trò này của cuộc đời nhưng lại thất bại trong vai trò khác. Benjamin Franklin, một trong những vị cha đẻ của nền độc lập Hoa Kì, vừa là nhà ngoại giao, nhà vật lí, nhà hải dương học, nhà phát minh, nhà khoa học, người chơi cờ, nhạc sĩ, có nhiều đóng góp cho ngành in ấn, bưu điện và sự phát triển của nước Mĩ. Đối với nhiều người, ông là mẫu hình lí tưởng của sự xuất chúng và thành công. Nhưng Benjamin Franklin không có mặt bên vợ mình trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời bà, bà mất đi khi ông đang công du tại châu Âu. Ông có mối quan hệ cực kì căng thẳng với người con trai duy nhất của mình và đứa con trai đã rời bỏ ông đi định cư ở một nơi khác vì mâu thuẫn về quan điểm chính trị. Có lẽ không ít người chẳng dám đánh đổi những thứ như thế để đạt được thành công rực rỡ như Franklin.

Định nghĩa thành công cũng khác nhau ở mỗi người. Tôi còn nhớ sự chia sẻ của Jessica Lu, chuyên gia tư vấn nhân sự của Tập đoàn Towers Watson, người đã nghỉ hưu ở tuổi 40 vì đã đạt được những mục tiêu về tài chính: “Tôi tự thấy mình là người thành công, vì hiện giờ tôi đã trở thành chính xác con người mà tôi từng mong ước”. Thành công tức là trở thành người mình từng mong muốn trở thành, một định nghĩa thú vị. Quả thật, điều thử thách nhất và mãn nguyện nhất trong cuộc sống, không phải là trở thành người thành công trong mắt người khác, hay trong cái nhìn của xã hội, mà là vượt lên bản thân, đạt được những mục tiêu của mình, và trở thành người mà mình từng mong ước. Còn đối với tôi, thành công chính là sống trọn vẹn với tất cả tiềm năng của mình…

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Rossie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018)

Câu 1: Chỉ ra xu hướng đánh giá sự thành công của con người qua những hình thức vật chất bên ngoài được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: Theo anh, chị “nhiều vai trò trong xã hội” được nói đến trong đoạn trích là những vai trò nào?

Câu 3: Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Jessica Lu có tác dụng gì?

Câu 4: Anh, chị có cho rằng người thành công là người “vượt lên bản thân, đạt được những mục tiêu của mình, và trở thành người mà mình từng mong ước” không? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự thành công đối với mỗi người.

Câu 2 (5 điểm): Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần miêu tả âm thanh tiếng sáo. Khi mùa xuân đến, Mị nghe âm thanh tiếng sáo: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Và khi bị A Sử trói đứng ở cột nhà, Mị vẫn nghe tiếng sáo: “Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

(Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 7 và trang 8)

Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong những lần miêu tả trên, từ đó làm rõ sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ vùng cao Tây Bắc.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I                                    ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Những yếu tố đánh giá sự thành công của con người qua những hình thức vật chất bên ngoài được nêu trong đoạn trích: Chức vụ của họ, số tiến họ kiếm được, chiếc xe họ đi, quần áo họ mặc. 0.5
2 Những vai trò trong xã hội của con người được nhắc đến là: vai trò công việc, vai trò gia đình… 0.5
3 Tác dụng: Nhằm khẳng định mỗi người có một quan điểm khác nhau về sự thành công. Vì vậy, mỗi người đều có thể hướng tới được những thành công của mình ở trong những vai trò nhất định, không nhất thiết phải lấy thành công của người này để đánh giá thành công của người khác. 1.0
4 – Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình

– Học sinh đưa ra những lí giải hợp lí thuyết phục.

0.25

0.75

II   LÀM VĂN 7.0
  1 Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự thành công đối với mỗi người. 2.0
a.Yêu cầu kỹ năng: Đảm bảo hình thức của đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp… 0.25

 

b. Xác định vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự thành công đối với cuộc sống của mỗi người. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự thành công đối với cuộc sống của mỗi người.  Có thể theo hướng sau:

– Thành công là những thành quả mà con người luôn mơ ước, khát khao đạt được bằng chính công sức và tài năng của bản thân.

– Ý nghĩa của sự thành công:

+ Thành công giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

+ Thành công giúp con người có được sự thừa nhận, coi trọng của người khác, của xã hội; giúp họ khẳng định được năng lực và bản lĩnh cá nhân.

+ Khích lệ con người luôn nỗ lực, cố gắng phấn đấu để đạt tới những thành công mới.

– Bàn luận, mở rộng:

+ Cần có cách nhìn nhận và đánh giá về thành công phù hợp với năng lực của mỗi người.

+ Bên cạnh những người luôn cố gắng để đạt được thành công còn có một bộ phận sống thờ ơ, hời hợt, thiếu mục tiêu, lí tưởng.

– Bài học: Xác định đúng mục tiêu và quyết tâm của bản thân để đạt được thành công cho chính mình.

1.5

 

 

 

0,25

 

0,75

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

  2     Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần viết về âm thanh tiếng sáo. Khi mùa xuân đến “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.” Và khi Mị bị A Sử trói đứng ở cột nhà, Mị vẫn nghe tiếng sáo “Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.”

(Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 7,8)

Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong những lần ấy, từ đó làm rõ sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ vùng cao Tây Bắc.

  
Yêu cầu chung

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc.

 
Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo nhều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý:  
    Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị.

– Giới thiệu chi tiết tiếng sáo trong tác phẩm

0,5
Thân bài:

Ý 1: Khái quát về nhân vật Mị và chi tiết tiếng sáo:

– Mị là cô gái vùng cao xinh đẹp, tài năng, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu cuộc sống cơ cực trong thân phận làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.

– Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật quan trọng, là tác nhân góp phần thức dậy sức sống tiềm tàng ở Mị .

Ý 2: Diễn biến tâm lí của Mị ở lần thứ nhất nghe tiếng sáo:

– Hoàn cảnh xuất hiện tiếng sáo: Khi mùa xuân đến trên rẻo cao, sau những tháng ngày dài Mị bị đày đọa, sống thân trâu ngựa trong nhà thống lí Pá tra.

– Tiếng sáo lần đầu tiên xuất hiện đầy ấn tượng: Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại… Âm thanh tiếng sáo từ xa vọng lại nhưng đã chạm vào tâm hồn Mị. Nó khiến cô thiết tha, bổi hổi. Lớp băng giá trong tâm hồn Mị bao lâu nay giờ đây đang dần tan chảy. Mị đang bồi hồi cùng với thanh âm của tiếng sáo gọi bạn tình. Không những thế nó còn thôi thúc, giục giã và Mị nhẩm thầm bài hát…

– Ý nghĩa:

+Tiếng sáo là âm thanh của mùa xuân và cũng là tín hiệu của hẹn hò, của tình yêu đôi lứa, của những đêm tình mùa xuân.

+ Tiếng sáo đã tác động vào tâm hồn Mị. Nó cho thấy tâm hồn Mị đang rung động trước âm thanh cuộc sống, âm thanh tình yêu.

Ý 3: Diễn biến tâm lý của Mị ở chi tiết tiếng sáo thứ hai:

– Hoàn cảnh xuất hiện: Ngày xuân Mị cũng uống rượu, Mị nhớ lại quá khứ, thấy lòng phơi phới trở lại. Mị muốn đi chơi. Nhưng A Sử đã trói đứng Mị giữa nhà.

– Diến biến tâm lý: Trong hơi rượu nồng nàn, Mị như quên mình đang bị trói, quên cả những đau đớn về thể xác, Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo. Tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi.Tiếng sáo hiện hữu trong Mị ngay cả trong lúc chập chờn mê tỉnh. Nó khiến Mị bồi hồi tha thiết nhớ.

-Ý nghĩa:

+ Tiếng sáo xuất hiện trong hoàn cảnh này cho thấy sức sống đang trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn Mị cho dù đó là khi thể xác đang bị trói.

+Tiếng sáo chính là biểu hiện cho khát vọng tự do, khát khao tình yêu, hạnh phúc trong tâm hồn Mị.

Ý 4: Giá trị của của tiếng sáo:

– Ở hai lần miêu tả trên, tiếng sáo lần thứ nhất gọi Mị thức tỉnh; tiếng sáo lần hai là minh chứng sự hồi sinh, của khát vọng sống trong tâm hồn Mị. Qua đó nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định sức sống tiềm tàng của con người. Đây là của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

– Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, mang đậm màu sắc vùng cao Tây Bắc, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

 

0.5

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

Kết bài: Chi tiết tiếng sáo cho thấy chiều sâu tư tưởng và tài năng nghệ thuật của nhà vănTô Hoài: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.

 

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *