Đề thi thử THPT QG Sóng -Xuân Quỳnh

Đề thi THPT Quốc Gia

 ĐỀ
Trong bài thơ “Sóng”, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khắc họa hình ảnh em với nhiều sắc thái cung bậc khác nhau, có khi em thật hồn nhiên, đáng yêu:

Trước muôn trùng sóng bể                        Sóng bắt đầu từ gió

                             Em nghĩ về em, anh                                    Gió bắt đầu từ đâu?

                             Em nghĩ về biển lớn                                    Em cũng không biết nữa

                             Từ nơi nào sóng lên?                                  Khi nào ta yêu nhau?”

Cũng có khi em lại thiết tha, da diết:

Con sóng dưới lòng sâu                           Dẫu xuôi về phương bắc

                             Con sóng trên mặt nước                    Dẫu ngược về phương nam

                             Ôi con sóng nhớ bờ                                    Nơi nào em cũng nghĩ

                             Ngày đêm không ngủ được                         Hướng về anh một phương”

                             Lòng em nhớ đến anh

                             Cả trong mơ còn thức

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu.

DÀN Ý THAM KHẢO

Mở bài

– Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thi ca. Trên thế giới đã có biết bao nhà thơ thành công với đề tài này. Ở Việt Nam, nhắc đến đề tài tình yêu ta không thể bỏ qua “ông hoàng của thơ tình yêu” – nhà thơ Xuân Diệu. Bên cạnh đó vẫn phải nhắc đến một nữ sĩ từng làm nao nức lòng người đọc với những dòng thơ nữ tính, dịu dàng của Xuân Quỳnh.

– Xuân Quỳnh để lại cho chúng ta nhiều thi phẩm tuyệt vời, trong đó đặc biệt nhất, xuất sắc nhất phải kể đến bài thơ “Sóng”. Trong bài thơ “Sóng”, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khắc họa hình ảnh em với nhiều sắc thái cung bậc khác nhau, có khi em thật hồn nhiên, đáng yêu và cũng có khi em lại vô cùng thiết tha, da diết.

Thân bài

Khái quát vấn đề:

– Xuân Quỳnh là gương mặt trẻ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mỹ.

– Với phong cách thơ tình yêu nồng nàn Xuân Quỳnh đã để lại cho đời nhiều bông hoa đẹp, trong đó “Sóng” là một bông hoa đẹp được Xuân Quỳnh sáng tác trong chuyến đi thực tế đến biển Diêm Điền – Thái Bình.

– Bất kì ai trong chúng ta khi đọc qua bài thơ “Sóng” đều vô cùng ấn tượng với cách thể hiện đầy màu sắc của những cung bậc trong tình yêu ẩn sâu trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Những cung bậc ấy khi hồn nhiên, sôi nổi, yêu đời đậm chất hiện đại nhưng cũng có khi mượt mà, sâu sắc chứa chan cảm xúc truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Luận điểm 1: Trước hết, đọc qua bài thơ “Sóng” ta chợt khám phá ra nét hồn nhiên, đáng yêu của nhân vật trữ tình:

Trước muôn trùng sóng bể

                             Em nghĩ về em, anh

                             Em nghĩ về biển lớn

                             Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

                             Gió bắt đầu từ đâu?

                             Em cũng không biết nữa

                             Khi nào ta yêu nhau

– “Em nghĩ”: Sự chủ động/sự suy tư, trăn trở về cuộc đời mình

– Tách “em” và “anh” ra: Sự độc lập, không lệ thuộc -> Cá tính, mạnh mẽ

– Câu hỏi tu từ:

+ Khao khát tìm hiểu, khao khát khám phá -> Thuộc tính muôn đời của tình yêu

+ Nét tinh nghịch hồn nhiên như trẻ con

– Điểm xuất phát: Những suy luận mang tính logic, khoa học có thể giải mã được

– Điểm kết thúc: Thắt nút lại vấn đề “khi nào ta yêu nhau” -> Tạo ra một bí ẩn khó có thể giải mã

– “Em cũng không biết nữa”: Sự nũng nịu, đáng yêu, nét duyên dáng rất tình của cô gái

-> Bằng những ý thơ ngắn gọn kết hợp một mê cung câu hỏi cần được giải mã Xuân Quỳnh đã khắc họa nên một diện mạo hoàn toàn mới cho tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu. Đó là sự chủ độc, tự tin và hoàn toàn độc lập. Đó phải chăng là nét đẹp đậm chất hiện đại của người phụ nữ Việt Nam?

Luận điểm 2:Không chỉ vậy, Xuân Quỳnh còn tinh tế, nhẹ nhàng đưa người đọc đến với một cung bậc khác trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, không “ồn ào” không “dữ dội” mà rất dịu dàng, thiết tha, da diết:

Con sóng dưới lòng sâu

                             Con sóng trên mặt nước

                             Ôi con sóng nhớ bờ

                             Ngày đêm không ngủ được

                             Lòng em nhớ đến anh

                             Cả trong mơ còn thức

                             Dẫu xuôi về phương bắc

                             Dẫu ngược về phương nam

                             Nơi nào em cũng nghĩ

                             Hướng về anh một phương

– Phép nhân hóa cho sóng:

+ Sóng nhớ bờ, sóng không ngủ, ngày đêm sóng vẫn thao thức rì rầm

+ Nữ sĩ đã biến sóng thành một chủ thể có linh hồn, cũng yêu, cũng nhớ như em

– Tình yêu muôn đời gắn liền với nỗi nhớ:

+ Em nhớ đến anh là điều đương nhiên, chuyện lẽ thường trong tình yêu

+ Nhưng nỗi nhớ của em rất khác “cả trong mơ còn thức” -> Nỗi nhớ thường trực, nỗi nhớ da diết như con sóng kia không lúc nào yên, luôn cồn cào dù trong giấc ngủ.

– Phương bắc – phương nam: Không gian cách xa vời vợi

– Dù muôn trùng cách trở nhưng vẫn không thể làm thay đổi được tình yêu em dành cho anh, vì em vẫn “hướng về anh một phương”

– “Một”: Từ chỉ sự duy nhất, không đổi thay

-> Nét đẹp tuyệt vời của người phụ nữ trong tình yêu: Sự thủy chung, son sắt

=> Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh vẫn đậm dáng vóc của người phụ nữ xưa bởi những nét đẹp truyền thống không dễ phai mờ: Đức thủy chung trước sau như một, một lòng một dạ không thay đổi dù thời gian xa xôi, không gian cách trở.

Đánh giá tổng hợp:

– Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết.

– Có những khổ thơ như một sự phá cách để thể hiện một trái tim tha thiết, mãnh liệt, nồng nàn – khổ 5

– Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp đối lặp, tương phản đã tạo nên một cặp đôi vô cùng hoàn hảo: Sóng và em. Hai hình tượng ấy vừa sánh đôi, vừa bổ sung, hòa quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi nữ sĩ.

– Hai cung bậc cảm xúc, hai sắc thái trong tình yêu tưởng chứng đối lập nhau nhưng thật ra lại hài hòa, quyện chặt. Điều đó đã tạo nên nét đẹp tuyệt vời cho tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Ta càng hiểu vì sao bài thơ tình yêu này lại sống, tồn tại và được chấp nhận ngay trong thời mưa bom bão đạn.

III. Kết bài:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *