Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 số 31 Vợ chồng A Phủ

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “ VỢ CHỒNG A PHỦ”- TÔ HOÀI

Họ và tên người soạn: Tổ văn

Trường: THPT Lấp Vò 2

Số điện thoại:

Email: tovanlapvo2@gmail.com

Câu 1 (NB). Dòng nào sau đây phản ánh không đúng phẩm chất của Mị?

  1. Hiếu thảo.
  2. B. Siêng năng
  3. Thổi sáo giỏi.
  4. Hát hay.

Câu 2 (NB). Khát vọng sống hạnh phúc tưởng chừng như đã chết trong tâm hồn Mị được đánh thức bởi yếu tố nào?

  1. Men rượu ngày xuân.
  2. Tiếng sáo gọi bạn tình.
  3. Cỏ gianh vàng ửng.
  4. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay.

Câu 3 (TH). Tiếng sáo trong đêm tình xuân có tác động như thế nào đối với tâm trạng của Mị?

  1. Mị nghe và nhớ về quá khứ với nỗi đau đớn tuyệt vọng.
  2. Mị nghe và hoàn toàn vô cảm với hiện tại và quá khứ.
  3. Khơi dậy lòng yêu cuộc sống vốn tiềm tàng trong con người Mị.
  4. Mị nghe và càng buồn thêm cho số phận của mình.

Câu 4 (TH). Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong  truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là:

  1. Mị bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.
  2. A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.
  3. Mị phải trải qua cuộc sống như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.
  4. Mị phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.
    Câu 5 (VD). Ý kiến nào sau đây là chính xác khi nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?
  5. Mị là con người giàu nghị lực vươn lên.
  6. Mị là con người yếu đuối, buông xuôi.
  7. Mị là con người tiềm ẩn sức sống mãnh liệt.
  8. Mị là con người luôn cam chịu, nhẫn nhục.

Câu 6 (VDC). Nhận xét nào sau đây đánh giá đúng nhất giá trị của tác phẩm  Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?

  1. Tác phẩm thể hiện số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến.
  2. Tác phẩm là sự đấu tranh cho quyền sống của người phụ nữ vùng cao dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến.
  3. Tác phẩm là tiếng nói xót thương cho số phận người phụ nữ vùng cao dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến.
  4. Tác phẩm phản ánh cuộc sống khốn khổ của người dân Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và con đường đến với cách mạng của họ.

 ĐỀ TỰ LUẬN: VỢ CHỒNG A PHỦ

Họ và tên người soạn: Tổ Văn

Trường: THPT Lấp Vò 2

Số điện thoại:

Email: tovanlapvo2@gmail.com

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm)

     Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tác giả và minh họa sách thiếu nhi nổi tiếng ở Nhật Bản Ishikawa Koji vừa có buổi giao lưu với độc giả Việt Nam tại Ngày hội Ehon Nhật Bản do Tủ sách Người mẹ tốt tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 30-11 và 1-12.

Tại ngày hội này, bộ sách giấy bồi đục lỗ Cùng chơi trốn tìm của Ishikawa Koji dùng mực in gốc thực vật đầu tiên ở Việt Nam đã được giới thiệu tới độc giả Việt – chủ yếu là các ông bố, bà mẹ trẻ muốn nuôi dưỡng con mình bằng sách vở.

Tác giả cho biết bộ sách đã được dịch sang 5 thứ tiếng. Riêng ở Nhật đã xuất bản 2,3 triệu bản. Ehon là tên gọi riêng của dòng sách minh họa dành cho trẻ từ 0-6 tuổi tại Nhật Bản.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ về cách tạo dựng thói quen đọc sách cho trẻ, tác giả Ishikawa Koji đã nói về kinh nghiệm đưa sách trở thành những tiếp xúc đầu đời của trẻ.

“Nếu bạn mang đến cho con bạn những cuốn sách thì theo một cách tự nhiên, sẽ trở thành một thứ rất quan trọng trong suốt cuộc đời của trẻ sau này” – tác giả Ishikawa Koji nói.

Để đưa sách vào thế giới của trẻ thơ, ông đưa ra những gợi ý cho các bậc phụ huynh như khi trẻ còn trong thời kỳ bế ẵm, cha mẹ đã có thể cho con tiếp xúc với sách bằng cách để con vào lòng, cầm những cuốn sách tranh sinh động, đơn giản phù hợp với độ tuổi của con và đọc sách cho con nghe, hướng con xem sách cùng mình.

Quãng thời gian đọc sách ấy giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo nên cảm giác “nhất thể hóa”, sự giao cảm đặc biệt giữa cha mẹ và con. Nhờ mối giao hòa này trẻ sẽ cảm nhận sự thú vị của sách khi còn được ẵm ngửa trong lòng mẹ, trẻ ngay từ lứa tuổi đầu đời đã nhận ra rằng “À, hóa ra sách là một vật thể mang lại hạnh phúc như vậy cho con người”. Dần dần, cảm xúc thú vị với sách này sẽ tạo thói quen, niềm say mê đọc sách cho trẻ.

Ishikawa Koji chia sẻ đây cũng là cách tạo dựng thói quen đọc sách ông đã làm với các con của mình. Cô con gái 11 tuổi của ông rất yêu sách và có nhiều sách tới mức nhà ông không còn chỗ để sách cho cô bé nữa. Con gái ông cũng thường xuyên đến thư viện mượn cả chục cuốn sách một lần để về nhà đọc dần.

Tác giả Ishikawa Koji cho biết dòng sách minh họa dành cho trẻ từ 0-6 tuổi ở Nhật đã phát triển từ lâu nhưng phát triển mạnh khoảng 20-30 năm trở lại.

Thế hệ cha mẹ Nhật Bản từ cách đây 20-30 năm nhận thức rằng cần phải nuôi dưỡng con bằng việc đọc sách. Bởi họ hiểu sâu sắc rằng một đứa trẻ yêu sách, thích đọc sách sẽ luôn biết tự tìm kiếm và phát hiện ra thế giới riêng của mình, có những năng lực tự thân, kỹ năng sống, khả năng xử lý tình huống, đối mặt với khó khăn trong cuộc đời rất tốt.

Và ông cảm nhận được các bậc cha mẹ Việt Nam cũng đang bắt đầu rất quan tâm tới việc nuôi dưỡng con bằng sách vở.

(Nếu “người bạn” đầu đời của con là sách – Thiên Điểu – báo Tuổi trẻ ngày 03/12/2018)

Câu 1 (NB). (0,5 điểm)

      Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên?

Trả lời: Phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên: phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2 (NB). (0,5 điểm)

      Theo tác giả Ishikawa Koji, tại sao các thế hệ cha mẹ Nhật Bản lại nhận thức rằng cần phải nuôi dưỡng con bằng việc đọc sách?

Trả lời: Theo tác giả Ishikawa Koji, các thế hệ cha mẹ Nhật Bản lại nhận thức rằng cần phải nuôi dưỡng con bằng việc đọc sách: Bởi họ hiểu sâu sắc rằng một đứa trẻ yêu sách, thích đọc sách sẽ luôn biết tự tìm kiếm và phát hiện ra thế giới riêng của mình, có những năng lực tự thân, kỹ năng sống, khả năng xử lý tình huống, đối mặt với khó khăn trong cuộc đời rất tốt.

Câu 3 (TH). (1,0 điểm)

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc đọc sách?

Trả lời: Ý nghĩa của việc đọc – sách:

– Đọc sách giúp chúng ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin…

– Đọc sách giúp chúng ta bồi dưỡng tinh thần, tình cảm để chúng ta trở thành người tốt…

Câu 4 (TH). (1,0 điểm)

       Anh/chị rút ra cho bản thân mình những bài học gì về việc đọc sách?

Trả lời: Bài học rút ra cho bản thân:

– Mỗi người cần tạo dựng cho mình thói quen đọc sách.

– Mỗi người cần vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày…

PHẦN LÀM VĂN:

 Câu 1. (2,0 điểm)

 Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về lợi ích của việc đọc sách.

         Hướng dẫn chấm:

  1. Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách.
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1,0 điểm)

– Đọc sách giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội. Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Đọc sách vun đắp tình cảm cho con người, dạy cách làm người… Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Việc đọc sách cũng giúp con người giải trí sau những giờ học căng thẳng.

– Khi con người không đọc sách, con người sẽ hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn sẽ cằn cỗi…

– Sách giúp con người tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Mỗi người hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày.

  1. Sáng tạo: Thí sinh có cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc…(0,25 điểm)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)

 

PHẦN LÀM VĂN:

 Câu 1. (2,0 điểm)

 Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về lợi ích của việc đọc sách.

         Hướng dẫn chấm:

  1. Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách.
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1,0 điểm)

– Giải thích vấn đề: Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức mà sách truyền lại cho chúng ta. Đọc sách giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.

– Bàn luận:

+ Tác dụng của sách: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Đọc sách vun đắp tình cảm cho con người, dạy cách làm người… Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Việc đọc sách cũng giúp con người giải trí sau những giờ học căng thẳng.

+ Tác hại khi con người không đọc sách: Con người sẽ hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn sẽ cằn cỗi…

+ Phương pháp đọc sách: Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc. Phải đọc kỹ, phải suy nghĩ và ghi chép những điều bổ ích. Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống.

+ Chúng ta cần phê phán những loại sách có nội dung không lành mạnh. Thực tế đáng buồn ngày nay là số học sinh yêu mến sách khá ít, việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế.

– Bài học nhận thức và hành động: Sách giúp con người tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Mỗi người hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày.

  1. Sáng tạo: Thí sinh có cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc…(0,25 điểm)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)

Câu 2: (5.0 điểm). Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hai chi tiết tác động đến tâm trạng của Mị. Trong đêm tình mùa xuân, Mị nghe tiếng sáo “…Ngoài đầu núi lấp ló đã nghe có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hỏi…..Tai Mị văng vẳng tiếng sao gọi bạn đầu làng…Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…”. Và trong đêm mùa đông, “…Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…”

Phân tích tâm trạng của Mị qua sự tác động của hai chi tiết trên. Từ đó, nhận xét sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.  

          Hướng dẫn chấm:

  1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm).
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật và nêu vấn đề nghị luận. (0.5 điểm).

* Phân tích tâm trạng của Mị qua sự tác động của hai chi tiết trên: (2.0 điểm):

Tâm trạng Mị qua sự tác động của tiếng sáo.

+ Sự tác động của tiếng sáo: Tiếng sáo gọi bạn làm Mị nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp trong quá khứ. Mị tìm đến rượu như một hành động giải thoát tự nhiên. Mị quên đi hiện tại cay đắng để sống lại ngày trước. Mị nhớ lại quá khứ tự do, sống với kỉ niệm những mùa xuân còn được tự do trong tình yêu, hạnh phúc và niềm ham sống trở lại. Quá khứ êm đẹp, hiện tại phũ phàng, Mị thấy cô đơn, cay đắng và nghĩ đến cái chết để giải thoát, Mị ý thức tình cảnh đau đớn. Và “tiếng sáo gọi bạn yêu” đã kịp níu giữ Mị lại, quá khứ mạnh hơn hiện tại, hồn Mị được nâng lên đẩy Mị tới hành động sửa soạn đi chơi. Mị không quan tâm đến sự xuất hiện của A Sử. Tâm hồn vẫn bay theo đám chơi xuân.

+ Ý nghĩa của tiếng sáo: Tiếng sáo là tác nhân quan trọng làm thức dậy trong Mị khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Tiếng sáo đã làm sống dậy sức sống tiềm tàng nhưng mãnh liệt ở nhân vật Mị. Tiếng sáo là biểu tượng đẹp đẽ nhất của mùa xuân, của tình duyên, của tuổi thanh xuân căng đầy sức sống của Mị. Âm thanh của tiếng sáo là âm thanh thức tỉnh, âm thanh đầy chất thơ của cuộc sống, thể hiện được tư tưởng nhân đạo của tác giả Tô Hoài.

Tâm trạng Mị qua sự tác động của dòng nước mắt A Phủ:

+ Sự tác động của dòng nước mắt A Phủ: Lúc đầu chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên, vô cảm. Nhưng khi Mị thấy A Phủ khóc, dòng nước mắt đã chạm vào đáy sâu của tình người nơi Mị. Mị xúc động, thương mình, thương người. Nó làm Mị nhớ đến cảnh của mình “đêm năm trước”, “người đàn bà ngày trước” và Mị nhận ra “chúng nó thật độc ác” Mị căm ghét bố con A Sử. Nghĩ đến thân mình, nghĩ đến sự chết oan  của A Phủ. Lòng thương người lấn át nỗi thương thân. Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ.

+ Ý nghĩa của dòng nước mắt A Phủ: Việc nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ là khởi đầu cho sự thay đổi lớn trong tâm lí và đã đem lại sức mạnh cho Mị, khiến Mị dám liều mình cứu A Phủ.

* Nhận xét sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. (1.0 điểm):

– Cả hai chi tiết trên cùng có vai trò là tác động đến sự hồi sinh của Mị, khơi gợi sức sống tiềm tàng nhưng mãnh liệt của Mị.

– Tác giả đặt sự hồi sinh vào tình huống bi kịch, khát vọng mãnh liệt nhưng hiện thực phũ phàng khiến sức sống Mị càng dữ dội. Và Mị giải thoát cho A Phủ cũng là cách Mị tự giải thoát cuộc sống nô lệ, tăm tối của mình. Tình thương người và khát vọng tự do đã giúp Mị chiến thắng số phận. Đây là hình ảnh người dân lao động đã chiến thắng cường quyền lẫn thần quyền.

* Đánh giá chung vấn đề nghị luận:

 – Tô Hoài, thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Qua nhân vật Mị, nhà văn thể hiện niềm thương cảm và trân trọng khát vọng sống mãnh liệt của những con người nơi miền cao Tây Bắc. (0.25 điểm).

  1. Sáng tạo: (0.25 điểm).
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *