Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 số 32 Việt Bắc

Đề thi khối 12

ĐỀ
 Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”

Có khi con người và thiên nhiên Việt Bắc lại hiện lên khác hẳn:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

          Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

          Núi giăng thành lũy sắt dày

          Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

(Tố Hữu – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2013, tr111,112)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ ý kiến “Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng”

DÀN Ý THAM KHẢO

Mở bài

– Tác giả:     + Tố Hữu được xem như lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

+ Nếu theo dõi qua chặng đường thơ Tố Hữu ta chợt phát hiện ra một điều vô cùng đặc biệt, đó chính là đường thơ của ông luôn song hành với đường cách mạng. Điều đó có nghĩa là thơ Tố Hữu phản ánh chân thật từng chặng đường cách mạng Việt Nam, lắm gian khổ hy sinh nhưng cũng đầy hào hùng và oanh liệt.

– Tác phẩm: Năm 1954, trang sử vàng Việt Nam ta ngời sáng bởi chiến thắng chấn động địa cầu tại Điện Biên Phủ. Không lâu sau đó bài thơ “Việt Bắc” ra đời.

– VĐCNL: Nói về bài thơ độc đáo này, có người cho rằng: “Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng…”

Thân bài

Khái quát vấn đề:
– Tác giả: Nhắc đến Tố Hữu người đọc liền nhớ về một nhà thơ với phong cách trữ tình chính trị vừa đậm chất sử thi vừa mang tính dân tộc rất đậm đà.
– Tác phẩm: + Việt Bắc ra đời trong hoàn cảnh tương đối đặc biệt. Tháng 10 năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, những người cán bộ phải chia tay đồng bào Việt Bắc để về xuôi.
+ Bài thơ ra đời từ cảm xúc chia tay đầy lưu luyến ấy.
– VĐCNL: Có thể nói, ở Việt Bắc hàm chứa những cung bậc rất riêng. Vừa da diết, thiết tha như một bản tình ca sâu lắng lại vừa mạnh mẽ, oai hùng như một khúc hùng ca.
2. Luận điểm 1:
Trước hết, khi đọc qua “Việt Bắc” ta đều nao nao lòng với bản tình ca đầy lưu luyến ấy. Trong lời tình ca ngọt ngào ấy, thiên nhiên và con người Tây Bắc hiện lên thật đẹp:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”

* Thiên nhiên Tây Bắc:

– Thời gian: Mùa đông

– Màu sắc:   + Màu xanh: Sự tốt tươi, căng tràn nhựa sống của núi rừng

+ Màu đỏ của hoa chuối: Xua tan cái lạnh mùa đông, cả không gian trở nên ấm áp

– Ngày xuân:         + Ngập tràn sắc trắng của hoa mơ

+ Màu sắc tươi trẻ, tinh khôi, trong trẻo

-> Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thật nên thơ, tràn đầy sức sống

* Con người Tây Bắc:

– Ngày đông:         + Tư thế: Đứng trên đồi cao

+ Thế đứng của người làm chủ -> Không bị chìm khuất giữa núi rừng bạc ngàn

+ Ánh dao gài: Con người của lao động

– Ngày xuân:         + Hoạt động đan nón – con người lao động hăng say

+ “Chuốt từng”: Sự tỉ mỉ, cần mẫn.

-> Câu lục miêu tả thiên nhiên, câu bát miêu tả con người: Con người chan hòa với thiên nhiên và đang chủ động chinh phục thiên nhiên; Con người trở nên mạnh mẽ hơn, tuyệt vời hơn trong lao động.

Luận điểm 2: Đồng thời, bên cạnh những lời ca du dương, thiết tha ấy ta còn thấy con người và thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thật oai phong, mạnh mẽ như suối nguồn bất tận của một bản hùng ca đầy màu sắc:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

          Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

          Núi giăng thành lũy sắt dày

          Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

– Ở đây thiên nhiên và con người như hòa làm một:

+ Rừng – cây – núi đá và ta – cùng đánh Tây

+ Chung sức, chung lòng, tạo thành một thể thống nhất

– Phép nhân hóa:   + “Rừng che bộ đội”, “rừng vây quân thù”

+ Thiên nhiên như có hồn, góp công, góp sức bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm

– Núi:          + Như một lũy sắt dày

+ Sự chắc chắn, vững bền tạo nên một địa thế an toàn cho bộ đội

-> Thiên nhiên như một dũng sĩ oai phong, lẫm liệt cùng xông pha ra trận với bộ đội với nhân dân Việt Bắc để chiến đấu với kẻ thù.

Đánh giá tổng hợp:

– Có người cho rằng: “Việt Bắc vừa mang cảm hứng sử thi vừa đậm chất lãng mạn.” Có thể nói với cảm hứng sử thi Tố Hữu đã tạo nên một bản hùng ca tuyệt vời với sự hòa điệu giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc. Đồng thời, nhà thơ còn dành riêng phần điệp khúc với cảm hứng lãng mạn cho những cung bậc du dương, trầm ấm, lắng đọng như một bản tình ca.

– Nói về đề tài chính trị nhưng không khô khan, cứng nhắc mà giọng điệu lại rất trữ tình. Phải chăng đây là nét riêng, độc đáo của một mình Tố Hữu.

III. Kết bài: HS tự hoàn thành

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *