Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 số 30 Hồn Trương Ba da hàng thịt

Đề thi THPT Quốc Gia

TÊN: ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” – LƯU QUANG VŨ

Câu 1:

Nhận xét nào đúng nhất khi nói về nội dung đoạn trích “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 12, tập 1:

  • A: Đoạn trích tái hiện lại truyện dân gian về nhân vật Trương Ba với cuộc sống hạnh phúc khi nhập hồn vào xác anh hàng thịt.
  • B: Đoạn trích giúp người đọc thấy được tình cảnh trớ trêu, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải ẩn trong thân xác anh hàng thịt, từ đó lí giải quyết định giải thoát của nhân vật này.
  • C: Đoạn trích giúp người đọc hiểu thêm về một xung đột kịch diễn ra qua các bước của các nhân vật.
  • D: Đoạn trích tái hiện lại một sự việc tưởng tượng không có thật: đó là hồn nhập vào xác.

 

Câu 2:

Điền tiếp vế còn thiếu trong nhận xét sau sao cho hợp lý nhất về ý nghĩa vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt”:

“ Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt……………………….”.

  • A: Đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về xã hội và con người với ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc
  • B: Là tác phẩm thể hiện vấn đề sống còn của đời sống con người.
  • C: Mang lại tiếng cười hóm hỉnh, châm biếm, sâu cay.
  • D: Thể hiện quan niệm sống đúng đắn, phù hợp trước hoàn cảnh khổ đau, bế tắc.

 

Câu 3:

Ở cuối đoạn trích, Trương Ba quyết định trả xác cho anh hàng thịt. Đây là hành động chứng tỏ điều gì?

  • A: Đáp án “Quan niệm sống đúng đắn của Trương Ba.” và “Cách sống dễ dàng buông xuôi, phó mặc số phận của Trương Ba” đều đúng.
  • B: Cách sống dễ dàng buông xuôi, phó mặc số phận của Trương Ba.
  • C: Quan niệm sống đúng đắn, có ý nghĩa tích cực của Trương Ba.
  • D: Quan niệm về lẽ sống chết ở đời.

 

Câu 4:

Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua các nhân vật Tây Vương Mẫu, Nam Tào, Bắc Đẩu, tác giả muốn nói lên điều gì?

  • A: Phê phán cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của một bộ phận những người có nhiều quyền thế trong xã hội.
  • B: Phê phán những kẻ giả dối, chạy theo sở thích tầm thường, bản năng, xác thịt.
  • C: Phê phán sự vô trách nhiệm, quan liêu, thờ ơ của những người lãnh đạo, những người nắm quyền hành trong tay trước cuộc sống, số phận của người dân.
  • D: Phê phán những kẻ coi thường cuộc sống của con người.

 

Câu 5:

Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích ở cuối đoạn trích, toát lên ý nghĩa gì?

  • A: Người và thần tiên luôn luôn bất đồng quan điểm sống
  • B: Cuộc nói chuyện giữa người thường và thần tiên.
  • C: Cuộc tranh luận về sự sống và cái chết.
  • D: Khát vọng sống đẹp, khát vọng tự giải phóng cho tâm hồn thanh cao của Hồn Trương Ba. Đó là khát vọng tự hoàn thiện nhân cách.

Câu 6:

Lời nói Trương Ba ( qua sự tưởng tượng) khi quyết định từ bỏ tất cả có ý nghĩa như thế nào ?

A: Cuộc sống là quan trọng nhưng không thể là tất cả

  • B: Có lẽ đã đến lúc cần ra đi
  • C: Sống hay là tồn tại?
  • D: Có những sự ra đi không phải là vô nghĩa.

 

 

 

 

 

ĐỀ TỰ LUẬN – HỒN TRƯƠNG BA – DA HÀNG THỊT

( LƯU QUANG VŨ)

 

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN

_______________________________

ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC 2018 – 2019

_____________________________________________

       
  1. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

     Đồng bằng sông Cửu Long

 Đồng bằng sông Cửu Long

Chàng lực điền phơi phới ngực trần

Đội thúng thóc đầy vượt bao cơn lũ

Như những bờ vàm nắng gió trẻ trung…

 

Đồng bằng sông Cửu Long

Thôn nữ dậy thì căng lần áo bà ba

Vít cong ngọn sào giữa dòng hương hoa trái

Như những miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi…

 

Tôi hồi hộp trước đồng bằng nhân hậu

Bàn chân quen vẫn lắm bước vụng về

Chẳng dốc đèo sao nhiều phen trượt ngã

Giữa khói đốt đồng mướt ánh trăng khuya ?

 

Tôi yếu ớt trước đồng bằng vạm vỡ

Biết bao giờ hiểu hết giọt phù sa ?

Như kẻ mang ơn nằm bên hạt lúa

Đi muôn nơi nay mới thấu quê nhà.

 

Đồng bằng sông Cửu Long

Nơi núi bị san và biển bị vùi

Nơi khái niệm chiều cao và chiều sâu thường xa lạ

Nơi các giá trị hồn nhiên đong bằng giạ

Nơi tình người thảo hiền như hoa lá

Về là sống với hương bùn rơm rạ

Lịm giữa mùa màng và tiếng lúa ngân reo…

( Thai Sắc, Thơ, NXB Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2003)

 
Câu 1 ( NB) :  Vẻ đẹp trù phú, xanh tươi của Đồng bằng sông Cửu Long được tác giả gợi tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào ?  ( 0,5 điểm)

Trả lời : Vẻ đẹp trù phú, xanh tươi của Đồng bằng sông Cửu Long được tác giả gợi tả qua những từ ngữ, hình ảnh :

+ Thúng thóc đầy

+ Bờ vàm nắng gió

+ Dòng hương hoa trái

+ Miệt cù lao phì nhiêu

+ Phù sa, hoa lá, lúa ngân reo

 

Câu 2 ( TH): Hình ảnh Khói đốt đồng  trong câu thơ Giữa khói đốt đồng mướt ánh trăng khuya ? có phải là hình ảnh tả thực không ? Vì sao có sự xuất hiện hình ảnh đó ? ( 0,5 điểm)

Trả lời : Hình ảnh Khói đốt đồng  trong câu thơ Giữa khói đốt đồng mướt ánh trăng khuya ?  là hình ảnh tả thực.

– Vì hình ảnh đó gợi tả về cảnh người nông dân thu dọn, làm vệ sinh đồng ruộng , đốt các đống rơm rạ của mùa trước để tiếp tục gieo cấy mùa màng với ước mong có được vụ mùa bội thu….

 

Câu 3 ( VD) : Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ đầu ( 1,0 điểm)

Trả lời :  Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ đầu :

–         Biện pháp nhân hóa : Đồng bằng sông Cửu Long ->  Chàng lực điền, thôn nữ dậy thì.

      – Nhà thơ đã nhân hóa Đồng bằng sông Cửu Long thành những chàng trai, cô gái đảm đang, tháo vát, hăng say lao động làm nên những thành quả tốt đẹp cho cuộc sống. Qua đó, nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng những công lao của con người đi khẩn hoang, mở cõi.

– Biện pháp so sánh : Như những bờ vàm, như những miệt cù lao. 

– Những hình ảnh so sánh khẳng định sức sống, vẻ đẹp  giản dị, mộc mạc của quê hương Đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả cảnh vật của quê hương được nhìn bằng con mắt yêu quý, ngợi ca của tác giả. Hình ảnh thơ trở nên hấp dẫn hơn, gợi hình, gợi cảm hơn.

 

Câu 4 ( VDC): Bài thơ gợi cho anh/ chị tình cảm gì đối với quê hương Đồng bằng sông Cửu Long ?

( Trả lời khoảng 5- 7 dòng ) ( 1,0 điểm)

Trả lời: Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc về quê hương Đồng bằng sông Cửu Long (chẳng hạn: lòng yêu quý, gắn bó thiết tha với quê hương, phát hiện ra vẻ đẹp qua những cảnh vật bình dị, thân quen, nơi vựa lúa, cung cấp lương thực, thực phẩm dồi dào nhất cho cả nước….

 

II.PHẦN LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1 : ( 2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Hướng dẫn chấm

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn. (0.25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. (0.25 điểm)

c. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1.0 điểm)

* Giải thích

Xâm nhập mặn là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Xâm nhập mặn xảy ra khi sự bốc hơi trong sáu đến chín tháng trong một năm lớn hơn lượng mưa. Thêm vào sự phát triển tự nhiên của đất, xâm nhập mặn được tăng tốc đáng kể thông qua hành động của con người như quá trình thủy lợi.

* Thực trạng

– Sự biến đổi khí hậu  toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, sự nóng lên của trái đất, các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, hạn hán, giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn.

– Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế  kỉ qua, mực nước tại mạng lưới kênh rạch ở mức thấp, ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng,… đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ.

+ Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, có hơn nửa triệu người thiếu nước…

* Nguyên nhân

+ Do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao…

+ Tác động lớn nhất là do con người: dân số tăng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều … Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng… Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu…

* Hậu quả

– Kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề.

– Khan hiếm việc làm, thất nghiệp gia tăng.

– Hệ sinh thái chịu những tác động tiêu cực.

* Giải pháp

+ Nâng cao ý thức, tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.

+ Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển.

+ Kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế.

d. Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc … (0.25 điểm)

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25 điểm).

 

Câu 2 : (5,0 điểm)

Phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.         — HẾT—

 

Hướng dẫn chấm:

  1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm).
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:
Ý Nội dung Điểm
1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề  0,25
2 Giải thích nhận định  – Bi kịch là gì? Là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể hóa giải, khi mong muốn khát vọng và thực tiễn hoàn toàn trái ngược… Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật Trương Ba là người mang tấn bi kịch đó.  0,25

 

3 Phân tích, chứng minh     3,25
  * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

– Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

– “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là tác phẩm kịch xuất sắc thể hiện một triết lý sâu sắc về lẽ sống làm người: Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống đúng là mình….

 

0,25

Phân tích tấn bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba :

* Trương Ba có số phận bi kịch đáng thương:

Chịu cái chết oan uổng do sự tắc trách của quan trời: Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, khỏe mạnh, chăm chỉ, yêu thương vợ con, sống có tâm hồn trong sạch. Nhưng do Nam Tào vội đi dự tiệc nên đã bắt chết nhầm.

* Không được là chính mình: Sự sửa sai của Nam Tào, Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn: phải trú nhờ linh hồn minh trong thân xác của người khác,bi kịch hồn này, xác nọ. Con gười vốn là một tổng thể thống nhất, vậy màTrương Ba lại không được sống là mình trọn vẹn.

* Bi kịch bị tha hóa về nhân cách:

– Trước kia: Trương Ba là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo (qua lời của cái Gái, chị con dâu), luôn quan tâm tới vợ con, chăm sóc yêu chiều các cháu, hòa thuận, tốt bụng với xóm làng. Bởi vậy, trong mắt người thân, ông là người mẫu mực được yêu quý, kính trọng.

– Bây giờ: Từ khi sống trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ, phàm phu. Xác thịt âm u, đui mù nhưng vẫn có tiếng nói riêng, sức mạnh riêng. Lin hồn nhân hậu, trong sạch, ngay thẳng của Trương Ba vì phải sống mượn, gá lắp, tạm bợ, lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác trái lại còn bị cái xác ấy nó điều khiển. Đáng sợ hơn, hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể.

– Trương Ba cảm nhận được sự thay đổi của chính mình dù không muốn thừa nhận: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”. Ông cố bấu víu vào các trò chơi tâm hồn đổ lỗi cho xác: “ Đấy là mày đấy chứ, chân tay mày, hơi thở mày.” Nhưng rồi Trương Ba cũng không thể phủ nhận được một sự thật đau đớn là ông đang dần đánh mất mình: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta.”

* Bi kịch bị người thân xa lánh, hắt hủi

– Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Cái Gái không thừa nhận ông, xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, sấu sắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị cũng không đừng nói lên sự thật đau đớn : “Thầy bảo con cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy…mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”

– Tâm trạng của Trương Ba vô cùng đau khổ và tuyệt vọng vì bị gia đình- nơi cuối cùng có thể tìm thấy sự yêu thương và cảm thông- từ chối.

* Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:

– Bên trong: Thẳm sâu trong tâm hồn Trương Ba luôn có những nhu cầu tinh thần thanh cao, muốn giữ gìn danh dự, muốn sống có đạo đức và trách nhiệm, sống thanh thản trong những nguồn vui giản dị. Trong xác anh hàng thịt, Trương Ba vẫn ngày ngày chăm sóc cây, yêu thương con cháu, luôn muốn là bản thân mình trọn vẹn.

– Bên ngoài: Tuy nhiên, do bị trói buộc bởi một xác hàng thịt, nên hồn Trương Ba giờ đây là gắn với nhu cầu của thể xác phàm tục như thèm ăn thịt, muốn thỏa mãn những dục vọng tầm thường, Trương Ba trở thành một người vụng về, thô lỗ bị mọi người xa lánh.

– Mối quan hệ: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống, cùng tồn tại. Thể xác có tính chất độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác dộng vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn bay đi thì thể xác cũng trở về với cát bụi. Nhờ có linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng. Bởi vậy, sự khác biệt giữa linh hồn và thể xác sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong những cuộc đối thoại Trương Ba không chỉ phải đấu tránh với thể xác hàng thịt âm u, đui mù mà còn phải đấu tranh với quan Trời: Đế Thích. Cuối cùng, Trương Ba đã phải tìm đến cái chết, mắc dù lòng khát khao được sống rất mãnh liệt. Những dằn vặt đau đớn của Trương Ba và cuối cùng quyết định chọn lấy cái chết để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của Hồn Trương Ba.

2,25
Quan niệm nghệ thuật của nhà văn (0,5 điểm)

Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát thế nào cũng luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ nhân cách cao đẹp: Trương Ba quyết định chết và trả lại xác cho anh Hàng Thịt để mình luôn được sống là chính mình trong sạch có ý nghĩa, sống trong lòng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt đẹp….

 

* Đánh giá chung vấn đề nghị luận (0.25 điểm).

d. Sáng tạo: (0.25 điểm).

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

0,25

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *