Đề văn lớp 11 Đời vẫn vui Nguyễn Khải

Đề thi khối 11

 

   
   

**********

 

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC: 2023 – 2024

BÀI THI: NGỮ VĂN, LỚP: 11

 

 
    Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề  
  1. Ma trận đề.
TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1

 

 

Đọc hiểu

 

 

Truyện ngắn 0 2 0 2 0 1 0 0 40
Thơ
2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện ngắn 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 60
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
Tỉ lệ % 20 5 25 10 10 20 0 10 100
25% 35% 30% 10%
Tỉ lệ chung 60% 40%
  1. Bảng đặc tả.
TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức / Kĩ năng Mức độ đánh giá Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng %
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  Đọc hiểu 1. Truyện ngắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được nhân vật chính,  các chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, trong truyện hiện đại.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn.

– Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật; tác dụng của sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn trích.

Vận dụng:

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản.

– Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

2 câu 2 câu 1 câu   40
2. Thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ.

– Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

– Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có).

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.

– Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ.

– Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ.

– So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

– Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện ngắn hiện đại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện hiện đại.

– Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn

– Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật.

– Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn.

– Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật.

– Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm.

– Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản.

Vận dụng cao:

– Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

– So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm.

1* 1* 1* 1 câu TL 60
2. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ

 

Nhận biết:

– Nhận biết được cấu tứ, hình thức bài thơ, yếu tố tượng trưng, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật trong thơ.

– Nhận biết được những hình ảnh tiêu biểu, trung tâm của bài thơ.

Thông hiểu:

– Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ.

– Phân tích, lí giải được cấu tứ,  mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

– Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.

– Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng của hình ảnh, biểu tượng đặc biệt là các yếu tố tượng trưng, siêu thực (nếu có) trong bài thơ.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh trong bài thơ.

Vận dụng:

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản thơ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ.

– Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.

 

 

Tỉ lệ %   30% 40% 20% 10% 100%
Tỉ lệ chung   70% 30%

III. Đề

   
  SỞ GD&ĐT

TRƯỜNG THPT

**********

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC: 2023 – 2024

BÀI THI: NGỮ VĂN, LỚP: 11

 

 
    Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề  

Họ, tên thí sinh: ………………………………………. Lớp: ………………………… Số báo danh: …………………………

 

ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Suất cơm phần bà

Một tối cuối năm, vào những năm ấy trời rất rét, đi họp về qua phố Hàng Giấy, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng trên cái chậu than nhỏ, thơm quá, ấm quá, tôi liền dựng xe ngồi sụp xuống mua một bắp. Bắp ngô non, nướng vừa than, vỏ bọc ngoài thì giòn, ruột trong mềm như xôi nếp, nóng muốn rụng hai hàm răng, ăn thế mới ngon, lại phải ăn vào trời rét, ăn lúc khuya khi bụng đã hơi đói.

Tôi đã ăn gần hết một bắp dài, chợt có hai thằng nhỏ xấp xỉ lên tám với lên mười. Thằng lớn xách liễn* cơm lồng trong cái quang nhỏ, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới. Thằng lớn hỏi:

– Bà ơi, bà đói lắm không? Bà cụ cười:

– Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa? Thằng nhỏ đáp:

– Chúng cháu ăn rồi. Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:

– Các cháu có được ăn thịt không? Đứa nhỏ đáp:

– Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi. Bà cụ cười:

– Cha cái con mẹ đẻ mày, giấu đầu hở đuôi. chúng mày ăn chán mà phần bà có mấy miếng.

– Mỗi đứa được hai miếng, được ăn như bà. Bà cụ quát yêu:

– Nói dối hư thân, mấy mẹ con mày ăn rau để bà ăn thịt, bà là cái giống gì mà nuốt nổi.

Thằng nhỏ nói:

– Mẹ cháu bảo bà không ăn thịt thì sẽ bị ốm.

Bà cụ xới cơm ra bát, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau muống xào, ăn một lưng bát, ăn thêm một lưng nữa thì thôi. Tôi đã ăn cái bắp thứ hai, không phải vì muốn ăn mà muốn ngồi nghe thêm mấy bà cháu trò chuyện với nhau. Bà cụ xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to, cầm đôi đũa đưa cho đứa nhỏ:

– Bà ăn ngô no rồi, con ăn với bà một bát cho bà vui.

Đứa em lấm lét nhìn anh, rồi lại nhìn bát cơm đã đưa lên tận tay. Đứa anh lườm em nhưng vẫn nói:

– Xin bà đi. Lần sau thì ở nhà nhé!

Bà cụ đưa cái liễn vẫn còn ít cơm cho đứa anh, bảo:

– Con lấy thìa vét nốt mà ăn, đừng bỏ phí.

Đứa lớn hai tay bưng lấy cái liễn, nhìn bà rồi khóc. Bà cụ nói:

– Khóc cái gì, bà đã chết đâu mà khóc!

Đứa lớn vừa khóc vừa nói mếu máo:

– Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

Bà cụ vẫn cười, cười như khóc:

– Cha bố thằng nỡm, bà bán hàng quà thì bà lại đi ăn quà chứ bà chịu đói à?

Tôi lấy thêm hai cái bắp đã nướng sẵn, trả tiền rồi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc, nước mắt ướt nhoè hai gò má.

(Trích Đời vẫn vui Nguyễn Khải – Những tác phẩm tiêu biểu, NXB Giáo dục)

 

Chú thích:

1.*Liễn: Đồ đựng thức ăn bằng sành hoặc sứ, miệng tròn, rộng, có nắp đậy.

  1. Nhà văn Nguyễn Khải (1930-1988) tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội. Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký sự. Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú, thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của ông đối với các vấn đề xã hội. Là nhà văn có sức viết dồi dào, có một phong cách riêng, độc đáo, sáng tác của ông thể hiện một cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, khả năng phân tích tâm lý già dặn, càng về sau, tác phẩm càng đậm màu sắc triết luận. Từ những vấn đề có tính thời sự, Nguyễn Khải biết soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau và từ đó có nhiều phát hiện về thời sự nhân tâm, về lẽ sống, lý tưởng, cách thức ứng xử của con người. Nguyễn Khải là một cây bút có thực tài và có một vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
  2. Câu chuyện Suất cơm phần bà là một trích đoạn trong truyện ‘Đời vẫn vui”của nhà văn Nguyễn Khải- được ông viết sau khi đất nước hòa bình. Nhan đề do nhà xuất bản đặt sau khi đưa đoạn trích trên vào giảng dạy trong nhà trường. Câu chuyện rất thực, hết sức đời thường, tình tiết hầu như không có gì nhưng khiến người đọc có thể xúc động chảy nước mắt.

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản.

Câu 2. Những câu nói nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?

Câu 3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm hai đứa cháu mang đến?

Câu 4. Nêu tác dụng của sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn đối thoại giữa ba bà cháu.

Câu 5. Qua truyện ngắn trên, anh/chị hãy nhận xét về triết lí nhân sinh mà tác giả gửi gắm trong văn bản.

 

HDC ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC: 2023 – 2024

BÀI THI: NGỮ VĂN, LỚP: 11

 

  Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5,0
  1 Ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản: Ngôi thứ nhất

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án: 0.75 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.75
2 Những câu nói trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà:

– Bà ơi, cháu thương bà lắm!

– Mẹ cháu bảo bà không ăn thịt thì sẽ bị ốm.

– Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án: 0.75 điểm

– HS trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0.25 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.75
3 Bà cụ không ăn hết suất cơm hai đứa cháu mang đến: Vì bà thương hai cháu, muốn nhường phần cơm và thịt của mình cho hai cháu.

Hướng dẫn chấm:

–   Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm

–   Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1.0
4 Tác dụng của sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn đối thoại giữa ba bà cháu:

-Sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn đối thoại giữa giữa ba bà cháu: (0.75 điểm)

+ Lời người kể chuyện: (Học sinh chỉ ra 01 lời người kể chuyện)

+ Lời hai người cháu: (Học sinh chỉ ra 02 lời hai người cháu)

+ Lời nhân vật người bà: (Học sinh chỉ ra 01 lời người bà)

– Tác dụng: (0.75 điểm)

+ Góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.

+ Tạo giọng kể linh hoạt, đa dạng, phù hợp với nội dung của văn bản.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1.5 điểm

– HS trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0.5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.5
5 Qua truyện ngắn trên, anh/chị hãy nhận xét về triết lí nhân sinh mà tác giả gửi gắm trong văn bản.

– Triết lí nhân sinh mà tác giả gửi gắm trong văn bản: (0.75 điểm) Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận riêng của mình, triết lí nhân sinh phải phù hợp với nội dung của văn bản, mang tính khái quát, thể hiện dưới hình thức 01 câu văn hoặc nhiều câu văn.

– Nhận xét: Đúng/hay/ý nghĩa (0.25 điểm)

Hướng dẫn chấm:

–   Học sinh làm như đáp án (chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau); 1.5 điểm

–  Học sinh không làm bài/ làm lạc đề: 0.0 điểm.

Đề HSKT: Qua truyện ngắn trên, anh/chị hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất. Vì sao?

– HS rút ra thông điệp phù hợp (0.5 điểm)

– Lí giải (0.5 điểm)

1.0
 

II

  VIẾT 5,0
  a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ) phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích Suất cơm phần bà (được dẫn ở phần Đọc hiểu) của nhà văn Nguyễn Khải. 0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau.  Sau đây là một hướng gợi ý:

Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề nghị luận.

Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

Phân tích nội dung câu chuyện:

*. Nhân vật tôi – người kể chuyện- trong một buổi tối mùa đông đi làm về muộn, dừng chân, ăn ngô ven đường, chứng kiến và kể lại câu chuyên về ba bà cháu.

*. Nhân vật người bà:

– Hoàn cảnh: Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả, tuổi già nhưng bà không được nghỉ ngơi, cùng con cháu mưu sinh bằng công việc bán ngô nướng, trong thời tiết giá lạnh của buổi tối mùa đông.

– Tình yêu thương cháu của bà thể hiện qua lời nói, hành động chia sẻ cùng hai cháu bữa cơm tối của mình…

*. Hai đứa cháu

–  Hoàn cảnh: Gia đình nghèo khó, không có thức ăn ngon, mỗi tối, hai anh em đều mang cơm cho bà đang bán hàng ngoài phố.

–  – Tình thương bà của hai cháu thể hiện qua lời nói quan tâm, hỏi han bà, lo lắng cho sức khỏe của bà, qua hành động …

-> Qua câu chuyện nói về tình cảm của ba bà cháu nhà nghèo nhường nhịn nhau từng bát cơm, quan tâm đến nhau qua từng chi tiết nhỏ, tác giả ca ngợi tình bà cháu. (Ca ngợi người bà giàu đức hi sinh, một đời tần tảo thương cháu thương con, ca ngợi những đứa trẻ tuy còn nhỏ tuổi đã biết yêu thương, chăm sóc bà.). Từ đó, nhà văn ca ngợi tình cảm gia đình giản dị mà cũng không kém phần thiêng liêng, sâu sắc.

Nghệ thuật:

–  – Điểm nhìn trần thuật là nhân vật tôi, ngôi kể thứ nhất, các nhân vật được xây dựng bởi các chi tiết tô đậm tình cảm bà cháu dành cho nhau.

–  – Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, giản dị

–  – Giọng kể chân thành, tuy không bộc lộ nhiều cảm xúc nhưng tự các chi tiết đã khiến người đọc xúc động.

– Tác dụng của sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn đối thoại giữa ba bà cháu

–  Đánh giá chung:

+  Khái quát nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích

+ Qua nhân vật người bà và hai đứa cháu, tác giả ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, tình bà cháu.

+ Liên hệ bản thân:

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục: 3.0 điểm.

– Lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ và dẫn chứng hợp lý: 2.5- 2.75 điểm

– Luận điểm chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, dẫn chứng chưa phù hợp:2.0 điểm.

 – Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm 1.0 điểm

– Không làm bài/làm lạc đề: 0.0 điểm 

*. Với HSKT:

Hướng dẫn chấm: đáp ứng 1/2 yêu cầu so với các bạn

3.0
  d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.5
Tổng điểm 10.0

 

…………………………………….Hết.…………………………………

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *