Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11: Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm

Đề thi khối 11

  SỞ GD &ĐT THANH HÓA          ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC                            MÔN: NGỮ VĂN

                                                                             Năm học 2018-2019

                                                                          Thời gian làm bài: 180 phút                                                                                                                                                                    

(Đề bài gồm có 02 trang)

 PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN VỀ BỐN CÂY NẾN

Trong một căn phòng, không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến.

Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Hòa Bình. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông chênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”. Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn. 

 Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: ”Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ, tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc. 

 ”Ta là Tình Yêu – ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng nữa. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: ”Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ”. 

Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng, đáp lời cô gái: ”Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”. Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.

                           ( Theo www.phapluatplus.vn)

 

Câu 1:  Vì sao ba ngọn nến Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu  tự vụt tắt? (1,0 đ)

Câu 2:  Văn bản chủ yếu sử dụng pháp tu từ nào ?Hiệu quả biểu đạt của phép tu từ này là gì? (1,5 đ)

Câu 3:  Vì sao cây nến thứ tư được đặt tên là Hy Vọng? (1,5 đ)

Câu 4:   Thông điệp sâu sắc của em từ câu chuyện trên?  Lí giải? (2,0 đ)

  1. PHẦN LÀM VĂN: (14.0 điểm)

Câu 1:  (4.0 điểm) 

 “Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp lũy xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh”.

( Lá xanh– Nguyễn Sĩ Đại)

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm của tác giả trong bài thơ trên.

Câu 2: (10.0 điểm)

Nhận định về thơ, có ý kiến cho rằng: “Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm ” (Vôn – te)

Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến trên?  Bằng việc cảm nhận bài thơ Tự tình II ( Hồ Xuân Hương) và  liên hệ bài Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du) hãy làm sáng tỏ. Từ đó bàn luận về đặc trưng cơ bản của thơ ca.

 

-HẾT-Giám thị không giải thích gì thêm-

SỞ GD &ĐT THANH HÓA           ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                                             Năm học 2018-2019

                                                                          Thời gian làm bài: 180 phút                                                                                                                                                                   

(Đáp án gồm có 4 trang)

 

Câu Nội dung Điểm
Đọc hiểu

 

1.

 

Ba ngọn nến Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu  tự vụt tắt vì cả ba sống không có niềm tin, không có hy vọng, tình yêu, luôn sống trong sự bi quan, chán nản. Cả ba vụt tắt là điểm tất yếu 1,0
2. Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Hiệu quả: Câu chuyện về  bốn cây nến cũng là câu chuyện về con người và thế giới xung quanh, về cách con người lựa chọn cuộc sống, đó là một cuộc sống  luôn cần có hoà bình, tình yêu, niềm tin và hy vọng. Phép tu từ nhân hóa khiến câu chuyện về cuộc sống của con người thêm  sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ cảm nhận hơn.

0, 5

1,0

3.

 

Cây nến được đặt tên là Hy Vọng vì nó luôn luôn tin tưởng vào cuộc sống và luôn mong chờ điều tốt đẹp sẽ đến, vẫn lặng lẽ cháy “dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”

 

1,5
4. Thông điệp: HS lựa chọn một thông điệp sâu sắc nhất  và lý giải sự lựa chọn sao cho phù hợp, thuyết phục

 

2,0
NLXH I.Yêu cầu về kĩ năng:

Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội với dung lượng khoảng 400 chữ, diễn đạt rõ ràng trong sáng, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

II.Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích:

Người vá trời lấp bể, kẻ đắp lũy xây thành: Chỉ ước muốn to lớn, phi thường của con người.

Chỉ là chiếc lá: Sự tự ý thức về sự nhỏ bé, khiêm nhường đúng mực về mình của ta

Xanh: chỉ cách sống có ích, có nghĩa

=> Hai hình ảnh đối lập giữa ngườita trong bài thơ nêu lên quan điểm sống của chính tác giả: Mỗi người đều có ước mơ riêng cho mình, có người ước mơ lớn lao kì vĩ, còn có người chỉ bình dị, bé nhỏ. Và dù chỉ là cá thể nhỏ bé, không có những ước mơ to lớn thì cũng cần ý thức được ý nghĩa của sự sống của mình trong cuộc đời là: lẽ sống cống hiến

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

Trong cuộc sống ai cũng có mơ ước riêng cho mình . Có ước mơ lớn lao, khát vọng kì vĩ. Nhưng có người chỉ mơ ước bình dị thiết thực, không ồn ào, huyễn hoặc, ảo tưởng về mình về mình. Đó là do cá nhân đã tự ý thức về cá nhân một cách đúng đắn, tích cực về bổn phận trách nhiệm của cá nhân mình

– Ý thức về cá nhân một cách đúng đắn, tích cực về bổn phận trách nhiệm của cá nhân mình khiến con người sống đúng thực tế, không ảo tưởng về bản thân, không mơ ước xa vời, phù phiếm. Đây là biểu hiện của sự từ tốn ngay từ ước mơ: không qua lớn lao ngoài năng lực của bản thân, dù nhỏ bé nhưng không vô nghĩa

– Nhưng dù là thế nào, là người làm nen những điều lớn lao hay chỉ là những cá nhân bình thường khuất lấp cũng cần ý thức được sống là cống hiến dù nổi bật hay lặng thầm, sống có nghĩa bằng chính những hành động có ích cho đời như chiếc lá phải xanh, con chim phải hót để tô đẹp cho đời.  Ý thức đó giúp con người sống đúng nghĩa, sống đẹp với bản thân và cộng đồng.

– Tuy nhiên có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình, tự cao cho mình làm nên những điều to lớn nhưng lại  chỉ là sự trống trống rỗng, vô duyên.Lại có những cá nhân tự ti tự cho mình là chiếc lá nhỏ bé mà chẳng cần phấn đấu, đã nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn. Những biểu hiện này đáng bị phê phán

3. Bài học nhận thức và hành động:

– Dù là ai trong cuộc đời cũng cần phải biết tự ý thức về bản thân. Chẳng có ai tầm thường vô nghĩa chỉ có người tự mình cho mình là vô nghĩa mà thôi

– Hãy là việc, hãy sống có ích bằng chính những việc làm nhỏ bé của mình,  biết nuôi dưỡng và phấn đáu thực hiện ước  mơ của mình

 

 

0,2 5

 

 

 

0,75

 

 

 

 

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

NLVH

 

I. I.Yêu cầu về kĩ năng:

Bài viết đảm bảo một bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách mạch lạc, logic chặt chẽ. Hành văn trong sáng, trình bày rõ ràng, sạch đẹp,  không mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

II. Yêu cầu về kiến thức:

1. Giải thích, cắt nghĩa ý kiến:

Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn: Thơ ca là nơi kết tinh những giai điệu cảm xúc của tâm hồn nhà thơ.

Những tâm hồn cao cả, đa cảm:  tâm hồn giàu cảm xúc, giàu lòng trắc ẩn, rung động

=>  Nhận định đã khẳng định vai trò then chốt của cảm xúc và nhất là một tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng sâu nặng với đời sống. Đây là âm điệu làm nên sức hấp dẫn của thơ.

2. Chứng minh:

a. Tác phẩm Tự tình II

– Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ

– Âm nhạc của tâm hồn hồn cao cả, đa cảm:

+ Cảm nhận nỗi cô đơn trống trải, tủi hổ, bẽ  bàng của một cái tôi trước thời gian gợi cảm, không gian vắng lặng

+ Xót xa cho duyên phận muộn màng như vầng trăng bóng xế  khuyết chưa tròn.

+ Nỗi bất bình phản kháng nhưng cuối cùng đọng lại là nỗi lòng tuyệt vọng đớn đau cho tình duyên dang dở, bị san sẻ.

– Đánh giá: Ngôn ngữ thơ  giàu hình ảnh, hàm xúc, cô đọng…biểu đạt chân thực truyền cảm tâm hồn cao cả đa cảm của nữ sĩ.

b. Liên hệ tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí

– Vài nét về tác giả Nguyễn Du và bài thơ

– Âm nhạc của tâm hồn hồn cao cả, đa cảm:

+ Niềm xót xa thương cảm cho cuộc đời,  số phận của nàng Tiểu Thanh, kẻ hồng nhan bạc phận

+ Thương cho chính bản thân mình, cho những người có tài hoa mệnh bạc.Đó cũng  là nỗi niềm bất lực của tác giả trước những bất công ngang trái của cuộc đời.

+ Khao khát tấm lòng dồng cảm sẻ chia, tri kỉ tri âm.

– Đánh giá: Thơ chữ Hán hàm xúc, cô đọng…biểu đạt chân thực truyền cảm tâm hồn cao cả đa cảm nỗi lòng của người nghệ sĩ.

3. Bàn luận:

– Cả hai bài thơ dù là tiếng nói trữ tình của riêng cá nhân hay nỗi niềm đồng cảm với nỗi đau khổ của con người thì đều cho người đọc thấy được  tâm hồn đẹp, tinh tế và tài hoa có tầm tư tưởng sâu sắc trước cuộc đời của hai tác giả. Đó là giá trị nhân văn, là đặc trưng cơ bản về nội dung tình cảm của thơ ca.

-Thơ ra đời từ những xúc cảm thẩm mĩ  phong phú, mãnh liệt của người làm thơ  trước cái đẹp muôn màu, trước muôn vàn trạng thái, cảnh ngộ gợi trăn trở, suy tư từ cuộc sống.Thơ luôn gắn với chiều sâu nội tâm Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc, rung động, những suy tư, trăn trở… đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ.

– Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc.

-Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác.Tâm hồn nhà thơ chân chính luôn nhạy cảm của trước mọi vẻ đẹp của đời sống sẽ dẫn lối người đọc đến xứ sở của những đắm say và thái độ nâng niu cái đẹp. Người nghệ sĩ ấy cũng luôn trĩu nặng suy tư trước nỗi đau và khát vọng của con người, trước vận mệnh dân tộc sẽ mang đến cho thơ không chỉ xúc cảm tha thiết mà còn cả một chiều sâu tư tưởng thấm thía thanh lọc con người.

– Song, để sức lay động của câu thơ được thực sự chắp cánh bay cao cũng rất cần đến tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ

– Ngôn ngữ thơ đã giúp những cung bậc cảm xúc ấy ngân lên trên trang thơ thành những giai điệu phong phú, cuốn hút và chinh phục lòng người mang theo sức sông tâm hồn của mỗi nhà thơ.

4. Đánh giá chung:

– Ý kiến xác đáng, có ý nghĩa lí luận mở ra những bài học trong sáng tác và tiếp nhận:

+ Với người sáng tác cần chú ý tới tính thẩm mĩ, vẻ đẹp phong phú, độc đáo của thơ. Muốn vậy nhà văn cần có một tâm hồn đẹp, tinh tế và tài hoa và có tầm tư tưởng sâu sắc trước cuộc đời

+ Với người tiếp nhận: Đây là một tiêu chí quan trọng gợi ý cho chúng ta cảm nhận và đánh giá thơ ca…

 

0.5

 

 

1,0

 

 

 

 

4,0

 

 

 

 

 

1,5đ

 

 

 

 

 

 

2,0đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

Lưu ý: Tôn trọng những bài viết sáng tạo mà vẫn đảm bảo yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm.

 

 

 

1 thought on “Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11: Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *