Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11

Đề thi khối 11

  SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA                   ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSG tháng 11

TRƯỜNG THPT Hàm Rồng                               Năm học: 2018-2019

                                                                                           Môn: Ngữ văn 11

                                                                                  (Thời gian làm bài: 180 phút)

PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“…

                             Hãy thù ghét

                             mọi ao tù

                             nơi thân ta rữa mục

                             mọi thói quen

                             nếp nghĩ – mù lòa!

                             Hãy sống như

                             những con tàu

                             phải lòng

                             muôn hải lý

                             mỗi ngày

                             bỏ

                             sau lưng

                             nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…”

(Trích Việt Bắc– Trần Dần)

Câu 1. Hãy xác định thể thơ.

Câu 2. Tìm bố cục của đoạn thơ.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích.

Câu 4. Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người?

PHẦN LÀM VĂN: (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm):

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 400) chữ trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống được nói đến trong đoạn thơ:

“Hãy sống như

                             những con tàu

                             phải lòng

                             muôn hải lý

                             mỗi ngày

                             bỏ

                             sau lưng

                             nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…”

Câu 2 (10.0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù” _ Nguyễn Tuân. Từ đó liên hệ với cuộc đời  nàng Tiểu Thanh trong “ Độc Tiểu Thanh ký”_  Nguyễn Du để thấy được số phận  người nghệ sĩ và cái đẹp trong xã hội xưa .

 

 

                                     ————– HẾT ————–

 

Họ và tên thí sinh:……………………………………………Số báo danh: ………………………..

ĐÁP ÁN CHẤM THI KSCL HSG tháng 11

NĂM HỌC 2018-2019 – MÔN NGỮ VĂN

Đọc hiểu (6 điểm)

  1. Thể thơ tự do 1.0
  2. Đoạn thơ gồm hai phần: (1.0)

– Phần 1: Từ Hãy thù ghét…mù lòa (0.5)

– Phần 2: Từ Hãy sống như…buồn…(0.5)

  1. Các biện pháp tu từ: (2.0)

+ Ẩn dụ: Ao tù (cuộc sống quẩn quanh tù hãm), thói quen nếp nghĩ mù lòa (cách nghĩ, cách làm thiếu tỉnh táo, thiếu sáng suốt), nghìn hải cảng mưa buồn (nơi trú ngụ của nỗi buồn, sự trì trệ) (0.25)

+ Nhân hóa: những con tàu phải lòng muôn hải lý (0.25)

+ Điệp từ : Hãy (0.25)

+ So sánh : Hãy sống như những con tàu (0.25)

* Tác dụng:

+ Gợi ra hai thế giới đối lập: một thế giới tù hãm, trì trệ nơi sẽ giết chết con người bằng nỗi buồn và sự vô nghĩa, một thế giới của khát vọng sôi nổi, của ý chí và quyết tâm lên đường đến với những chân trời rộng mở.

+ Tăng sức gợi cảm, gợi hình cho câu thơ, gợi sự liên tưởng tưởng tượng qua những hình ảnh giàu tính biểu tượng, hướng đến cách sống tích cực của con người.

  1. Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên đối với con người (2.0)

+ Phải biết thù ghét, lên án cuộc sống tăm tối trì trệ, giam hãm, ngột ngạt (1.0)

+ Phải biết hướng tới một lẽ sống tích cực: sống có khát vọng đến với những chân trời mới, biết vượt qua mọi nỗi đau buồn để sống lạc quan, có nghĩa (1.0)

Làm văn

Câu 1: (4 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng: bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 chữ) với bố cục 3 phần. Có hệ thống ý rõ ràng, mạch lạc, logic.
  2. Yêu cầu về kiến thức:

+ Giải thích:

– Những con tàu phải lòng muôn hải lý: Khát vọng lên đường đến với những chân trời rộng mở

– Đoạn thơ thể hiện lẽ sống đẹp

+ Bàn luận:

– Lẽ sống trên sẽ giúp cho mỗi người:

– Có ý chí, nghị lực, bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thành công

– Biết phát huy tận độ những khả năng của mình để vươn lên

– Cống hiến cho xã hội

– Cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn

– Thể hiện thái độ của bản thân: trân trọng, ngợi ca lẽ sống đó

+ Bài học:

– Nhận thức được đây là lẽ sống cần thiết

– Bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao tri thức hiểu biết để thực hiện lẽ sống trên.

Câu 2: (10 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng: (1.0)

– Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học – giải thích một vấn đề thuộc lí luận văn học, lấy đó làm định hướng phân tích nội tâm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã được học.

– Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.

– Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.

  1. Yêu cầu về kiến thức: (9.0)

TS cần có kiến thức lí luận văn học về truyện ngắn, kết hợp hiểu biết sâu sắc về nhân vật trong một tác phẩm với những phát hiện theo hướng  yêu cầu của nhận định.

  1. Khái quát về số phận của ng nghệ sĩ trong văn học xưa và nay: (  5 đ )
  • Họ là những người có tài năng, phẩm chất cao đẹp:

+ Tài năng : Thơ văn, nhạc. hoa

+ Tâm:

  • Nhưng số phận bất hạnh…
  • Họ trỏ thành đề tài của văn chương
  1. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:  (3,5 đ )
  • Tài viết chữ đẹp…( Phân tích)
  • Khí phách……( Phân tích)
  • Thiên lương……( Phân tích)

=> HC tiêu biểu cho vẻ đẹp của lớp nhà nho cuối mùa , sống trong thời đại nhố nhăng đương thời, mâu thuẫn sâu sắc với xã hội nhưng vẫn cố giư thiên lương và sự trong sạch tâm hồn.

  • Quan nv HC, NT kđ sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài…đồng cảm với sp người nghệ sĩ…
  1. Liên hệ với số phận của TThanh: (  5  đ)
  2. Khái quát về TT: tài sắc vẹn toàn… nhưng số phận bất hạnh: làm lẽ, bị người vợ cả đầy ra núi Cô Sơn, buồn cô đơn , chết yểu…
  • TT tiêu biểu cho người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh..
  • ND bộc lộ niềm xót thương cho sp bất hạnh của nàng…

So sánh; ( 1,5 đ)

  • Điểm chung:

+  HC và TT đều là nhưng người nghệ sĩ có tài năng, tâm hồn cao đẹp..

+ Sp bất hạnh

+ Cả 2 t/ g đều ngợi ca, xót thương. trân trọng…

  • Nét riêng:

+ TThanh tiêu biểu cho ng phụ nữ tài hoa, bạc mệnh…

+ HC tiêu biểu cho lớp nhà nho cuối mùa trong xã hội thực dân nửa PK bất công …

 

————– HẾT ————–

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *