Phân tích, đánh giá nghệ thuật viết bản tin “ Chợ nổi- nét văn hóa sông nước miền tây”

Văn mẫu lớp 10

    Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng vô cùng đa dạng về địa hình và văn hóa. Xuôi về phía Nam sông nước, ta sẽ chiêm ngưỡng một miền Tây ôn hòa, chân chất, giàu tình người và những loại hình văn hóa đặc biệt. Đến với Miền Tây bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được ghé thăm một khu chợ đặc biệt – chợ nổi. Tất cả những giá trị đặt trưng ấy được thể hiện rõ qua văn bản chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây.

Chỉ khi vừa đọc nhan đề của văn bản : Chợi nổi-nét văn hóa của sông nước miền Tây người đọc đã thầm hiểu đây chính là một trong những nét văn hóa đặc sắc của miền sông nước nơi đây . Nhà biên soạn đã khéo léo đặt tên nhan đề phù hợp với nội dung và thông tin muốn truyền đến người đọc . Nói lên nội dung , chủ đề chính của văn bản.

    Văn bản Chợi nổi-nét văn hóa của sông nước miền Tây đây  là một văn bản thông tin với nội dung gồm 3 phần như đề mục mà người viết đã nêu trong nội dung của văn bản . Phần thứ nhất  , là những khu chợ sầm uất trên sông , phần này người viết đưa những thông tin về chợ nổi  những hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây. Phần thứ hai tác giả  giới thiệu đến người đọc những cách ra mời mua bán hàng hết sức độc đáo , cho người đọc thấy được văn hóa buôn bán trên chợ nổi, phần nào cho thấy hình ảnh những con người miền Tây hiền hòa chất phác, đôn hậu, dễ mến và hiếu khách. Phần cuối cùng đây chính là những nét dư âm để lại khó quên cho những du khách đã từng đặt chân đến đây và những thú vui tao nhã mà chỉ có ở văn hóa chợ nổi , khuyến khích mọi người đến chơi và thử đi chợ trên sông cùng bà con sông nước. Nhờ cách chia đề mục như thế mà tác giả đã phân rõ nội dung thành từng ý chính để giúp thông tin được cụ thể và đầy đủ truyền đạt đến người đọc.

Trước khi vào những đề mục tìm hiểu kĩ về văn hóa sông nước miền tây , ta thấy có những dòng chữ in nghiêng trong phần đầu của văn bản , những dòng chữ in nghiêng đó tác giả viết ra nhằm khái quát nội dung của văn bản , giúp người đọc dễ tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn ,  nhấn mạnh được chợ nổi là một văn hóa đặc sắc của vùng đồng bằng sông nước , trải qua bao năm tháng chợ nổi vẫn giữ được nét đặc trưng của mình . 

Ở phần thứ nhất , khi đọc câu đầu tiên : “Miền Tây có nhiều chợ nổi “người đọc liền biết ngay miền tây có rất nhiều chợ nổi . Tiếp đó tác giả đã sử dụng thủ pháp liệt kê , liệt kê những địa danh chợ nổi như : “Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng),…” , với biện pháp tu từ liệt kê này người viết đã giới thiệu đến người đọc những khu chợ nổi và  đưa thêm , vốn hiểu biết cũng như  thông tin cho người đọc , để người đọc biết đến những nơi này.Đọc đến đây người đọc có thể thấy được chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán . Người buôn bán họp chợ bằng xuồng . Người mua cũng đến chợ bằng xuồng , ghe .”Những chiếc xuồng con len lói khéo léo giữ hàng  trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quẹt xảy ra” ;đến đây người đọc sẽ thầm hiểu được , có lẽ do chợ nổi đã có từ rất lâu , những người con của sông nước miền Tây đã lớn lên và sinh sống , chợ nổi là một thứ rất thân thuộc gắn với cuộc đời họ , họ đã quá quen thuộc với việc mua và bán nên tay lái thuyền của họ rất chuyên nghiệp , biết đường đi ngã rẽ khéo léo , không để va chạm xảy ra sự chậm trễ của nhau. Khi đọc đến giữa phần 1 , người đọc chắc hẳn sẽ trầm trồ , buôn bán hộp chợ trên sông trên nước là thế nhưng các mặt hàng hóa vẫn không thiếu thứ gì , ngược lại còn đa dạng và rất phong phú . Tác giả cũng đưa thêm thông tin cho người đọc ; không gian miền Tây  vốn nhiều sông sạch , kênh rạch nhiều , chợ nổi cũng theo đó mà mọc lên  và những sản phẩm noogn sản , thủy sản trong vùng sẽ được đem đi rộng trên cả Đồng Bằng sông Cửu Long và khắp cả nước .  Trong phần đầu tiên của văn bản , văn bản có sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ , đây có lẽ là yếu tố quan trọng của văn bản thong tin , giúp người đọc dễ hình dung và làm rõ lời thuyết minh của tác giả .Qua phần đầu tiên ta có thể thấy được chợ nổi là một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây

Nối tiếp với phần đầu tiên , tác giả lại dẫn dắt chúng ta đến phần thứ 2:” Những cách rao mời độc đáo”. Có lẽ điều mà khiến người ca cảm thấy thích thú và để lại ấn tượng sâu sắc đó chính là những cách ra mời mua hang hết sức độc đáo và mới lạ. Văn bản cũng cho người đọc biết được :” để tiện lợi cho việc giao thương , người bán hàng trên chợ nổi có những lối ra hàng ( còn gọi là “bẹo hàng”)dân dã , giản tiện mà thú vị. Bẹo hàng bằng sào , bẹo hàng bằng kèn và cả bẹo hàng bằng những tiếng rao đậm chất miền Tây .Người viết đã  trích dẫn đúng ngôn ngữ địa phương của dân miền Tây trong phần văn bản : “Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh giò hôn…?”  lời trích dẫn ấy mang đậm ngôn ngữ bản sắc của người miền Tây , giúp cho người đọc cảm tháy yêu hơn cái văn hóa ấy và cảm giác được gần hơn cái văn hóa ấy . Không những thế tác giả còn sử dụng yếu tố biểu cảm để khen lời ra của cô gái ấy :” nghe sao mà lánh lót thiết tha” , cái yếu tố ấy đã diễn tả rõ cảm xúc của người viết tạo nên cho người đọc một người miền tây thật thà chất phát thân thiện. Ở phần nay tác giả cũng đưa thêm ngôn ngữ phi ngôn ngữ giúp cho người đọc gần hơn , dễ hình dung và hiểu được những lời thuyết trình của tác giả .Tác giả muốn người đọc hiểu rõ hơn về chợ nổi , không chỉ là biết được các khu chợ nổi mang bản sắc văn hóa mà hiểu rõ cả những nét độc đáo trong cái văn hóa đặc sắc ấy.

Và đến với phần cuối cùng :”dư âm chợ nổi “ , có lẽ đây là phần trải nghiệm và cảm xúc của tác giả muốn chia sẻ đến người đọc.Tác giả sử dụng yếu tố miêu tả để miêu tả lại những dư âm của chợ nổi : “Đã đi chợ nổi, khó mà quên được âm thanh ồn ào rất đặc trưng của chợ: tiếng tành tạch của ghe xuồng rẽ sóng, tiếng mặc cả, tiếng mời chào, í ới gọi nhau hối hả,… Yếu tố miêu tả giúp văn bản thêm phần sinh động hấp dẫn trong mắt người đọc , giúp người đọc hiểu rõ và dễ hình dung hơn. Những chia sẻ thú vị từ tác giả  làm cho người đọc có thêm kinh nghiệm nếu có cơ hội đặt chân đến chợ nổi. Đây có lẽ là phần ngắn nhất trong văn bản nhưng nó là mạch cảm xúc giúp người đọc cảm nhận sâu hơn về chợ nổi

     Sau khi đọc văn bản trên, người đọc sẽ thấy rằng chợ nổi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền Tây. Bởi đấy là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng, giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây.

Bằng những ngôn từ mộc mạc , xen kẽ yếu tố miêu tả và biểu cảm  kèm theo đó văn bản còn phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ; đó là những hình ảnh trong văn bản nó giúp cụ thể hóa lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, giúp văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn , Giúp thông tin về chợ nổi rõ ràng hơn, người đọc dễ tưởng tượng hình dung. Có thể thấy chợ nổi sông nước chợ nổi miền tây là một nét văn hóa đặc sắc mà chỉ có ở vùng sông nước đồng bằng sông cửu long mới có . Chợ nổi đã trở thành một nét đặc trưng, một phần không thể thiếu của người dân miền Tây. Chợ nổi như biểu hiện cho tính cách, cuộc sống của con người nơi đây .

Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây phóng khoáng và nghĩa tình. Chúng ta hãy gìn giữ bảo vệ và phát triển nét văn hóa này , đưa nét văn hóa này đến tầm cao của thế giới và nếu có đặt chân đến vùng đất Tây Nam Bộ, bạn hãy đừng quên ghé thăm và trải nghiệm nét độc đáo riêng nới đây để hòa vào nếp văn hóa đặc sắc nơi đây để phần nào hiểu rõ hơn về những thông tin , chia sẻ của tác giả viết văn bản này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *