Đề thi thử Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Sách dạy phải để cho con trải nghiệm, đau đớn cũng được, bầm dập xây xước cũng được. Có qua trải nghiệm con mới lớn khôn lên, mới không sợ khó khăn, không sợ thất bại. Con sẽ mạnh mẽ và chắc chắn con sẽ làm được.

Nhưng mẹ thót ruột mỗi lần con cầm dao. Cái bàn tay non nớt thế, cứa vào một cái thì sẽ đau mất mấy ngày và có vẻ như người đau hơn là… mẹ. Rồi đường sá đông thế, con đi ra ngoài có an toàn không? Rồi tình hình an ninh bất an thế, nhỡ mà ai “lừa”, ai “bắt” thì sao.

Sách dạy đừng ép con học nhiều. Hãy để con tận hưởng tuổi thơ, để con được chơi thỏa sức, có như thế con mới được là chính con, được vùng vẫy trong sự sáng tạo, trong khao khát và đam mê.

Nhưng con không có bảng điểm tốt, con khó mà thi được vào cấp hai, cấp ba, riêng điểm ưu tiên cho bạn có học lực giỏi đã chiếm phần nhiều…

Có nhiều điều mẹ chưa làm được theo sách. Có nhiều điều khác biệt giữa mẹ và sách. Nhưng mẹ vẫn tin, không vì thế mà con thôi lớn lên mạnh khỏe, lành lẽ, có đam mê, có chí khí. Mẹ sẽ xem sách bằng lý trí và nuôi con bằng cả trái tim mẹ. Mẹ sẽ không ngừng đọc sách, đôi khi chỉ để thấy, mình đã “sai” thế nào và dặn lòng cố gắng đổi thay. Mẹ mang tinh thần của “sách” vào trong từng bữa ăn, giấc ngủ để biết mình đã yêu con đến nhường nào…

(Sách và Mẹ, Facebook của Phan Hồ Điệp, ngày 4/2/2016)

             Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chính nào?

            Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

            Câu 3 (1,0 điểm). Anh /chị hiểu thế nào về ý nghĩa câu văn: “Mẹ sẽ xem sách bằng lý trí và nuôi con bằng cả trái tim mẹ” ?

            Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với cách nuôi dạy con của người mẹ trong đoạn trích trên không ? Vì sao ?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

           Câu 5 (2.0 điểm).

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử được gợi ra từ văn bản trên.

Câu 6 (5.0 điểm).

Nhận xét về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Từ thượng nguồn dòng chảy đến lúc đổ ra biển, sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn.

Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua thủy trình của dòng chảy, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

———-Hết———–

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI- ĐỀ SỐ 11

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1 Thao tác lập luận chính: So sánh 0.5
2 Sự khác biệt trong cách nuôi dạy con giữa sách và mẹ. 0.5
3 Ý nghĩa:

– Người mẹ vừa xem sách để có hiểu biết khoa học về việc nuôi dạy con, vừa nuôi dạy con bằng cả sự yêu thương, chăm lo, hy vọng của trái tim mình.

– HS trả lời khác mà thuyết phục vẫn cho điểm tối đa.

1.0
4 – Học sinh trình bày quan điểm: đồng tình/phản đối.

– HS lý giải hợp lý, thuyết phục.

1.0
II   LÀM VĂN 7.0
   5                Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử được gợi ra từ văn bản trên.  2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình mẫu tử được gợi ra từ văn bản trên.  0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích tình mẫu tử.

– Trình bày suy nghĩ của bản thân: Nhận thức được tình yêu thương bao la người mẹ dành cho con (D/C). Ngưỡng mộ, cảm phục cách nuôi dạy con của người mẹ vì biết kết hợp giữa kiến thức sách vở với tình yêu thương (D/C). Tin tưởng với tình yêu thương, cách nuôi dạy khoa học….những người con sẽ sớm trưởng thành, xứng đáng với những gì người mẹ mong đợi (D/C).

– Bày tỏ sự không đồng tình với những trường hợp nuông chiều con quá mức (D/C).

– Rút ra bài học cho bản thân.

1.0

 

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc. 0.25
  6 Nhận xét về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Từ thượng nguồn dòng chảy đến lúc đổ ra biển, sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn.

Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua thuỷ trình của dòng chảy, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ thượng nguồn dòng chảy đến lúc đổ ra biển, sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn. 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng:

1.  Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2.  Giải thích nhận định

    Ý kiến dựa trên sự liên tưởng lãng mạn, tài hoa của HPNT: Sông Hương như cô gái đẹp, Huế như là người tình của sông Hương. Trong suốt thủy trình dòng chảy, con sông gắn kết với Huế như mối tình của sông Hương và Huế đẹp như mối tình Kim- Kiều.

3. Chứng minh

    a. Sông Hương ở thượng nguồn.

       Trong cảm quan của HPNT sông Hương như một cô gái Di- gan “phóng khoáng” “man dại”….sống nửa cuộc đời trong sáng, phóng khoáng giữa Trường Sơn hùng vĩ, người tình của nó là thành phố Huế đã đến đánh thức ….sông Hương ra khỏi rừng già, tìm đường về với thành phố tình yêu (phân tích D/C minh họa).

b. Sông Hương trong hành trình về với thành phố Huế.

        Dòng chảy của sông Hương từ thượng nguồn về thành phố Huế trong liên tưởng của HPNT là hành trình đi theo tiếng gọi tình yêu của một cô gái khát khao tình yêu; để đến được điểm hẹn tình yêu sông Hương phải trải qua một chặng đường dài đầy cam go, thử thách… (phân tích D/C minh họa).

c. Sông Hương trong cuộc hội ngộ với thành phố Huế.

       Với lối so sánh độc đáo, trí tưởng tượng lãng mạn tài hoa, HPNT đã miêu tả cuộc gặp gỡ của sông Hương và Huế là cuộc hội ngộ của tình yêu, thứ tình yêu dịu dàng, đắm say mà sông Hương dành riêng cho Huế. Mối tình này tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, sâu lắng nhưng cũng rất lãng mạn, nên thơ (phân tích D/C minh họa).

d. Sông Hương trước khi rời Huế để ra biển cả.

      Tác giả nhân cách hóa để diễn tả tâm trạng vấn vướng quyến luyến của sông Hương khi rời thành phố Huế. Liên tưởng đến nàng Kiều … (phân tích D/C minh họa).

3. Bình luận

– Khẳng định: nhận định đã thể hiện cái nhìn lãng mạn, sâu sát…

– Khẳng định tình yêu của tác giả với sông Hương, với Huế.

– Tài năng và tâm huyết của HPNT thể hiện qua bài kí.

 

 

 

 

 

 

 

 

3.0

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ … 0.5
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.5

 

                                               ………………..Hết……………..

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *