Đề nguồn thi HSG duyên hải Bắc Bộ Ngữ văn 10 năm 2019 – Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Quảng Nam

Đề thi khối 10
SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM

 

ĐỀ ĐỀ NGHỊ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH – ĐBBB

NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

 (Đề thi có 02 trang)

 

Câu 1:  (8,0 điểm)

Từ bài thơ của Nazim Hikmet:

If I do not burn

If you do not burn

If we do not burn

How will darkness come to light?

Có hai bản dịch sau đây:

Bản 1:

Nếu tôi không đốt lửa

Nếu anh không đốt lửa.

Nếu chúng ta không đốt lửa

Thì làm sao bóng tối

Có thể trở thành ánh sáng?

Bản 2:

Nếu tôi không cháy lên.

Nếu anh không cháy lên.

    Nếu chúng ta không cháy lên.

Thì làm sao bóng tối

Có thể trở thành ánh sáng?

(Tiếng Việt, văn Việt, và người Việt – Cao Xuân Hạo, NXB Trẻ, 2001)

Suy nghĩ của anh/chị về  thông điệp Nazim Hikmet gửi gắm trong bài thơ trên (qua bản dịch đã chọn)

Câu 2: (12,0 điểm)

Bình về hai câu thơ “Ngư ca tam xướng vu hồ khoát / Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao” của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh viết:

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáo vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kí XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)

Bằng những hiểu biết về một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 10 nâng cao, anh/ chị hãy làm sáng tỏ : Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

——–Hết——–

 

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH – ĐBBB

NĂM HỌC 2018 – 2019

 

  HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10

(HDC gồm 05 trang)

 

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (8,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Về kiến thức:

– Học sinh có thể  bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
I  Giải thích (2,0 điểm)
  Định hướng chính:

-Đây là một đề mở, cho phép học sinh chủ động lựa chọn và thể hiện cách cảm, cách hiểu riêng của mình với thông điệp tư tưởng của bài thơ qua hai bản dịch. Để không bị lúng túng trước các văn bản, học sinh cần nhận ra sự giống và khác nhau cơ bản của hai bản dịch với những gợi ý sau đây:

-Việc bài thơ sử dụng liên tiếp các đại từ nhân xưng: tôi – anhchúng ta” có thể gợi ra những suy nghĩ về sức mạnh làm thay đổi cuộc sống cộng đồng theo hướng tích cực khi có sự lan toả và cộng hưởng tác động của tất cả các cá nhân tới cộng đồng đó.

Đốt lửa: quá trình tạo ra lửa tự nhiên liệu bên ngoài – gợi ý nghĩa ẩn dụ về sự chủ động khơi gợi nhiệt huyết, nhiệt tình của mọi người xung quanh, cùng họ tạo dựng một thế giới mới, nồng nhiệt và đầy ánh sáng.

Cháy lên: quá trình tạo ra lửa bằng cách tự đốt cháy chính chủ thể: Gợi ý nghĩa ẩn dụ về việc con người, bằng cách sống tràn đầy nhiệt tình, sống hết mình, hi sinh cống hiến hết mình, tự tạo ra nguồn năng lượng có tác động mãnh liệt tới mọi người xung quanh, cùng họ thay đổi thế giới theo cách tích cực nhất.

– Thông điệp chung của hai bản dịch: Từ ý nghĩa cụ thể: Nếu chúng ta không trực tiếp hành động, hoặc đốt lửa, hoặc cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng – cả hai bản dịch đều hướng tới thông điệp: Hãy hành động để thay đổi thế giới!

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

II Bàn luận (2,5 điểm)
  – Tùy theo sự lựa chọn bản dịch học sinh có thể trình bày thông điệp theo hai hành động hoặc đốt lửa, hoặc cháy lên giúp bóng tối có thể trở thành ánh sáng.  Hoặc HS có thể diễn đạt:

+ Lựa chọn thái độ sống, cách sống trong cuộc đời.

+ Hãy hành động để thay đổi thế giới.

– Thực trạng cuộc sống: cái xấu, cái ác, sự đói nghèo, lạc hậu… tồn tại dai dẳng trong cộng đồng, một phần vì tâm lí quen thuộc của nhiều người: hoặc vô cảm, thờ ơ, vô trách nhiệm: đó không phải việc của mình hoặc suy nghĩ bi quan: một mình mình không thể làm đổi thay thế giới hoặc ích kỉ, yếm thế: sẽ có lúc, có người làm việc đó… Họ lười biếng, trì trệ không muốn tự mình đốt lửa, càng không dám cháy lên bởi sự hèn nhát, ích kỉ…

– Tuy nhiên, dù đốt lửa hay tự cháy lên, con người cũng rất cần một tấm lòng nhân ái, rất cần có trí tuệ và lí trí tỉnh táo để xác định đúng và tin tưởng vào lí tưởng, hoài bão hướng tới, tránh sự mù quáng, mê muội hoặc áp đặt tàn nhẫn..

 

 

 

0,5

 

1,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

III Mở rộng, nâng cao (2,0 điểm)
  -Cần lên án không chỉ người xấu mà cả những “người tốt” im lặng, những “người tốt” thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm với cuộc đời.

– Phê phán lối sống gấp, vị kỉ hưởng lạc chỉ biết ngày nay mà không biết ngày mai…

– Bài học nhận thức và hành động: “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, cần sống nhiệt tình, mạnh mẽ, trách nhiệm những lí trí để góp phần thay đổi bản thân, thay đổi  thế giới theo hướng tích cực nhân văn nhất.

0,5

 

0,5

 

1,0

IV Đảm bảo yêu cầu về trình bày, bố cục: Bố cục rõ; trình bày  mạch lạc; diễn đạt gãy gọn, trong sáng; có câu, ý hay, sáng tạo. 1,5 điểm

Câu 2 (12,0 điểm)     

  1. YÊU CẦU CHUNG
  2. Hiểu đúng và trúng bản chất đề: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” – luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học.
  3. Vận dụng hợp lý các loại kiến thức về LLVH (Đặc trưng văn học; tác phẩm trữ tình; chức năng văn học;… ); lựa chọn được những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 để làm sáng tỏ.
  4. YÊU CẦU CỤ THỂ

Học sinh có thể diễn đạt, trình bày theo những cách khác nhau, song cần thể hiện được những nội dung chính sau.

I. Hiểu biết về ý kiến và xác định vấn đề nghị luận:

1.  Lời bình gồm 2 phần: Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm…”đến hết.

2.  Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.

3.  Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”.

4.  “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” – luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía, sâu xa.

 

 

 

 

 

 

 

3,0 điểm

II. Thí sinh chọn một số (ít nhất từ hai tác phẩm trở lên) tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 để làm sáng tỏ ý kiến:

1.    Phân tích chứng minh:

2.    Liên hệ, mở rộng: Từ việc phân tích + chứng minh làm rõ ý kiến, thí sinh nêu lên mối liên hệ giữa các chức năng: nhận thức – giáo dục – thẩm mĩ. Đây cũng chính là những chức cơ bản làm nên giá trị của văn nghệ nói chung và của tác phẩm văn học nói riêng.

 

 

 

5,0 điểm

III. Đánh giá + bàn luận mở rộng

– Về phía người sáng tác: thực hiện chức năng của văn nghệ cũng chính là sứ mệnh của người nghệ sĩ: Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người. bằng chính cái Tài và cái Tâm của người sáng tạo. (George Sand)

Bình luận mở rộng: Chức năng “nâng con người lên” chỉ thực hiện được khi tác phẩm văn học hội tụ đầy đủ và ở trình độ cao các đặc trưng cơ bản của văn học, như tính hình tượng, tính cảm xúc, tính cá thể.

– Về phía người tiếp nhận: nhờ văn nghệ “ tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên”,để từ đó con người có thể đem tấm lòng thiện lương của mình hòa vào biển đời rộng lớn và làm đẹp thêm cho cuộc đời này.

Bình luận mở rộng: Chức năng “nâng con người lên” chỉ thực hiện được khi người đọc có ý thức “tự nâng mình lên” về trí tuệ và nhân cách để có được một tâm thế tiếp nhận tương ứng với tác phẩm.

 

3,0 điểm

Đảm bảo yêu cầu về trình bày, bố cục: Bố cục rõ; trình bày  mạch lạc; diễn đạt gãy gọn, trong sáng; có câu, ý hay, sáng tạo. 1,0 điểm

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *