Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019. đề số 25.Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đề thi THPT Quốc Gia
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THPT ĐẠI AN

                       ĐỀ THI THỬ THPT QG

Năm học 2018-2019

Thời gian làm bài: 120 phút

Phần

Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sau khi điện thoại Bphone – sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là “chiếc điện thoại thông minh”, “siêu phẩm hàng đầu thế giới”… thì đã gặp không ít những dư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng,sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một “chiến tích” để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày “kinh nghiệm” cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.          

                   Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích…

(Báo mới.com.vn)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên? (0,5đ)

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động “chọc phá” của một số người trong đoạn trích đó? (0,75đ)

Câu 3: Theo em thông điệp gợi ra từ văn bản trên là gì? Vì sao ? (0,75đ)

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người “Bphone là niềm tự hào của người Việt” không? Tại sao? (1,0đ)

 

Phần II. Làm văn: ( 7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Hiện tượng chỉ trích của người việt

Câu 2( 5.0 điểm)

Về hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, có ý kiến cho rằng:
“ Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.”
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việccảm nhậnhai đoạn văn sau:

 “Phải nhiều thế kỷ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”

……

“Và rồi,như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông – tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế,nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây;và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”

(SGK Lớp 12, tập 1, NXBGD)

HẾT

  SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THPT ĐẠI AN

        ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG

Năm học 2018-2019

Thời gian làm bài: 120 phút

 

Phần Câu Nội dung Điểm  
I   ĐỌC HIỂU 3,0  
  1 Văn bản trên thuộc PCNNCN: Báo chí 0,5  
  2 Hành động “chọc phá” của một số người nói trên thể hiện: Sự kém cỏi về nhận thức, ích kỉ, đố kị ganh ghét với thành công của người khác và không có tinh thần tự tôn dân tộc.

* Cách cho điểm:

– Từ 0,75 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý trên, triển khai ý một cách thuyết phục và diễn đạt trôi chảy.

– Từ 0,25 – 0,5 điểm:Triển khai ý còn sơ lược, chung chung, còn mắc ý diễn đạt.

0,75  
  3 HS có thể đưa ra nhiều thông điệp khác nhau. Xong phải có sự lí giải hợp lý.Sau đây là một số gợi ý.

Thông điệp gợi ra có thể là: Người Việt nên mua hàng việt.

Người Việt Nam hãy tích cực ủng hộ, khuyến khích cho Bphone cũng như hàng Việt nói chung. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước phát triển, để dân giàu nước mạnh, đó là thể hiện lòng yêu nước trong bối cảnh hiện nay.

* Cách cho điểm:

– Từ 0,75điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý trên, triển khai ý một cách thuyết phục và diễn đạt trôi chảy.

– Từ 0,25 – 0,5 điểm:Triển khai ý còn sơ lược, chung chung, còn mắc ý diễn đạt.

0,75  
  4 – Ý1: Thí sinh có thể đồng tình hay không đồng tình.( 0,25đ)

– Ý2: Lý giải( 0,75đ) :

+ Nếu đồng tình với quan điểm trên, thì lí giải:Vì lần đầu tiên người Việt Nam mà đại diện là tập đoàn BKAV sản xuất ra được một sản phẩm công nghệ thông minh, có thể cạnh tranh được với các hãng điện thoại lớn hiện nay, cao hơn, nó cho thấy trí tuệ Việt Nam rất đáng tự hào, nếu biết khai thác Việt Nam sẽ là một quốc gia phát triển trong lĩnh vực công nghệ.

+ Nếu không đồng tình thì phải có nhứng lí giải hợp lí, thuyết phục.

* Cách cho điểm:

– Từ 1,0 – 0,75đ điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý trên, triển khai ý một cách thuyết phục và diễn đạt trôi chảy.

– Từ 0,25 – 0,5 điểm: Đảm bảo được ý1 trên, triển khai ý 2 sơ lược, còn mắc ý diễn đạt.

1,0

 

 
II   LÀM VĂN 7,0  
  1 Viết đoạn văn nghị luận bàn về: Văn hóa chỉ trích của người Việt. 2,0  
    a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận (Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) 0,25  
    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bàn về Hiện tượngchỉ trích của người Việt. 0,25  
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động    
    * Giải thích:

Chỉ trích là những hành động, lời nói gây thiệt hại và tổn thương cho người khác.

0,25  
    * Bàn luận: 0.75  
    Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một số hướng giải quyết:

–  Bàn luận: Thực trạng thói quen chỉ trích của người Việt:

+ Nhưng một bộ phận người Việt đặc biệt người Việt trẻ hiện nay có biểu hiện thái quá:Có cái nhìn phiến diện; Lời nói: thiếu văn hóa; Hành động: Chọc phá, gây thiệt hại và tổn thương cho người khác, xã hội…

+ Một bộ phận người có học thức phê phán đúng lúc đúng chỗ, đúng mức độ,có cơ sở thuyết phục, thiện chí góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

– Nguyên nhân:

+Do nhận thức kém, thiếu hiểu biết về các vấn đề của cuộc sống, của xã hội.

+ Thiếu một cái nhìn công tâm, khoa học và biện chứng khi nhìn nhận đánh giá sự việc hay con người.

–  Hậu quả:

+ Chỉ trích thiếu văn hóa làm cho người bị chỉ trích bị tổn thương, thiếu niềm tin vào cuộc sống.

+ Làm thui chột ý chí và tài năng sáng tạo của con người.

+ Làm xấu hình ảnh Đất nước, con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

(Tuy nhiên, xã hội vẫn có hiện tượng một số người muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng khiến dư luận bức xúc nên mọi sự chỉ trích không hoàn toàn sai)

   
    * HS rút ra bài học thiết thực đối với bản thân. 0,25  
    d. Sáng tạo: có cách diễn đạt hay, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25  
  2 Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:
“ Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.”
Hãy làm sang tỏ ý kiến trên bằng việc cảm nhậnhai đoạn văn sau:

“Phải nhiều thế kỷ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”

……

“Và rồi,như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông – tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế,nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây;và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”

(SGK Lớp 12, tập 1, NXBGD)

5,0  
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25  
    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự  miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai đoạn văn ở đề bài . 0,25  
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.    
    * Vài nét về tác giả, tác phẩm
– Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa  chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử,  địa lí…
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông  Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình
* Giải thích ý kiến:
– Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp,
dàng, mềm mại, kín đáo…)
– Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.
=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự  miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
*   Phân tích vẻ đẹp sông Hương  :
– Vẻ đẹp nữ tính:  phân tích dẫn chứng 1
+ Là một người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại: hình ảnh thực đẹp của dòng sông nhuốm màu của những câu chuyện cổ tích

+ Trên hành trình đến với thp tình yêu của mình sông Hương đã có cơ hội phô diễn tất cả vẻ diễm kiều, mềm mại đầy nữ tính của mình:….

– Rất mực đa tình:  
+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình  mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ…

+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông – Tây để gặp lại thành phố một lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó…
* Vài nét về nghệ thuật:
– Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.

– Thể hiện phong cách viết kí tài hoa, giàu vốn kiến thức về văn hóa lịch sử, địa lý.
* Đánh giá:

– Với hai đặc điểm đó sông hương xứng đáng là danh lam mỹ lệ của xứ Huế với vẻ đẹp riêng rất riêng.
– Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.
– Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.

Gợi ý về thang điểm:

– Điểm 4,0 – 5,0: Bài làm có sức thuyết phục cao, ý tứ phong phú, lí lẽ, lập luận chặt chẽ, biết chọn lựa, khai thác dẫn chứng phù hợp, biết liên hệ, so sánh, mở rộng. Diễn đạt tốt.

– Điểm 3,0 – 3,75: Bài viết có sức thuyết phục, làm sáng tỏ được vấn đề, đảm bảo về ý, lập luận khá chặt chẽ. Diễn đạt rõ ràng.

– Điểm 2,0 – 2,75: Đảm bảo cấu trúc bài văn, triển khai vấn đề nghị luận nhưng ý còn hạn chế hoặc lập luận chưa thực sự thuyết phục. Còn có một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt.

– Điểm 1,0 – 1,75: Bài làm còn nhiều hạn chế về ý, về lập luận, về diễn đạt.

– Điểm 0,25 – 0,75: Bài làm còn mắc quá nhiều lỗi về kiến thức, về kĩ năng, không hoàn chỉnh.

– Điểm 0: Làm sai hoàn toàn hoặc không làm bài.

   

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *