Đề văn lớp 11, đọc hiểu Chiều biên giới, NLXH ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người

Đề thi khối 11
 

 

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1, LỚP 11

NĂM HỌC 2023- 2024

Môn: NGỮ VĂN

 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                                                     CHIỀU BIÊN GIỚI

                                                                                                             (Lò Ngân Sủn)

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như tiếng chim hót gọi
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá
Như tình yêu đôi ta.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa hoa đào nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi toả ngát hương bay.

Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông.

Chiều biên giới em ơi
Đôi ta cùng chiến hào
Gần nhau thêm bền chí
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.

Chiều biên giới em ơi
Nghe con sông chảy xiết
Nghe con suối thác đổ
Hồn ta như ngọn gió
Thổi giữa trời quê hương

Hoàng Liên Sơn, 1980

 

Nguồn: https://www.thivien.net

Câu 1(0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2(0,5 điểm) Xác định đề tài của bài thơ?

Câu 3(0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 4(1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ:

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa hoa đào nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây

Mùi toả ngát hương bay.

Câu 5(1,0 điểm) Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với quê hương?

Câu 6(1,0 điểm) Anh /chị hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau:

Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương
.

 

 

Câu 7(1,0 điểm) Anh/chị hãy rút ra một thông điệp sâu sắc nhất mà tác giả gửi gắm qua bài thơ trên?

Câu 8(0,5 điểm) Theo anh/chị, lí tưởng sống cống hiến còn phù hợp trong bối cảnh đất nước hiện nay không? Vì sao?

VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người.

HƯỚNG DẪN CHẤM -ĐỀ 01

Môn Ngữ văn, lớp 11

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Thể thơ: Năm chữ

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0.5
2 Đề tài: Quê hương/ Biên giới

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án:0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0.5
3 Nhân vật trữ tình: Người lính

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án:0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0.5
4 -Tác dụng của biện pháp liệt kê:

-Nghệ thuật liệt kê: hoa đào nở, mùa sở ra cây, lúa lượn bậc thang mây, mùi tỏa ngát hương bay

-Tác dụng:

+Nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên biên giới: thơ mộng, trữ tình

+Cảm xúc tự hào của nhân vật trữ tình

+ Làm cho câu văn thêm hình ảnh, sinh động

 Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời thiếu 1 ý, trừ 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0.25

 

 

0,25

0,25

0,25

5 Tình cảm của nhân vật trữ tình:

-Yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của đời sống lao động

– Tự nguyện gắn bó bảo vệ và xây dựng quê hương

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án:1,0 điểm.

-Học sinh trả lời thiếu một ý, trừ 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

 

0,5

 

0,5

 

6 Học sinh đưa ra những cách hiểu thuyết phục

– Tình yêu lứa đôi là động lực, là sức mạnh để anh-người lính vững vàng, chắc tay súng để bảo vệ biên cương.

-Tình yêu lứa đôi gắn hài hòa với tình yêu quê hương đất nước

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 nội dung phù hợp: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

 

0,5

 

0,5

7 Thông điệp của bài thơ: Học sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau:

-Yêu quê hương, tự hào về vẻ đẹp quê hương

– Sống cống hiến, xây dựng quê hương

– Trách nhiệm bảo vệ quê hương đất nước…

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
8 -Học sinh trả lời: lí tưởng sống cống hiến có phù hợp trong bối cảnh đất nước hiện nay

-Lí giải:

+ Lí tưởng sống cống hiến giúp cho con người tìm thấy một cuộc đời ý nghĩa

+ Trong bối cảnh đất nước hiện nay, lí tưởng sống cống hiến có ý nghĩa to lớn giúp đất nước vượt qua những khó khăn thách thức để hội nhập và phát triển…

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0.25

 

0,25

II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người. 0,25
  c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; mọi kiến giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0
  Có thể triển khai theo hướng sau:

* Giải thích: Mở rộng tâm hồn chính là mở lòng mình ra với mọi người, có tấm lòng độ lượng khoan dung, biết yêu mến quý trọng mọi người, luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống, động viên an ủi họ.

* Ý nghĩa của mở rộng tâm hồn

– Mở rộng tâm hồn đem đến thái độ sống tích cực cho mỗi người. Đó là cái nhìn lạc quan, yêu đời, tạo nên sức mạnh tinh thần để vượt qua thử thách khó khăn trong cuộc sống;

Mở rộng tâm hồn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người;

– Người biết mở rộng tâm hồn là người biết sống đẹp: sống là cho, là cống hiến, tất sẽ nhận lại hạnh phúc, được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ.

-Mở rộng tâm hồn còn giúp con người hướng đến một cuộc đời có ý nghĩa.

                        (Học sinh cần nêu được 1 bằng chứng chứng minh)

* Phản biện ý kiến trái chiều:

– cuộc sống quá nhiều điều phải quan tâm, quá nhiều áp lực phải suy nghĩ nên không thể mở rộng tâm hồn.

– nhưng nếu bạn không mở rộng tâm hồn thì cuộc sống của bạn chỉ thêm nặng nề, mệt mỏi và đơn điệu.

* Liên hệ, mở rộng

– Làm thế nào để mở rộng tâm hồn: Học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, yêu thương và chia sẻ, ghi nhớ và biết ơn…

-Tuyên dương người có tâm hồn rộng mở

-Phê phán người ích kỉ, hẹp hòi

– Cần phân biệt mở rộng tâm hồn với đồng lõa, a dua theo tâm lí đám đông

Hướng dẫn chấm:

Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm.

– Trình bày đầy đủ, nhưng còn đôi chỗ chưa sâu: 1,75 – 2,75 điểm

– Trình bày còn thiếu ý, chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,5 điểm.

– Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.      

 

 

0,5

 

 

 

1,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0,25
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *