Đề nguồn thi HSG duyên hải Bắc Bộ Ngữ văn 10 năm 2019 – Chuyên Sơn La

Đề thi khối 10
Trường THPT Chuyên Sơn La ĐỀ THI ĐỀ XUẤT TRẠI HÈ DUYÊN HẢI

Năm học: 2018 – 2019

Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 – THPT

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I: (8.0 điểm)

Có phải chỉ trải nghiệm của con người mới làm cho cuộc sống quanh ta trở nên ý nghĩa ?

Câu II: Nghị luận văn học (12 điểm)

Đã đi với nhân dân
Thì thơ không thể khác
Dân máu lệ khốn cùng
Thơ chết áo đắp mặt!

Chính vì thế em ơi
Nhân loại ngàn năm qua
Máu chảy như sông xiết
Cũng là để cho Thơ
Sẽ không còn phải viết
Những
 Hành qua Bành Nha
Vô gia Thuỳ Lão biệt…

(Trích “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe”,  Thơ Phùng Quán 1932-1995, Nhà xuất bản hội nhà văn, 1995)

Đó không chỉ là một lời tri âm với Đỗ Phủ mà còn là một lựa chọn quyết liệt cho thơ, cho người nghệ sĩ…

Hãy viết một bài luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị  về các vấn đề được đặt ra từ sự lựa chọn đó của nhà thơ.

——————-Hết———————

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT TRẠI HÈ DUYÊN HẢI

Năm học: 2018 – 2019

Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 – THPT

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 02 câu, gồm 01 trang

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

  1. Yêu cầu chung

Giám khảo cần:

– Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.

– Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo…

– Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 8.0 điểm; câu 2: 12 điểm)

  1.   Yêu cầu cụ thể
  2. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm một bài nghị luận xã hội, văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh, dẫn chứng rõ ràng.

– Biết kết hợp các thao tác lập luận, lí lẽ và dẫn chứng hài hòa chặt chẽ,  bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

  1. Yêu cầu về kiến thức

Chấp nhận nhiều lựa chọn và kiến giải của học sinh.  Song cần đáp ứng một số ý chính sau

 

Nội dung Điểm
1. Giải thích ý nghĩa  của  luận đề và nhận diện vấn đề cần luận bàn 1.0
– Khác với kinh nghiệm, trải nghiệm là là tiến trình trình nếm trải, trải lòng với cuộc sống; tự thân thực hành  cuộc sống để không chỉ làm đầy túi khôn kinh nghiệm mà còn làm đầy tâm hồn, cảm xúc, thấu hiểu các giá trị đời sống.

– Câu hỏi đã ngầm thừa nhận một tiền giả định: trải nghiệm – quá trình nếm trải – trải đời – trải lòng với sự sống của con người đem đến những ý nghĩa đích thực của cuộc sống quanh ta, làm cho thế giới có ý nghĩa. Nói cách khác không có trải nghiệm cuộc sống vô nghĩa, thế giới quanh ta cũng trống không, là cái ngoài ta. Nhưng liệu đó có phải là chân lí ?

0.5

0.5

2. Bàn luận- Bày tỏ quan điểm 6.0
2.1 Trước hết phải thừa nhận ý nghĩa trải nghiệm:

–  Làm giàu có túi khôn trí tuệ, qua trải nghiệm con người tự tri nhận đời sống, thu thập được kinh nghiệm. Biến cuộc sống khách thể bên ngoài trở thành một phần của chính đời sống cá nhân con người.

– Làm đầy ắp cảm xúc. Vì trải nghiệm gần với trải lòng, biết đặt mình trong cảnh ngộ của người khác để đồng cảm, chia sẻ, sống với trăm nghìn nỗi niềm… của người khác.

– Làm giàu mối quan tâm của mỗi cá nhân con người. Thế nên có người cho rằng giàu có lớn nhất của đời người là trải nghiệm chứ không phải danh lợi, hay tiền tài.

( Lưu ý cần lấy được dẫn chứng)

3.0
2.2 Song cần phản biện: thực tế không phải chỉ có trải nghiệm của con người mới làm cho cuộc sống quanh ta có ý nghĩa.

– Không thể độc tôn duy nhất trải nghiệm của con người. Cuộc sống quanh ta vẫn tồn tại với giá trị tự thân của nó, với đời sống riêng, độc lập với con người. Không có trải nghiệm của con người cỏ cây vẫn sống đời sống cỏ cây, sông vẫn chảy đời sông…

– Tôn vinh trải nghiệm của con người là kênh duy nhất đem đến ý nghĩa cho cuộc sống, cho đỉnh everest, cho đại dương là cái nhìn khá cũ khiến con người tự mãn, lạnh lùng gạt bỏ các giá trị tự nhiên không thuộc về con người. Không phải chỉ có tiếng hát của con người mới hay, không phải chỉ khi con người chinh phục đại dương, leo lên đỉnh núi thì thế giới mới có nghĩa.

– Đôi khi trải nghiệm của con người không làm giàu mối quan tâm, không làm đầy cảm xúc mà làm con người nghèo đi hơn khi nhìn nhận về thế giới quanh ta.

3.0
2.3 Mở rộng

–  Ngày nay người VN đang đề cao hành trình dấn thân, du mục, xách ba lô lên và đi để trải nghiệm để làm đầy ắp cuộc sống cá nhân.

– Tuổi trẻ cần thoát khỏi sách vở để trải nghiệm. Song cần biết tôn trọng tự nhiên, tôn trọng cuộc sống xung quanh.

1.0

Câu 2 (12 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.

– Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

  1. Yêu cầu về kiến thức

Chấp nhận nhiều cách kiến giải, nhưng cần đáp ứng một số ý chính sau

Nội dung Điểm
1. Giải thích ý kiến 2.0
-Giải thích nhận diện ý thơ của Phùng Quán:Những câu thơ của Phùng Quán được viết từ nỗi xúc động chân thực của nhà thơ trong đêm Nghi Tàm đói rét, gió tốc mái nhà đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe. Ý thơ đi từ sự đồng cảm, tri âm mà là một sự xác nhận, lựa chọn sứ mệnh của người nghệ sĩ và thơ ca:

+ “Đã đi với nhân dân/ thì thơ không thể khác/ dân máu lệ khốn cùng/ thơ chết áo đắp mặt”: Lời thơ dứt khoát, hình ảnh thơ trần trụi chân thực (máu lệ/ chết áo đắp mặt) vừa thể hiện nhận thức chân thức về số phận bi đát của nhà thơ đứng về phía cuộc đời lao khổ vừa thể hiện lựa chọn quyết liệt: dẫu “chết áo đắp mặt” người nghệ sĩ cũng phải đứng về phía nhân dân lao động máu lệ, thơ ca nói riêng văn học nói chung phải gắn bó với đời sống lao khổ. Số phận nhà thơ, sứ mệnh thơ ca phải hòa với số phận của “nhân dân máu lệ”.

+ “Để sẽ  không còn phải viết…/Sẽ không còn phải chết”: Thể hiện nhận thức  về mục đích của hành trình đến với nhân dân lao khổ, đứng về phía cuộc đời lam lũ là hành trình người nghệ sĩ và thơ ca tranh đấu để lịch sử thơ ca không còn những áng thơ đau buồn, không còn có những bi kịch như Đỗ Phủ điều đó cũng có nghĩa là để cuộc đời này tốt đẹp hơn, đời sống nhân dân hòa lạc thanh bình…Suy cho cùng đó là mục đích nhân sinh.

– Đoạn thơ gợi suy tư về mối quan hệ máu thịt giữa thơ và đời, nghệ sĩ và nhân dân và thiên chức chân chính của thơ ca.

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0 

2.Bàn luận 7
2.1. Thơ và đời, nghệ sĩ và nhân dân 4.0
* Về cơ sở lí luận

Văn học nói chung, thơ nói riêng là nghệ thuật ngôn từ lấy cuộc sống con người làm đối tượng nhận thức, nên khơi nguồn và gắn bó sâu sắc với hiện thực. Thoát li cuộc đời thơ, văn dễ trở thành những trò chơi chữ nghĩa. Do đó Thơ dẫu là tiếng nói của tình cảm, điệu hồn thì cũng phải thứ tình cảm, điệu hồn được cất lên từ cuộc đời và về cuộc đời.

Tuy nhiền gắn bó với cuộc đời trước hết là đứng về phía lao khổ, hòa vào cuộc sống máu lệ cũng những người khốn cùng. Đó là thử thách của thơ và người nghệ sĩ nó luôn đòi hỏi sự dấn thân và chấp nhận nhiều mất mát của người nghệ sĩ, như Tử Mĩ chết trong tuyết trên con đò, như Lorca hy sinh vì tự do…

– Chỉ khi đứng về phía nhân dân, lắng nghe chất mặn cuộc đời, nếm trải những lỗi trầm luân cùng giới cần lao mới viết được những câu thơ lửa cháy, tác phẩm của anh mới gần với cuộc đời và có khả năng làm rung động tâm hồn người đọc

* Chứng minh: Lấy dẫn chứng phân tích hợp lí ( đánh giá cao những bài viết phân tích dẫn chứng gắn với lập luận, lí lẽ để thấy được mối quan hệ giữa thơ và đời, nghệ sĩ và nhân dân): Nguyễn Du không đi qua những dâu bể của thời đại không thể viết Truyện Kiều như máu nhỏ đầu ngọn bút; Đỗ Phủ không nếm trải cảnh ly hương, không kinh qua đói nghèo sao viết được “gió thu tốc nhà”, “ thu hứng” buồn đến thế….

 

1.0

 

 

1.0

 

 

1.0

 

1.0

2.2. Đích đến của thơ ca chân chính.

Song cần thấy đây còn là sự lựa chọn sứ mệnh của thơ đứng về nhân dân cần lao sẵn sàng  nếm trải những đói nghèo thậm chí cả cái chết…

– Tuyên ngôn về đích đến cuối cùng của thơ, văn vẫn là để đấu tranh, thanh lọc cuộc sống tốt đẹp hơn để số phận nhà thơ cũng như số phận nhân dân không còn cảnh máu lệ, đau buồn. Muốn vậy nhà thơ phải cất lời trung thực, phải dấn thân và sẵn sàng chấp nhận “chết áo đắp mặt”

+ Vì chức năng cuối cùng của thơ vẫn là nâng niu, tìm kiếm cái đẹp, thanh lọc tâm hồn.

+ Thơ không làm ra lúa gạo, không xung trận nhưng thơ phải tạo ra những giấc mơ cho người gieo trồng…

 

1.5

 

1.5

3.Mở rộng, liên hệ: 3.0
– Lời thơ của Phùng Quán không chỉ thể hiện một quan niệm cá nhân mà còn khái quát được những vấn đề sâu sắc, muôn thuở của văn học về mối quan hệ giữa văn học và đời sống nhân sinh, nghệ sĩ và nhân dân, như Chế Lan Viên từng nói: “Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ tôi chất mặn”. Song nó có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm lịch sử khắc nghiệt, dữ dội. Thơ nhất thiết phải đứng về phía kẻ yếu…

– Sự lựa chọn của Phùng Quán còn đặt ra yêu cầu về  trách nhiệm với cuộc đời của người cầm bút. Người nghệ sĩ không đứng về phía nhân dân cần lao, không đứng giữa vang vọng của cuộc đời sẽ không bao giờ thấu hiểu cuộc sống.Thơ anh cũng không bao giờ  bắt sâu vào mạch đất của cuộc đời.

Tuy nhiên “thơ chết áo đắp mặt”, đứng về phía nhân dân lao khổ không phải là điều duy nhất làm nên thơ chân chính. Khẳng định đích đến nhân sinh của thơ ca, Phùng Quán không phủ nhận sự sáng tạo nghệ thuật. Vì trong thế giới nghệ thuật, sự sáng tạo của nó là không giới hạn và cũng là một phẩm chất của thơ. Vì thơ hay không cứ là những câu thơ đẫm máu.

1.0

 

 

1.0

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *