Chứng minh hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến

Văn mẫu lớp 12

Đề bài.

Có ý kiến cho rằng bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang cốt cách của một người nghệ sĩ, vừa rực sáng vẻ đẹp của lý tưởng hãy chứng minh.

Bài làm.

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhắc đến ông là người ta lại nhớ đến những tác phẩm mang một hồn thơ phóng khoáng lãng mạn và tài hoa và nổi bật nhất phải kể đến chính là bài thơ “Tây Tiến” sáng tác năm 1948 bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo, giọng thơ sâu lắng đi vào lòng người. Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang cốt cách của một người nghệ sĩ vừa so sánh vẻ đẹp của lý tưởng qua bài thơ.

Thật vậy tâm hồn nghệ sĩ và lý tưởng cao quý luôn là hai yếu tố quan trọng người lính Tây Tiến của Quang Dũng, trước hết ta thấy người lính Tây Tiến họ luôn mang tâm hồn của một người nghệ sĩ, người nghệ sĩ ở đây là người có khả năng phát hiện, cảm nhận và thưởng thức cái đẹp. Đồng thời có một đời sống tâm hồn lãng mạn, lạc quan giàu mơ mộng, nói người lính Tây Tiến mang cốt cách của một người nghệ sĩ bởi lẽ họ là những người có khả năng phát hiện ra cái đẹp. Vậy cái đẹp ở đây là gì? đó chính là bức tranh thiên nhiên miền Tây phong phú, đa dạng, ngập tràn màu sắc, hình ảnh, đường nét, hình khối.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.

Thiên nhiên miền Tây hiện lên với những dãy núi trùng trùng, điệp điệp, nối tiếp, cao vời vợi, nhìn xuống sâu thăm thẳm, tất cả đều được cảm nhận qua cái nhìn của những người lính Tây Tiến. Xong trong mắt họ thiên nhiên cảnh vật nơi đây không chỉ hiện lên với nét dữ dội, khắc nghiệt, gân guốc mà còn rất đỗi thơ mộng, trữ tình, ngây ngất lòng người.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Thơ mộng trữ tình ở chỗ giữa màn sương dày đặc những chiến sĩ Tây Tiến vẫn cảm nhận được hương hoa rừng ngọt ngào, êm ái phả về trong đêm hơi tạo ra phút giây thoải mái, thư giãn cho người lính. Nghệ thuật nhân hóa súng gửi trời vừa gợi lên độ cao của núi, độ dày của mây mà vừa gợi lên dáng vẻ tinh nghịch giàu sức tưởng tượng của họ.

“Heo hút còn mầy súng ngửi trời”.

Có những lúc người lính tây tiến lại tựa lưng vào dốc núi nhìn ra xa để thấy những mái nhà tìm về cảm giác yên tĩnh, ấm áp.

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Hạnh phúc của họ là khi sau những chặng đường hành quân mệt mỏi họ rừng bàn chân bên bản làng nào đó dự bữa cơm thân mật, ấm tình quân dân.

“Nhớ ai Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Bên cạnh cảnh hoang vu, dữ dội, khắc nghiệt, thiên nhiên miền Tây còn hiện lên qua bức tranh sông nước trâu mộc.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ”.

Cảnh sông nước châu mộc được tái hiện lên trong một buổi chiều răng mất đầy sương gợi lên sự lãng mạn, thơ mộng, huyền ảo đặc trưng của miền Tây. Đồng thời có nét hư vô nhòe mờ do được cảm nhận qua lăng kính của nỗi nhớ. Hình ảnh “hồn lau” mềm mại, huang sơ, cổ kính kết hợp nghệ thuật nhân hóa làm cảnh như mang theo linh hồn của biết bao người chiến sĩ Tây Tiến đã nằm lại nơi đây. Hình ảnh con người uyển chuyển, duyên dáng, kiên cường trong từng động tác chèo thuyền đây có thể ví là điểm nhấn của bức tranh đem lại một nét sống thực và có linh hồn cho cảnh vật.

“Có thấy dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước giữ hoa đong đưa”.

“Hoa Trôi” trên dòng nước lũ chính là hoa dụng, uoa tàn. Nhưng dưới con mắt của Quang Dũng cánh hoa ấy không phải bị cuốn trôi một cách vô tình mà như đang làm duyên, làm dáng “đong đưa” chứ không phải là “đung đưa”, từ láy vừa diễn tả trạng thái dập dềnh vừa làm cảnh vật trở nên sinh động mang theo linh hồn của con người.

Người lính Tây Tiến không chỉ phát hiện ra cái đẹp, vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây và cảm nhận thưởng thức nó mà còn rất lạc quan, lãng mạn, yêu đời. Khó khăn gian khổ là vậy nhưng vẫn không làm mất đi vẻ tinh nghịch đậm chất lính tráng, giầu trí tưởng tượng của người lính.

“Heo hút còn mày sưng ngửi trời”.

Hợ còn say mê hòa mình vào trong đêm liên hoan văn nghệ, quên đi tất cả mọi mệt nhọc.

“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa”.

Câu thơ tái hiện lại một không gian doanh trại gần gũi, ấm áp, yên bình. Giữa cái không khí ấy diễn tả một đêm hội đuốc hoa đông vui, nhộn nhịp thoải mái. “Đuốc hoa” là những bó đuốc rực sáng như những đóa hoa hay có cả đuốc và hoa tạo ra màu sắc lung linh, huyền ảo, thực mà cứ ngỡ như mơ, người chiến sĩ Tây Tiến ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước vẻ đẹp đó.

“Kìa em xiêm áo từ bao giờ”

“Em” là những thiếu nữ vùng dân tộc thiểu số, hay đoàn văn công phục vụ chiến trường, thậm chí đó còn là chính người lính Tây Tiến cải trang thành nữ tinh nghịch, táo bạo. Sự góp mặt của những cô em gái đó đem đến cho đêm liên hoan văn nghệ sự tươi mới, sống động, trẻ trung, thích thú, mê say.

“Khèn lên man điệu nàng e ấp”.

Cảnh vật vừa có nhạc “khèn” âm điệu du dương, trầm bổng, lại có “man điệu”, điệu múa lạ mang đậm dấu ấn của vùng dân tộc thiểu số, duyên dáng, tình tứ. Tóm lại trước đêm liên hoan văn nghệ sống động, vui tươi, ấm áp, người lính tây tiến hiện lên với một tâm hồn mộng mơ, lãng mạn, bay bổng.

Điều kiện thiếu thốn, gian nan có thể làm mất đi tình hài của họ. Nhưng không thể xóa nhòa vẻ đẹp tâm hồn của những chàng trai đất Hà Thành.

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùng”.

Một đoàn binh đầu trọc, mang một nét rất riêng và độc đáo, sốt rét rừng hoành hành khiến lính Tây Tiến bị rụng hết tóc nhưng không phải tất cả đều bị vậy mà số còn lại họ chủ động cạo trọc đầu để cho giống đồng đội mình phù hợp với điều kiện chiến đấu đầy khó khăn và tiện khi đánh giáp lá cà với giặt. Đặc biệt tác giả nói không mọc tóc chứ không phải Tóc không mọc nhằm khẳng định người lính Tây Tiến hoàn toàn nắm thế chủ động đối mặt với mọi khó khăn gian khổ sẵn sàng chiến đấu sốt rét rừng còn khiến da của người lính xanh xao, vàng bủng như lá cây. Dáng vẻ oai hùng, khắc họa lên hình tượng chiến sĩ Tây Tiến oai linh như một chúa tể sơn lâm, làm chủ thiên nhiên, núi rừng, làm chủ mọi khó khăn, vất vả, xóa nhòa đi tất cả cái bi nêu trên. Thế nhưng ẩn sâu vẻ ngoài dữ tợn ấy là một tâm hồn đầy lãng mạn, thơ mộng.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

“Dáng kiều thơm” là những người phụ nữ đất Hà Thành, mẹ, vợ, người yêu, bạn gái của người lính Tây Tiến. Họ chính là động lực để các chiến sĩ vượt qua gian khổ tiếp tục chiến đấu hi vọng vào một ngày mai tươi sáng độc lập, tự do, tất cả chi tiết trên đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng người lính Tây Tiến, những người con trai đất Hà Thành họ luôn mang trong mình một tâm hồn, cốt cách của một người nghệ sĩ lạc quan, lãng mạn và yêu đời.

Nhưng ở những chiến sĩ Tây Tiến đó không chỉ có sự mộng mơ, say mê với cảnh, với người mà còn được sáng vẻ đẹp của lý tưởng. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập đầu năm 1974 giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều khó khăn, gian khổ và để giành lại được độc lập tự do cho tổ quốc đòi hỏi người lính phải đánh đổi bằng cả sinh mạng của mình. Vì vậy lý tưởng của những người lính Tây Tiến nói riêng, người lính thời kỳ chống Pháp nói chung luôn theo đuổi đó chính là “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, ra đi chiến đấu vì tổ quốc và không hẹn ngày trở lại. Không hề ngại khó, ngại khổ và luôn sẵn sàng hy sinh, hình ảnh người lính Tây Tiến trong cảm nhận của Quang Dũng luôn được sáng vẻ đẹp của lý tưởng ấy. Chiến sĩ Tây Tiến thường ngày phải đối mặt với biết bao gian nan, vất vả, trèo đèo, lội suối, bệnh tật, hiểm nguy nhưng không phút giây nào họ nghĩ đến việc từ bỏ chặng đường hành quân của mình và luôn tiến về phía trước với một tinh thần đầy lạc quan, tin tưởng, họ ra đi chiến đấu vì Tổ quốc không hẹn ngày trở lại.

“Tây Tiến người đi không hẹn trước,

Đường lên thăm thẳm một chia phôi”.

Câu thơ gợi sự xa cách muôn trùng, người lính Tây Tiến càng đi lên phía trước thì khoảng cách giữa họ và Quang Dũng càng xa vời vợi, cũng như hi vọng trở về của đoàn quân Tây Tiến càng mong manh.

Lý tưởng cao đẹp của chiến sĩ Tây Tiến còn thể hiện ở việc ngay cả khi dừng chân nghỉ ngơi, hòa nhập vào cuộc sống yên bình với những đêm liên hoan văn nghệ nhiều lôi cuốn, hấp dẫn khiến họ có thể quên đi mọi khó khăn, gian khổ, chìm đắm trong không khí vui tươi nhưng lại không hề quên nhiệm vụ, cần phải làm trở lại đất bạn nào để thực hiện nhiệm vụ cao cả.

“Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.

Ra đi vì lý tưởng đồng nghĩa sẵn sàng chấp nhận sự hi sinh, vì vậy ngay cả khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến thì sự ra đi của họ cũng hiện lên thật thanh thản, nhẹ nhàng. Cái chết của họ đôi khi chỉ là sự bỏ quên đời, quên nhiệm vụ đang dang dở gánh vác trên vai mình. “Gục lên súng súng mũ bỏ quên đời”, hay chỉ là một phút giây tạm dừng chân nghỉ ngơi sau những chặng đường hành quân đầy vất vả.

“Anh bạn gãi dầu không bước nữa”.

Và ngay cả giây phút phải từ bỏ mạng sống ấy nhưng họ chưa một lần từ bỏ tay súng “gục lên súng mũ”. Cái chết đối với người lính có khi lại nhẹ tựa lông hồng bởi nó được nâng đỡ trên đôi cánh của lý tưởng, vì đất nước mà sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng vứt bỏ cả tuổi thanh xuân của mình.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Rất nhiều chiến sĩ Tây Tiến đã phải nằm lại nơi rừng hoang sương muối, nơi biên cương không một người thân đưa tiễn, Họ nằm xuống đến mảnh chiếu tre thân cũng không có.

“Áo bào thay chiếu anh về đất”.

Sự thật là thế, nhưng dưới cái nhìn của Quang Dũng họ được khoác lên mình tấm áo bào sang trọng, hoàng bào, chiến bào thể hiện sự ngưỡng mộ trân trọng của nhà thơ đối với sự hi sinh của người lính “anh về đất”, người lính Tây Tiến khi sinh không phải ra đi mà là trở về với đất mẹ, hoa vào hồn thiêng sông núi, bất tử với cuộc đời. Tóm lại do được nâng đỡ trên đôi cánh của lý tưởng và hình ảnh người lính tây tiến luôn sáng lung linh trong lòng biết bao thế hệ bạn đọc xưa và nay.

Hình tượng người lính tây tiến hiện lên trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng mang một vẻ đẹp hết sức độc đáo, vừa mơ mộng, hào hoa, lại kiên cường, oai hùng lẫm liệt. Vẻ đẹp đó kết hợp hài hòa với nhau tạo cho người lính Tây Tiến không những là những chiến sĩ anh dũng trong trận mạc mà còn là người chiến sĩ trong tâm hồn nghệ sĩ và chỉ có người lính mang cả hai vẻ đẹp đó mới vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ, lạc quan, tin vào một ngày mai tươi sáng. Và không chỉ có người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng hội tụ những yếu tố ấy, mà chiến sĩ trong Đồng Chí của Chính Hữu cũng nổi bật lên hai vẻ đẹp đó.

“Đêm nay rừng hoang sương muối,

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới,

Đầu súng trăng treo”.

Như vậy bài thơ Tây Tiến đã khắc họa thành công người lính Tây Tiến, vừa mang cốt cách của một người nghệ sĩ, vừa rực sáng vẻ đẹp của lý tưởng. Qua đây ta càng thêm tin yêu, cảm phục và biết ơn những chiến sĩ anh dũng đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay./.

 

Ưu điểm.

  • Bài làm diễn đạt tốt,
  • Phần chứng minh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của Lý Tưởng làm tốt hơn phần mang vẻ đẹp của người ghệ sĩ.

Khuyết điểm.

  • Bài Vẫn thiếu, về phân tích bài thơ quá nhiều mà chưa tạo ra điểm nhấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *