Phân tích khổ thơ thứ 2 bài thơ đàn ghi ta của Lorca Thanh Thảo

Văn mẫu lớp 12

Phân tích khổ thơ thứ 2 bài thơ đàn ghi ta của LorcaThanh Thảo
Bài làm:

Đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp với những trận đấu bò rực lửa với tiếng ghi ta say lòng đã đi vào trong thơ của Garcia Lorca nhà thơ nhân dân người chiến sĩ chống phát xít. Sự hy sinh anh dũng của ông trước họng súng của bọn phát xít Franco đã để lại nhiều tiếc thương cho nhân dân Tây Ban Nha. Sức ám ảnh của những bài thơ đầy chất lãng tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha ấy đã gặp gỡ với hồn thơ Thanh Thảo làm nên bài thơ độc đáo Đàn ghi ta của Lorca.

 

Bài thơ được rút ra trong tập khối vuông ru bích, với sự tài hoa của mình, Thanh Thảo đã giúp ta nhìn thấy hình ảnh một nhà nghệ sĩ Lorca đầy oai hùng kiêu hãnh. Hình ảnh ấy càng in đậm trong tâm trí ta qua khổ thơ thứ 2.

 

 

Trước hết cần phải thấy không phải ngẫu nhiên mà Thanh Thảo lại chọn hình tượng đàn ghi ta gắn với giây phút cuối cùng của F.G.Lorca. Bởi lẽ người chiến sĩ này đã dùng tiếng ghi ta cất lên lời ca tranh đấu chống lại chủ nghĩa phát xít. Đàn ghi ta là tâm hồn Lorca là khí phách kiên cường của những người chiến sĩ yêu tự do hòa nhịp trái tim mình với quần chúng nhân dân. Bởi vậy nỗi xúc động của Thanh Thảo làm nên cảm hứng của bài thơ cũng bắt đầu từ câu thơ của Lorca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ”.

Tây ban nha

Hát nghêu ngao

Bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du

Khổ thơ  tái hiện lại cho ta thấy hình ảnh giây phút bi tráng của Lorca trước nòng súng của kẻ thù.

Năm ấy nhà thơ Lorca vừa mới ba mươi tám tuổi, lúc ấy với Lorca tương lai hẵng còn dài lắm. Và phía trước vẫn còn con đường đấu tranh đang còn chờ đợi. Và cuộc đấu tranh ấy của Lorca đang đến độ chín muồi. Nhưng lúc ấy, lũ kẻ thù đã hạ thủ tiêu Lorca trước khi giai đoạn ấy đến. Vì chúng sợ hãi trước sức hút và sự ảnh hưởng của lorca.

Bởi vậy trong khổ thơ này Thanh Thảo đã tái hiện lại một bầu không khí kinh hoàng bởi những âm thanh chết chóc.
Tây Ban nha

Hát nghêu ngao

Bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du

 

“bỗng kinh hoàng” là hình ảnh ba tiếng súng như vang lên đầy đau đớn của nhà thơ Thanh Thảo. Nó như một sự trấn động đầy đau đớn của Thanh Thảo. Như sự sửng sốt chung của tất cả người dân Tây Ban Nha trước cái chết của Lorca. Áo choàng là hình ảnh tượng trưng cho màu đỏ của máu Lorca đang bị hành hình trên mặt trận chính trị tây ban nha. Vậy là Lorca bị điều về bãi bắn, nhưng không vì thế mà làm mất đi  sự tôn nghiêm, kiêu hùng, chất nghệ sĩ  tự do trong con người mình. Lorca vẫn bước đi những bước chân lãng tử. Chàng bước đi như người mộng du, cũng là bước đi vẫn luôn ẩn chứa sự ngạo nghễ, không run sợ trước cái chết.

Như ta vẫn nhớ câu nói Tố Hữu từng viết:
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đày

Là gươm kề cổ súng kề vai

Là thân sống chỉ coi còn một nửa

 

Thanh Thảo đã cất lên sự tiếc thương vô hạn trong trái tim mình. Và cũng khiến ta không khỏi bùi ngùi, xót xa trước sự ra đi đột ngột của người anh hùng cách tân cách mạng ấy. Cũng như tiếng đàn của Lorca vẫn ngân vang mãi, vì đã mất đi một người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường nghệ thuật của mình

Cảm ơn Thanh Thảo, đã cho ta hiểu về một trái tim kiên cường của người anh hùng Lorca. Tiếng đàn lorca như còn mãi trong tim ta, nhắc ta về lí tưởng của Lorca, về trái tim nhiệt huyết của Lorca luôn còn mãi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *