Phân tích vẻ đẹp xứ Huế trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Văn mẫu lớp 11

Phân tích vẻ đẹp xứ Huế trong đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử.
Bài làm:
Hàn Mặc Tử(1919-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc tỉnh Đồng Hới. Nói đến Tử là nhắc đến một cuộc đời đầy đau thương, nhưng cũng chính vì vậy nên đã làm ra một sự sáng tạo mạnh mẽ trong Tử. Đặc biệt ngòi bút sáng tạo ấy đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trong đây thôn vĩ dạ.

Bước vào khu vườn vĩ dạ đầy đẹp đẽ và mơ mộng, cũng là lúc đặt chân đến một thế giới hài hòa giữa cả thiên nhiên và con người, thông qua lăng kính của Hàn Mặc Tử, khung cảnh thiên nhiên vĩ dạ hiện lên mới thật thơ mộng, xanh non và giàu sức sống làm sao. Đọc bài thơ Đây thôn vĩ dạ chắc hẳn ta không thể quên một khổ thơ tuyệt mĩ được ví như một viên ngọc lớn của khu vườn vĩ dạ.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Thật là những hình ảnh tuyệt mĩ, có ai ngờ trong con mắt ẩn chứa những đau thương của Tử lại là một trái tim tha thiết với cuộc sống bên ngoài như vậy. Những hình ảnh mới độc đáo và hoàn hảo làm sao. Những cây cau cao đang đón những ánh nắng sớm tươi tắn, như bắt đầu một ngày tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết cuộc sống. Cuộc sống ấy bắt đầu với những khu vườn xanh tươi mơn mởn còn ướt sương và cực kì tuyệt đẹp, sự sống cứ tươi tắn và xanh tốt như vậy, vẻ đẹp trở nên tinh khiết làm sao.  Những hình ảnh cụ thể, sinh động và dào dạt cảm xúc. Và hơn thế còn đặc tả một vẻ đẹp hiền hậu, phồn hậu của người dân nơi thôn Vĩ, với gương mặt đẹp “chữ điền” đang bị che ngang bởi những lá trúc, càng thêm tinh tế, ý nhị và tuyệt mĩ. Vậy là Tử đã ru ta về với thiên đường nơi thôn vĩ.

Không những thế, thiên nhiên nơi thôn vĩ còn hiện lên qua những hình ảnh vốn gắn bó cực kì gần gũi với lời thơ của Tử. Những hình ảnh trăng, sông nước thật đẹp, nhất là ta được nghe qua cảnh dòng sông đang ướt đẫm dưới ánh trăng.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó.
Có trở trăng về kịp tối nay

Một hình ảnh trăng đầy thơ mộng lung linh, nhưng lại mang một mặc cảm, một nỗi buồn luôn ẩn dấu và chất chứa.

Đặc biệt ở khổ thơ cuối, tuy thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong không gian của mây trời, sông nước, thấm đượm ánh trăng. Còn đặc tả một niềm hi vọng tha thiết vào tình đời tình người, một niềm khắc khoải khôn nguôi trong tâm khảm. Vì là ảo mộng, nên tất cả hiện lên với những hình ảnh nhập nhòe, hư hư, ảo ảo.

Thơ Hàn Mặc Tử vốn nổi tiếng bởi chất thơ điên, đau thương. Người ta đọc thơ Hàn đôi khi thấy run sợ bởi những hình ảnh ghê rợn. Nhưng vốn dĩ, bởi con người ấy luôn hướng mắt và dõi ra cuộc sống bên ngoài, nên thơ càng trở nên tha thiết và thê lương hơn nữa. Và dù có viết về điều gì, thì trong thơ Hàn vẫn luôn ẩn chứa nỗi buồn. Vì thế thơ Hàn vẫn luôn ám ảnh trong lòng ta như vậy.

Nói về Vĩ Dạ, đặc tả những vẻ đẹp thơ mộng của một miền vĩ dạ thân thương. Đó còn là tiếng nói của một tâm hồn tha thiết với cuộc sống, từ đó ta càng yêu Tử, cảm thông với Tử, một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam.

Bằng cách sử dụng nhiều biện pháp như câu hỏi tu từ, liên tưởng, so sánh, đã khiến cho cảnh sắc trong vĩ dạ càng đẹp và độc đáo hơn. Qua đó là mảnh hồn của một thi nhân đầy đau thương chất chứa ở đó, một cái tâm trong sáng với niềm tin yêu dành cho cuộc đời ngoài kia. Càng nổi bật lên một trái tim đơn côi, lạc điệu của Hàn Mặc Tử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *