Phân tích để thấy được giá trị của văn bản nghị luận “ Thư lại dụ Vương Thông”

Văn mẫu lớp 10

Kiến thức cơ bản

  1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức trai, quê gốc tại làng ngái (chi ngại), huyện phượng sơn, lộ lạng giang (nay thuộc huyện chí linh, tỉnh hải dương). ông mất ngày 19 – 9 – 1442, tức 16 tháng tám năm nhâm tuất, niên hiệu đại bảo thứ ba, trong vụ án lệ chi viên (tức vụ án trại vải, huyện gia lư¬ơng, nay thuộc bắc ninh), vụ án tru di tam tộc oan khốc nổi tiếng trong lịch sử việt nam. toàn bộ tác phẩm của nguyễn trãi, mặc dù bị mất mát nhiều, song vẫn còn khá đồ sộ về số lượng và kiệt xuất về chất lượng: bình ngô đại cáo, quân trung từ mệnh tập, lam sơn thực lục, vĩnh lăng thần đạo bi, chí linh sơn phú, d¬ư địa chí, băng hồ di sự lục, ức trai thi tập, quốc âm thi tập.
  2. Trong thời trung đại, th¬ư ban đầu là tên chung của loại thư tín, viết để trao đổi thông tin công việc hoặc tình cảm giữa người với người, hoặc gửi cho vua quan, bạn bè, người thân. về sau, thư gửi vua được gọi là biểu, tấu còn thư chỉ là hình thức thông tin giữa những người ngang hàng. trong quân trung từ mệnh, thư là hình thức công văn, bàn việc n¬ước, việc chiến, việc hoà nên mang đậm nét tính chính luận.
  3. Với một nghệ thuật nghị luận bậc thầy, thư lại dụ vương thông của nguyễn trãi cho thấy ý chí quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của quân và dân ta.
  4. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
  5. Tìm hiểu xuất xứ

Gợi ý: trong sự nghiệp phò tá lê lợi đánh quân minh, nguyễn trãi có nhiệm vụ soạn thảo các thư từ gửi cho các tướng nhà minh và nhân danh lê lợi để khuyên dụ. nguyễn trãi đã thực hiện chiến thuật “tâm công” hết sức hiệu quả.

th¬ư lại dụ vương thông là thư số 35, một trong những bức thư gửi cho vương thông. bấy giờ thành đông quan (hà nội nay) bị quân ta vây hãm, quân địch ở trong thành đang khốn đốn. bức thư này viết vào khoảng tháng 2 – 1427 thì đến tháng 10 năm ấy, sau khi liễu thăng bị giết ở gò mã yên, vương thông không đợi lệnh vua minh đã “tự ý giảng hoà” với quân lam sơn rồi rút quân về n¬ước.

  1. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác cụ thể để phân tích mục đích của bức thư:

mục đích viết thư của Nguyễn Trãi là dụ giặc ra hàng và rút quân về n¬ước. mục đích này được nói rõ trong các câu: “các ông là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế, vậy nên chém đầu phương chính, mã kì đem đến cửa quân dâng nộp. như vậy, trong thành sẽ tránh được nạn cá thịt, trong n¬ước sẽ khỏi vạ đau thương, hoà hiếu lại thông, can qua xếp bỏ. ”.

  1. Tìm hiểu bố cục bức thư

Gợi ý:

Bức thư có bố cục 3 đoạn:

– đoạn 1 (từ đầu cho đến sao đủ để cùng nói việc binh được?): nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.

– đoạn 2 (từ tr¬ước đây các ông trong lòng… cho đến … bại vong đó là sáu !): phân tích thời và thế của đối phương ở thành đông quan.

– đoạn 3 (phần còn lại): khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.

  1. Phân tích mối quan hệ giữa các đoạn để thấy được mạch lập luận

Gợi ý:

Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục: người làm dùng binh không thể không hiểu biết thời thế à nay ở vào thời thế chỉ chuốc lấy bại vong à trong tình hình như vậy, nếu hiểu biết thời thế thì phải đầu hàng và rút quân về n¬ước à nếu không thì ra giao chiến phân tài hơn kém, không nên hèn nhát như thế.

  1. Phân tích tư tưởng được thể hiện trong đoạn mở đầu

Gợi ý: ở đoạn mở đầu, tác giả nêu tư tưởng về thời thế đối với người dùng binh. đ-ưa ra tư tưởng thời thế như một nguyên lí căn bản trong việc dùng binh, tác giả đã mở đầu bằng chân lí sáng rõ, phàm là người làm tướng đều thấu hiểu, để từ đó sẽ đi đến phân tích thời thế cụ thể của đối phương nhằm mục đích thuyết phục, dụ hàng; đồng thời khẳng định kẻ địch không những không hiểu thời thế mà còn dối trá, che đậy nguy cơ thảm bại. đây là đoạn văn có vai trò nêu chủ đề, mở ra hướng lập luận cho toàn bài.

  1. Lời lẽ thể hiện tư thế của người viết thư như thế nào?

Gợi ý:

Mặc dù tư thế của người nắm phần chủ động, hơn về sức mạnh quân sự cũng như thời thế, song thái độ của tác giả hết sức linh hoạt: đối với bọn vương chính, mã kì tàn ác, ngoan cố thì sỉ mắng, cương quyết tiêu diệt; đối với vương thông, sơn thọ và các tướng khác thì phân tích thời thế, cương nhu linh hoạt, chủ yếu dụ hàng. cuối cùng, vừa khuyên nhủ, hứa hẹn lại vừa sỉ mắng, “khích tướng”, thách đánh để chứng tỏ sức mạnh làm chủ tình thế của quân ta. tác giả khuyên hàng với lí lẽ vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn: một là đầu hàng, sẽ được bảo toàn; hai là đem quân ra đọ sức, mà với thời thế như đã phân tích sáng rõ ở phần trên bức thư thì phương án này chỉ đem lại kết quả thảm bại. bức thư thể hiện địch vận “đánh vào lòng người” của nguyễn trãi, cho thấy sự kết hợp tài tình giữa tính chiến đấu mạnh mẽ với lòng yêu chuộng hoà bình thiết tha của tác giả.

  1. Thời và thế của quân minh đã được tác giả phân tích trong đoạn 2 của bức thư như thế nào?

Gợi ý:

– thế của quân minh ở trung quốc: ngô mạnh không bằng tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời…; phía bắc có giặc nguyên, trong n¬ước có nội loạn ở tầm châu.

– thế của quân minh ở đông quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,…

– sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ.

  1. Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta:

– chỉ rõ sự thất bại của địch, khẳng định thế tất thắng của ta (sáu cớ bại vong).

– khuyên dụ đầu hàng, mở ra đường thoái lui cho đối phương: “sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn; quân ra khỏi bờ cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn”.

– bộc lộ quan điểm hoà hữu, bang giao thân thiện, lâu dài: “n¬ước tôi lại phụng cống xưng thần, theo như lệ tr¬ước”.

 

Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận của em khi đọc Thư dụ Vương Thông lần nữa trích Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi. Bài làm của một bạn học sinh tại Lai Châu

   Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ nhà văn mà còn là một quân sư đắc lực cho vua Lê Lợi. Con người thiên tài ấy không chỉ sáng tác thơ văn yêu nước, thơ văn ẩn dật thể hiện cuộc sống của cư sĩ chán cảnh quan trường, thơ văn thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống và con người mà còn có cả mảng thơ văn thể hiện sự sáng suốt của một quân sư trung thành. Nguyễn Trãi không trực tiếp ra trận nhưng bằng ngòi bút cua mình để giúp vua. Ông không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà còn là nhà thơ chính luận xuất sắc. Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng bình ngô đại cáo thì ta còn có thể kể đến tác phẩm quân trung tư mệnh tập đặc biệt đoạn trích Thư dụ Vương Thông lần nữa thể hiện rõ sự sáng suốt tinh nhạy của một quân sư giỏi. Đặc biệt đoạn trích muốn thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình và ý chí quyết thắng của nhân dân ta.

    Quân trung từ mệnh tập là quyển thứ tư của Ức Trai thi tập. Tác phẩm này có tất cả 42 bài gồm cả thư viết cho bọn giặc Minh và bọn ngụy quân, vừa là biểu cầu phong, dụ gửi tướng sĩ ở Thanh Hóa khen thưởng vì đã có công đánh giặc.

Đoạn trích Thư gửi Vương Thông lần nữa là lá thư số 35 trong tập Quân Trung Từ mệnh tập. Có thể nói đây là đoạn trích có nội dung và nghệ thuật hay nhất. Chính bởi lá thư ấy mà Nguyễn Trãi đã đạt được nguyện vọng “ta không đánh mà giặc vẫn tan”.

Khi phò tá cho vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi có nhiệm vụ soạn thảo các thu từ cho nhà Minh. Ở thời trung đại, thư ban đầu là tên chung của một loại thư tín viết để trao đổi thông tin bày tỏ tình cảm. Về sau thư gửi vua gọi là biểu và tấu và ở đây thư là ban việc công việc chiến, việc hòa bình nên mang đậm chất chính luận. 

Thư dụ Vương Thông lần nữa được viết vào hoàn cảnh quân ta đang vây hãm thành Đông Quan, quân địch trong thành thì khốn đốn. Bức thư viết nhầm dụ giặc ra hàng và rút quân về nước “Các ông là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế, vậy nên chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy, trong thành sẽ tránh được nạn cá thịt, trong n¬ước sẽ khỏi vạ đau thương, hoà hiếu lại thông, can qua xếp bỏ”. Bức thư được viết vào khoảng tháng 2 năm 1427 nhưng sau khi Liễu Thăng bị giết ở Gò Mã ngay lập túc Vương Thông ra đầu hàng mà không chờ xin lệnh của vua Minh.

 

Bức thư ấy gồm có ba phần rõ rệt mở đầu, nội dung, kết thúc. Mỗi một phần có một nhiệm vụ khác nhau và kết cấu cũng như nội dung chặt chẽ ấy đã giúp Nguyễn trãi đuổi được quân Minh ra khỏi thành Đông Quan.

Thứ nhất là đoạn mở đầu, tác giả bắt đầu bằng những tư tưởng về thời thế đối với người dùng binh. Nào là người dùng binh phải biết thời thế khi nào đánh khi nào ngưng, mà trong thời thê này thì chỉ có cách là rút quân về nước không thì chuốc lấy bại vong. Không thì đem quân ra thành để so tài cao thấp. Có thể nói những tư tương về tài dùng binh của Nguyễn Trãi rất đúng đắn và hợp tình thế nên những ai là tướng nắm rõ luật dùng binh thì có thể hiểu rõ mà không phải nói nhiều. Từ hoàn cảnh cụ thể của hai bên Nguyễn Trãi rất sắc sảo phân tích tình hình qua từng lời dụ. Việc làm ấy thể hiện ông tuy là nhà nho nhưng lại rất am hiểu về binh thư yếu lược. Không chỉ vậy nó còn thể hiện sự yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta, dĩ hòa vi quý không muốn hai bên tổn thất thêm nữa. Tuy nhiên nếu chúng ngoan cố muốn chiếm nước tới cùng thì quân ta không bao giờ lùi bước. Tuy chúng ta nắm thế chủ động trên chiến trường nhưng đối với từng tướng ta lại có cách khác nhau,mỗi lần một khác đều linh hoạt. Tác giả phân tích thời thế rồi sử dụng cương hay nhu. Ví dụ như Vương Chính,Mã Kì tàn ác ngoan cố hì tiêu diệt còn Vương Thông, Sơn Thọ thì phân tích tình hình khuyên nhủ. Cuối cùng đề là khuyên hàng không thì khích tướng để dụ chúng ra trận mau chóng kết thúc. Bức thư vừa có tình lại vừa thể hiện ý chí quyết đuổi giặc về nước.

Tiếp đó Nguyễn Trãi nói về cái thế của nhà Minh ở Trung Quốc, lại nói cái thế quân Minh ở Đông Quan rồi chỉ ra sáu nguyên nhân bại vong của giặc. Cái thế của nhà Minh ở Trung Quốc có ba điều bất lợi: Chính sách hà khấc tất dẫn đến diệt vong. Phía Bắc có giặc Thiên Nguyên đe dọa. Trong nước có nội loạn ở Tầm Châu. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể Nguyễn Trãi đã nêu lên cả tình hình rối ren của Trung Quốc lúc bấy giờ. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bề không lo đức chính mất nước nhà tan. Nhà Ngô mạnh không bằng nhà Tần mà lại quá hà khắc. Khá hay cho sự khích tướng của Nguyễn Trãi khi nói Trung Quốc suy thoái lại đi nhờ uy Trương Phụ đâu có đáng mặt trượng phu chỉ đáng làm đàn bà thôi. Mà chí làm trai thời trung đại lớn lắm đàng hoàng là một bậc trượng phu mà bị ví như đàn bà thì thật nhục lắm. Trong tình thế hiện nay mà Trương Phụ có đem quân đén thì cũng chỉ là đi vào chỗ chết. Không những thế Nguyễn trãi còn phân tích cái khốn của quân Minh trong thành Đông Quan. Chúng mệt mỏi rệu rã lương không có ăn, tinh thần chiến đấu giảm xuống. Khi đó quân ta chưa cần giết thì chúng cũng tự giết nhau rồi.

Từ những phân tích tình hình sắc sảo trên Nguyên Trãi đưa ra sáu nguyên nhân khiến chúng bại trận. Thứ nhất là những khó khăn chồng chất mà chúng đang gặp phải, không thể vượt qua. Nguyên nhân thứ hai là không có viện binh đến cứu, giặc Minh ở Đông Quan rơi vào tình cảnh “nước xa không cứu được lửa gần”. Nguyên nhân thứ ba là triều đình nhà Minh đang phải lo đối phó với quân Nguyên, không rỗi mà quan tâm đến tình cảnh bi đát của đám tướng sĩ xâm lược ở nước Nam. Nguyên nhân thứ tư là nội chiến xảy ra liên miên khiến cho dân chúng sống dưới triều đại nhà Minh không được yên ổn, đâm ra chán nản và thất vọng. Nguyên nhân thứ năm là ở triều đình nhà Minh, bọn gian thần chuyên chính, nội bộ lục đục tranh giành quyền lực, gây ra cảnh nồi da xáo thịt. Nguyên nhân thứ sáu là lực lượng nghĩa quân Lam Sơn càng ngày càng mạnh mẽ, trong khi quân Minh ngày càng mỏi mệt, nhụt chí chiến đấu.

Chỉ sáu tháng sau khi bức thư này được gửi đi, hai cánh quân do Liễu Thăng chỉ huy kéo vào Lạng Sơn. Mộc Thạnh chỉ huy năm vạn quân vào Lào Cai cả hai viện binh đều thất bại thảm hại. Qua đó ta thấy sáu cái cớ mà tác giả nêu ra đã thể hiện cái nhìn xa trông rộng của ông.

 

Cuối bức thư ông vạch ra hai con đường đi cho giặc một là rút quân về nươc hai là nếu ngoan cố và hiếu chiến thì sẽ “ra giao chiến ở giữa đồng bằng để quyết một trận thư hùng” chứ đừng “ngồi rũ một xó hang ngồi bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế”.

Như thế có thể thấy rõ Nguyễn Trãi đã viết lên một bản đồ phân tích chiến sự rõ ràng và thuyết phục, chỉ ngặt một nỗi Vương Thông không nghe thì kết cục vẫn cứ là thất bại thảm hại mà thôi. Với giọng văn lúc khoan thai nhịp nhang như khuyên bảo nhưng khi đe dọa khích tướng thì mới cay nghiệt làm sao. Hay cả khi đe dọa thì ý chí ngút ngàn tác giả đã tỏ ra rất khôn khéo trong việc tấn công tinh thần của địch. Những câu nói ngắn gọn nhưng súc tích mà lại truyền tải nội dung lớn.

Qua đây ta hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi cũng như mảng văn chương chính luận của ông. Nguyễn Trãi khôn chỉ giỏi yêu thiên nhiên yêu con người mà còn giỏi tấn công tinh thần địch làm cho chúng đã rệu rã khốn đốn lại càng khốn đốn nhiều hơn nữa. Phải chăng Nguyễn trãi đã sử dụng ngòi bút của mình như một vũ khí để đánh bại kẻ thù xâm lược.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *