Nghị luận về ý nghĩa câu chuyện Hai cách nhìn, bài mẫu số 2

Nghị luận xã hội

Đề bài. Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:

Cách nhìn

Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng bảo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nướcTrong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường

Trích Đạo lí sống đẹp – NXB Thời đại

Bài làm

Câu 1:

Thượng đế ban cho mỗi con người một đôi mắt để quan sát và cảm nhận cuộc đời, nhưng mỗi người lại có một cách nhìn cách cảm nhận riêng về sự việc trong cuộc sống theo những hướng khác nhau, câu chuyện “cách nhìn” đã để lại cho ta những suy ngẫm về cái nhìn nhận cũng như sự đánh giá mọi việc qua con người trong cuộc sống. Câu chuyện kể về hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở Châu Phi. Ở đây người dân chẳng ai mang giày người thứ nhất biết vậy đành đáp máy bay về nước, người thứ hai cho rằng đây là một nơi đầy triển vọng vì chưa ai mang giày cả, và có thể khai thác thị trường. Qua câu chuyện ta thấy cách nhìn sự việc của con người khác nhau, người thứ nhất thật hạn hẹp bi quan, còn người thứ hai có cái nhìn bao quát hơn, tích cực hơn biết nhìn vào mặt lợi thế của sự việc chứ không nhìn vào mặt hạn chế của nó.

Trong câu chuyện trên nhân viên thứ nhất là đại diện cho người có cái nhìn thiển cận, bi quan nhìn sự việc ở mặt tiêu cực, nhân viên thứ hai là đại diện cho người có cái nhìn sự việc bao quát tích cực biết nhìn vào cái tích cực của nó câu chuyện. Ngắn gọn hàm súc nhưng đã để lại cho ta bài học sâu sắc trong cuộc sống, khi ta gặp một vấn đề gì đó ta hãy nhìn nhận vấn đề đó ở phương tiện bao quát, nhìn vào mặt tích cực tránh cái nhìn bi quan thiển cận, chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của sự việc, như vậy chúng ta sẽ nắm bắt được cơ hội và đi đến thành công của cách dễ dàng hơn.

Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, trong cuộc sống chúng ta phải trải qua đối mặt với rất nhiều vấn đề đó là khó khăn thử thách, những sự bế tắc thất bại nỗi bất hạnh và cả niềm vui, cơ hội và sự thuận lợi những khó khăn thử thách trong cuộc sống sẽ làm cản trở ta đi đến thành công, sẽ làm khó ta, Thách thức ta. Vì vậy con người trước những biến chuyển phức tạp của cuộc đời, trước những vấn đề nan giải trong cuộc sống cần phải có một cách nhìn nhận sự việc thông minh, tích cực và đúng đắn, khi gặp những khó khăn thách thức bản thân ta hãy giữ cho mình sự lạc quan, không nản lòng, không chán chường. Sau đó chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề đó, nhìn vấn đề đó được cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Từ đây hãy nắm bắt lấy cái tích cực của vấn đề để có thể đưa ra sáng kiến giải quyết mọi việc một cách tốt hơn.

Người có cái nhìn lạc quan, biết nhìn mọi việc bằng sự bao quát để nhận ra được cái có thể trong cái không thể, cái ích lợi hơn trong cái có thể, những người như vậy sẽ luôn là người thành công trong cuộc sống. Dù có bất kỳ trở ngại nào cũng không làm khó được họ, người có cách nhìn tốt sẽ trở thành những người lạc quan yêu cuộc sống biết khai thác, nhìn nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Bởi trên đời này không ai và không điều gì là hoàn hảo cả, mọi vấn đề đều có những mặt trái của nó khi ta biết nhìn tổng thể vào mọi mặt của nó, ta sẽ nắm bắt được cái có thể, tận dụng cái có thể có khả thi trong từng khó khăn. Ông cha ta đã có câu “Cái khó ló cái khôn”, đối với những người có cái nhìn tốt, biết nhìn vào những điều tích cực của sự việc thì dù khó khăn thế nào họ cũng sẽ tìm ra cho mình được ý tưởng mới, sự sáng tạo và tận dụng cơ hội để biết cái khó thành bàn đạp để mình có thêm kinh nghiệm, để bản thân mình được rèn luyện, biết tư duy suy ngẫm để tìm cách giải quyết.

Không những vậy, người luôn biết nhìn nhận mọi việc bằng con mắt lạc quan, tích cực sẽ giúp người đó thêm yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Và những việc có khó khăn thử thách, gây trở ngại đến đâu nhưng người đó tìm được cách giải quyết cho mình thì đối với họ cuộc sống thật tươi đẹp, những trắc trở trong cuộc sống không làm khó được họ mà lại tiếp thêm động lực để họ sống tốt và sống ý nghĩa hơn.

Mới đây trên một trang báo mạng có viết về một ông chủ nhà hàng lớn nổi tiếng ở Đà Nẵng chia sẻ vì sao mình lại có được thành công nhưng hiện nay. Ông ấy nói rằng: “trước đây mình là một sinh viên học quản lý nhà hàng, sau khi ra trường ông ấy và một người bạn năng bằng cử nhân tốt nghiệp đại học và hồ sơ đi xin việc thì được một nhà hàng nhận vào làm phục vụ bàn, người bạn ấy không chấp nhận và đã bỏ việc, còn tôi tôi không nhìn vào thực tại tôi đang làm một công việc lương thấp mà tôi nhìn vào cái lợi ích của nó. Khi tôi làm phục vụ tôi học được cách quản lý, cách ứng xử cách xây dựng nhà hàng của từng người ở đây. Vì vậy mà tôi mới có được những kinh nghiệm thành công như ngày hôm nay”.

Người đàn ông ấy nhờ vào cách nhìn tích cực, lạc quan mà đã thành công trong cuộc sống, đó là điều thật đáng khen ngợi và học tập. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn những người có cái nhìn thiển cận, vội vàng đánh giá sự việc khi mới chỉ nhìn được một mặt của nó, dẫn đến suy nghĩ còn nhiều thiếu sót. Mặt khác lại có những người chỉ biết nhìn vào mặt tích cực quá nhiều thông tin trên cái bất lợi dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Qua câu chuyện “cách nhìn” ta rút ra được bài học quý giá, con người hãy luôn thông minh và suy nghĩ kỹ càng nhìn nhận mọi việc, mọi vấn đề từ đó biết nắm bắt lấy những cái tốt, cái có ích để tạo nên thành công cho bản thân trong cuộc sống. Chúng ta hãy rèn luyện cho mình tính lạc quan, kiên nhẫn, không vội vàng không bi quan khi nhìn nhận vào sự việc. Từ đó hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt tích cực để thấy rằng cuộc sống thật đẹp thật ý nghĩa, câu chuyện cách nhìn đã để lại cho tôi những suy ngẫm sâu sắc giúp tôi thêm yêu cuộc sống và biết nhìn nhận cuộc đời bằng con mắt lạc quan và thông minh.

Câu 2:

Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói “nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy mà người nghệ sĩ phải sáng tạo, có cái nhìn mới mẻ chân thực về cuộc đời. Con người người nghệ sĩ chân chính phải có những khám phá riêng, qua đôi mắt yêu thương của mình”. Về những vấn đề của cuộc sống gamzatốp từng khuyên các nhà văn trẻ rằng

Đừng nói: Trao cho tôi Đề tài

hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt”

Và đôi mắt riêng ấy thể hiện qua việc viết về những đề tài quen thuộc, ta thấy rõ ở hai tác giả Hồ Xuân Hương và Nam Cao với hai tác phẩm Tự Tình 2 và Chí Phèo đã làm sáng tỏ ý kiến trên, đã có ý kiến cho rằng “người nghệ sĩ sống giữa cuộc đời phải có cách nhìn mới mẻ, phải biết tìm tòi khám phá những bí ẩn sâu trong lớp vỏ ngoài quen thuộc mà nhiều người đã bào mòn, nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo”

“đừng nói Trao cho tôi đề tài

hay nói Trao cho tôi đôi mắt”

cái sáng tạo của người nghệ sĩ không phải ở cách chọn đề tài, vì vậy mà đừng nói trao cho tôi đề tài, sự sáng tạo của người nghệ sĩ thể hiện ở cách đánh giá và khám phá cuộc sống. “Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt”. Vì  muốn trở thành nghệ sĩ chân chính muốn khẳng định tài năng dấu ấn của mình trong lòng người đọc, thì phải có những khám phá những cái nhìn mới mẻ về con người về cuộc sống xung quanh. Câu nói của Gamzatop đã khẳng định thiên chức của nghệ sĩ, người nghệ sĩ phải có đôi mắt thấu đời, phải biết tìm tòi và khám phá ra chiều sâu bí ẩn của cuộc sống, của con người. Từ đó giúp người đọc hiểu hơn, đồng cảm hơn với công việc, nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Maxim Gorki từng nói “văn học là nhân học” và nhà văn là những nhà nhân đạo, từ trong cốt tủy những nhà nhân đạo ấy có trách nhiệm phải thấu hiểu phải cảm thông cho cuộc đời con người trong cuộc sống cuộc đời trái ngang này, nhưng chỉ cảm thông với những nỗi đau của con người bộc lộ ra cuộc sống hàng ngày thôi thì chưa đủ, mà nhà văn còn phải đi sâu vào từng ngõ ngách tâm hồn con người, phát hiện ra những điều lâu nay chưa ai để ý tới. Từ đó cất lên tiếng nói bênh vực sự cảm thông thấu hiểu thông qua các tác phẩm của mình.

Trong một nền văn học, với rất nhiều nhà văn nhà thơ từ nổi tiếng, các nhà văn nhà thơ thường chọn những đề tài văn học hay, xuất sắc và phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống để sáng tác. Vì vậy việc nhiều người có cùng một đề tài sáng tác là bình thường với các nhà văn.  Nhưng giữa rất nhiều tác giả cùng một đề tài với mình nhà văn sẽ dễ bị lu mờ và quên lãng, vì vậy muốn thể hiện được tài năng và sự vượt trội của mình nhà văn phải có sự sáng tạo và có khám phá riêng trong từng đề tài đã quen thuộc. Ở Hồ Xuân Hương và Nam Cao là hai tác giả của sự khám phá và có con mắt riêng của mình, khi viết về đề tài quen thuộc mà tác giả khác đã viết, hai tác giả Hồ Xuân Hương và Nam Cao đã trở thành những tên tuổi nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Hai tác phẩm “Tự Tình” Hồ Xuân Hương và Chí Phèo – Nam Cao trở thành sáng tác nổi tiếng, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Là một thi sĩ nổi tiếng trong nền văn chương trung đại Việt Nam. Hồ Xuân Hương được đánh giá cao với tên gọi đầy ấn tượng bà Chúa thơ Nôm, đã có thể giúp ta hiểu được tài năng của bà đạt đến trình độ như thế nào. Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ xinh đẹp lại có tài sáng tác thơ ca, dù phụ nữ ngày xưa không được đi học và coi trọng tài năng. Bà trải qua những cuộc tình tan vỡ, và sau đó trái tim của người phụ nữ khao khát yêu thương ấy lại tổn thương lại xót xa và cay đắng, thấu hiểu được nỗi đau và số phận hẩm hiu của người phụ nữ thời xưa. Hồ Xuân Hương đã viết bài thơ Tự Tình 2 để kể về những nỗi đau của cuộc đời mình, sự cô đơn và số phận hẩm hiu của phụ nữ xưa.

Nhưng nếu chỉ như vậy thì bài thơ cũng như các tác phẩm khác về người phụ nữ, đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết

“đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Phụ nữ ngày xưa là phận hồng nhan bạc mệnh, càng đẹp số phận càng cay đắng. Người phụ nữ phải chịu bao lễ giáo hà khắc cực khổ, chịu quan niệm trọng nam khinh nữ của người đời. Với những người phụ nữ khổ đau ấy, các nhà thơ trung đại đã viết và ca ngợi về họ là những người “

một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Những nhà thơ đã viết về tình yêu của họ, viết về số phận và cuộc đời hẩm hiu, chuyện tình trái ngang. Nhưng nỗi đau ấy của phụ nữ không nói ra thành lời, họ khát vọng yêu và được yêu, nhưng họ không bày tỏ ra bên ngoài và giữ kín trong lòng bằng sự cam chịu như nàng Thúy Kiều trong “truyện Kiều” của Nguyễn Du, người phụ nữ có chồng chinh chiến trong thơ của Đặng Trần Côn. Nhưng với Hồ Xuân Hương, Bà vẫn viết về nỗi đau đau ấy, vẫn ca ngợi nhan sắc của người phụ nữ

“ đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

trơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm Khuya rồi mà người phụ nữ ấy vẫn còn thao thức bên chén rượu, say lại tỉnh vì một nỗi buồn về cuộc đời truân chuyên của mình. Từ trơ có nghĩa là trơ chọi, cô đơn cũng có nghĩa là sức chịu đựng của người phụ nữ khi phải đối diện với nhiều nỗi đau, nhà thơ dùng từ “cái hồng nhan” để nói về mình, về nhan sắc của mình, không được nâng niu, không được sống một cuộc sống hạnh phúc. Hồ Xuân Hương từng đau nỗi đau ấy, đã cất lên tiếng nói khao khát được yêu thương có một tình yêu đẹp từ sâu trong lòng mình mà nhiều người phụ nữ khác không thể hiện ra được:

“ xiên ngang mặt đất rêu từng đám

đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Hồ Xuân Hương hầu như khát vọng tình yêu của người phụ nữ bạc mệnh nhưng mình hiểu được cái gò bó khi phải chịu những lễ giáo phong kiến hà khắc, vì vậy mà bà đã thể hiện cá tính cái tôi táo bạo của mình qua những từ ngữ “xiên ngang, đâm toạc” hòn đá nhỏ bé mà có thể đâm toạc chân mây, đám rêu mỏng manh mà có thể xiên ngang mặt đất. Những mong muốn thật táo bạo trước đây các tác phẩm viết về người phụ nữ khác chưa từng có. Hồ Xuân Hương hiểu rằng người phụ nữ bạc mệnh họ cam chịu nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc, khao khát được sống cuộc sống công bằng, nhưng họ vẫn im lặng chịu đựng nhẫn nhịn. Bà muốn quẫy đạp giữa xã hội bất công và lên tiếng thay cho tất cả những người phụ nữ bạc mệnh, chỉ những người có trái tim yêu thương có sự táo bạo mạnh mẽ và sự thấu hiểu của bản thân mình cũng là hồng nhan nhan bạc phận như vậy, bà mới có thể thấu hiểu được nỗi lòng đó.

Giữa một thế giới văn học có nhiều lối đi, nhiều đề tài mà nhà văn cho mình có thể chọn lựa. Nhà văn không thể dẫm lên dấu chân của người khác, nhưng có thể đi chọn cùng một đề tài sáng tác với tác giả khác. Nam Cao là người đến sau trong văn học hiện đại Việt Nam, nhưng Nam Cao lại là nhà văn rất nổi tiếng và được đánh giá cao trong nền văn học hiện thực phê phán nước nhà. Xã hội Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám và xã hội thực dân nửa phong kiến với nhiều bức bối và vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm đó chính là người nông dân, đó là đề tài quen thuộc trong các sáng tác thời kỳ này đã có rất nhiều nhà văn thành công trong lĩnh vực viết về người nông dân như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…. Và nhân vật người nông dân trong các tác phẩm ấy được xây dựng thành công như chị Dậu….. Nam Cao là người đến sau, ông cũng viết về đề tài người nông dân, ông sáng tác nên những tác phẩm nổi tiếng và xây dựng nên hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám, giúp chúng ta thấy rằng người nông dân không chỉ phải chịu nỗi đau về vật chất sưu cao, thuế nặng cơm áo gạo tiền mà còn chịu nỗi đau đớn về  tinh thần, bị tha hóa lưu manh hóa nhân phẩm của mình, bị áp bức bất công của xã hội cũ. Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện rõ điều này và nhân vật Chí Phèo là nhân vật điển hình về người nông dân trước cách mạng tháng tám với những nỗi đau bi đát cay đắng, bi kịch cự tuyệt làm người. Chí Phèo từ nhỏ đã không có gia đình, bị bỏ rơi trên Lò Gạch cũ, lớn lên đi hết nhà này nhà khác…. Cuộc sống vất vả nhưng Chí vẫn là người lương thiện, với ước mơ khát vọng. Nhưng chính xã hội nhẫn tâm đã đẩy Chí vào bá kiến, chí trở thành con quỷ của Làng Vũ Đại, bị gạt sang bên lề của xã hội, khi Hắn chửi chẳng ai nói, chẳng ai quan tâm, nhân hình và nhân tính trở thành tên lưu manh manh côn đồ và chuyên làm những việc như đòi nợ cướp giật dọa nạt người khác. Khi gặp Thị Nở Chí đã sinh phần người, đã khao khát được làm bạn với mọi người, muốn trở lại làm người lương thiện nhưng xã hội tàn nhẫn ấy đã bóp chết ước mơ của hắn từ trong trứng nước. Chí không thể trở lại làm người được nữa, ước mơ ấy đã bị dập tắt khi mới nhen nhóm lên. Nam Cao hiểu được nỗi đau ấy, hiểu được sự tuyệt vọng ấy một người vì bị ép biến thành quỷ. Đến khi muốn hoàn lương thì xã hội ấy không cho phép, và những định kiến gay gắt, tàn nhẫn. Là người xuất thân từ tầng lớp nông dân, hơn ai hết Nam Cao hiểu được nỗi đau của người không được làm người của người nông dân bị áp bức đến tàn nhẫn, xót xa. Nam cao để Chí Phèo chết quằn quại trong vũng máu với tiếng kêu “ai cho tao lương thiện”, “không ta không thể trở thành người lương thiện được nữa”, tiếng kêu cứu đến tận trời xanh xanh, sâu vào tâm can người đọc. Nam Cao hiểu được nỗi đau ấy và đằng sau sự lạnh lùng ngòi bút là tình yêu thương và cảm thông sâu sắc vô cùng nỗi đau mất mát về tinh thần của Chí Phèo cũng như những người nông dân cùng thời phải gánh chịu. Nam Cao đã thay lời họ nói lên tiếng kêu than và đòi công bằng, tố cáo xã hội nhẫn tâm ấy. Đôi mắt thấu đời của ông đã để lại cho người đọc biết bao cảm xúc về một Chí Phèo với những bi kịch tinh thần khổ đau và đầy cay đắng, đôi mắt ấy đã cho người đọc thấy rằng “Chao ôi đối với những người xung quanh ta, nếu ta không tìm hiểu họ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu dốt bần tiện xấu xa và bỉ ổi toàn những thứ để cho ta tàn nhẫn không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương không bao giờ ta thương” (Lão Hạc) – Nam Cao. Chí Phèo đằng sau cái bề ngoài là con quỷ dưới thì vẫn là một người lương thiện, từng lương thiện và luôn khát khao làm người lương thiện. Chỉ qua đôi mắt của Nam Cao những điều ấy mới được thể hiện được bày tỏ.

Ý kiến của Gamzatop đã khẳng định: “Thiên chức của người nghệ sĩ, nhà văn khi có đôi mắt riêng. Biết nhìn nhận và khám phá chiều sâu tâm hồn của con người sẽ trở thành nhà Văn nhân đạo thực thụ”. Những nghệ sĩ tài năng và chân chính việc khám phá ra những điều nơi chiều sâu tâm hồn con người, nhà văn sẽ thêm đồng cảm thấu hiểu cho số phận con người. Người đọc hiểu thêm về những mảnh đời bất hạnh, những số phận khổ đau của những người cùng đồng cảm với họ, và thêm trân trọng trái tim tâm hồn người nghệ sĩ. Tác phẩm mang lại những sáng tạo ấy cho người đọc thêm yêu quý nhà văn, rút ngắn khoảng cách giữa người đọc với tác giả tác phẩm nghệ thuật mang đến thành công nổi tiếng hơn và ý nghĩa vị nhân sinh hơn.

Tự Tình 2 và Chí Phèo là hai tác phẩm có những sáng tạo và thể hiện cách nhìn mới mẻ của tác giả, và chiều sâu tâm hồn con người. Hai tác phẩm với hai tác giả nổi tiếng đã nói lên được những tiếng lòng cao cả, tiếng nói nhân đạo sâu sắc cho những số phận con người khổ đau bất hạnh trong xã hội đầy tàn nhẫn và bất công. Hồ Xuân Hương và Nam Cao là 2 tác giả có đôi mắt riêng, được thể hiện và khám phá tìm tòi ra những cái chôn giấu trong tâm hồn con người. Vì vậy cả hai người là tác giả nổi tiếng được yêu quý và nhớ đến./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *