Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 , đề 7

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỀ ĐỌC HIỂU VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019

 ĐỌC HIỂU (3,0điểm)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vào giờ này năm ngoái, không nhiều người trong giới báo chí cũng như người dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là “fake news” – tin giả. Trước nữa lại càng không. Quan niệm phổ biến trong thời đại hiện nay là ai cũng trở nên thông minh, vả lại, có rất nhiều thiết bị thông minh quanh mình – cái gì cũng được gắn thêm từ smart(*), từ nhà cửa, xe hơi, thẻ thanh toán cho đến điện thoại – nên không dễ bị lừa.

Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà một tin tức hoàn toàn bịa đặt như việc ngôi sao điện ảnh Keanu Reeves tuyên bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua rằng “những nhân vật tinh túy ở Hollywood đã dùng máu của trẻ sơ sinh để thăng tiến”đã đứng đầu danh sách nội dung tìm kiếm trên YouTube và lan truyền như virus trên Facebook với hơn 26.000 lượt tương tác chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. 

Đó là một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần mềm chat(**) hoặc các mạng xã hội.

[..]Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đến vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát tới cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm đến người dùng. Fake news cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó.

Fake news không chỉ bóp méo thông tin theo kiểu vô thưởng vô phạt, fake news không chỉ là câu chuyện cắt dán tin tức bừa bãi để kiếm tiền quảng cáo…Hơn thế, fake news đang làm gia tăng tình trạng nhục mạ các cá nhân, làm cho doanh nghiệp, tổ chức lao đao khốn khổ, fake news thậm chí còn được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội…

(Lê Quốc Minh – Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí, dẫn theo VietnamPlus)

(*) smart: thông minh.

(**) chat: trò chuyện, trao đổi trực tiếp qua mạng.

Câu 1(NB): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Trả lời:Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.5 điểm)

Câu 2(TH): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là fake news (tin giả)?

Trả lời:Có thể diễn đạt nhiều cách, nhưng cần nêu rõ ý hiểu vềkhái niệm fake news (tin giả): những tin tức bịa đặt hoàn toàn hoặc bị bóp méo, làm sai lệch so với thông tin ban đầu để mua vui hoặc có mục đích xấu.0.5 điểm)

Câu 3(TH):Vì sao tác giả cho rằng: fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội?

Trả lời:Tác giả cho rằng fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội vì:

+Nhờ tác động của mạng xã hội, fake news lan truyền với tốc độ chóng mặt, tự động tiếp cận và tấn công người dùng…(0.5 điểm)

+Tác hại mà fake news gây ra vô cùng khủng khiếp. Đó là những tấn thảm kịch liên quan đến cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp và toàn thể xã hội. (0.5 điểm)

Câu 4(VD):Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội?

Trả lời:Học sinh có thể diễn đạt linh hoạt nhưng cần nêu rõ cách ứng xử của mỗi cá nhân để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội, đồng thời cần có lí giải thỏa đáng.VD: biết cách phân biệt tin tức với quảng cáo; kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ; có thái độ kiên quyết đấu tranh để cải chính những tin tức giả mạo sai sự thật trên mạng xã hội; không nên tìm kiếm thông tin tràn lan mà chỉ nên theo dõi và tin tưởng những trang báo mạng có uy tín…(1.0điểm)

 LÀM VĂN(7.0 điểm)

 

Câu 1(VDC):(2.0 điểm)

Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc truyền bá những thông tin sai lệch, giả mạo trong cuộc sống hiện nay.

Trả lời:(2.0 điểm)

a) Nội dung trình bày:(5 điểm)

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác hại của việc truyền bá những tin tức sai lệch, giả mạo trong cuộc sống hiện nay. (0.25điểm)

– Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận: (1.0 điểm)

+ Việc truyền bá những tin tức giả mạo, sai lệch có biểu hiện phức tạp: tạo ra tin tức giả để giải trí, mua vui; bóp méo thông tin để thu lợi cho mình hoặc hạ thấp người khác; tuyên truyền cho các mục đích chính trị…

+ Tác hại của việc truyền bá những tin tức giả mạo, sai lệch: gây hoang mang dư luận; khiến cho mọi người nghi ngờ, mất niềm tin; gây rối loạn trật tự xã hội; làm thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần đối với cá nhân và tập thể…

+ Cần phân biệt việc truyền bá những tin tức giả mạo, sai lệch với thái độ dũng cảm đấu tranh để phơi bày chân tướng sự thật trước công luận…

– Liên hệ và rút ra bài học. (0.25điểm)

b) Hình thức trình bày(25điểm)

– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, mạch lạc

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

c) Sáng tạo(25điểm)

Câu 2(VDC):(5,0 điểm)

Phân tích sự thay đổitrong nhận thức của nhân vật nghệ sĩ Phùng(Chiếc thuyền ngoài xa– Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 Tập hai, Nxb Giáo dục, 2015). Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ được nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.

Trả lời:

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

a) Nội dung trình bày(75 điểm)

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận(0.5 điểm)

– Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật nghệ sĩ Phùng(2.0 điểm)

+ Qua hai phát hiện về cảnh biển tuyệt đẹp lúc bình minh và cảnh bạo hành xấu xí, man rợ trong gia đình hàng chài, Phùng sững sờ, kinh ngạc nhận ra cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà luôn chứa đựng nhiều nghịch lí, luôn tồn tại những mặt đối lập, mâu thuẫn…

+ Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, Phùng hiểu rõ hơn những uẩn khúc ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu hơn về vẻ đẹp trong tâm hồn người đàn bà (lòng vị tha, đức hi sinh, sự từng trải sâu sắc…). Phùng cũng hiểu hơn về Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa (lòng tốt và pháp luật là rất cần thiết nhưng phải được đặt trong hoàn cảnh thực tế phù hợp). Phùng còn hiểu hơn về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách suy nghĩ, nhìn nhận về cuộc đời và con người)…

– Bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Nguyễn Minh Châu: (1.0 điểm)

+ Khắc khoải lo âu về thân phận con người trước sự hoành hành của cái xấu, cái ác và cảnh báo về nguy cơ gia tăng của bạo lực…

+ Tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh  những vẻ đẹp người còn tiềm ẩn, khuất lấp…

+ Gợi ra những giải pháp thiết thực để đưa con người thoát khỏi cảnh ngộ nghèo khổ, tăm tối…

– Đánh giá chung (0.25điểm)

b) Hình thức trình bày(75điểm)

– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

c) Sáng tạo(5điểm)

– Thể hiện cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới, mang tính phát hiện về vấn đề cần nghị luận.

– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…)

Lưu ý chung:

  1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng cả yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.
  3. Cho điểm lẻ tới 0.25; không làm tròn điểm số của bài.

 

Đề trắc nghiệm khách quan

 

Câu 1(NB):  Đâu là đặc điểm của phong  cách ngôn ngữ khoa học?

A.Tính khái quát, trừu tượng

  1. Tính hình tượng

C.Tính thông tin, thời sự

  1. Tính khuôn mẫu

Câu 2(NB): Dòng  nào dưới đây là đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975?

  1. Nền văn học được hiện đại hóa.
  2. Nền văn học mang tính quy phạm.
  3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hướng lãng mạn.
  4. Nền văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa.

Câu 3(NB): Chức năng của phần mở bài trong bài văn nghị luận là  gì?

A.Triển khai chi tiết vấn đề cần nghị luận.

  1. Nêu đánh giá khái quát về vấn đề cần nghị luận .
  2. Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận.
  3. Tạo giọng điệu linh hoạt cho bài viết.

Câu 4(TH): Trong câu thơ  “Chiến  trường đi chẳng tiếc đời xanh”  (“Tây Tiến” – Quang Dũng), tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Ẩn dụ
  2. Hoán dụ
  3. So sánh
  4. Nhân hóa

Câu 5(TH):Tác phấm “Tuyên  ngôn Độc lập” thể hiện đặc điểm phong cách nghệ thuật nào của Hồ Chí  Minh?

  1. Lời lẽ giản dị, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
  2. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục.
  3. Hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén.
  4. Kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại.

Nguồn  : Đề tập huấn nhóm Thái Bình

Họ và tên: Lương Thị Tuyết Mai

Họ và tên: Trần Văn Binh

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *