Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019. đề 6

Đề thi THPT Quốc Gia

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

(Thời gian làm bài: 120 phút)

(Không kể thời gian phát đề)

Đề thi gồm   02  trang

PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

…Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.  Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động. Trong thế kỉ của mình, các em đang chứng kiến những biến đổi khí hậu bất thường, của nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, của môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. 

Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa? 

Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không”?

Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm  của mỗi người.  Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.

(…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất.  Đối mặt để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21…

 ( Bài phát biểu trong lễ  khai giảng năm học 2017-2018

Thầy Nguyễn Minh Quý – Hiệu trưởng THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng, 05/9/2017)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Người viết đã chỉ ra những thách thức nào mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỉ 21?

Câu 3. Trong đoạn văn cuối, tác giả chủ yếu sử dụng  biện pháp tu từ gì? Phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy.

Câu 4.Xác định thông điệp  có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua nội dung phát biểu của thầy giáo trong văn bản được trích dẫn ở phần Đọc hiểu và giải thích vì sao?

 LÀM VĂN:

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm được đưa ra trong văn bản được trích dẫn ở phần Đọc hiểu: Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi con người.

Câu 2. Làm văn (5,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng qua những đoạn trích dưới đây:

(…) Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

(…) Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.

(Chiếc thuyền ngoài xaNguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr.70,77-78)

Từ đó liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Huấn Cao trong cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân)(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016).

———Hết———–

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

NHÓM TỈNH QUẢNG NINH

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Bài thi: NGỮ VĂN

(Đáp án – thang điểm gồm có 02 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phong cách ngôn ngữ: chính luận 0.5
2 Người viết đã chỉ ra những thách thức mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỉ 21: biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, thay đổi nghề nghiệp 0.5
3 – Đoạn văn cuối tác giả chủ yếu sử dụng  biện pháp tu từ: điệp cấu trúc: Đối mặt với + cụm từ chỉ những điều chưa tốt/còn thiếu

– Hiệu quả:

+ Tạo âm hưởng, nhịp điệu giục giã cho câu văn.

+ Nhấn mạnh, khẳng định sự cần thiết của thái độ dũng cảm đối mặt với những điều chưa tốt của bản thân, nhận ra để sửa đổi, để sẵn sàng đương đầu với những thách thức của thời đại, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa.

1.0
4 – HS có thể nêu một số thông điệp quan trọng mà thầy giáo muốn nhắn gửi  đến các em học sinh qua nội dung phát biểu:

Ví dụ:

+ Cần chuẩn bị tâm thế để lựa chọn nghề nghiệp, tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại và nghề nghiệp trong tương lai để có lựa chọn đúng

+ Cần dũng cảm để thay đổi, phải có sự dũng cảm mới có sự thay đổi

+ Cần đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, không nên lảng tránh, bị động mà cần chủ động linh hoạt

+ Cần có tư duy phản biện, tư duy này cần được rèn luyện để giúp con người trưởng thành trong một xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh chóng…

– Học sinh đưa ra những lí giải hợp lí thuyết phục.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

II LÀM VĂN 7.0
1 Viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm được đưa ra trong văn bản được trích dẫn ở phần Đọc hiểu: Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi con người. 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi con người.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của  sự dũng cảm đối với sự thay đổi của con người.  Có thể theo hướng sau:

– Sự dũng cảm giúp con người đương đầu, vượt qua hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống để đi đến với thành công; có lối sống sống mạnh mẽ, chủ động, tích cực, hết mình, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với cái xấu, tiêu cực để tạo nên những thay đổi tốt đẹp hơn.

– Mỗi người cần rèn luyện sự dũng cảm và có ý thức thay đổi; nhưng phải dựa trên sự hiểu biết, tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Phê phán thái độ sống ỷ lại, hèn nhát, yếu đuối, không dám thay đổi.

1.0
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo : Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25
2 Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Phùng qua hai đoạn văn… Từ đó liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Huấn Cao trong cảnh cho chữ… 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Phùng qua hai đoạn văn trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa 0.5
* Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Phùng qua hai đoạn văn:

– Một nghệ sĩ tài năng, tâm huyết với nghề:

+ Luôn khao khát, kỳ công săn tìm cái Đẹp…

+ Nhạy cảm phát hiện cái Đẹp…

+ Giàu rung cảm trước cái Đẹp…

+ Biết sáng tạo cái Đẹp (bức ảnh nghệ thuật)…

2.0
– Một người nghệ sĩ giàu lòng trắc ẩn và tình yêu thương:

+ Có trách nhiệm trong nghề, luôn trăn trở vì bức ảnh nghệ thuật chưa phản ảnh được hết bức tranh phức tạp của cuộc đời.

+ Có trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương, luôn ám ảnh về số phận, phẩm chất của người đàn bà hàng chài và cuộc sống, con người thời hậu chiến.

* Liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Huấn Cao trong cảnh cho chữ

– Nghệ sĩ thư pháp, yêu thiết tha cái Đẹp, có khả năng sáng tạo cái Đẹp (cho chữ)

– Người anh hùng có khí phách hiên ngang, con người có thiên lương trong sáng và lành vững.

– Tha thiết gìn giữ thiên lương lành vững cho con người (lời khuyên dành cho quản ngục)

0.5
* Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn hai nhân vật:

–   Tương đồng: Đều là những nghệ sĩ yêu cái Đẹp, có khả năng sáng tạo cái Đẹp, đồng thời luôn trăn trở vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.

–  Khác biệt:

+ Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Phùng: nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn trăn trở, suy ngẫm, gợi mở những triết lí sâu xa về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, nghệ sĩ với cuộc sống trong thời hậu chiến.

+ Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Huấn Cao: nghệ sĩ thư pháp, mang vẻ đẹp lí tưởng, chiến đấu, hi sinh để bảo vệ cái đẹp trong xã hội phong kiến đen tối, bạo tàn.

0.5
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

——— Hết ———

 

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): “dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…, làm cho những đối tượng được nói đến như hiện ra trước mắt người đọc” là kiểu văn bản gì?

A.Miêu tả

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Thuyết minh

Câu 2 (NB): Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải của văn học trung đại Việt Nam?

  1. Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)

B.Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

  1. Truyện Kiều (Nguyễn Du)
  2. Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)

Câu 3 (TH): Trong những câu sau, câu nào không phải là nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam ?

  1. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
  2. Lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái
  3. Gắn bó tha thiết với thiên nhiên

D.Yêu chuộng cái đẹp mang tính hoành tráng, đồ sộ.

Câu 4 (TH): Tại sao nói thơ trữ tình là thể loại biểu hiện rõ nhất đặc điểm của văn bản biểu cảm?

  1. Vì thơ trữ tình miêu tả thế giới nội tâm con người.
  2. Vì thơ trữ tình giàu nhạc tính, có vần, nhịp.
  3. Vì thơ trữ tình miêu tả rõ nét hình ảnh con người và cuộc sống.
  4. Vì thơ trữ tình vừa bộc lộ cảm xúc vừa có khả năng truyền cảm mạnh mẽ.

Câu 5 (TH): Trong hai câu thơ sau:

“Mẹ ơi lau nước mắt

Làng ta giặc chạy rồi” (Ta đi tới – Tố Hữu)

Từ “nước mắt” ở đây có nghĩa là:

  1. Không chỉ nói về nước mắt mà còn là biểu tượng của đắng cay, tủi nhục.
  2. Không chỉ nói về nước mắt là còn là biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc.
  3. Nỗi vui mừng của nhân dân ta vì đất nước độc lập.
  4. Sự đắng cay tủi nhục của nhân dân ta trong thời kì bị xâm lược.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *