Thuyết minh về hiện tượng thiếu lòng biết ơn đối với quá khứ của giới trẻ ngày nay

Đề thi khối 11

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(Dẫn văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học)

Trả lời các câu hỏi sau (Theo ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
Đồng đội ta
là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

Bạn ta đó
chết trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công.

( Giá từng thước đất, Chính Hữu)

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản.

Câu 2: Tìm những từ ngữ thể tình cảm của những người đồng đội trong văn bản.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 4: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ:

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công.

Câu 5: Nêu những bài học cuộc sống rút ra từ văn bản.

LÀM VĂN (6,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về hiện tượng thiếu lòng biết ơn đối với quá khứ của giới trẻ ngày nay.

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Xác định nhân vật trữ tình: Người chiến sĩ / người lính

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
2  Tình cảm của những đồng chí đồng đội trong văn bản
Chia nhau một mẩu tin nhà
cùng nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được từ 2 ý như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời 01 ý : 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,75
3 Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc: chia nhau + cụm danh từ, cụm động từ

 chia nhau:  một trưa nắng, một chiều mưa
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

Tác dụng:

– Tạo ra sự liên kết trong văn bản, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu thơ

– Cụ thể hóa kí ức của người lính về đồng đội, nhấn mạnh vào vất vả hy sinh của người lính trong chiến tranh.

– Thể hiện thái độ tình cảm yêu quý, trân trọng của người chiến sĩ với bạn bè, đồng đội, tình yêu cuộc sống , yêu đất nước.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng hình ảnh nhân hóa: 0,25 điểm

– HS không chỉ ra BPTT trong văn bản, chỉ nói được tác dụng cho tối đa:0,5

– Trả lời được 2 ý tác dụng tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm – Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa.

1,0
4 Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công.

“ Nằm xuống”: Nói giảm nói tránh về cái chết của người lính

“ tư thế tiến công” ý chí chiến đấu, tư thế xông lên giết giặc

=> những chàng trai hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, khi mất đi tay vẫn chưa rời báng súng vẫn trong trạng thái đấu tranh chống quân thù

=> ngợi ca sự anh dũng, tình yêu đất nước và ý chí quyết tâm đánh giặc của một thế hệ anh hùng .

– Trả lời được từ 2 ý như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được phần giải thích chưa rút ra ý nghĩa: 0,25 điểm

– HS chỉ nêu ý nghĩa không giải thích: 0,75

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0
5 Học sinh rút ra được ít nhất 02 bài học sống có ý nghĩa tích cực đối với bản thân.

Có thể theo các hướng sau:

– Gắn bó với những điều bình dị nhất

– Yêu thương, quý trọng công sức của thế hệ đi trước

– Sống trách nhiệm và cống hiến mỗi ngày

….

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời nội dung bám theo hướng dẫn đáp án: 0,5 điểm

– HS chỉ làm được1/2 yêu cầu đáp án: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không hợp lí hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,75
  VIẾT 6,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

0,5
    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết minh về hiện tượng sống không biết nhớ đến nguồn cội của giới trẻ ngày nay 0,5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

3,5
II   * Mở bài: Giới thiệu hiện tượng sống của tuổi trẻ hiện nay đang dần thực dụng, quên cội nguồn

Hiện tượng đó ngày càng xâm lấn vào mọi lĩnh vực cuộc sống

* Thân bài:

– Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh

Truyền thống của dân tộc: Uống nước nhớ nguồn nhưng qua mỗi một thời kì lịch sử càng gần với cuộc sống đầy đủ ấm no con người càng trở nên ích kỷ, quên đi công lao của cha ông đi trước. Hiện tượng ấy xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là những cá thể sống quên đi tình nghĩa, vô cảm với mọi người xung quanh. Đâu đó ta vẫn bắt gặp, có người đi ngược lại với đạo đức con người, đối xử bất hiếu với cha mẹ, xúc phạm nhân phẩm thầy cô.

– Cung cấp thông tin về sự vật, hiện tượng được thuyết minh theo một trong các trình tự sau:

+ Nguyên nhân

Nguyên nhân bắt nguồn chính từ lối sống hưởng thụ, quen nhận chứ không biết cống hiến cho đi. Nguyên nhân khách quan do đời sống hiện đại, con người xa cách, trở nên vô cảm ích kỷ hơn đồng thời do thời gian thay đổi dần ý thức hệ của mỗi người, một số quốc gia dân tộc lại chưa chú trọng những hoạt động giáo dục và tuyên truyền về truyền thống dân tộc.

 – hệ quả

Một thế hệ trở thành gánh nặng cho xã hội , phá hủy truyền thống công sức cha anh

Những con người sống ích kỷ, thụ động, không có tư duy sáng tạo

– giải pháp.

Tuyên truyền, nhắc nhở tuổi trẻ thái độ sống tích cực

Giúp mỗi cá nhân có trải nghiệm về cuộc sống thực tế, có suy nghĩ đúng đắn

Cần có nỗ lực tinh thần tự cường của thế hệ mình, tiếp tục hành trình sống của cha ông đi trước

+ Triển khai theo diễn biến trong thời gian

Theo thời gian đôi khi con người lãng quên đi nhữn khó khăn, nguồn cội, hoặc có những thế hệ mới sẽ thay thế cách sống cách làm việc như trước đây. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển .

CHúng ta nhận thức rõ cần có một thế hệ trẻ kế thừa phát huy chứ không thể phủ nhận quá khứ, xây dựng tương lai không cần nền móng có trước của cha anh.

CHính vì vậy muốn thay đổi thực trạng cuộc sống này cần có thời gian nhưng cần có sự kiên quyết kịp thời bởi càng để lối sống hưởng thụ vô cảm, thiếu trách nhiệm, lòng biết ơn xâm nhập thì xã hội ta càng bị băng hoại những giá trị tốt lành

* Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm.

– Trình bày đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 2,25 điểm – 2,75 điểm

– Trình bày chưa đầy đủ và chưa sâu sắc: 1,25 điểm – 2,25 điểm.

   – Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm.

   – Học sinh không làm bài: 0,0 điểm.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nội dung phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
10,0    

 

BÀI THAM KHẢO

Vũ trụ quanh ta tồn tại bình minh và hoàng hôn, ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, tốt đẹp và xấu xa,… Trong đó, sự đối lập giữa quá khứ và tương lai là điều chi phối con người nhiều nhất. Nếu không có lịch sử và thế hệ đi trước sẽ không có tương lai và cuộc sống tốt đẹp hôm nay. Nhưng cùng dòng chảy hiện đại, giới trẻ đã và đang dần thực dụng thờ ơ, thiếu lòng biết ơn đối với quá khứ. Hiện tượng ấy đang dần lan nhanh không chỉ là trào lưu mà còn đang dần biến thành cách sống của một thế hệ được xem là tương lại của đất nước

Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” Đó là lời khuyên chân thành về lòng biết ơn cần có của con người. Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Ngày nay lối sống đẹp ấy vẫn còn nhưng đâu đó quanh ta đang dần du nhập thói xấu của những bạn trẻ bồng bột, đã ích kỷ vô tâm, quên đi quá khứ, sống không biết cống hiến biết trân trọng thành quả những người xung quanh. Họ chạy theo lợi ích vật chất, họ quên đi nguồn cội, họ hàng công lao mẹ cha thầy cô. Họ sống vội sống ngắn, gấp gáp hưởng thụ với chủ nghĩa hiện sinh ít người chia sẻ hay cảm thông với vất cả của đấng sinh thành, trân trọng tri ân những người đã giúp đỡ mình.

Chúng ta đừng xem đây là một hiện tượng ít gặp. Hiện tượng này ban đầu bắt nguồn từ chính nguyên nhân chủ quan là chúng ta. Cuộc sống hiện đại, con người càng được giải phóng tự do thì khoảng cách tình cảm càng xa vời. Nhiều cá nhân sinh ra không phải chịu cảnh vất vả thiếu thốn sẽ hình thành thói sống hưởng thụ. Những còn người ít trải nghiệm quen có người giúp đỡ hỗ trợ lại càng tạo ra tính cách ích kỷ và biết ơn . Nguyên nhân của hiện tượng này cũng đến từ thế giới khách quan. Khi xã hội xa cách mọi giao tiếp chỉ dựa vào thiết bị điện tử dẫn tới mối quan hệ xã hội lỏng lẻo. Giới trẻ sẽ dần có cơ hội tiếp xúc đời sống mới mẻ, xa rời giá trị truyền thống để quên đi những năm tháng gian lao của cha anh đấu tranh cho hòa bình ấm no ngày nay. Đồng thời càng giàu có, đủ đầy con người lại càng quên bài học giáo dục để tuổi trẻ sống trách nhiệm không lãng quên quá khứ. Lòng biết ơn củamỗi người không phải là cần con phải trả lại công ơn, mà đơn thuần là thái độ trân trọng những giá trị về vật chất và tih thần mà mình đang được hưởng thụ mỗi ngày.  Nguyên nhân nữa khiến ngay từ nhỏ chúng ta quen với sự ích kỷ do chính cha mẹ đang nuông chiều, đang sống hộ, làm hộ con cái mà chưa dạy trẻ biết hết vai trò của: lòng biết ơn, lòng trung thực…

Từ những nguyên nhân trên chúng ta nhận thấy hệ quả lớn lao của thái độ sống thiếu cội nguồn không biết ơn quá khứ. Khi mỗi người thoát ra khỏi đói khát, thiếu thốn, như một trào lưu, chúng ta đã lấy vật chất làm thước đo duy nhất giá trị con người. Hệ quả là chủ nghĩa thực dụng lên ngôi và những gì đang diễn ra như một tất yếu của một tiến trình nhân quả. Thế hệ tương lai sẽ trở nên tính toán, đặt lợi ích lên trên nhiều hơn sự cống hiến hy sinh. Xã hội xuất hiện lớp người không nỗ lực nhưng muốn được sống đầy đủ hưởng thụ. Chúng ta ban đầu chỉ là việc làm vô thức sau thành thói quen thành tính cách tạo lên một thế hệ vô cảm máy móc, sống thiếu ý thức cộng đồng, thiếu tinh thân trách nhiệm. Thói sống ích kỷ ấy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội, gây rạn nứt các mối quan hệ gia đình bạn bè. Đồng thời lịch sử dân tộc sẽ bị phai nhạt đồng hóa, dẫn đến mỗi Quốc gia sẽ chẳng còn bản sắc, còn tự tôn cá nhân.

Các bạn đã bao giờ nghĩ tới giải pháp khắc phục hiện tương này chưa? Có ai trong chúng ta là không nhớ đến câu ca:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba”

Hay lời dạy mãi mãi muôn đời ghi nhớ của chủ tịch Hồ Chí Minh

“Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Bởi vậy mỗi chúng ta cân thay đổi đầu tiên từ ý thức của chính mình. Mỗi ngày ta đang sống là một ngày ta học hỏi tiếp thu điều mới mẻ nhưng không quên những giá trị văn hóa văn hiến lâu đời chảy trong dòng máu dân tộc. Chúng ta cần có thêm nhiều hoạt động Tuyên truyền, nhắc nhở tuổi trẻ thái độ sống tích cực, động viên các bạn trẻ tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, Giúp mỗi cá nhân có trải nghiệm về cuộc sống thực tế, có suy nghĩ đúng đắn. Cần phải biết nhắc nhở bản thân và những người quanh ta mỗi ngày tìm thấy giá trị của chính mình từ sự cống hiến hôm nay. Và hơn hết chính chúng ta khi tuổi đời còn trẻ, trong trong giai đoạn tìm đường, nhận được, cần có nỗ lực tinh thần tự cường của thế hệ mình, tiếp tục hành trình sống của cha ông đi trước

Theo thời gian đôi khi con người lãng quên đi nhữn khó khăn, nguồn cội, hoặc có những thế hệ mới sẽ thay thế cách sống cách làm việc như trước đây. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển . Chúng ta nhận thức rõ cần có một thế hệ trẻ kế thừa phát huy chứ không thể phủ nhận quá khứ, xây dựng tương lai không cần nền móng có trước của cha anh. Chính vì vậy muốn thay đổi thực trạng cuộc sống này cần có thời gian nhưng cần có sự kiên quyết kịp thời bởi càng để lối sống hưởng thụ vô cảm, thiếu trách nhiệm, lòng biết ơn xâm nhập thì xã hội ta càng bị băng hoại những giá trị tốt lành. Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng: “Quá khứ là kinh nghiệm, hiện tại là đấu tranh, tương lai là do mình mình quyết định”. Hãy biến những giá trị tốt đẹp của cha ông thành hành trang giúp mỗi cá nhân vững bước, khám khá hiện thực và dựng lên tương lai. Hãy tập cho mình thói quen biết nói lời cảm ơn . Lòng biết ơn, lòng tri ân là tiêu chí văn hóa cơ bản của con người văn minh, lịch sự. Cách diễn đạt lời nói cũng là biểu hiện của giá trị con người. Hãy học cách bày tỏ lòng cảm ơn trong mọi tình huống của cuộc sống!

Vấn đề chúng tôi đưa ra hôm nay là hiện tượng tuổi trẻ đang lãng quên quá khứ, không biết trân trọng và biết ơn những điều làm nên giá trị hôm nay của chính họ. Những cá nhân này vẫn đang còn tồn tại quanh ta, chính chúng ta cũng cần nghiêm khắc nhận ra đúng sai, phải trái của mình, hạn chế những điều ích kỷ, thờ ơ, biết trân trọng, tri ân giá trị tốt đẹp của quá khứ. Chỉ có vậy chúng ta mới thấy được ý nghĩa của sự sống đang ở quanh ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *