Số phận người nông dân qua hai tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Vợ Nhặt của Kim Lân

Bài văn mẫu HSG

Đề bài : Số phận người nông dân qua hai tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Vợ Nhặt của Kim Lân.

Bài văn mẫu so sánh Chí Phèo và Vợ Nhặt

Mở bài :

Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam  thường khai thác một khía cạnh phổ biến đó là tình cảnh bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám .Trong số những trang văn cảm động về người nông dân phải kể đến hai truyện ngắn nổi bật : Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân . Với ngòi bút sắc sảo, tinh tế, Nam Cao và Kim Lân đã đưa ta đi sâu vào khám phá cuộc sống, vẻ đẹp của những người nông dân Việt Nam. Mặc dù cả hai nhà văn viết về cùng một đối tượng những điểm nhìn của hai nhà văn lại có những nét tương đồng và khác biệt đầy mới lạ.

Thân bài

Khái quát về hình ảnh người nông dân trong văn học

Quả không sai khi nói rằng “ Nhiệm vụ đầu tiên của nhà văn là vạch ra những đau khổ của nhân loại những bất công trong xã hội, bênh vực kẻ yếu, an ủi kẻ nghèo và xây dựng một tương lai rực rỡ, để mọi người hiểu nhau  hợp tác với nhau hơn, không ai thù oán nhau, tranh giành bóc lột nhau . Văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời. với con mắt nhân đạo sâu sắc, cùng những tình cảm đặc biệt dành cho người nông dân, Nam Cao và Kim Lân đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh về tình cảnh chung của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là một xã hội với đầy những bất công ngang trái người nông dân phải chịu một lúc nhiều chồng áp bức khiến con người mất đi những nét đẹp vốn có. Họ phải cùng nhau chịu nỗi đau về mặt vật chất. Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn sáng ngời những phẩm chất cao quý, tốt đẹp của những con người Việt Nam. Dù bị đẩy đến đường cùng chỉ dẫn chứng tỏ mình là một con người lương thiện, dù bị cái đói đeo bám nhưng thì vẫn thể hiện đầy đủ nét đẹp của người Việt Nam khi phải đối diện với cái đói và cái chết.

Bất cứ nhà văn nào muốn khẳng định sự tồn tại của mình trong đời sống văn học thì phải tạo cho mình một phong cách riêng với tính sáng tạo riêng vì đây là một chuẩn giá trị trong sáng tạo nghệ thuật để xác định nhà văn này với nhà văn kia.

Muốn vậy nhà văn phải tự tìm cho mình một lối đi riêng biệt với hình thức diễn tả mộc mạc . Cùng viết về một đề tài người nông dân nhưng Nam Cao và Kim Lân đã tìm được những hướng đi riêng biệt không thể hòa lẫn tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Hình tượng Chí Phèo trong truyện của Nam Cao

Nam Cao được mệnh danh là nhà văn của những người nông dân ông là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, mặc dù viết về người nông dân nhưng tác phẩm đã làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật mới mẻ và đúng đắn: “ Văn chương không cần những người thợ khéo tay chỉ biết làm theo một kiểu mẫu đưa cho văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khởi và sáng tạo ra những gì chưa có”.

“Chí Phèo” của Nam Cao viết về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Không cùng thời, Nam Cao không thể hiện nỗi đau về vật chất mà đi sâu vào bi kịch tinh thần và nhân vật phải chịu đựng. Cả cuộc đời trí là một con số 0 tròn trĩnh không nhà không cửa không một tấc đất cắm dùi, không cha, không, ngay từ khi sinh ra cha mẹ đã không nhìn nhận hắn. Hắn bị gói trong cái váy đụp, bỏ rơi trong cái lò gạch cũ bỏ  không, vắng người qua lại. May mắn thay một anh thả ống lươn đi qua đã nhặt được hắn. Từ đó hắn sống trong sự cưu mang của cả dân làng Vũ Đại.

Năm 20 tuổi hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, khi đó Chí là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ hắn luôn có một ước mơ bình dị, có một cái nhà nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê vợ dệt vải rồi chúng bỏ một con lợn ra nuôi làm vốn khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Vì thói dâm dục của bà ba nhà Lý Kiến và tính hay ghen của ông ta đã vô tình đẩy Chí vào bi kịch đáng sợ, bi kịch bị cự tuyệt làm người.  Chí bị đẩy vào tù dưới sự nhào nặn của nhà tù thực dân , hắn đã trở thành một con quỷ. Để rồi khi hắn ra tù chẳng ai nhận ra hắn hắn về lớp này trông khác hẳn trong đặt như thằng Sang đá không ai nhận ra hắn là ai hắn về hôm trước hôm sau đã thấy hắn ngồi uống rượu với thịt chó không chỉ nhân hình mà nhân tính hắn cũng đã thay đổi. Với khuôn mặt đầy vết sẹo chằng chịt cùng với tiếng chửi bước đi khật khưỡng bản tính tốt đẹp của anh chí ngày xưa đã mất đi thay vào đó là một linh hồn của quỷ. Hắn đã trở thành con người quỷ dữ của cả làng Vũ Đại khiến ai nhìn cũng phải khiếp sợ.

Những tưởng rằng cuộc đời của Chí sẽ trượt dài trên con đường của sự tha hóa và biến chất nhưng với tấm lòng nhân đạo của một nhà văn, Nam Cao đã cho Thị Nở gặp Chí Phèo. Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng định mệnh đã khơi dậy trong Chí biết bao phần người đã mất Chí cảm thấy yêu Thị, chính đôi bàn tay và bát cháo hành của thị chăm sóc khi hắn ốm khiến hắn khao khát được trở về làm người, hoặc hắn Cảm thấy ân hận. Hắn luôn khao khát Thị Nở và tình yêu của thị sẽ là cây cầu nối để đưa hắn về thế giới loài người, nhưng hắn đâu biết rằng Thị Nở và tình yêu của thị cũng giống như cây cầu vồng lung linh bảy sắc xuất hiện và biến mất sau cơn mưa. Chí chưa bước chân lên cầu mà cây cầu đã rút ván vậy .Lý do gì đã khiến chí phải đau đớn như vậy ?có lẽ đó là do định kiến của xã hội lúc bấy giờ.

Lời nguyền rủa mà bà cô trút lên đầu Thị Nở chính là đại diện cho định kiến của Làng Vũ Đại dành cho Chí. Họ thật sự chưa có nhận thức đầy đủ để giang rộng vòng tay đón chị trở về làm người khiến chí phải tìm đến cái chết đầy tuyệt vọng và bất lực để vùng vẫy thoát khỏi bi kịch đau đớn ấy chí đã xách dao đến nhà Bá Kiến để đổi lương thiện. Chính Lúc này hắn hiểu hơn bao giờ hết ai mới chính là kẻ khiến cho mình bị xóa tên khỏi cuốn sổ của những con người lương thiện? Ai mới là người khiến hắn sinh ra là một con người nhưng không được chấp nhận là con người? Câu hỏi của chí “ai cho tao lương thiện?”,  “Làm thế nào để mất đi những vết mảnh chai trên mặt này? “Vút lên đầy đau đớn xoáy sâu vào tâm can người đọc đánh thẳng vào bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Nhát dao của chí đã vùng lên kết liễu cuộc đời của tên cáo già Bá Kiến và tự giải thoát cho cuộc đời của mình. Mặc dù chí đã chết nhưng vẫn còn đó ám ảnh trong lòng ta về một chí phèo đang lớn tiếng đòi quyền làm người một quyền cơ bản mà lẽ ra ai cũng có.’

Hình ảnh người nông dân trong Vợ Nhặt- Kim Lân

Khác với Nam Cao, Kim Lân viết về người nông dân của mình trong bối cảnh cái đói năm 1945. Cái đói kinh hoàng nhất trong lịch sử lúc bấy giờ, cái đói khiến cho hơn hai triệu người phải chết khiến ta dễ dàng bắt gặp ba, bốn cái thây người nằm cong keo trên đường. Ai đấy mặt mày xanh xám như những bóng ma và chính cái đói khiến cho con người ta bán rẻ nhân phẩm danh dự của mình chỉ vì một miếng ăn. Một người đàn bà vốn vô tư, hồn nhiên đã thay đổi trở thành một con người chua ngoa liều lĩnh vì cái đói. Đặc biệt cái đói khiến thị nhắm mắt đưa chân theo không một người đàn ông xấu xí, thô kệch. Đi theo không chàng một cách vô điều kiện, không cần treo hỏi cưới xin cũng chẳng cần sính lễ và chỉ từ mấy câu hò bốn bát bánh đúc. Họ đã trở thành vợ chồng thật đơn giản mà nực cười, nhưng đó là cái cười ra nước mắt. Đặt con người vào tình huống đó Kim Lân đã nêu bật lên tình cảnh cùng đường của con người Việt Nam trong nạn đói năm 1945.  Thế nhưng ông không hề có ý định mỉa mai những cái bất thành nhân của con người mà ngược lại ông muốn đề cao phẩm chất cao quý của con người, khát vọng vươn lên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của họ. Thông qua đó tác giả đã lớn tiếng lên án phê phán chế độ thực dân phong kiến và phát xít lúc bấy giờ, bởi vì đã đẩy con người vào con đường cùng.

Chàng, thị, bà cụ cho dù bị cái đói đeo bám, cái chết treo lơ lửng trên đầu nhưng họ đã dùng tình thương, tình yêu để sưởi ấm cho nhau. Họ luôn tin rằng tương lai sẽ tươi sáng, điều đó được thể hiện rõ trong bữa cơm đón nàng dâu mới mặc dù chỉ có cháo loãng và cháo cám chát xít. Nhưng họ vẫn ăn rất vui vẻ họ nói về chuyện nuôi gà về chuyện đoàn người đi phá kho thóc của Nhật. Chính câu chuyện ấy của người đàn bà “vợ nhặt” đã làm thay đổi nhận thức của các nhân vật khác. Điều đó thể hiện Kim Lân đã tìm được con đường đi cho nhân vật mình, chúng ta tin chắc rằng một ngày nào đó không xa gia đình chàng sẽ có mặt trong đoàn người đi trên đê cùng với lá cờ đỏ tung bay thấp thoáng với một tương lai tốt đẹp hơn.

Lí giải sự khác biệt của hai tác phẩm Vợ Nhặt và Chí Phèo

Sở dĩ có sự khác biệt về cách nhìn và cách thể hiện khi viết về những người nông dân trong “Chí Phèo” và “Vợ Nhặt”vì  tác phẩm “Chí Phèo” viết trước cách mạng, khi đó nhà văn chưa nhìn thấy được ánh sáng của Đảng, sự bế tắc của tác phẩm cũng chính là sự bế tắc chung của nhiều tác phẩm khác như “tắt đèn”, “bước đường cùng” còn đến với “vợ nhặt” tác phẩm được viết sau cách mạng nhà văn đã nhìn thấy ánh sáng của Đảng nên ông đã mở đường cho nhân vật của mình. Bởi ông hiểu rằng muốn có cuộc sống hạnh phúc tự do, con người phải đến với ngày hội quần chúng phải cứu mình trước khi trời cứu.

Kết luận

Lê ô nít, lê ô nốt đã từng nói, mỗi tác phẩm là một khám phá về nội dung và phải mình mới về hình thức nghệ thuật. Quả thực Kim Lân và Nam Cao đã tìm ra một lối đi riêng cho tác phẩm của mình dù viết về người nông dân nhưng cả hai tác giả đã tìm được cách thể hiện riêng, để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai trong lòng bạn đọc./.

Xem thêm :  CHÍ PHÈO  VỢ NHẶT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *