Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn-bài 11

Tài liệu Văn

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………..4

  1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………….4
  2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………………….7
  3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..8
  4. Đóng góp mới của đề tài…………………………………………………………9
  5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………9
  6. Cấu trúc chuyên đề……………………………………………………………….9
  7. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỌC, HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH……………………………………………………………….….10

  1. Khái quát chung về đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình………………………10

1.1. Khái niệm đọc, hiểu……………………………………………………………..10

1.1.1. Quan niệm về đọc, đọc tác phẩm văn chương…………………………………10

1.1.2. Quan niệm về đọc – hiểu tác phẩm văn chương…………………….…………11

1.2. Mối quan hệ giữa đọc và hiểu……………………………………………………12

1.3. Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình – một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh chuyên văn………………………………………………………………………..….13

  1. Yêu cầu và điều kiện đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình…………….……….13

2.1. Yêu cầu đối với việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình……………………14

2.2. Điều kiện để đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình……………………………15

2.2.1. Huy động kiến thức tổng thể để đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình………15

2.2.2. Nắm được kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình……………………..16

2.2.3. Chủ động, tích cực, sáng tạo trong đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình……16

CHƯƠNG II: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC, HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN…………………………………………………..18

  1. Các bước đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn………18

1.1. Xác định mục đích đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình……………………18

  • Đọc, hiểu để tích lũy kiến thức………………………………………………..18
  • Đọc, hiểu để rèn luyện tư duy…………………………………………………19
  • Đọc, hiểu để nâng cao kĩ năng diễn đạt………………………………………20
  • Đọc hiểu để vận dụng vào văn nghị luận……………………………………..20

1.2. Quá trình đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình………………………………21

1.2.1. Đọc ở mức độ nhận biết……………………………………………………….21

1.2.2. Đọc ở mức độ thông hiểu………………………………………………………23

1.2.3. Đọc ở mức độ vận dụng…………………………………………………………25

1.3. Kiểm tra kết quả đọc, hiểu…………………………………………………………29

1.3.1. Viết lời bình……………………………………………………………………..29

1.3.2. Tổ chức thuyết trình…………………………………………………………….35

1.3.3. Tổ chức thảo luận………………………………………………………………35

1.3.4. Thực hành sân khấu hóa………………………………………………………..36

  1. Các phương pháp đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn…………………………………………………………………………………….36

2.1. Đọc, hiểu theo đặc trưng thể loại………………………………………………..36

2.2. Đọc, hiểu theo đặc điểm văn hóa…………………………………………………38

2.3. Đọc, hiểu theo phong cách nghệ thuật……………………………………………39

2.4. Đọc, hiểu theo trải nghiệm sống………………………………………………….46

  1. Từ vấn đề đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình đến việc vận dụng vào viết văn nghị luận của học sinh chuyên văn………………………………………………………….46

CHƯƠNG III:CÁC THÀNH PHẨM CỦA HỌC SINH CHUYÊN VĂN ĐỌC, HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH…………………………………………….48

1.Một số bài review của học sinh chuyên văn………………………….…………….48

  1. Một số bài văn vận dụng phần đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình của học sinh chuyên văn……………………………………………………………………………58
  2. Một số hoạt động “đọc sáng tạo” tác phẩm ngoài chương trình của học sinh chuyên văn…………………………………………………………………………………….65
  3. KẾT LUẬN……………………………………………………………………….67

 

 

 

  1. PHẦN MỞ ĐẦU:
  2. Lí do chọn đề tài

Trong các môn học bắt buộc ở nhà trường phổ thông, từ lâu, môn Văn đã luôn là một môn đặc biệt quan trọng so với nhiều môn khoa học xã hội khác bởi tính chất của môn học này, nó không chỉ giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới mà còn góp phần rất lớn vào việc đào tạo con người, bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo của Đảng (tháng 9 – 2013) đã mở ra một thời kì mới cho việc dạy – học trong trường phổ thông ở nước ta: nhấn mạnh đến việc phát triển năng lực của người học hơn là cung cấp tri thức cho họ. Vậy với môn Ngữ văn,đó là những năng lực gì, và để phát triển tốt những năng lực đó cho người học, cần phải dạy – học như thế nào, cung cấp và rèn luyện những kĩ năng gì? Đó vẫn là câu hỏi lớn cho những người làm giáo dục.

Ngữ Văn là môn học được tích hợp từ ba phân môn là Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn (trước đó ba phân môn này là ba môn độc lập, có SGK riêng) gồm hai phần ngữ và văn gắn bó với nhau, bởi “ngôn ngữ là chất liệu làm nên văn học và văn học chính là nghệ thuật của ngôn ngữ”. Là môn học tích hợp, nhưng về cơ bản nó vẫn là môn học nghệ thuật (Văn vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhât), đồng thời nó lại là môn học thực hành (Tập làm văn được học bài bản và hệ thống). Trên đại thể, có thể xem Ngữ Văn là môn học về cái đẹp với hai khâu liên hoàn: cảm thụ cái đẹp trong văn chương (Văn), ngôn ngữ (Tiếng Việt) để tạo lập ra cái đẹp trong văn bản nói và viết (Tập làm văn).

Đó chính là sợi dây liên kết gắn bó giữa môn học nghệ thuậtvà môn học thực hànhtrong môn Ngữ Văn với hai hoạt động chủ yếu: đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Trong hai nhiệm vụ này thì đọc, hiểu văn bản là nhiệm vụ cơ bản, đầu tiên và thực sự cần thiết trong việc dạy văn, học văn.

Trước thực trạng dạy học đọc, hiểu hiện nay trong nhà trường THPT, chúng ta đều nhận thấy còn nhiều bất cập:

Thứ nhất, trong truyền thống giáo dục nước ta vẫn tồn tại tâm lý chưa xem dạy văn là dạy học đọc văn mà thiên về giảng, bình, phân tích dựa nhiều trên kinh nghiệm và sự cảm thụ của người dạy nên kĩ năng đọc hiểu vẫn chưa thực sự được đề cao với đúng vị trí, tầm quan trọng của nó. Còn xảy ra tình trạng giảng dạy theo mô hình khuôn mẫu như giáo viên đọc, chép, giảng văn với tính chất hàn lâm chuyên ngành hoặc dạy theo kiểu luyện lò thi, tủ đề và người học thì thụ động, thiếu sáng  tạo vì thiếu kĩ năng đọc hiểu tác phẩm, đánh mất năng lực tự học ở chính mình.

Thứ hai, việc ra đề thi chỉ khoanh vùng điểm cao ở bộ phận nghị luận văn học với một vài tác phẩm trong sách giáo khoa khiến cho giáo viên và học sinh  đều chỉ coi trọng tới các tác phẩm trong chương trình.Học sinh học Văn không còn nhiều hứng thú đam mê, mà theo tiêu chí thực dụng hơn, thi gì học nấy. Vậy nên, kiến thức mở rộng ngoài sách giáo khoa các em học sinh nói chung và học sinh chuyên Văn nói riêng ít quan tâm.

Thứ ba, nhìn vào môn Văn nhiều nước trên thế giới chúng ta mới thực sự  hiểu môn Văn trong nhà trường là môn đọc Văn chứ không phải chỉ là giảng Văn. Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc, hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ. Do đó hiểu bản chất môn Văn là môn dạy đọc Văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy Văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh.Điều này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thời đại ngày nay, khi sự giao lưu văn hóa quốc tế được gia tăng, khi điều kiện tiếp xúc các nguồn văn bản được mở rộng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó trình độ văn hóa được đánh giá bằng năng lực nắm bắt, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin từ các văn bản khác nhau. Người lao động và người công nhân hiện đại là người biết nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Mà muốn thế trước hết họ phải biết đọc, không phải chỉ biết đọc chữ, đọc diễn cảm, mà trước hết phải biết đọc hiểu, qua một văn bản phải biết đâu là chỗ quy tụ thông tin, đâu là câu then chốt thể hiện tư tưởng của tác giả. Quốc gia nào có nhiều người biết nắm bắt thông tin, biết xử lý thông tin, thì đó sẽ là một quốc gia mạnh. Muốn cho quốc gia mạnh thì phải biến xã hội của quốc gia đó thành xã hội học, ngay từ trên ghế nhà trường, nhà trường phải đào tạo mỗi học sinh thành một đọc đích thực, đọc chủ động, sáng tạo chứ không phải đào tạo một xã hội những người đọc a dua, chuyên ăn theo nói leo một số người nào đó. Điều này càng quan trọng hơn nữa, khi ngày nay các phương tiện nghe nhìn đã cạnh tranh quyết liệt với thời gian đọc, thu hẹp với thời gian đọc của mọi người.Cho đến nay, theo số liệu của Giáo sư Tăng Tường Cần đã có 120 cuốn sách chuyên luận về đọc, 1600 bài khảo sát nghiên cứu về sự đọc. Sách giáo khoa Ngữ Văn một phần được gọi là đọc văn (duyệt độc) bên cạnh phần làm văn (tác văn).Ấy thế nhưng cho đến nay ở nước ta hầu như chưa có khái niệm đọc – hiểu văn bản. Các từ điển hầu như không có mục từ ấy, các giáo trình phương pháp giảng dạy môn văn nói nhiều tới “dạy người”, “dạy cảm thụ”, “dạy năng lực tư duy đọc diễn cảm”… Nhưng ít nói tới việc dạy đọc, tức là dạy cho học sinh một hoạt động phải làm việc với con chữ, với câu văn, với dấu phẩy, dấu chấm của văn bản để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó. Hình như người ta cho rằng đọc hiểu là việc rất giản đơn, hễ biết chữ là đọc được. Cứ cầm bài văn lên đọc là học sinh tự động hiểu. Cái khó của học sinh chỉ là chưa biết cảm thụ cái hay, cái đẹp nữa mà thôi. Thực ra đó là một ngộ nhận tai hại. Hiện nay yêu cầu đưa tin học vào nhà trường đang đặt ra cấp thiết, cách đây 11 năm, ngày 4/02/1997 tổng thống Mỹ Bill Clintơn đề ra cho nhiệm vụ nền giáo dục Mỹ là học sinh từ 12 tuổi trở đi phải biết sử dụng mạng vi tính để nắm bắt thông tin. Các nhà trường ta hiện đang cập nhật vấn đề này, nhưng thử hỏi tin học sẽ giúp ích được gì nếu những học sinh chuyên Văn ngồi trước mạng thiếu năng lực đọc hiểu và xử lý thông tin?

Thứ tư, để xây dựng một chương trình dạy năng lực đọc cho học sinh, thiết nghĩ cần phải mở rộng biên độ khái niệm văn. Cho đến nay có quan niệm cho rằng môn Văn chỉ nên học thuần túy văn học, nghĩa là chỉ học thơ, truyện, tùy bút, thêm một ít cáo, biểu, văn tế thời xưa… Đối với THPT thì học sinh nên học văn học là chính lấy văn học sử làm trục. Nhưng không nên hiểu bó hẹp. Lịch sử văn học Việt Nam tính từ thời trung đại là một bộ phận của lịch sử văn hóa, văn minh lâu đời mà nay ta vẫn tự hào. Các tác phẩm ký sự, tựa, bạt, điều trần… đều là các áng văn hay thể hiện ý thức về nhân cách và tư tưởng nhân văn, dân tộc, không thể không học. Ngày nay các áng văn nghị luận, các bài báo sắc sảo, các bài văn khoa học giới thiệu các xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong tương lai hoặc tổng kết truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, thiết nghĩ đều là các áng văn học sinh cần học. Học sinh khi ra trường, hướng về mọi mặt của đời sống chứ không phải chỉ biết có văn học. Khi làm một bài thi tốt nghiệp hay thi vào đại học, người ta có quyền ra đề để sát hạch học sinh những hiểu biết về xã hội, thời cuộc, ý thức về pháp luật, về người công dân, chứ không chỉ thử tài bình giảng một vài khổ thơ, kiểm tra tri thức về một nhà văn nào đó. Như thế, mở rộng biên độ khái niệm văn trong nhà trường là một đòi hỏi bức thiết để đổi mới môn Văn.Học sinh chuyên Văn ngoài việc học tập bộ môn Ngữ Văn và lĩnh hội kiến thức như học sinh không chuyên thì học sinh chuyên Văn còn cần mở rộng kiến thức ngoài chương trình và các kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm cần thiết để làm bài viết trong quá trình học, tham gia các kì thi khu vực hay quốc gia cho hiệu quả còn giúp cho việc để nâng cao năng lực tự học, tự sáng tạo của chính mình.

Bên cạnh đó, xu hướng biên soạn sách giáo khoa cho nhà trường phổ thông trong đề án phát triển chương trình và xu hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá  trong thời gian sắp tới nhằm phát triển năng lực của người học sẽ hướng đến các tác phẩm ngoài chương trình thì việc trang bị, rèn kĩ năng đọc, hiểu cho học sinh hướng đến những tác phẩm ngoài nhà trường là điều vô cùng quan trọng, cần thiết với tất cả học sinh nói chung và học sinh chuyên Văn nói riêng.

  1. Lịch sử vấn đề

          Ở nước ta trong những năm gần đây, đọc hiểu văn bản được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu như GS.TS Nguyễn Phương Nga, PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh, PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, TS.Nguyễn Trọng Hoàn, và đặc biệt là GS.TS Trần Đình Sử và GS.TS Nguyễn Thanh Hùng. Vai trò của đọc hiểu văn bản ngày càng trở nên quan trọng đang phản công vào cách giảng cũ. Có thể nói đọc hiểu đã và đang trở thành vấn đề trung tâm của việc dạy văn. GS.TS Trần Đình Sử có nhấn mạnh “Đọc-hiểu văn bản- một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học hiện nay”.

GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng là một trong những người đề cập đến vấn đề đọc hiểu sớm nhất nước ta và là người tâm huyết về vấn đề này qua các công trình nghiên cứu có giá trị như: tham luận Dạy đọc hiểu là nền tảng văn hóa cho người đọc, tại hội thảo khoa học “Chương trình và SGK thí điểm THCS” tháng 9 năm 2000, chuyên luận Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường” NXB Giáo dục- Hà Nội 2008. Đây là công trình lý thuyết đầu tiên về đọc hiểu bao quát được những nội dung cốt yếu về vấn đề đọc hiểu. Cuốn sách “Kĩ năng đọc hiểu văn” của tác giả Nguyễn Thanh Hùng-NXB Đại học Sư Phạm-2017 đã đưa ra tương đối đầy đủ về các cách thức đọc hiểu và một số bài dạy thể nghiệm. Cuốn sách đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học.

Như vậy có thể thấy, có rất nhiều công trình nghiên cứu kho học về đọc hiểu được ứng dụng vào trong quá trình giảng dạy ngữ văn ở trường phổ thông. Tuy nhiên các công trình chủ yếu đề cập tới kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học nói chung hoặc trong chương trình sách giáo khoa, còn việc rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình dành riêng cho đối tượng học sinh chuyên thì chưa được đề cập đến. Vì vậy, kế thừa những bài viết, công trình nghiên cứu về đọc hiểu, rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, chúng tôi mạnh dạn đề xuất chuyên đề: “ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC, HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN”.

  1. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sở lí thuyết về vấn đề đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình. Qua đó đề xuất các bước, các kĩ năng đọc, hiểu và vận dụng vào viết văn nghị luận của học sinh chuyên Văn.

– Phạm vi nghiên cứu:

+Chuyên đề dựa trên lí thuyết đọc, hiểu để áp dụng vào việc hướng dẫn học sinh  chuyên Văn các kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình.

+ Chuyên đề lựa chọn một số tác phẩm ngoài chương trình mà học sinh chuyên Văn đã thực hiện làm ví dụ minh họa

  1. Đóng góp mới của đề tài

Dựa trên những lí thuyết về đọc hiểu  các tác phẩm trong chương trình nhà trường, lần đầu tiên chuyên đề đề xuất các bước đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn; các phương pháp đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn; từ vấn đề đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình đến việc vận dụng vào viết văn nghị luận của học sinh chuyên văn.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khái quát hóa lí luận

– Phương pháp khảo sát điều tra

– Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh

– Phương pháp thống kê

  1. Cấu trúc của chuyên đề
  2. Phần mở đầu
  3. Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình

Chương II: Rèn kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên Văn

Chương III: Các thành phẩm của học sinh chuyên văn đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình

  1. Kết luận

 

 

  1. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỌC, HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

  1. Khái quát chung về đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình

1.1. Khái niệm đọc, hiểu

1.1.1. Quan niệm về đọc, đọc tác phẩm văn chương:

Đọc, không chỉ là hoạt động tiếp nhận nội dung, ý nghĩa bề mặt của các con chữ. Đọc, không chỉ là nhu cầu tìm kiếm thông tin để lấp đầy những lỗ hổng hiểu biết. Đọc, đó còn là sự tham gia của cảm xúc, của sự trải nghiệm, của trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Do đó, đọc không chỉ dừng lại ở những cuốn sách mà đó còn là sự tiếp nhận một tác phẩm văn chương. Khi đọc một tác phẩm văn chương, người đọc đang phôi thai sự sống mới cho tác phẩm. Thông qua việc đọc, tác phẩm mang một diện mạo, một số phận mới kể từ khi được thành hình trong ý tưởng của người nghệ sĩ. Bởi vậy, Marie Darieussecq đã từng định nghĩa về việc đọc tác phẩm văn chương:

Đọc là biến đi khỏi thế giới

Đọc là tìm lại được thế giới

Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay

Như vậy, điều đầu tiên, chúng ta cần có sự phân biệt giữa hoạt động đọc sách thông thường và đọc một tác phẩm văn chương. Định nghĩa về đọc, từ điển vi.wikipedia.org đã khẳng định: “Đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng. Bên cạnh đó, từ điển cũng có sự giải thích riêng:“Người đọc văn chương thường chìm vào nội dung tác phẩm […]Không có luật cụ thể về đọc, nhưng đọc đã cho phép các độc giả một lối thoát để tạo ra các tác phẩm nội tâm của riêng họ. Điều này thúc đẩy việc thăm dò sâu sắc văn bản trong quá trình giải nghĩa từ vựng”. Như vậy, đọc có thể chia thành nhiều cấp độ: Đọc để tìm thông tin, đáp ứng nhu cầu giải trí, thỏa mãn hiểu biết và đọc để truy tìm những ý nghĩa được kí tự vào những mật mã ngôn từ. Khi người đọc thực hiện hoạt động đọc ở việc khai thác sâu các vỉa tầng ý nghĩa của ngôn ngữ. Khi ấy, họ đã bắt đầu dấn thân vào quá trình trải nghiệm để hiểu văn bản. Bởi vậy, từ đọc, độc giả có thể bước tới tầng sâu hơn để hiểu toàn bộ nội dung tư tưởng của văn bản.

Đối với học sinh chuyên văn, việc đọc không thể dừng lại ở mức độ tiếp nhận thông tin – lớp nghĩa cơ bản, bề mặt của tác phẩm. Việc đọc phải được nâng lên thành cấp độ tiếp nhận và bình luận văn chương. Với ý nghĩa đó, nói như tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong công trình nghiên cứu “Đọc và tiếp nhận văn chương”: “Đọc văn chương – một con người mới ra đời, đọc văn chương là lao động khoa học, đọc văn chương là cách phát huy trực cảm, đọc văn chương là hoạt động ngôn ngữ trong môi trường văn hóa thẩm mĩ, đọc văn chương là quá trình sáng tạo, đọc văn chương là quá trình tiếp nhân nội sinh và ngoại sinh từ tác phẩm”. Để hoạt động đọc đạt được các cấp độ như vậy, học sinh chuyên văn phải thực sự trở thành một người tiếp nhận tinh tế và hiểu được sâu sắc các giá trị của tác phẩm.

1.1.2. Quan niệm về đọc – hiểu tác phẩm văn chương:

Hiểu, là khả năng tiếp nhận kiến thức có trong sách. Hiểu, là khả năng biến những điều tác giả biết và viết trong sách thành tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên, hiểu một tác phẩm văn chương không chỉ dừng lại ở việc biết được tác giả viết về hiện thực nào trong cuộc sống để rõ hơn mảng đề tài mà tác giả lựa chọn phản ánh. Hiểu một tác phẩm văn chương còn là sự tự nhận thức, sự bừng tỉnh từ bên trong để đồng cảm, chia sẻ, để chiêm nghiệm và cuối cùng là hành động.

Đọc hiểu tác phẩm văn chương là quá trình lĩnh hội những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm về con người và cuộc sống. Qua đó, các giá trị chân – thiện – mĩ được đánh thức, những bài học sâu sắc về nhân sinh, về nghệ thuật được trao gửi. Do đó, đọc hiểu tác phẩm văn chương không đơn giản và dễ dàng bằng việc đọc một cuốn sách khoa học thông thường. Người đọc phải huy động mọi vốn sống, hiểu biết, trí óc và cảm xúc để suy nghĩ về những thông tin mà tác giả gợi dẫn. Từ đó, mỗi người sẽ lại có thêm hiểu biết, vốn sống, cảm xúc, tri thức mới.

Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm văn chương đều xây dựng cho mình một hình tượng văn học. Bởi vậy, đọc hiểu tác phẩm văn chương là đọc ngôn ngữ và hiểu hình tượng. Cách đọc này trừu tượng và đòi hỏi khắt khe ở người đọc sự chuyên tâm, nghiêm túc, thậm chí kiên trì và phải có năng lực cảm thụ nghệ thuật.

Đối với học sinh chuyên văn, việc hiểu tác phẩm phải được coi như một cuộc thám hiểm và khám phá đại dương ý nghĩa mà tác phẩm mở ra. Trong đó, các em cần có khả năng lặn sâu để tìm ra những lớp nghĩa ẩn giấu dưới đáy đại dương. Nhờ những khám phá mới mẻ, tác phẩm mới có thể kéo dài đời sống tiếp nhận. Bởi vậy, việc hiểu tác phẩm văn chương của học sinh chuyên văn không chỉ dừng lại ở việc hiểu những điều sẵn có trong tác phẩm mà đó còn là sự đồng sáng tạo cùng tác giả, mở ra những lớp nghĩa mới.

1.2. Mối quan hệ giữa đọc và hiểu:

Đọc và hiểu là hai mặt thống nhất trong hoạt động nhận thức của con người. Đọc là tiền đề, cơ sở để chúng ta có thể hiểu được kiến thức trong sách vở. Hiểu là kết quả để việc đọc được sâu sắc, toàn diện hơn. Nhờ việc đọc, con người mới có khả năng hiểu được các quy luật của cuộc sống, những quy luật của nghệ thuật. Nhờ việc đọc, con người mới thấu tình đạt lý, biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với những người xung quanh. Ngược lại, nhờ hiểu, việc đọc sách của con người mới có ý nghĩa, đem lại giá trị thực tế cho cuộc sống. Nhờ hiểu, việc đọc sách trở thành một trong những cách thức rèn luyện tư duy, bồi đắp tâm hồn cho con người. Vì vậy, đọc và hiểu là hai hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là lí do đọc hiểu thường được coi như một khái niệm thể hiện khả năng đọc, nắm bắt nội dung, khám phá ý nghĩa để đi đến nhận thức của độc giả. Nói cách khác, đọc hiểu chính là một khái niệm cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa việc đọc và hiểu.

Đối với việc đọc, hiểu tác phẩm văn chương, đọc có thể hiểu là bước đầu tiếp cận văn bản, nắm bắt các tín hiệu thẩm mỹ của tác phẩm. Hiểu là bước cảm thụ tác phẩm, bao gồm việc phân tích, đánh giá, bình luận các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.  Vì vậy, trong việc giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường, đọc hiểu được coi là một xu hướng đổi mới giáo dục theo phương pháp hiện đại. Nói như GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng: “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc”. Rèn được kĩ năng đọc, hiểu cho học sinh sẽ góp phần tăng tính chủ động, hứng thú và niềm say mê đối với việc học văn của người học.

1.3. Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình – một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh chuyên văn

Trong một bài viết của học sinh chuyên văn, các em cần phải đảm bảo sự sâu sắc trong cảm thụ, sự uyên bác trong hiểu biết, sự tinh tế trong diễn đạt, sự mạch lạc trong tư duy, sự rõ ràng trong bố cục. Vì những lí do đó, học sinh chuyên văn không thể chỉ biết đến việc đọc, hiểu các tác phẩm trong chương trình. Bởi hệ thống các tác phẩm được đưa vào nhà trường thường bị giới hạn bởi khung đào tạo và thời gian lên lớp. Do đó, nó không thể cho thấy một cách toàn vẹn, đa dạng, phong phú, thậm chí chỉ với một tác giả văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh chuyên văn cần có sự chủ động, hình thành thói quen và kĩ năng đọc, hiểu các tác phẩm ngoài chương trình để bổ sung, mở rộng vốn hiểu biết của mình khi viết văn.

Bên cạnh đó, việc đọc, hiểu các tác phẩm ngoài chương trình còn có thể tăng khả năng cảm thụ, năng lực đánh giá – bình luận các tác phẩm của học sinh chuyên văn. Được tiếp xúc với nhiều lối viết, kiểu văn phong nghệ thuật cũng như tinh hoa văn học của nhiều vùng, miền khác nhau trong nước cũng như nước ngoài sẽ mài sắc tư duy và nâng cao trình độ tiếp nhận văn học của các em. Do đó, với một học sinh chuyên văn, đọc – hiểu tác phẩm ngoài chương trình là một yêu cầu cần thiết bắt buộc.

Ngoài ra, trong các thao tác lập luận được vận dụng trong bài văn nghị luận, so sánh, đối chiếu là thao tác thể hiện đẳng cấp của học sinh chuyên văn. Cùng một đề tài, cùng một hình ảnh, với mỗi tác giả, mỗi tác phẩm sẽ cho thấy những nét riêng đặc sắc mà chỉ khi đặt bên cạnh nhau mới có thể làm nổi rõ được. Nếu không đọc và không hiểu các tác phẩm ngoài chương trình, học sinh chuyên văn sẽ vô cùng khan hiếm dẫn chứng để đem ra so sánh, đối chiếu với các tác phẩm đã được đọc hiểu trong chương trình.

Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình góp phần bồi đắp thêm tình yêu văn chương, tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh chuyên văn trong quá trình phát triển năng khiếu. Vì vậy, việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình là điều cần thiết, không thể bỏ qua của học sinh chuyên văn nói riêng, học sinh giỏi văn nói chung.

  1. Yêu cầu và điều kiện đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình

2.1. Yêu cầu đối với việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình:

Việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình thường gặp phải khó khăn trong việc đính hướng tiếp nhận văn bản. Một số tác phẩm, thậm chí chưa được khai thác tìm hiểu nhiều trong lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học. Bởi vậy, khi lựa chọn một tác phẩm ngoài chương trình để đọc hiểu, đó thực sự là một thử thách không hề dễ dàng đối với học sinh. Mặc dù vậy, để đọc, hiểu một tác phẩm văn học ngoài chương trình, học sinh giỏi văn vẫn cần đảm bảo được những yêu cầu cơ bản như sau:

Thứ nhất, dù là tác phẩm ngoài chương trình, học sinh vẫn cần nắm được những vấn đề cơ bản của tác phẩm như: Nội dung, tư tưởng, nghệ thuật nổi bật…của tác phẩm. Từ việc nắm được những vấn đề này, học sinh cần ghi nhớ và có khả năng tái hiện lại được kiến thức khi cần thiết.

Thứ hai, học sinh cần biết được ý nghĩa, vị trí của tác phẩm ngoài chương trình đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả hoặc một giai đoạn văn học, trào lưu văn học. Có như vậy, học sinh mới có được cái nhìn sâu sắc để nhận định, đánh giá, thậm chí là so sánh tác phẩm đó với các tác phẩm khác.

Thứ ba, học sinh cần nắm được ý nghĩa của một số chi tiết, biểu tượng đặc sắc trong tác phẩm. Chẳng hạn, đối với truyện ngắn “Xứ tuyết” của Kawabata, học sinh cần nắm được hệ thống các biểu tượng xoay quanh tư tưởng chủ đạo của tác phẩm như: Lửa, nước (tuyết), gương…tất cả đều biểu hiện cho tình yêu giữa nhân vật Shimamura và Komako – hình ảnh thật của cõi trần, Yôko – hình ảnh ảo của cõi khác. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm cách nhìn riêng mang sắc thái văn hóa Nhật Bản của mình đối với phụ nữ, đối với đất nước của chính mình. Việc tìm hiểu ý nghĩa hệ thống chi tiết, biểu tượng trong mỗi tác phẩm không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không đọc, hiểu ra lớp ý nghĩa ẩn sau hệ thống những chi tiết, biểu tượng này, học sinh không thể nắm bắt được những giá trị nổi bật của tác phẩm.

Thứ tư, tuy chỉ là tác phẩm ngoài chương trình, có thể tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một tác phẩm nhưng học sinh cần lựa chọn cách hiểu phổ biến và hợp lý nhất. Hơn nữa, khi lựa chọn một tác phẩm ngoài chương trình để đọc, hiểu cần xác định rõ mục đích đọc tác phẩm. Có như vậy, việc đọc – hiểu tác phẩm ngoài chương trình mới đem lại hiệu quả cho các em.

2.2. Điều kiện để đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình:

2.2.1. Huy động kiến thức tổng thể để đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình

Hiện nay, trong xu thế đổi mới giáo dục, mặc dù việc học văn không còn là sự tiếp nhận thụ động thiên về học thuộc nhưng người học vẫn được giáo viên đưa ra những gợi dẫn cần thiết để có thể đọc, hiểu chính xác tác phẩm. Nhưng, đối với việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình thì học sinh, trái lại không thể có sự gợi dẫn cũng như dẫn dắt của giáo viên. Vì vậy, các em hoàn toàn độc lập và làm chủ toàn bộ quá trình đọc, hiểu tác phẩm. Đó chính là lí do, để có thể đọc, hiểu chính xác tác phẩm ngoài chương trình, học sinh, đặc biệt là học sinh chuyên văn cần huy động tổng thể những hiểu biết về nhiều phương diện để đọc và hiểu tác phẩm.

Dạng kiến thức cần huy động Ví dụ Vai trò trong việc đọc, hiểu
– Kiến thức văn học sử – Kiến thức về tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học, trào lưu văn học, hoàn cảnh ra đời tác phẩm… – Nắm được mục đích sáng tác, nội dung, ý nghĩa khái quát của văn bản
– Kiến thức về lý luận văn học – Kiến thức về phong cách nghệ thuật, thể loại, chi tiết nghệ thuật, kết cấu… – Hiểu được sâu hơn ý nghĩa các chi tiết, hình ảnh, biểu tượng xuất hiện trong tác phẩm; đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tác phẩm…
– Kiến thức về vốn sống, trải nghiệm thực tế – Kiến thức về cách giải quyết các tình huống éo le, những biến cố, bất ngờ… – Hiểu được giá trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Kiến thức về văn hóa – Kiến thức phong tục, tập quán, sinh hoạt của các vùng, miền, bản sắc văn hóa dân tộc. – Hiểu được giá trị văn hóa nghệ thuật, phong cách sáng tác của tác giả.

 

2.2.2. Nắm được kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất để đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình là học sinh chuyên văn phải nắm vững kĩ năng đọc, hiểu nói chung, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình nói riêng. Kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình có thể chia thành các nhóm kĩ năng như sau:

2.2.3. Chủ động, tích cực, sáng tạo trong đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình:

Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình không chỉ bó buộc học sinh ở một cách tiếp nhận nhất định như các tác phẩm trong chương trình. Trong quá trình cảm thụ, các em hoàn toàn có thể đi theo những cách hiểu mới. Có thể nói, để việc đọc, hiểu tác phẩm  ngoài chương trình thật sự hiệu quả, học sinh cần có sự chủ động, tích cực và sáng tạo. Như vậy, các em mới có thể tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn, chính xác, sâu sắc để khám phá ý nghĩa của tác phẩm. Ngoài ra, các tác phẩm ngoài chương trình thường khá mới lạ đối với các em. Vì vậy, nếu không chủ động, tích cực, học sinh dễ rơi vào mê cung của các mã ngôn ngữ. Từ đó mà lạc lối hoặc không tìm thấy con đường để đi đến các lớp ý nghĩa của tác phẩm. Thậm chí, nếu việc đọc, hiểu hoàn toàn thụ động, dựa vào cách hiểu của người khác thì kiến thức mà các em có được về tác phẩm cũng không thể khắc sâu vào tâm trí của học sinh. Do đó, để đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình học sinh, đặc biệt là học sinh chuyên văn cần có đủ bản lĩnh, trí tuệ, sự tự tin, chủ động, sáng tạo để nắm bắt tác phẩm mà mình đọc.

 

 

CHƯƠNG II

 RÈN KĨ NĂNG ĐỌC, HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

 

1.Các bước đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn

1.1. Xác định mục đích đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình

Để việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình đạt hiệu quả, học sinh chuyên văn cần xác định trước cho mình mục đích đọc. Căn cứ vào mục đích đó, các em sẽ có được cách lựa chọn các tác phẩm phù hợp cũng như sẽ có hướng khai thác thông tin hợp lý. Trong quá trình học tập và ôn luyện môn ngữ văn, học sinh có thể xác định cho mình một hoặc nhiều mục đích đọc. Dưới đây, nhóm viết đề tài chỉ nêu ra một số những mục đích cơ bản và phổ biến nhất.

  • Đọc, hiểu để tích lũy kiến thức

Mục đích đầu tiên, cơ bản nhất mà người học văn nói chung, học sinh chuyên văn nói riêng cần xác định cho mình chính là việc đọc để tích lũy kiến thức. Đối với học sinh chuyên văn, việc mở rộng kiến thức môn học là điều vô cùng quan trọng. Một trong những cách thức cần thiết để mở rộng kiến thức chính là tăng cường đọc, hiểu các tác phẩm ngoài chương trình. Có thể nói, tích cực đọc, hiểu các tác phẩm ngoài chương trình chính là một phương pháp rèn luyện, nâng cao khả năng cảm thụ, năng khiếu học văn của học sinh chuyên văn.

Việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình không chỉ cung cấp thêm những hiểu biết về tác giả, tác phẩm cho người đọc mà còn cung cấp thêm những kiến thức xã hội, mở rộng hiểu biết về văn hóa của các nền văn minh trên thế giới cũng như mọi vùng miền trong nước. Vì vậy, nhiều học sinh, thậm chí không phải là học sinh chuyên văn cũng tích cực đọc và tìm hiểu thêm các tác phẩm văn học ngoài chương trình.

Dưới đây nhóm viết đề tài sẽ thống kê các kết quả cụ thể của việc xác định mục đích đọc để tích lũy kiến thức:

Mục đích đọc, hiểu kiểu tích lũy Kết quả tương ứng
– Tăng vốn hiểu biết một cách gián tiếp không thông qua quan sát, thể nghiệm. Tăng hiểu biết về văn hóa, địa lí, lịch sử, hiện thực đời sống, kinh nghiệm sống…
– Tăng hiểu biết về văn học dân tộc và văn học nước ngoài. Tăng kiến thức về các tác giả, phong cách nghệ thuật, các tác phẩm có giá trị trong nền văn học trong và ngoài nước.

– Mở rộng nhận thức, hiểu biết về tinh hoa văn học thế giới.

– Tăng dẫn chứng, ngữ liệu, văn liệu Tăng hiểu biết và ghi nhớ thêm được nhiều câu chuyện cũng như các bài thơ ngoài chương trình học.

 

  • Đọc, hiểu để rèn luyện tư duy:

Đọc, không chỉ là cách giúp mỗi chúng ta tăng kiến thức mà còn giúp mỗi người rèn luyện tư duy. Cụ thể, đối với việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình, trước hết, học sinh có thể rèn luyện tư duy trừu tượng. Thông qua hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm, học sinh cần huy động trí tưởng tượng, óc liên kết và khả năng tư duy để có thể suy luận ra ý nghĩa mà tác giả gửi gắm.

Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình còn giúp học sinh chuyên văn rèn luyện tư duy ngôn ngữ, mài sắc khả năng sử dụng và am hiểu vốn từ vựng. Nhờ vậy, các em có khả năng vận dụng tốt, hay, chính xác vốn từ vựng mà mình tích lũy thông qua việc đọc, hiểu. Điều này góp phần làm tăng tính hấp dẫn và thành công cho bài văn nghị luận của  các em.

Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình còn rèn luyện cho học sinh tư duy logic. Các em phải có khả năng phát hiện, liên kết các chi tiết trong tác phẩm để khám phá ra ý nghĩa, thông điệp mà tác giả gửi gắm.

Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình còn có thể kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên văn. Bởi vậy, muốn tăng tính sáng tạo và khả năng phát hiện ra những thông điệp mới, học sinh có thể tăng cường đọc, hiểu những tác phẩm ngoài chương trình. Nhờ đó, tư duy được mài sắc, năng lực sáng tạo cũng được nâng cao.

Đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cũng là một cách để học sinh chuyên văn có thể rèn luyện tư duy phản biện. Các em có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, thậm chí từ phương diện đối lập. Từ đó, các em sẽ có được những nhận thức sâu sắc và toàn diện về cuộc sống cũng như con người được phản ánh trong tác phẩm.

1.1.3. Đọc, hiểu để nâng cao kĩ năng diễn đạt

Một trong những cách gia tăng khả năng hành văn, diễn đạt cho người học văn chính là học lối diễn đạt tinh tế và sắc sảo từ những tài liệu chuẩn. Tác phẩm văn chương lại chính là một trong những tài liệu chất lượng nhất mà người đọc có thể học hỏi và vận dụng. Bởi vậy, nếu học sinh chuyên văn muốn nâng cao khả năng diễn đạt của mình, các em có thể lựa chọn những tác phẩm văn chương giàu giá trị nghệ thuật. Đặc biệt, tác giả có một phong cách nghệ thuật nổi bật, đặc sắc.

Các tác phẩm văn học ngoài chương trình còn có khả năng cung cấp cho người đọc những ngữ liệu, văn liệu xuất sắc. Từ những văn liệu, ngữ liệu ấy, học sinh có thể vận dụng trực tiếp làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận của mình hoặc học tập lối hành văn của tác giả. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tăng khả năng diễn đạt và lối hành văn của mình.

1.1.4. Đọc hiểu để vận dụng vào văn nghị luận

Mọi mục đích đọc, hiểu tác phẩm văn học, suy cho cùng cũng hướng tới việc vận dụng vào văn nghị luận. Để có được một bài văn nghi luận hay, học sinh chuyên văn không chỉ thể hiện khả năng cảm thụ sâu sắc của mình mà còn phải thể hiện kiến thức uyên bác. Việc đọc, hiểu nhiều tác phẩm ngoài chương trình sẽ đem tới một kho kiến thức phong phú để các em có thể lựa chọn, vận dụng so sánh, liên hệ hoặc phân tích làm nổi rõ một luận điểm cần làm sáng tỏ trong bài.

Một trong những cách mở bài hấp dẫn, thể hiện được năng lực của học sinh giỏi văn chính là viện dẫn một ý kiến hoặc liên tưởng đến những tác phẩm có cùng đề tài hoặc cùng sự thành công với tác phẩm cần phân tích. Vì vậy, nếu có được kiến thức phong phú về các tác phẩm ngoài chương trình, học sinh có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào phần mở bài của mình để giúp cho bài văn nghị luận của mình thêm hấp dẫn.

1.2. Quá trình đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình:

Quá trình đọc, hiểu một tác phẩm văn học nói chung, một tác phẩm văn học ngoài chương trình nói riêng là cả một quá trình khám phá và phát hiện các tầng bậc ý nghĩa của văn bản. Có thể nói, đó là cả một hành trình ngụp lặn giữa bể ngôn ngữ để tìm ra những nguồn tài nguyên được giấu kín dưới đáy đại dương giá trị. Vì vậy, để đảm bảo học sinh có thể đọc và hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học, người đọc cần đảm bảo được các bước của việc đọc hiểu như sau:

1.2.1. Đọc ở mức độ nhận biết:

Mức độ nhận biết là mức độ đầu tiên, cơ bản nhất của quá trình đọc, hiểu. Ở bước này, học sinh chủ yếu nắm được những vấn đề chung, khái quát của tác phẩm. Các em có thể xác định được tác phẩm viết gì? Căn cứ vào những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ nào để xác định nội dung cảm hứng nổi bật của tác phẩm? Chẳng hạn, đối với một tác phẩm văn xuôi, học sinh có thể nắm được đề tài, cốt truyện. Riêng với học sinh chuyên văn, để việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình đạt hiệu quả, các em có thể nắm bắt cốt truyện văn xuôi bằng nhiều cách thức như: Lập sơ đồ, làm bản tóm tắt, lập biểu đồ, mô hình…

Ví dụ: Đối với truyện ngắn “Ngàn cánh hạc” – Kawabata, các em có thể nắm bắt cốt truyện bằng sơ đồ sau:

 

Đối với tác phầm trữ tình như thơ ca, học sinh cần nắm được cảm hứng bao quát, nổi bật của tác phẩm là gì. Bên cạnh đó cũng cần có khả năng liên hệ tới các tác phẩm khác cùng viết chung đề tài.Sơ đồ trên đã cho thấy toàn bộ diễn biến câu chuyện với hai cuộc gặp gỡ chính và hai trục chính phát triển câu chuyện. Tuy nhiên, câu chuyện có những kết thúc bất ngờ, tạo bước ngoặt cho diễn biến cốt truyện. Bà Ota tự sát mất, mối quan hệ giữa bà và Kikuji kết thúc nhưng lại mở ra một mối quan hệ mới với con gái và Fumiko. Tuy chuyện tình của cả hai cũng không đi đến đâu nhưng cũng tạo cho câu chuyện những bước ngoặt nhất định trong diễn biến cốt truyện. Như vậy, thông qua cách lập sơ đồ học sinh dễ dàng ghi nhớ và ôn lại toàn bộ nội dung truyện ngắn.

Ví dụ:

TÊN TÁC PHẨM CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO NỘI DUNG CẢM HỨNG
Buồn đêm mưa – Huy Cận Nỗi sầu không gian Buồn trước cảnh mưa gió, tự thấy cô đơn, lạc lõng, bơ vơ.
Cây tam cúc – Hoàng Cầm Tình yêu dang dở Tiếc nhớ hồi ức tình yêu thuở nhỏ cũng như nỗi buồn trước tình duyên lỡ dở giữa chị và em.
Không đề – Văn Cao Cảm hứng thế sự Suy ngẫm về dấu ấn của mỗi người trong cuộc sống.

 

1.2.2. Đọc ở mức độ thông hiểu:

Nếu như việc nắm được cảm hứng, đề tài, nội dung cốt truyện là bước đầu tiên để tiếp cận văn bản thì thông hiểu chính là bước đọc sâu hơn, chi tiết và cụ thể hơn tác phẩm. Ở bước này, các em cần phải chú ý đến các chi tiết, hình ảnh, cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả có điều gì đặc biệt. Từ đó, học sinh có thể hiểu được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được đặc điểm sáng tác của tác giả cũng là điều quan trọng bởi vì điều đó sẽ giúp cho học sinh nâng cao và mở rộng kiến thức về tác giả được học trong chương trình.

Đối với học sinh bình thường, việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình có thể chỉ dừng lại ở việc hiểu tác phẩm viết về điều gì? Điều ấy được viết như thế nào? Nhưng, đối với học sinh chuyên văn, việc hiểu tác phẩm phải bao gồm cả việc nắm được toàn bộ giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

Ví dụ:Đọc, hiểu tiểu thuyết“Người đẹp say ngủ” – Kawabata, học sinh cần chú ý và nắm bắt được những chi tiết, hình ảnh, ý nghĩa đặc biệt để nắm được ý nghĩa hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn.

CHI TIẾT, HÌNH ẢNH ĐẶC BIỆT Ý NGHĨA CHI TIẾT, HÌNH ẢNH THÔNG ĐIỆP CỦA

TÁC PHẨM

– Một ông già suy kiệt hy vọng, tìm mọi cách để có lạc thú – Tìm kiếm sự tĩnh tâm hóa, tâm linh hóa trước sự phiền não của thế tục – Chủ đề cứu thế của Phật giáo: Mọi chúng sinh đều được an ủi những khổ đau nơi phàm trần.

– Nhà văn tôn thờ vẻ đẹp trinh nguyên, thể hiện khát vọng được thanh tẩy, nỗi ám ảnh về “thiên đường đã mất”.

– Người đẹp say ngủ – Kĩ nữ là Bồ Tát hóa thân
– Mật thất nơi chứa các người đẹp đang say ngủ một màu đỏ thẫm – Gợi sự tôn nghiêm, vĩnh hằng cũng như sự cấm kỵ
– Các cô gái là xử nữ, có mùi hương cao khiết, say ngủ, không tư duy, vô tri, vô giác – Sự thánh thiện, cao khiết như Phật tổ.
– Sự đối lập giữa ông già – cô gái trẻ, sự suy kiệt – tuổi thanh xuân. – Sự hồi sinh về mặt tinh thần – đốn ngộ, bừng tỉnh sau những trải nghiệm…
– Cách so sánh các cô gái với Phật tổ – Tăng thêm Phật tính và ý nghĩa cho các cô gái:Hóa thân của Bồ tát cứu rỗi trần thế.

 

1.2.3. Đọc ở mức độ vận dụng:

Trước hết, việc đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình phải hướng tới việc vận dụng được vào phần làm văn nghị luận. Đặc biệt, đối với học sinh chuyên văn, điều này không thể thiếu. Một bài văn có thêm những dẫn chứng, ngữ liệu từ những tác phẩm ngoài chương trình mới có thể làm sáng tỏ được nhiều mặt của kiến thức lý luận cũng như những luận điểm cần chứng minh của người viết. Vì vậy, nếu nguồn dẫn chứng tác phẩm quá hạn hẹp sẽ gò bó óc suy luận và khả năng lập luận của học sinh chuyên. Chẳng hạn, đối với những đề thi học sinh giỏi thiên về kiến thức lý luận, nếu không có kiến thức sâu rộng về các tác phẩm ngoài chương trình, học sinh khó có thể làm sáng tỏ phần lý thuyết lý luận hoặc phần viết lý luận sẽ khô cứng, máy móc.Khi có được hiểu biết sâu rộng về các tác phẩm ngoài chương trình, học sinh chuyên văn có thể lựa chọn linh hoạt, phù hợp nhất với vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ.

Ví dụ:

Đề bài: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki đã viết:

“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”

Anh (chị ) hãy bình luận ý kiến trên.

Những vần thơ Anđécxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ, nơi có những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm xúc cảm mãnh liệt: “Anđécxen đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều,từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là gì ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn cảm xúc của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động, thổ thức, xuyến xao ? Phải chăng “thơ”ở đây như trong lời bình của nhà văn học Nga V.Bêlinxki vào thế kỉ mười chín”:

“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”

Từ thủa thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh những đại dương và điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, có thể nói chưa bao giờtổng kết được những định nghĩa về thơ. Có người cho thơ là “lơ tơ mơ”, “thơ là sự tuôn

trào bột phát những tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không

định nghĩa được”. Phải chăng vì thế mà thơ thuộc về cõi huyền nhiệm, mông lung, xa vời

vợi? Không, theo quan niệm của Bêlinxki, thơ là một khái niệm hết sức gần gũi: “Thơ trước hết là cuộc đời”. Trong câu nói của Bêlinxki, chữ “cuộc đời” như một vì sao được

chiếc đòn bẫy “trước hết” bật vào từ thơ, làm sáng lên một ánh sáng lung linh, rạng rỡ. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống.

Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của những tâmhồn nghệ sĩ. Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ thuật khác, nếu không bám rễ vào cuộc đời, nếu không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uộc, không mang trên mình những cành cây săn chắc, những phiến lá xanh tươi phơi phới dưới ánh nắng mặt trời. Là nhà thơ, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì thơ anh mới tươi màu neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức. anh sĩ Lê Quí Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi non kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được”. Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào tuôn chảy không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác để nuôi dưỡng thi ca. đến với Chế Lan Viên, một “triết gia thi sĩ”, ta không quên giây phút con người ấy rơi vào hố sâu tuyệt vọng của sự chán chường:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi giữa trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”

Thế mà cuộc sống mới chan hoà hơi thở nồng ấm của cách mạng đã làm tan mọi băng giá trong trái tim thi sĩ. Người sà vào lòng nhân dân, sung sướng đón nhận nguồn cảm hứng thi ca từ cuộc đời:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Tiếng hát con tàu).

(Trích bài làm của học sinh Đinh Thị Mĩ Huỳnh– Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Bài đạt Giải nhất kỳ thi HSG Quốc gia).

Bên cạnh việc có thể vận dụng kiến thức đọc, hiểu như những dẫn chứng để làm sáng tỏ kiến thức lý luận, học sinh có thể vận dụng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ một luận điểm cần phân tích đối với các tác phẩm trong chương trình. Chẳng hạn, các em có thể vận dụng thao tác lập luận so sánh hai tác phẩm để làm nổi rõ một vấn đề đang được để cập đến trong bài viết.

Ví dụ:Để làm nổi rõ ước mơ, khát vọng mà Thạch Lam gửi gắm trong Liên và An trong “Hai đứa trẻ”, học sinh Nguyễn Thu Hiền – Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) đã liên hệ với bài thơ “Những ngày nghỉ học” Tế Hanh để làm nổi rõ sự khác biệt trong tư tưởng của hai người nghệ sĩ và để khẳng định giá trị nhân đạo trong truyện ngắn của Thạch Lam.

Thạch Lam đã không làm mất đi trong ta ngọn lửa của niềm tin hi vọng. Tình yêu mến và trân trọng cuộc sống đã giúp ông xây dựng nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ”, để cho Liên có một ước mơ. Cảnh đợi tàu và mong ước của chi em Liên là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Con tàu đi qua sẽ chẳng có gì trong nhận thức của con người (Có chăng TếHanh đã từng thốt lên:

“Tôi thấy tôi thương thương những con tàu

Ngày đời không đủ sức đi mau

Có chi vương víu trong hơi máy

Với những toa đầy nặng khổ đau”)

Nhưng với Liên đó là cả một niềm khát khao. Con tàu trong suy tưởng của Liên không

phải chở đi những đau khổ của kiếp người mà nó là ánh sáng, là hi vọng của phố huyện này. Con tàu chở mơ ước của chị em Liên về một Hà Nội đầy ánh sáng, Hà Nội của niềm vui rực rỡ. Nên cái ước mơ được nhìn thấy chuyến tàu ở chúng ta thật bình thường thì đối với Liên,nó thật mãnh liệt và lớn lao biết bao.Nhưng Thạch Lam muốn cho người đọc hiểu rằng:Liên mơ ước chuyến tàu cũng chính là đang mơ ước về một sức sống sôi nổi hơn,vềmột cuộc đời có nhiều ánh sáng hơn,nhiều niềm vui hơn.Và khi nhà văn miêu tả nỗi khát khao bé nhỏ hết sức tội nghiệp của chị em Liên, ông không chỉ muốn qua đó thể hiện bức tranh hiện thực cuộc sống và tâm hồn con người mà hơn thế,nhà văn còn gợi lên trong ta những khát khao cao đẹp,những ước muốn được đấu tranh cho sức sống tươi đẹp của con người.Nói như nhà văn Nga Sôlôkhôp: “Đối với con người,sự thực đôi khi nghiệt ngã,nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai.Tôi mông muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn,tâm hồn trong sạch hơn,thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người”.Thạch Lam cũng đã gặp Sôlôkhôp trong quan niệm về văn học ấy khi ông khẳng định văn chương chính là thứ khí giới để làm cho “lòng người được thêm trong sạch vàphong phú hơn”.

(Trích bài văn Đạt giải nhất kỳ thi HSG Quốc gia)

Ngoài hai mục đích vận dụng trên, học sinh chuyên văn còn có thể vận dụng kiến thức đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình vào việc viết phần mở bài, kết bài. Nhờ việc đưa thêm những phần kiến thức này mà ngay cả khi bài văn viết về những tác phẩm quen thuộc, những vấn đề đơn giản vẫn có sức hấp dẫn đối với người đọc, thể hiện được năng khiếu của học sinh chuyên văn.

Ví dụ:

Đề bài: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn

Thi và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đều là những truyện ngắn hay đã

khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu

nước.

Anh, chị hãy so sánh và làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm

trong sự thể hiện của mỗi chủ đề đó.

Mở bài

Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ các loài sên!

Hình ảnh những con người Việt Nam ấy đã đi vào thơ ca như một niềm thơ lớn và trở thành phầm hồn của mỗi người con đất Việt. Yêu biết mấy hình ảnh những người dânquê tôi: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm tòi, khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của con người. Tôi nhớ mãi một Tnú, cụ Mết trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; chị Chiến, anh bộ đội tên Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi ; và cô Nguyệt – người con gái trẻ tuổi, dũng cảm trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên, nhắc nhở ta về một quảng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anhhùng mà đất nước mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại, tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người dân mình đẹp quá, dũng cảm quá ; và lòng tôi tưởng như được sống lại những ngày còn chiến tranh, bom đạn ấy.

(Trích phần mở bài của học sinhVŨ TRÚC HÀ Trường THPT chuyên Chu Văn An – Lạng Sơn).

1.3. Kiểm tra kết quả đọc, hiểu

1.3.1. Viết lời bình

Để kiểm tra kết quả đọc, hiểu của học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho các em viết lời bình về cùng một tác phẩm ngoài chương trình hoặc lựa chọn tự do một tác phẩm mà các em yêu thích. Căn cứ vào bài viết của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được mức độ cảm thụ, khả năng diễn đạt của các em.

Ví dụ:Lời bình của học sinh TÀO KHÁNH CHUNG – HS chuyên văn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ về tác phẩm “Nhà giả kim”

“NHÀ GIẢ KIM” – NIỀM TIN VÀO VŨ TRỤ…

Cuộc đời phải chăng chính là một hành trình dài bất tận không có hạn điểm? Và mỗi chúng ta sinh ra với một sứ mệnh thiêng liêng là trở thành một phần tất yếu của vũ trụ rộng lớn ấy, lắng nghe trái tim mình và đi theo tiếng nói của ”tâm linh vũ trụ”. Tôi đã mất một thời gian dài có lẽ là 16 năm cuộc đời mình mới nhận ra được điều đó. Tôi là đứa luôn sống thu mình với giới hạn của bản thân. Trái tim luôn run rẩy trước nỗi sợ hãi vô hình về cuộc đời. Và tôi sợ việc phải đối mặt với thế giới với thách thức và thứ gọi là thất bại. Cảm giác vấp ngã cảm giác tổn thương hay việc phải gặm nhấm thứ gọi là đau khổ có lẽ quá khó khăn với cả bản thân tôi và mỗi chúng ta. Ta sống vì điều gì? Đâu mới thực sự là những gì ta muốn? Và ta là ai giữa cuộc đời mình? Tôi băn khoăn thật sự và đôi khi lạc lõng bất lực khi đi kiếm tìm cho chính mình một câu trả lời xứng đáng. Mọi thứ thật khó khăn khi ta mới chập chững bước ra khỏi giới hạn bảo bọc an toàn của gia đình, của chính mình để đi ra khám phá thế giới. Và cuốn sách ” Nhà giả kim ” đã đến bên tôi như thể một định mệnh tất yếu của cuộc đời. Như Coelho đã nói đó phải chăng là một cơ duyên ” ngẫu nhiên ” và ” may mắn “. Tôi ấn tượng với cuốn sách bởi một giọng văn cuốn hút, nhẹ nhàng với thứ ngôn ngữ cô đọng, súc tích và giàu tính triết lí. Tôi đến với nó, cảm nhận nó, thưởng thức nó với cả trái tim mình và nó đã khai sáng tôi. 

Cuốn sách kể về hành trình đi tìm kho báu của chàng trai chăn cừu Santiago trong chuyến viễn du thực hiện sứ mệnh của chính mình. Từ khi cậu nhận những điềm báo của vũ trụ ” nhiều lần mơ cùng một giấc mơ” ”đến một thành phố để gặp một ông vua”, ”bị lừa bịp hết sạch tiền” rồi gặp người bán hàng pha lê… cho đến khi tìm được kho báu. Tất cả những sự kiện đó như những mắt xích liên kết chặt chẽ để rồi đến khi lật giở đến những trang sách cuối, đi đến những chặng cuối của chuyến phiêu lưu thực hiện định mệnh cuộc đời, trái tim ta như khai sáng bởi mơ ước, bởi thứ gọi là niềm tin vào tâm linh vũ trụ.Và ta hiểu rằng “khi bạn khao khát một điều gì đó cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được” nó. Chỉ cần dám mơ ước, dám đương đầu với khó khăn, tin vào sức mạnh tiềm tàng trong bản thể của chính mình, đi theo những điềm báo thiêng liêng của vũ trụ ta chắc chắn sẽ tìm được “kho tàng” của đời mình. Đến với “Nhà giả kim” cuốn sách đã dạy cho tôi nhiều thứ hơn cả một người thầy. 

Ngay từ những trang đầu của cuốn sách Paulo Coelho đã để lại trong tâm tưởng của mỗi chúng ta nhiều băn khoăn, ngẫm nghĩ. Đó là câu chuyện kể về chàng Narziss và cái hồ xinh đẹp. Khi chàng mất cái hồ khóc nhưng nó không khóc vì tiếc thương chàng mà nó khóc bởi nó sẽ chẳng bao giờ một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp của nó qua đôi mắt chàng…Phải chăng tạo vật vốn là một khối thống nhất? Phải chăng nhiều khi ta đã sống quá ích kỉ? Phải chăng là vì cái băng đen bịt mắt quá dày nên ta chỉ biết đến bản thân mình mà vô cảm thờ ơ với vũ trụ và tạo hóa? Những ý niệm ấy luôn chập chờn trong tôi mỗi khi nhớ về câu chuyện này. Hoặc cũng có thể lắm nó sẽ gợi mở về một điều gì đó khác nữa mà với tầm tư tưởng của tôi, với trải nghiệm sống và cái thế giới quan mà tôi mang chưa đủ tầm để thấu hết được nhưng ngay từ những dòng đầu tiên cuốn sách đã để lại trong tôi suy ngẫm, những suy ngẫm thực sự về bản thân và cuộc đời. 

Tôi tự cảm nhận thấy rằng mình là một đứa duy tâm. Tôi luôn tin vào những thứ gọi là sắp xếp của tạo vật và tin vào định mệnh thứ mà Thượng Đế đã viết sẵn lên cho mỗi số phận người Ngài tạo ra. Và tôi chưa từng nghĩ rằng rồi một ngày tôi có thể thay đổi nó. Nhưng suy nghĩ ấy, ý niệm ấy của tôi đã dần thay đổi. Tôi bắt gặp trong “Nhà giả kim” một nhân vật mà với tôi tôi khá ấn tượng là ông vua xứ Salem Malchisedesk. Chính ông là người đã giúp Santiago đưa ra quyết định đi tìm kho tàng khi cậu đang băn khoăn giữa hai lựa chọn. Hoặc là trở thành người chăn cừu an ổn với hiện tại hoặc là đi theo tiếng nói của vũ trụ và có được kho tàng của đời mình. Mỗi chúng ta hẳn đều đã có những lúc băn khoăn như thế khi ta đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, buộc ta phải lựa chọn. Bởi ta không thể nào cùng đi trên cả hai con đường biệt lập. Và mỗi lúc như thế ta có thể đều sẽ gặp vị ”vua xứ Salem” của chính mình nếu ta biết cách lắng nghe ngôn ngữ của trái tim và thứ ngôn ngữ kì diệu không lời của tạo hóa. Nó sẽ giúp ta lựa chọn, sẽ giúp ta nhìn nhận lại chính bản thể của mình và giúp ta hiểu “cuộc đời muốn rằng ta mãi đi theo con đường mình chọn”. “Nhiệm vụ duy nhất của mỗi chúng ta là thực hiện con đường mình đã chọn. Tất cả chỉ là một. Rồi khi anh quyết chí muốn điều gì thì toàn vũ trụ sẽ chung sức để anh đạt được điều ấy”. Và qua những trang viết đầy sâu sắc mang tính trải nghiệm và đầy những chân lí đúng đắn về lẽ sống tôi đã dần xoá bỏ cái định kiến rằng chúng ta sẽ bị trói chặt bởi vận mệnh và muôn đời chẳng ai có thể thay đổi nó. Nó làm cho trái tim tôi dâng lên một niềm tin mãnh liệt rằng “vào một lúc nhất định trong đời, chúng ta không làm chủ được vận mệnh của mình nữa và rồi đời mình sẽ do định mệnh đưa đẩy. Đó chính là điều dối trá nhất thế gian.” 

Mỗi chúng ta với một bản thể riêng biệt độc lập từ khi sinh ra ta đã trơ trọi mà đối mặt với cuộc đời bởi vậy trong ta sẽ luôn có một năng lực tiềm ẩn một sức mạnh nào đó dẫn lối cho ta đi đến cái đích thật sự của chính mình. Rồi cả vũ trụ, cả thiên nhiên, chúng với ta là một khối thống nhất toàn vẹn được liên kết với nhau bằng ngôn ngữ riêng của vũ trụ. Mà nhiệm vụ của mỗi chúng ta là phải dùng cả trái tim để lắng nghe thấu hiểu và đi theo cái gọi là điềm báo cho chính cuộc đời mình. Ta sinh ra để thực hiện vận mệnh và đi tìm cái bản thể của mình giữa dòng đời đầy xô bồ và bão táp, trái tim ta sẽ dẫn lối cho ta đi đúng hướng “nó biết hết mọi điều” và ta cần “lắng nghe trái tim mình”. Santiago đã lắng nghe những lời trái tim mách bảo. Cậu đã đi theo tiếng nói ấy để rồi đã vượt qua cả một hành trình dài và sở hữu kho báu dưới gốc cây dâu tằm nơi nhà thờ cổ. Phải chăng cuộc đời vốn luôn thế bao điều quý giá luôn ”sờ sờ ngay trước mắt mà ta không hay biết” và rồi vì thế mà cũng vô tình chẳng học được cách trân trọng? Santiago đã dựa vào những điềm báo của vũ trụ để vượt qua thách thức của chuyến viễn hành. Chỉ từ đường bay của đôi chim cắt mà giúp ốc đảo an toàn đi qua trận tập kích bất ngờ. Và nhờ hai viên đá Urim và Thummim mà đã thêm động lực để kiên trì đến cùng trên hành trình thực hiện chuyến viễn du khám phá. 

Không chỉ dạy ta cho ta biết kiên trì theo đuổi mơ ước của cuộc đời mình. “Nhà giả kim”còn dạy cho ta nhiều hơn thế. Ta bắt gặp trong cuốn sách nhỏ nhắn với hơn 200 trang viết đầy triết lí những quan niệm sâu xa về hạnh phúc và tình yêu. Tình yêu luôn là bản thánh ca vĩ đại mà muôn đời vũ trụ luôn đem đến cho con người lắng nghe, cảm nhận và thưởng thức. Và trong cuốn sách này Paulo Coelho đã gửi trọn đi những thông điệp sâu sắc về thứ tình cảm kì diệu này của tạo hoá thông qua những rung cảm trong trẻo, mãnh liệt giữa Santiago và “cô gái của sa mạc” Fatima. Thông qua tình yêu sâu kín mà nhẹ nhàng của hai con người ta có thể cảm nhận được một điều rằng “khi yêu ta luôn nỗ lực để trở thành một người tốt hơn. Khi ta nỗ lực trở thành người tốt hơn, vạn vật quanh ta cũng trở nên tuyệt vời hơn”. Tình yêu luôn kì diệu nó sẽ chi phối cái nhìn của ta với cuộc đời và thái độ của ta với tạo vật. Tình yêu sẽ cho ta thêm động lực để vững bước trên hành trình của chính mình và khiến ta tốt hơn cho ta thêm động lực để hoàn thiện mình. Cũng giống như Santiago nhờ có Fatima mà chàng càng có thêm động lực và sức mạnh để nỗ lực nhiều hơn nữa đi tìm kiếm kho tàng của cuộc đời. Còn về phần của Fatima cô đã thực sự ý thức được nghĩa vụ của mình. Gạt qua lòng ích cá nhân và chiếm hữu đơn thuần cô đã một lòng khuyên chàng đi theo điềm báo linh thiêng của vũ trụ đi để thực hiện sứ mệnh cao cả của cuộc đời chàng. Quả thực là “tình yêu không bao giờ cản ai theo đuổi vận mệnh của mình cả. Nếu để cho chuyện ấy xảy ra thì đó không phải là tình yêu đúng nghĩa, tình yêu của Ngôn ngữ vũ trụ”. Yêu là khi ta hực sự biết đem đến cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất.Ta bắt gặp ở cuốn sách một thứ tình yêu cao cả vượt ra ngoài những vị kỉ cá nhân. Thứ tình yêu khiến ta nỗ lực muốn sống tốt hơn và sống theo những gì sâu thẳm trái tim mong muốn. Ta học được từ cuốn sách cách sống, cách yêu và cách để hạnh phúc… Giữa cuộc đời đầy bão táp này rất khó để ta sống một cách trọn vẹn. Ta luôn bị ràng buộc bởi rất nhiều thứ. Nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận. Chúng cuốn ta vào một guồng quay bất tận tuần hoàn cứng nhắc và mệt mỏi. Vậy thì làm sao để hạnh phúc? Mỗi chúng ta sẽ gặp được câu trả lời cho chính mình khi đọc câu chuyện mà vua xứ Salem kể cho Santiago trước khi chàng lên đường đi theo tiếng nói của vũ trụ. Đó là câu chuyện về anh con trai người thương nhân nghe lời cha đi tìm nhà thông thái để xin bí quyết về hạnh phúc. Nhà thông thái biết chuyện nhưng chỉ yêu cầu chàng một việc: đi khắp ngôi nhà với muỗng dầu trên tay sao cho không làm nó bị sánh. Nếu chú tâm vào muỗng dầu, cảnh đẹp xung quanh sẽ chẳng thể thưởng thức. Còn nếu ta ngắm nhìn cảnh đẹp tận hưởng cái phần bản chất sâu thẳm trong nó thì ngược lại. Tôi băn khoăn tự hỏi phải chăng thật khó để có được hạnh phúc giữa cuộc đời. Để đạt được đến khái niệm mang tên hạnh phúc phả chăng cần một sự hài hòa trọn vẹn, vừa dùng lí trí nhưng vẫn hiểu thấu những gì con tim lên tiếng. Cầm ”muỗng dầu” trên tay nhưng vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt mĩ nơi cuộc đời muôn vẻ.

”Nhà giả kim” với nhiều những câu chuyện nhỏ đan xem đã làm sáng lên hành trình lớn. Paulo Coelho – một trong những nhà văn được nhiều người đọc nhất thế giới ông đã xây dựng trong kiệt tác của mình những nhân vật mang tính hình tượng đầy nhân văn. Đôi lúc ta có thể bắt gặp chính mình ở đó. Ta có thể thấy ông chủ tiệm pha lê con người ”chọn cách chỉ mơ thôi” vì sợ sẽ ”thất vọng não nề”. Ta thấy cái tôi yếu đuối chỉ dám chạm vào mơ ước trên lí thuyết mà sợ hãi chẳng dám ”bắt đầu… công đoạn mà lẽ ra… có thể làm từ mười một năm trước rồi”. Và ta thấy ở đó cả những con người, những cái tôi đầy nhiệt huyết, tin tưởng cuộc đời. Quyết tâm đi đến tận cùng hành trình của mình, nghe theo sự chỉ dẫn nơi tim để lắng nghe được Ngôn ngữ vũ trụ như cậu bé chăn cừu Santiago. Cùng với đó với ngôn từ chắt lọc, tinh tuyển mang tính triết lí sâu sắc, cách diễn đạt gợi lên đôi chút bí ẩn nhưng vẫn cho ta thấy được sự gần gũi thân thuộc đã thể hiện được một cách trọn vẹn những chân lí sống vô cùng sâu sắc.

”Nhà giả kim”đã đem đến cho chúng ta nhiều những bài học vô cùng ý nghĩa. Cuộc sống vẫn luôn khó khăn: ”giờ đen tối nhất trong đêm là ngay trước lúc rạng đông”. Bởi vậy nên hãy vấp ngã bảy lần và học cách đứng dậy tám lần. Hãy đi theo dấu hiệu của tâm linh vũ trụ và làm tròn sứ mệnh của mình với cuộc đời. Là cuốn sách chỉ bán chạy sau Kinh thánh, và nằm trong một trong những cuốn sách yêu thích của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton ”Nhà giả kim” mang tới tâm hồn mỗi chúng ta một thông điệp ”một nhắn nhủ, một tâm sự thật gần gũi: ”Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình!” và đừng sợ đau khổ khi thực hiện ước mơ, vì ”mỗi giây phút tìm kiếm là một là một khoảnh khắc gặp gỡ Thượng Đế và Vĩnh Hằng” và vì ”khi đã quyết tâm muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ tác động để giúp ta đạt mục đích!” Đến với ”Nhà giả kim” tôi tin chắc mỗi chúng ta sẽ tự tìm thấy cho mình một món quà ý nghĩa và giúp ta tin tưởng hơn vào cuộcsống và vào chính bản thân mình.

1.3.2. Tổ chức thuyết trình

Để tăng hiệu quả đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trên lớp hoặc trong phạm vi nhóm, tổ thực hiện thuyết trình về một tác phẩm hoặc một số tác phẩm các em yêu thích. Việc thuyết trình cũng có thể được thực hiện theo chủ đề nhất định hoặc được giới hạn về một hoặc một số tác giả, tác phẩm tùy theo mục đích đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình mà giáo viên đang mong muốn các em đạt được. Trong quá trình thuyết trình, với những cách nhìn khác nhau về cùng một tác phẩm, các em sẽ đưa đến cách nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện hơn. Bên cạnh đó, việc thuyết trình đa dạng, phong phú các tác phẩm ngoài chương trình cũng góp phần tăng thêm hiểu biết một cách gián tiếp cho các học sinh khác.

1.3.3. Tổ chức thảo luận

Việc tổ chức thảo luận cho học sinh để kiểm tra kết quả đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình khác với tổ chức thuyết trình ở chỗ các em phải cùng đọc, hiểu một tác phẩm, không thể lựa chọn tự do, mỗi em một tác phẩm. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức thảo luận là làm việc theo nhóm để quá trình tương tác, trao đổi ý kiến được hiệu quả. Trước khi quá trình thảo luận diễn ra, giáo viên cần đưa ra tác phẩm cụ thể để các em có quá trình tìm hiểu, đọc hiểu ở nhà và đưa ra một vấn đề nổi bật về tác phẩm để khi các em đến lớp có thể thảo luận. Sau đó, giáo viên có thể phân nhóm, thông báo thời gian làm việc. Mỗi nhóm phải cử một thư ký để ghi chép lại toàn bộ ý kiến của các thành viên trong nhóm. Sau thời gian chuẩn bị, mỗi nhóm cử đại diện trình bày ý kiến của mình, các nhóm khác nghe và phản biện. Giáo viên sẽ làm nhiệm vụ chốt lại toàn bộ ý kiến được trình bày trong buổi thảo luận.

Cách thức kiểm tra kết quả đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình bằng việc tổ chức thảo luận có tác dụng kích thích phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Đồng thời, thông qua việc thảo luận, các em có thể hiểu sâu và ghi nhớ kiến thức về tác phẩm ngoài chương trình mà mình đã đọc hiểu.

1.3.4. Thực hành sân khấu hóa

Một trong những xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho người học. Với bộ môn ngữ văn, việc trải nghiệm có thể được thực hiện dưới hình thức tổ chức sân khấu hóa các tác phẩm văn học. Thay vì đọc văn bản một cách đơn điệu, khô cứng như trước đây, học sinh sẽ dựa vào phần văn bản của tác giả và tái hiện lại nội dung tác phẩm lên sân khấu. Thông qua quá trình chuyển đổi kịch bản sân khấu ấy, người đọc đồng thời cũng phải đi từ đọc đến hiểu. Vì vậy, đối với học sinh chuyên văn, một trong những cách để các em thực sự yêu thích, say mê hơn trong việc đọc, hiểu các tác phẩm ngoài chương trình, giáo viên có thể cho các em thực hành sân khấu hóa một số tác phẩm, dành thời gian cho các em tìm hiểu, nghiên cứu, dàn dựng và bố trí thời gian công diễn.

Quá trình tiến hành việc sân khấu hóa các tác phẩm văn học ngoài chương trình có thể được cụ thể qua các bước như sau:

Các phương pháp đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn

2.1. Đọc, hiểu theo đặc trưng thể loại

Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà khoa học đã nhận thức được vai trò quan trọng của phương pháp dạy học theo thể loại. Đây là một trong những cách thức giúp cho việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường đúng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất. Trên thực tế, các tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn các cấp cũng đã và đang xây dựng dựa trên nền hệ thống thể loại. Vì vậy, khi học sinh muốn mở rộng kiến thức văn học của mình về các tác phẩm ngoài chương trình có thể đọc, hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

Vậy, đọc, hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là gì?Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể là việc dẫn dắt học sinh khám phá, phát hiện, phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó. Theo Phan Trọng Luận thì “Một trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận diện được loại thể. Đến với thơ không giống với tự sự hay kịch. Đến với văn học dân gian không hoàn toàn giống như đến với văn học viết. Văn học trung đại và hiện đại có những đặc trưng thủ pháp nghiên cứu riêng. Với văn học dịch cũng cần có cách tiếp cận riêng.”(Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12”, Nxb GD.H.2008).

Chúng ta nên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình theo đặc trưng thể loại như thế nào? Dưới đây nhóm viết chuyên đề đưa ra một số định hướng cơ bản dành cho một số thể loại cơ bản:

THỂ LOẠI ĐỌC, HIỂU THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÍ DỤ
Truyện ngắn – Bám sát tình huống truyện

– Nắm được kết cấu tác phẩm

– Ý nghĩa nhân vật

– Ngôn ngữ trần thuật

– Truyện ngắn: Nghèo – Nam Cao:

+ Cần nắm được tình hướng éo le của anh Đĩ Chuột – Trụ cột gia đình ốm, con đói nheo nhóc, nhà không còn gì ăn, lại thêm tiền thuốc thang, bị đòi nợ…

+ Nhân vật hiện thân cho số phận người nông dân trước Cách mạng, bị bần cùng hóa, bị cái đói cái nghèo đeo bám.

+ Ngôn ngữ kể khách quan, lạnh lùng nhưng toát lên được một cách chân thực, sinh động cảnh ngộ gia đình anh Đĩ Chuột.

+ Kết cấu không có tính sự kiện cao, chỉ những chi tiết vụn vặt thường ngày.

Thơ – Nắm được thời gian, hoàn cảnh sáng tác

– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

– Xác định được hình tượng trữ tình

– Cảm nhận nội dung, ý nghĩa bài thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, kết cấu, các biện pháp tu từ,…

– Bài thơ Thời gian – Văn Cao:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1987, nhà thơ đã nhiều trải nghiệm trong cuộc đời

+ Hình ảnh lạ hóa đầu bài thơ: Thể hiện sự chảy trôi vô thường của thời gian, quy luật hiện sinh

+ Hệ thống hình ảnh: khô chiếc lá, tiếng sỏi, giếng cạn…sự hủy diệt của thời gian, sự băng hoại của thời gian.

+ Câu thơ, bài hát xanh, đôi mắt em: Những giá trị tường tồn, vĩnh cửu…

 

2.2. Đọc, hiểu theo đặc điểm văn hóa

Đọc hiểu theo mã văn hóa là một trong những phương pháp quan trọng giúp học sinh hiểu sâu sắc tác phẩm. Bất kì một tác phẩm, tác giả nào cũng gắn bó với một vùng văn hóa nhất định. Vì vậy, khi đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình, việc gắn nó với các mã văn hóa là điều cần thiết để học sinh có thể khám phá ra nhiều lớp ý nghĩa của tác phẩm. Đặc biệt, với những tác phẩm, tác giả có thiên hướng quan tâm đến vấn đề văn hóa, việc giải mã tác phẩm qua cái nhìn văn hóa sẽ giúp các em hiểu đúng nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

Ví dụ:Giải mã nguồn gốc văn hóa Việt trong Mẫu thượng ngàn – Hoàng Xuân Khánh qua một số góc độ văn hóa:

MÃ VĂN HÓA BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT
– Văn hóa làng xã:

+ Tín ngưỡng đa thần

+ Không gian văn hóa làng xã

+ Lễ hội dân gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Tín ngưỡng đa thần:

+ Tục thờ cây đa – “Đại thụ linh thần”

+ Thờ Thần Cẩu (Thần chó đá) – gắn với tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp.

+ Nhà nào, chỗ nào cũng thờ thần Đất

– Không gian văn hóa làng xã: Đình làng – nơi diễn ra mọi sinh hoạt cộng đồng, lễ hội.

– Văn hóa lễ hội:Lễ hội ông Đùng bà Đà – mong ước bội thu mùa màng, sự sinh sôi, nảy nở của con người; cô kết cộng đồng; tạo nên niềm cộng mệnh (gắn bó vận mệnh cho một vị thần linh được thờ cúng, thể hiện trong phần lễ) và niềm cộng cảm (cùng nhau cảmnhận và hứng khởi hưởng thụ, sáng tạo các giá trị văn hóa, thể hiện trong phần hội).

– Tín ngưỡng thờ Mẫu – Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện qua:

+ Vẻ đẹp phồn thực, đầy sức sống của các hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm.

+ Ngôi đền Mẫu linh thiêng mà mọi người dân làng từ người lao động cơ cực đến cụ Tú Cao hay cụ Đồ Tiết cũng có cái nhìn tôn trọng.

+ Hình tượng bà tổ cô và cô Mùi từ cuộc đời,sốphận và con đường tìm về với Mẫu, chứa đựng biểu tượng thanh tẩy, thu phục và cảm hóa dânchúng của Đạo Mẫu.

+ Hình thức lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu: Nhà thực dân có cái nhìn báng bổ trạng thái nhập đông nên bị sự trừng phạt đích đáng của Mẫu.

 

2.3. Đọc, hiểu theo phong cách nghệ thuật

Phong cách nghệ thuật là nét riêng ổn định, lặp đi lặp trong nhiều sáng tác, làm nên sự độc đáo, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Dựa vào những biểu hiện của phong cách nghệ thuật, học sinh có thể khám phá được các giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.Chẳng hạn, khi đọc, hiểu về một tác phẩm ngoài chương trình thì học sinh có thể khai thác theo các phương diện của phong cách như: Cách nhìn, cách cảm mang tính khám phá, giọng điệu riêng, quan niệm của nhà văn về cuộc sống con người thông qua việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải vấn đề về cuộc sống con người…, các yếu tố hình thức như tư duy nghệ thuật – ngôn ngữ – kết cấu – thể loại…

Ví dụ:Đọc, hiểu bài thơ Buồn đêm mưa Mưa xuân trên biển – Huy Cận theo phong cách thơ của tác giả:

Một chút nắng vương mình qua ngõ. Một mùi hương xao động không gian. Một làn gió thoảng qua dịu mát… Tất cả, tất cả cứ chợt đến rồi chợt đi chỉ để lại trong thi nhân một nỗi niềm hoài vọng. Nhưng tấc hồn hoài vọng ấy đâu chỉ dành riêng cho những gì gọi là sinh sắc. Đã rất nhiều nhà thơ tìm thấy cảm hứng của mình trong những cơn mưa. Thả hồn mình vương theo hạt mưa ấy, Huy Cận đã đưa vào thơ Việt Nam hình ảnh những cơn mưa thật đẹp. Cũng gởi hồn mình vào mưa, nhưng ở Buồn đêm mưa (Lửa thiêng) và Mưa xuân trên biển (Đất nở hoa), thi nhân đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khác nhau.

Nhà văn Xec – Môm đã từng suy ngẫm đến tận cùng trí nghĩ về con người và đặc biệt là tâm hồn của họ. Con người là một thực thể bí mật, không ai dám chắc mình đã hiểu hết tâm hồn con người. Chỉ có thể dám chắc rằng tâm hồn ấy sẽ không thôi dành cho ta một sự bất ngờ. Tâm hồn là một chuỗi nghĩ suy, lo lắng, hay là sự phân vân kéo dài của những buồn, vui, hờn, giận. Không ai có thể đi hết chiều sâu hồn người. Và đặc biệt là với thi nhân, tâm hồn họ lại càng khó đoán biết hơn. Giữa những ranh giới chênh vênh của cảm xúc thơ, người đọc như những nghệ sĩ xiếc vụng về, chỉ dám bước từng bước nhỏ mong sao chạm được vào thế giới tâm tư của người thơ. Bước theo con chữ mà Huy Cận dệt nên, ta có thể cảm nhận được nỗi buồn sâu lắng, thiết tha. Không hoàn toàn là nỗi buồn tĩnh tại, tâm hồn Huy Cận cũng như những con sóng. Nếu trước 1945, con sóng buồn trào dâng mạnh mẽ, dữ dội; thì sau 1945, điệu buồn ấy có phần được giải toả hơn. Buồn đêm mưa và Mưa xuân trên biển dường như đứng trên hai thái cực của những con sóng lòng Huy Cận. Nếu Buồn đêm mưa đã được sóng đưa đến tận ngọn nguồn của mình thì Mưa xuân trên biển lại nhẹ nhàng ẩn dưới những lớp chân sóng. Nơi đó, nỗi buồn đã toả lan đi và sinh sắc cuộc đời đã dần hiện lên sau làn mưa xuân. Ngay cả với một sự vật, sự việc cũ nhưng Huy Cận đã có những cách nhìn, cách khám phá và thể hiện khác nhau. Có được điều ấy phải chăng là nhờ tâm hồn Huy Cận đã có sự vận động chuyển dịch mạnh mẽ ? Những tình cảm mới đã giúp nhà thơ tìm thấy những điều mới lạ ngay trong những gì tưởng chừng đã cũ.

  Đỗ Lai Thuý đã từng đề từ cho bài viết của mình về Huy Cận bằng thơ Hàn Mặc Tử:

                    Van lạy không gian xoá những ngày

Hồn thơ Huy Cận, theo ông, là một hồn thơ của không gian, của những nỗi khắc khoải không gian bất tận. Tìm đâu trong thơ Huy Cận cũng tràn ngập những không gian. Không gian thêm sầu, thêm buồn, thêm nhớ cho thi sĩ. Không gian đẩy đưa những ý nghĩ, những niềm thổn thổn thức, suy tư. Và trong Buồn đêm mưa hay Mưa xuân trên biển ta cũng phải thoáng băn khoăn, ám ảnh vì không gian đó. Ngay trong câu đầu tiến của Buồn đêm mưa đã bộc lộ những gì rất Huy Cận, những nỗi niềm rất riêng của ông:

Đêm mưa làm nhớ không gian

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la

 Lạ quá ! Trong văn chương từ cổ chí kim, ta chỉ gặp nỗi nhớ người, nhớ cảnh, nhớ về những kỉ niệm đã xa. Nay trong những dòng thơ Huy Cận, ta lại giật mình vì nỗi nhớ không gian. Một không gian mơ hồ, khó xác định. Không phải là những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính. Lại chẳng phải là vườn tược thôn Vĩ khuất lấp trong thơ Hàn. Đó là không gian nào đây ? Thực hay mộng ? Ngoại giới hay tâm giới ? Dìu dặt theo những điệu nhạc thơ, ta không còn cảm giác nghe được tiếng mưa, chỉ cảm được tiếng hồn buồn của tác giả đang từng “giọt rơi tàn theo lệ ngân” (Xuân Diệu). Ta như quên đi những cơn mưa thật mà bị ngập hồn trong cơn mưa lòng của tác giả. Không gian tâm tưởng ấy lại càng gợi thêm sầu, thêm buồn như chính cái nhan đề của bài thơ vậy.Buồn đêm mưa, tự cái nhan đề đã lây lan đến người đọc một cảm xúc buồn bã xa xăm. Khác với Mưa xuân trên biển, một nhan đề đã gieo vào lòng người đọc một xúc cảm nhẹ nhàng, không gợi buồn man mác. Và chính tiêu đề ấy đã gợi ra không gian cho cả bài thơ: một không gian rộng lớn của biển, của trời. Cả hai không gian ấy đều là không gian vũ trụ, “không thể lấy kích tấc thường mà đo đếm được” (Hoài Thanh). Một đằng là không gian của vũ trụ tâm hồn và một đằng là vũ trụ thực của đất trời sông biển và của cuộc đời. Không gian của vũ trụ thực ấy dễ đem lại cho ta một cảm giác đơn côi. Nhưng những hoạt động của sự sống đã kéo con thuyền sầu của Huy Cận đến một bến bờ khác hơn, một bến bờ của những niềm vui và hạnh phúc.

Không gian nghệ thuật nếu chỉ đứng riêng rẽ một mình thì khó có thể làm tròn bổn phận của nó. Đặt trong tương quan với thời gian, không gian sẽ làm bật lên được nhiều điều. Thời gian mà Buồn đêm mưa gợi lên rất dễ thấy, đó là thời gian của một đêm khuya, u hoài và tịch mịch. Thời gian cuả những cơn Mưa xuân trên biển lại không hề thấp thoáng chút gì của ánh tịch dương, gợi những khoảng sâu thời gian của một đêm tối. Huy Cận như tô đậm hơn cái buồn, cái áo não đến thê thiết của lòng mình. Bóng tối chính là cái gợi được trong lòng ta nhiều nỗi u ẩn nhất. Đặt tâm hồn mình trên trục thời gian ấy, làm sao người thơ không khỏi cảm thấy buồn khi chính ông cũng là người thu hút cả cái mạch sầu ngàn năm ? Cơn sóng của nỗi buồn kia đã được nhà thơ trải rộng ra và dần dần mất hút ở Mưa xuân trên biển. Ta chỉ còn gặp ở đây một cuộc sống thanh bình, một phiên chợ mai. Phiên chợ mai kia, phải chăng là hình ảnh gợi nhắc một ấn tượng thời gian rõ ràng, thời gian của mặt trời, của những ánh nắng ban mai, của sự sống ngồn ngộn tươi non. Chỉ có ban ngày, người thơ mới có thể nhìn thấy mọi vật ngồn ngộn sức sống như thế. Không gian ngoại cảnh đã giúp người đọc hiểu hơn về thời gian của những hạt Mưa xuân trên biển này.

Những ấn tượng chung, cảm nhận chung của người đọc về khoảng thời gian của hai tác phẩm này cũng chỉ có thể giúp người đọc bắt mạch được hồn Huy Cận ở một chừng mực nào đó, rất khiêm nhường thôi. Viết về mưa, nhưng Huy Cận lại xây dựng những hình tượng mưa rất khác nhau. Ở Buồn đêm mưa, mưa như hiện lên một cách rõ rệt hơn, cụ thể hơn và gần gũi hơn. Bởi điệu mưa cũng chính là điệu lòng mang mang thiên cổ sầu của nhà thơ. Tiếng mưa rơi hay cũng chính là tiếng lòng vang vọng ? Ngỡ như ta cảm nhận được cả sắc diện và nhịp điệu của mưa mà cũng là của cả đất trời:

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn

 Tiếng mưa rơi trên mái sao nghe như tiếng của cả vũ trụ. Điệu hồn lục bát vốn dĩ đã đủ khiến ta ngậm ngùi, Huy Cận còn khơi gợi thêm trong điệu buồn cố hữu ấy bằng những từ láy, những vần, những điệu nghe đến xa xót não lòng ! Chỉ là những từ láy như nặng nặng, buồn buồn mà dư âm cứ lan toả, vang ngân mãi. Vần lưng, vần chân được Huy Cận dồn trong hai câu thơ như diễn tả sự nối tiếp nhau, liên tiếp nhau của những hạt mưa rơi. Không những thế, tác giả còn chú ý đến những bước chuyển, điệu nhịp của mưa:

 Rơi rơi… dìu dịu… rơi rơi…

Bạch Cư Dị đã từng miêu tả tiếng đàn của người ca kĩ bến Tầm Dương một cách huyền diệu đến mức người đọc phải ngỡ ngàng. Khi nàng dừng mà âm điệu, tiếng đàn vẫn còn vang vọng mãi:

                    Hữu thời vô thanh tắng hữu thanh

Phải chăng Huy Cận cũng dùng lí thuyết “vô thắng hữu” ấy cho thơ nình ? Những dấu ba chấm lặng lẽ, vô hồn, tưởng như chỉ là chút điểm xuyến của câu thơ lại gợi lên nhiều điều. Mưa cứ rơi nhẹ nhàng, dịu dàng, từng giọt một. Không hiểu sao ta lại liên tưởng đến câu văn “hoa bàng rụng xuống vai Liên, khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” (Hai đứa trẻ – Thạch Lam). Một bên là văn một bên là thơ, nhưng có cái gì đó rất tĩnh, rất duy cảm. Động đấy mà tĩnh đấy. Phải chăng đó là cái tĩnh lặng trong hồn thi sĩ ? Cái nỗi buồn tự ngàn đời của thi nhân ? Cảm nghe trong tiếng mưa rơi là cả những lời vu vơ mà tác giả đang cảm nhận. Tiếng mưa càng làm không gian thêm quạnh vắng và nỗi lòng nhà thơ thêm đơn côi. Không chỉ tiếng mưa mà cảnh cứ hiu hắt, cứ buồn man mác một nỗi niềm u uẩn trong tâm hồn thi sĩ.

           Gió về lòng rộng không che

 Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư  

Gió góp thêm một nhịp tâm hồn cho mưa để diễn tả nỗi lòng nhà thơ. Ta chợt nhớ những vần thơ của Nguyễn Đình Thi:

                    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

 Những phố dài xa xác hơi may

                                    (Đất nước)

    Nguyễn Đình Thi cũng dùng hình ảnh hơi may ấy nhưng lại kèm theo tiếng thơ xao xác. Tiếng lá uốn mình trên con đường nhỏ dưới nhịp đi của hơi may thôi mà đã gợi được cả cái xa xác của hồn phố đầu thu. Âm điệu thơ Nguyễn Đình Thi cũng buồn vậy. Buồn như chính nỗi buồn của Huy Cận. Nhưng Huy Cận không chỉ tả lá rơi mà còn tả lòng mình theo cái hơi may ấy. Chỉ là hơi may tức đã là gợn nhẹ lắm, thế mà Huy Cận lại cho nó chỉ hiu hắt thôi. Bốn bế tâm tư Huy Cận chở gió sao mà quạnh quẽ thê thiết đến vậy. Hồn buồn nghìn xưa, vạn cổ như chất chứa đầy thêm.

    Hình tượng thiên nhiên trong Buồn đêm mưa đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn của Huy Cận. Những giọt mưa trong Mưa xuân trên biểnrải đều ra trên mỗi khổ thơ chứ không xuất hiện đứt nối và cách quãng như trong Buồn đêm mưa. Tâm trạng chủ thể trữ tình không quá lộ rõ, không chỉ gởi gắm vào mưa mà còn trải rộng ra ở nhiều hoạt động khác. Mở đầu bài thơ là làn mưa xuân nhẹ nhàng rơi trong một khung cảnh ấm áp, thanh bình:

                    Mưa xuân trên biển thuyền yên chỗ

    Không gian như tràn ngập những giọt mưa yên bình, thanh nhẹ. Ta cảm nhận được trong hình ảnh mưa là cả một sự giao hoà, gắn kết với cảnh vật chung quanh, của cuộc sống thường nhật. Không còn trĩu nặng tâm tư, chứa chất những buồn sầu, cô đơn, mưa giờ đây một ý nghĩ tươi mát, trong trẻo hơn, thậm chí:

                    Lưa thưa mưa biển ấm chân trời

    Chân trời xa đã được bao phủ bởi một tia nhìn ấm áp. Nếu mưa ởBuồn đêm mưa làm tâm hồn nhà thơ lạnh lùng, xao xác:

                    Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la

thì giờ đây lại là một hình ảnh khác hẳn. Những u buồn sầu não như đã tan loãng đi, nhường chỗ cho một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống mới. Không chỉ làm ấm những chân trời xa, giờ đây còn:

                    Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm

 Hình ảnh thơ có nét gì rất lạ nhưng lại rất gợi tả và gợi cảm. Mưa xuân làm con thuyền trở nên tươi tốt hơn. Tính từ chứng nhận hình ảnh cây buồm đã được động từ hoa nên càng thể hiện rõ nét những đặc tính mới của mưa. Mưa giờ đây không chỉ là hình ảnh biểu trưng, để nhà thơ thể hiện tấm lòng mà đã góp thêm một cách nhìn mới mẻ hơn về cây buồm, về sự sống, sự vươn tới tương lai căng phồng hạnh phúc. Tâm hồn nhà thơ căng nở hơn để hòa vào cuộc sống mới đang được xây dựng hay nói như Chế Lan Viên thi Huy Cận đã “phá cô đơn ta hòa hợp với người”. Niềm vui mới ấy còn thể hiện qua rất nhiều cảnh vật khác:

Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai

 Sắm tết thuyền về dăm bến đỗ   

Những cảnh sinh hoạt bình thường của người dân chài, những hình ảnh một mẻ lưới tốt tươi đã được Huy Cận miêu tả sống động. Ánh mắt của nhà thơ mới chỉ mong cầu một sự giao hòa, vượt thoát khỏi những giam hãm của thân thể nay đã đổi khác. Nhà thơ hướng con mắt yêu thương của mình đến cả những:

                    Em bé thuyền ai ra giỡn nước

và những hình ảnh rất đẹp, rất thơm:

                    Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm

Nhưng không phải Huy Cận đã hoàn toàn quên lãng, quay mặt đi với cái hồn buồn Đông Á của mình. Điểm xuyến cho bài thơ vẫn là những hình ảnh hư ảo, mông lung. Tưởng như người thơ đang để tâm hồn mình bảng lảng giao hòa với đất trời mênh mông. Xen lẫn với hình ảnh tươi vui là hình ảnh một chiếc đảo đơn côi nhưng đẹp lạ lùng:

                    Đảo xa thăm thẳm vệt mưa dài

Tâm linh thơ Phương Đông như đã gợi cho Huy Cận một chiều khác của cuộc đời. Thăm thẳm là tính từ chỉ chiều sâu, nhưng dường như nó còn gợi ra cả một tâm hồn thi sĩ. Vệt mưa dài cũng đơn độc, đơn côi như chiếc đảo xa vậy. Tuy bề ngoài, nhà thơ đã trải lòng ra với đời; nhưng trong những góc khuất của tâm hồn, vẫn còn đó một Huy Cận triền miên đi về với người xưa, với những mạch sầu thiên cổ. Đây mới đúng là Huy Cận, mới thực là Huy Cận, một “ngọn lửa vẫn còn thiêng”.

(Trích bài viết của học sinh Nguyễn Lê Kim Ánh – Giải ba HSG quốc gia, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng).

2.4. Đọc, hiểu theo trải nghiệm sống

Trong quá trình tiếp nhận văn học, những yếu tố như trình độ học vấn, tuổi tác, giới tính, cấp bậc, địa vị xã hội…có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tác phẩm. Vì vậy, đối với những bạn đọc giàu trải nghiệm sống sẽ có những cách đánh giá và nhìn nhận sâu sắc, nhiều chiều hơn về mỗi tác phẩm. Đặc biệt, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cùng một bạn đọc cũng có thể có những cách tiếp cận khác nhau. Bởi vậy, khi đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình, các em hoàn toàn có thể huy động những hiểu biết về cuộc sống của mình để nắm bắt được các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Tuy nhiên, định hướng đọc, hiểu này chỉ góp phần giúp học sinh tăng thêm hiểu biết về tác phẩm, không thể được coi như một phương pháp đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình quan trọng nhất. Bên cạnh đó, mỗi học sinh khi đọc, hiểu cần vận dụng nhiều phương pháp, cách thức kết hợp để có được hiệu quả tìm hiểu tác phẩm tốt nhất.

3.Từ vấn đề đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình đến việc vận dụng vào viết văn nghị luận của học sinh chuyên văn:

Nhóm viết chuyên đề sẽ cụ thể hóa các bước vận dụng kiến thức đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình vào việc rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh chuyên văn thông qua bảng thống kê sau:

CÁC BƯỚC VẬN DỤNG CÁCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ
BƯỚC 1: Hệ thống hóa các tác phẩm cần đọc, hiểu ngoài chương trình. – Hệ thống theo đề tài

– Hệ thống theo tác giả

– Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản

– Hệ thống theo các chi tiết, hình ảnh, câu văn…

BƯỚC 2:Viết đoạn văn vận dụng kiến thức đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình. – Vận dụng kết hợp thao tác liên hệ

– Vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh

– Vận dụng kết hợp thao tác lập luận bác bỏ

– Vận dụng kết hợp thao tác lập luận bình luận

– Vận dụng kết hợp thao tác phân tích, chứng minh

BƯỚC 3:Vận dụng kiến thức đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình để làm rõ các luận điểm trong bài văn nghị luận. – Vận dụng xuyên suốt bài văn ở tất cả các luận điểm

– Vận dụng với một luận điểm

– Vận dụng để làm sáng tỏ một lý lẽ trong luận điểm

– Vận dụng để làm rõ dẫn chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ luận điểm.

 

 

 

CHƯƠNG III:

CÁC THÀNH PHẨM CỦA HỌC SINH CHUYÊN VĂN ĐỌC, HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

  1. Một số bài review của học sinh chuyên văn

Bài 1: “Say ngủ” – Banana Yoshimoto

Nếu được hỏi rằng muốn đem theo cuốn nào trong mọi chuyến đi ngắn dài, chắc chắn lựa chọn sẽ là Say ngủ!

Dù đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần…

Dù những trang sách này gợi về những ngày mà cảm giác cô độc loang ra, thấm đẫm đến từng tế bào…

Dù Kitchen mới là cuốn được lựa chọn mua để mang theo mọi nơi, mọi lúc, như một người bạn!

Say ngủ như một mặt hồ lắng đọng: không có những sự kiện đột biến, thiếu cốt truyện kịch tính, chẳng có kiểu nhân vật gai góc, cá tính… Hồi tưởng lại, thậm chí lần giở từng trang sách, chỉ gọi về một cảm giác mênh mang…

Đó là cái mênh mang của cuộc đời này với những khuôn mặt lướt qua nhau xa lạ dù mỗi ngày đều diện đối diện. Chẳng phải Terako sau những năm tháng Đại học, sau vài lần chuyển chỗ làm vẫn chỉ có hai người thân trong thế giới của mình, mà trong đó có một người đã không còn lưu tên trong sổ hộ tịch bởi Shiori đã ở lại trong thế giới của cái chết.
Đó là cái mênh mang ưu tư trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người, nhìn bề mặt ngỡ là yên bình, mà bề sâu dậy sóng. Shiori ở trong một căn phòng xa hoa, ngủ trên chiếc giường kiểu quý tộc, cắm những bình hoa vương giả nhưng phải có bao nhiêu u ám tích tụ, bao nhiêu bóng tối “ùn ùn đổ vào qua cửa sổ, bịt chặt lấy cổ họng” mới khiến cô choàng tỉnh giữa bao đêm và cứ thế, đi dần vào cái chết. Còn Terako, cái cô gái tươi trẻ hoạt bát đầy năng lượng này, điều gì đã biến cô thành một con người trầm lặng và kiệt quệ đến mức cứ tan ra, tan ra từng chút một và chỉ có thể kháng cự thụ động bằng trạng thái off của cơ thể – tự chìm vào giấc ngủ.

Đó là cái mênh mang của cô độc mà mỗi người đều tự thẩm thấu rất nhanh. Iwanaga, người đàn ông vừa mạnh mẽ muốn gánh lấy mọi nỗi buồn, vừa mong manh đến độ nở một nụ cười đã là mệt mỏi. Anh ấy đã cảm thấy những gì khi người vợ triền miên trong giấc ngủ của người thực vật trong bệnh viện, sau khi tự gây tai nạn? Chắc chắn anh không muốn đưa ra quyết định dừng hỗ trợ sự sống của người phụ nữ từng gắn bó với mình đến thế! Cuối tuần anh vẫn vào bệnh viện thăm vợ, nhưng khi phải đối diện với một con người mãi mãi không tỉnh lại, một sự sống được duy trì nhờ máy móc, liệu bao nhiêu nặng nề đã đè trĩu đôi vai anh? Thêm vào đó là áp lực từ họ hàng bên ngoại, và có lẽ cả những sự không đành lòng khiến anh buộc mình vào một cuộc sống chẳng khác gì cơn mộng du. Và trong thế giới không phân biệt nổi màu sắc ấy, Iwanaga gặp người con gái tràn đầy sức sống trong Terako. Tình yêu đến, như hai bàn tay lặng lẽ nắm lấy nhau, truyền cho nhau chút sinh khí và niềm an ủi. Terako đã cảm nhận điều ấy rất rõ:

“Tôi đã cất giấu chính tôi, một cô gái trẻ mạnh mẽ tươi sáng, vào một góc nào đó của cái ngày ấy. Tuy không phải có một thứ gì đó đã đổi thay nhưng chính trong ngày hôm ấy, tôi và anh, cả hai chúng tôi cùng lúc bị cuốn vào dòng chảy của vận mệnh bao la tăm tối mà chúng tôi chẳng thể nào cưỡng lại được. Nó không chỉ là cái mãnh liệt say mê giữa những người khác giới do tình yêu sinh ra mà còn là một dòng chảy mãnh liệt đầy buồn thương mà sức mạnh của cả hai chúng tôi cũng không thể chống đỡ nổi”

Họ cứ yêu nhau như thế, một tình yêu trong im lặng thấu hiểu. Im lặng đôi khi còn quý giá hơn mọi lời nói. Terako biết rằng “điều duy nhất tôi có thể làm cho anh lúc này là không nói gì. Tất cả những gì tôi có thể làm là lo lắng anh sẽ căng thẳng nặng nề về tôi, mà giờ đây đang là lúc cực điểm. Anh cứ mỗi lúc một già sọm đi trong một năm rưỡi chúng tôi quen nhau, mà tôi không thể làm gì để ngăn chặn lại”. Nhưng chính vì thế, cô gái này đã trở nên kiệt quệ, đến độ một ngày kia cô không còn khả năng nhận ra tiếng chuông điện thoại của người cô yêu gọi tới khi cô đang say ngủ. Mọi chuyện đi vào ngõ cụt với bao gánh nặng ngoài tầm chịu đựng, bao điều tốt đẹp có nguy cơ tan rã…

Nhưng Banana Yoshimoto không bao giờ làm người ta tuyệt vọng. Giữa cuộc đời bề bộn mà đôi khi người ta không đứng vững nổi, giữa tình thế rối ren mà người ta không tìm ra đầu mối để gỡ, bao giờ cũng có một hướng đi. Không phải hướng đi trên mặt đất, mà được khai mở từ chính lòng người. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Terako với linh hồn người vợ đang phiêu bồng khỏi thân xác của Iwanaga là một cứu cánh. Người vợ ấy đã chí tình mà khuyên rằng: “trước mắt thì chị cứ đứng dậy đi, đi tìm lấy một công việc nào đó cần vận động chân tay ấy. Chị hãy làm thế đi! Tôi không thể chịu nổi khi nhìn thấy chị thế này! Vì cứ như thế này, chị sắp không còn quay trở lại được nữa đâu”. Đó chính là sự khoan dung và nhân bản, đến tận cùng!

Kết thúc thiên truyện là màn pháo hoa bên bờ biển. Trong khoảnh khắc những bông pháo đầu tiên rực rỡ bầu trời, tâm trí Iwanaga và Terako cũng sáng trong lạ thường. Mọi thứ đã trở lại, và những ngày sau có lẽ cũng sẽ nhiều màu sắc như khoảnh khắc này. Cuộc sống là thế, luôn ánh lên những điều trân quý; tình yêu là thế, luôn có thể khởi động lại người ta một cách thần kì. Có lẽ Banana Yoshimoto đã viết những dòng cuối cùng này trong một nụ cười trìu mến:

“Tôi chỉ muốn giành lại tình yêu mãnh liệt đến khó tin mà tôi có thuở ban đầu – tình yêu tôi đã chia sẻ với con người cao lênh khênh đang đứng kề bên tôi, con người mà tôi yêu say đắm. Tôi muốn giữ mọi thứ yên vị bằng cánh tay gầy guộc này, bằng trái tim yếu đuối này. Tôi những muốn được hứng lấy tất cả biết bao nhiêu khó khăn chẳng mấy chốc rồi sẽ xảy ra, bằng toàn bộ con người mong manh của tôi”…

Bài 2: “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối”- Patrick Modiano

Đọc Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối (Patrick Modiano) giống như là soi gương vậy!
Chưa tác phẩm nào đem lại cảm giác ấy!
 

Những Nobel văn chương khác đều dẫn ra ngoại giới: là thành Rome trong vắt trong nắng sớm với những vườn oliu trĩu quả bất chấp sự tàn bạo của Nero trong trước tác của Henryk Sienkievic; là cảm giác phiêu diêu mà trĩu nặng tâm sự trong trang viết Cao Hành Kiện khi trở về Linh Sơn; là không khí của đêm trước ngày bão tố, hào hùng và bi phẫn trong truyện Mạc Ngôn…

Còn văn học Pháp với Marc Levy hào hoa lãng mạn, Guillaume Musso sâu sắc và nhân bản, Fre’de’ric Beigbeder thâm trầm ở những lớp ngầm của sự kiện cũng khác hẳn Patrick Modiano.

Patrick Modiano dẫn người đọc đến trước một tấm gương để họ nhìn và nghĩ!
Không phải cảm giác lo lắng về sự già nua tàn tạ không thể cưỡng, không chỉ là nỗi cô độc khi xung quanh vắng lặng không một sự kết nối, không dừng lại ở nỗi hoang mang khi đối diện với bản thân cũng là đối diện với vô cùng…

Có lẽ dội lên là cảm giác bất an khi chìm vào khoảng sương mù của một loạt những câu hỏi không thể hồi đáp: cái nhân hình trong gương, trước mặt ta kia thật ra là ai? Sinh ra để làm gì? Rồi sẽ đi về đâu?

Patrick Modiano không giúp ta định vị bản thân mà qua việc ngược trở lại ký ức, lần theo đầu mối từng sự kiện đã dẫn ta về trước bản thể để nhìn nhận lại mình: thật ra chúng ta là gì nếu bỏ qua địa vị xã hội, qua những hào nhoáng bề ngoài, qua những mối quan hệ mà ta vô tình hay tự ý bước vào? Thay một cái tên, đổi một nghề nghiệp, từ bỏ một mối quan hệ là có một gương mặt khác trong mắt xã hội, trong niên giám, trong sách thống kê hay sổ hộ tịch… Thế thì, chúng ta thật ra là ai trong tận cùng bản ngã?

Danh tính là một trong những chủ đề của tác phẩm Modiano, ở đây, điều này cũng hiện ra đầy ám ảnh!

Dừng lại giữa trang sách, bỗng nghe giai điệu sâu lắng mà khắc khoải của 
Trịnh: “Tôi là ai, là ai, là ai?”

Cũng ở đâu đó dội lên câu thơ Chế Lan Viên: “Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta/Ý của ai trào dâng trong đáy óc?”

Với những nét vẽ cố làm mờ khung cảnh, thậm chí làm nhòe chân dung, Modiano đã đẩy sự đối diện bản thân ở tầm gần nhất. Và hoang mang!

Chúng ta sẽ đi về đâu giữa cuộc sống rộn ràng, rộng mở mà rất tách biệt này? Trú ẩn trong các vùng trung tính? Bứt ra khỏi một căn hộ quen thuộc đến đáng sợ? Tránh tất cả mọi gương soi và ánh sáng? Hay đi tìm cái chết như Louki để tan vào hư vô?

Bao câu hỏi vang vang trong tâm trí! Không muốn trả lời. Không biết trả lời. Không thể trả lời!

Chưa một cuốn nào mà đọc chậm đến thế, chỉ hơn 150 trang mà đọc vài ngày.

Chưa một cuốn nào mà đọc xong nghĩ nhiều đến thế, trong khi không hề dám mở lại một trang nào!

Chưa một cuốn nào mà không thoát ra được như thế!

Bởi vì, xét cho cùng, làm sao ra khỏi được hư vô và vô vọng, phải không?

Bài 3: “Kyoto” – Yasunari Kawabata

Chẳng rõ Yasunari Kawabata đã mê hoặc tôi từ lúc nào.

Có thể là từ khi tôi còn là một nữ sinh, thả hồn tưởng tượng trong chiếc gương kì diệu mà ấm áp tình trong Thủy nguyệt.

Có thể khi tôi đã là sinh viên, lặng người trước sự tinh tế, khiêm nhường mà kiêu hãnh của ông trong bài diễn từ nổi tiếng “Sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản” năm 1968.
Cũng có thể từ phần tóm tắt rất ngắn gọn, để đọc thêm thì phải,
 trong sách giáo khoa trung học, về truyện Cố đô đầy chất nhân văn, về Xứ tuyết ảo diệu mà mơ hồ…
Đã vài lần nổi lên ý nghĩ sẽ đọc lại Cố đô rồi lại lãng đi. Đã từng mơ thấy mình đang lần giở những trang sách có bối cảnh là thành phố Kyoto cổ kính, đầy anh đào và thông liễu. Cứ thế, Cố đô trở đi trở lại trong tôi, như một ước hẹn không thành. Vì thế, khởi đầu năm này đã quyết định đọc lại Cố đô. 

Quả là một lựa chọn không nhầm. 

Cố đô vừa mở ra những ấm áp của tình yêu – kiểu tình yêu trong vắt, thanh thuần và cao cả, vượt lên ý nghĩa vốn bị giới hạn trong cách nghĩ thông tục của nó; lại vừa gợi nhắc những đẹp đẽ mà ta đã đi qua hoặc không biết là mình từng có trong nếp gấp của cuộc đời.

Truyện không dài, cốt truyện đơn giản. Trải suốt bấy nhiêu trang sách chỉ là cuộc gặp gỡ giữa hai chị em sinh đôi Naoko và Chieko sau hai mươi năm, tính từ khi lọt lòng mẹ. Do quan niệm tâm linh, mà có lẽ phần lớn là do hoàn cảnh không đủ sức nuôi cả hai đứa trẻ, gia đình người thợ rừng đã phải dứt ruột đặt con gái còn đỏ hỏn trước một cửa hiệu giữa khu phố thương mại sầm uất của Kyoto. May mắn thay, đứa trẻ ấy đã được cặp vợ chồng nhân từ Takichiro và Xighe đón nhận với tất cả tình thương yêu và sự che chở để lớn lên thành cô tiểu thư Chieko xinh đẹp, hiếu thảo, hiểu chuyện mà ai gặp cũng đem lòng yêu mến. Năm Chieko lên trung học, sợ con gái nghe được chuyện mình là trẻ bị bỏ rơi từ miệng những người hàng xóm, ông Takichiro và bà Xighe quyết định thú nhận với cô bé về thân thế của mình. Nhưng vì lòng yêu thương, những người cha mẹ nuôi tuyệt vời ấy chỉ thú nhận một nửa, rằng cô bé không phải con ruột của họ chứ nhất quyết không nhận rằng cô bị bỏ rơi. Họ sợ rằng đứa trẻ mà họ nuôi từ tấm bé sẽ tủi thân và ám ảnh. Nỗi sợ ấy khiến họ tự nhận mình là kẻ cắp, đã đánh cắp Chieko trong lễ hội hoa anh đào khi cô bé đang nằm trên ghế và bố mẹ cô vừa đi đâu đó. Bất kể Chieko tha thiết muốn biết sự thật, và có bằng chứng từ lời đồn đoán của mọi người, ông bà Takichiro và Xighe cũng một mực nói rằng mình bị mê hoặc bởi vẻ đẹp thiên thần nơi sinh linh bé bỏng nên đã phạm trong tội; ngày phán xử chung cuộc, họ chấp nhận trả giá, nhưng xin Chieko tha thứ.

Được bao bọc trong tình yêu và lòng thương cao cả của cha mẹ nuôi, Chieko không thực sự đau đớn vì danh phận, nhưng nỗi băn khoăn về nguồn gốc cứ trở đi trở lại và làm nên chút sầu muộn trong cô gái trẻ. Có lẽ khi ngắm cây hoa tím mọc trong hốc cây phong hay khi nghĩ về lũ dế sống cả đời trong hộp, Chieko đều chạnh nghĩ đến mình, nên cảnh như phai bớt sắc màu. Dường như, để đáp lại mong mỏi vô hình trong lòng cô gái, trong lễ Ghion, trước thánh linh, giữa ánh đèn lồng và các ngọn nến lung linh, Chieko đã gặp được người chị em sinh đôi của mình khi cả hai vừa ngẩng đầu lên sau màn cầu cúng trang nghiêm. 

Cuộc gặp gỡ bất ngờ khiến Chieko bối rối, không biết cư xử thế nào cho phải dù tràn đầy yêu thương. Nhưng Naoko, cô gái đã mất tất cả người thân trên đời, luôn khao khát tìm được chị gái song sinh thì vui mừng đến tràn lệ. Cuối cùng, sau bao xa cách và đau buồn, sau bao băn khoăn và hiểm họa, họ đã được gặp nhau, không như hai nhành hoa tím trong hốc cây phong kia chẳng bao giờ biết đến sự tồn tại của nhau.
Hạnh ngộ có tên là hạnh phúc, hơn nữa Chieko và Naoko lại từng là hai bào thai nằm cạnh nhau trong lòng mẹ thì niềm hạnh phúc ấy càng thấm thía. Có điều, họ đã là hai mảnh ghép ở trong những bức tranh có bảng phổ màu khác nhau, nên khó mà tránh được những vênh lệch.

Naoko – cô gái khỏe mạnh, thuần phác mà mẫn cảm, tinh tế – vừa mong mỏi khắc khoải tìm được chị, cảm thấy có lỗi vì cha mẹ lại chọn chị chứ không phải mình để vứt bỏ; lại vừa băn khoăn lo lắng, sợ rằng sự hiện diện của mình sẽ khiến mọi người bàn tán về thân phận, ảnh hưởng đến tương lai của chị. Vì thế, cô chỉ đến nhà Chieko một đêm, đáp lại tha thiết của Chieko và tấm lòng nồng hậu của hai bậc dưỡng dục đáng kính. Sáng sớm hôm sau, khi cửa tiệm chưa mở, người làm chưa đến và hàng xóm còn say giấc, cô đã nói lời từ biệt với Chieko để trở lại với núi rừng Bắc Sơn, đi sâu vào trong núi “khuất xa tầm mắt mọi người” để chị gái mà Naoko yêu quý hơn cả sinh mạng khỏi bị mọi người nhìn nhận như đứa con bị bỏ rơi trong một cặp song sinh mang tai họa và đáng tủi hổ trong quan niệm bấy giờ…

Còn Chieko – cô thiếu nữ dễ thương, xinh đẹp rung động lòng người – cũng không biết làm gì hơn. Chieko không được lựa chọn, cả trong việc cha mẹ giữ lại Naoko, vứt bỏ cô; cả trong việc Naoko dứt khoát khước từ đến ở trong ngôi nhà đã nuôi nấng Chieko suốt hai mươi năm. Tuy nhiên, Chieko có thể quyết định việc mình nhìn nhận quá khứ như thế nào. Cô nghĩ về tai nạn ngã cây của cha – một người thợ rừng – và cảm được nỗi ám ảnh day dứt đến mức trong những khoảnh khác nào đó, ông lơ đãng và mất mạng. Cô nghĩ về người mẹ đã sớm qua đời vì bệnh tật trong một ngôi nhà tồi tàn mà cô không hề biết với sự xót xa thương cảm. Cô nghĩ nhiều hơn cả về Naoko với tất cả lo lắng, yêu thương không ngớt, mà đành bần thần tôn trọng quyết định rời đi của cô ấy…
Như thế đó, Chieko không hề soi xét những điều đã qua trong ánh sáng dữ dội của sự oán trách nghiệt ngã, không phải vì từ đứa con bị bỏ rơi, cô đã trở thành tiểu thư được yêu thương, lớn lên trong nhung lụa, mà chủ yếu bởi sự bao dung và minh định. 
Có thể nói rằng với Cố đô, Yasunari Kawabata đã viết nên bản tình ca của tình thân. Tình thân dễ nhận thấy là tình máu mủ ruột rà chung nguồn cội, ấp ôm như những chiếc lá vàng rời cành còn che phủ cho nhau trên đất. Vì thế Naoko dù rất sợ giông tố nhưng đã lấy thân mình che cho chị giữa rừng. Vì thế Chieko đã dành tặng em gái chiếc thắt lưng Kimono tinh xảo, vốn được Hideo dành cho mình. Tình thân ấy còn là tình cảm được bồi đắp giữa những người không cùng huyết thống nhưng sống chung dưới một mái nhà, như mạch nước ngầm thấm thía. Người mẹ nuôi chỉ nhìn những món ăn Chieko bày trên bàn cũng biết cô nghĩ gì, và lặng lẽ đến ngồi bên giường lau mồ hôi cho cô sau cơn mộng dữ. Thậm chí bà Xighe đã lặng lẽ chờ đợi khi nào Chieko sẵn sàng chia sẻ tâm tư chứ không truy vấn, dù rất bất an trong lòng. Và cụ Takichiro, người cha nhốt mình trong ni viện chỉ để vẽ tấm đai lưng phù hợp cho con gái, sẵn sàng dùng những sắc màu rực rỡ, rất khác phong cách của mình, để tô điểm cho vẻ đẹp của con. Tấm lòng người cha ấy làm ta cảm động, nhất là khi cụ nói với Chieko:

– Cha mẹ đã mang tình thương yêu nuôi dạy con từ thuở bé thơ, và cha mẹ cũng sẽ đối xử với cô gái ấy đúng như vậy. Có lẽ cô ấy cũng hiền thục giống hệt con. Thế nào con cũng đưa cô ấy về nhé !

– Khoảng hai chục năm về trước, người ta có định kiến với những ai sinh đôi, chứ bây giờ người ta nhìn nhận điều đó khác rồi… Cha với bà lão của cha sẽ an vui hơn nếu như nhà ta thành ra có hai cô con gái…

Cố đô còn là bài ca về tình yêu – kiểu tình yêu dịu dàng, sâu lắng, hòa điệu – như một mặt hồ xanh thẳm. Tình yêu của Xinichi, người bạn thiếu thời của Chieko đầy trân trọng và thấu hiểu. Trong ráng chiều đỏ rựng của rặng Đông Sơn và tiếng chuông chùa xa vắng, nghe lời thổ lộ của người con gái mình yêu về thân thế mà vẫn nén cảm xúc lại để chia sẻ lặng lẽ, quả là đáng mến. Còn nghệ nhân dệt thắt lưng thiên tài Hideo lại yêu Chieko bằng tất cả sự nâng niu và trân quý. Phút giây trầm mặc nói với cha Chieko rằng vẻ đẹp của con gái ông vượt xa tất cả những pho tượng tuyệt mỹ trong những ngôi chùa cổ chính là sự lên tiếng của tình yêu chân thành, ngưỡng mộ nơi Hideo. Rồi khoảnh khắc gặp trên cầu, trong lễ Ghion, Hideo đã dâng đầy xúc cảm trong mong ước được tặng chiếc thắt lưng cho Chieko trong lòng anh, dù trước mặt là người em song sinh giống Chieko như tạc. Và chắc phải dồn bao nhiêu quyết tâm, Hideo mới nén được tình cảm trong lòng, cầu hôn Naoko, để bóng hình yêu dấu sẽ bên anh theo một cách khác.

Ở những trang sách này, dậy lên tình yêu thiên nhiên và cuộc đời. Thiên nhiên dịu dàng, đẹp rực rỡ như uất kim hương, đẹp mong manh kiêu hãnh như anh đào, đẹp giản dị như thông liễu, đẹp xa vắng như hoàng hôn, đẹp mơ hồ như tuyết và mưa. Giữa lòng thiên nhiên ấy, cuộc đời như một bài ca ngọt dịu đáng để ta sống, vì mỗi bước chân đi đều bước về phía những tấm lòng, vì yêu thương dù để lại vết xước nhưng cho ta biết sống sâu hơn, biết mình đang sống. Giữa lòng thiên nhiên ấy, mỗi người như một nốt nhạc tròn đầy và tự trọng, ánh lên những sắc thái riêng, và dù quyến luyến bao nhiêu, mong ước khắc khoải thế nào, người ta cũng sống đầy tự trọng và để lại những vệt sáng trong lòng nhau, lâu bền, chứ không như đường bay của những con đom đóm. 

Và, giữa lòng trang sách ấy, khi Chieko thầm nhắc lại lời cha: “mùa thu đã chạm tới trúc rồi…”, ta cũng tự hỏi mình: ta đã chạm đến đâu của cuộc đời ?

Chỉ muốn đọc lại đoạn này:

“- Mẹ ạ, người ta không vứt bỏ con thật chứ?

– Không, không, con lầm tưởng đấy! – Xighe lắc đầu ngay một cách quá ư quả quyết.

– Con người ta ít ra cũng một lần trong đời có hành vi xấu xa, tồi tệ – Xighe tiếp. – Đánh cắp một đứa trẻ, đấy là tội lỗi còn trầm trọng hơn trộm tiền, hơn bất cứ hành vi trộm cắp nào khác. Mẹ nghĩ, điều đó tệ hơn cả giết người.

– Mẹ cứ hình dung, cha mẹ con đau khổ đến thế nào, – vì chuyện đó dám phát điên lắm! Mỗi khi nghĩ đến điều ấy mẹ bỗng cảm thấy ngay bây giờ mẹ có thể thuận lòng hoàn lại con cho họ… Nhưng không, mẹ sẽ không trao con cho ai hết. Dĩ nhiên, nếu như con tìm ra họ và có ý nguyện quay về với cha mẹ đẻ thì quả thật cũng đành, song… mẹ sẽ làm sao chịu đựng nổi. Có lẽ đến chết vì đau khổ mất.

– Mẹ ơi, mẹ đừng nói thế. Trên đời này con chỉ có một người mẹ, đấy là mẹ…

– Mẹ hiểu, và như thế càng làm cho lỗi lầm của mẹ thêm trầm trọng…Cha với mẹ đều hiểu rằng đã sẵn có một chỗ dưới địa ngục dành cho cha mẹ, nhưng cớ gì lại là địa ngục nếu cha mẹ đã có may mắn nuôi dạy cô con gái rất đỗi tuyệt vời.

Những giọt lệ ứa ra trên khuôn mặt xúc động của người mẹ.

Chieko cũng òa lên khóc.

– Mẹ nói thật với con đi: con là đứa trẻ bị bỏ rơi phải không hở mẹ? – Vẻ nài nỉ trong giọng nói, nàng hỏi.

– Không, không! Mẹ đã nói cho con rồi kia mà, – Xighe quả quyết lắc đầu. Sao con còn hoài nghi những lời mẹ nói?

– Con không tài nào tin nổi những người như mẹ, như cha, lại có thể đánh cắp một đứa trẻ.

– Vừa nãy ta chả bảo con rằng đời cũng một lần con người ta có hành vi xấu xa đó sao?

– Mẹ nói đi, mẹ đánh cắp con ở đâu?

– Ở Ghion, – không hề ấp úng, Xighe đáp. – Cha mẹ đến đấy vào buổi chiều để ngắm anh đào nở và thấy có đứa bé đang nằm trên ghế băng dưới gốc cây đào – nó đẹp như một nụ hoa vậy – cha mẹ cúi xuống nhìn nó – nó mỉm cười với cha mẹ. Mẹ ẵm nó lên tay – và thế là không một sức mạnh nào có thể bắt mẹ đặt nó xuống được nữa. Mẹ áp má vào má nó, còn cha thì nhìn mẹ và nói: “Xighe, ta “xoáy” nó thôi? Chạy đi, chạy khỏi đây nhanh lên?!’ Những gì sau đó diễn ra như trong mộng. Mẹ chỉ nhớ cha mẹ đã chạy ào về phía quán Hirano, cái quán mà con biết đấy, nổi danh vì món imobo 11 – cha mẹ để ôtô ở đó mà, rồi phóng về nhà.

-…

– Mẹ của con chắc là bận đi đâu đấy một lát, thế là cha mẹ đã lợi dụng ngay phút ấy.
Câu chuyện của Xighe không phải là đã thừa tính hợp lý bên trong.

– Âu cũng số phận… Vậy là con trở thành con gái của cha mẹ, Chieko ạ. Từ bấy giờ hai mươi năm đã qua rồi. Cha mẹ xử sự có lương tâm không, mẹ không rõ, nhưng cho dù có lương thiện đi, trong thâm tâm mẹ vẫn chắp tay cầu khấn, ráng mong được tha thứ cái hành vi đã phạm. Có lẽ, cả cha cũng vậy.

– Mẹ ơi, xin mẹ đừng tự trách móc làm gì. Con vẫn luôn nhủ mình: ta may mắn biết chừng nào! – Chieko áp chặt hai lòng bàn tay vào mắt.

Chieko có bị đánh cắp hay bị vứt bỏ ra sao mặc lòng, trong gia phả nàng vẫn được ghi là người thừa kế hợp pháp của dòng họ Xada.”

2.Một số bài văn vận dụng phần đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình của học sinh chuyên văn. 

Đề bài:

Belinsky: “Điển hình là người lạ đã quen biết”

BÀI LÀM

Văn hào người Nga Paustovsky từng nói: “Nhà văn xây dựng hình tượng cũng như con ong đi tìm mật”. Ý kiến được  đúc kết qua bao năm cầm bút của văn hào đã cho ta thấy tầm quan trọng trong việc xây dựng hình tượng văn học. Đồng hương của Paustovsky, nhà phê bình văn học Belinsky cũng nêu lên một nhận định về vấn đề này: “Điển hình là người lạ đã quen biết”. Và có lẽ, nhắc đến hình tượng thì những con người trong “Phố những cửa hiệu u tối” của nhà văn Pháp từng đoạt giải Nobel, Patrick Modiano là một minh chứng  điển hình hơn cả cho nhận định ấy.

Nhắc  đến người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, ta không thể không nhắc đến chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi ta bàn về nhân vật quỷ quái,  ác tà thì ta lập tức nhớ tới cái tên Manfred, Cain hay Lucifer trong các tác phẩm của Lord Byron. Và lúc nói  đến những người điên, sao ta quên được nhân vật người điên trong “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn hay Hoàng trong “Đôi Mắt” của Nam Cao? Những nhân vật ấy đều được coi là loại “nhân vật điển hình”. Vậy thế nào là “điển hình”? “Điển hình” là khái niệm chỉ chung tất cả những người, những  vật, những hiện tượng… mang những nét nổi bật nhất, là hình mẫu rõ ràng nhất đại diện cho một nhóm người, một cộng đồng hay cả một xã hội. Một hình tượng nghệ thuật điển hình là một hình tượng mà thông qua nó ta có thể có cái nhìn toàn cục, đặc sắc nhất về mọi mặt trong đời sống mà nhân vật ấy đang sống, ta có thể hình dung được số phận con người trong thời đại của nhân vật nọ. Cá nhân Belinsky cho rằng hình tượng điển hình phải là một “người lạ” – nghĩa là một người không chút quen biết, một con người mới gặp mà ta không biết gì về họ. Tuy vậy, người lạ ấy đồng thời cũng phải mang danh xưng “đã quen biết”, đã gặp mặt, đã nghe qua, đã hiểu họ là ai. Nghe qua câu nói này, ta có thể tưởng chừng nó thật phi lí, song thực chất quan niệm này của Belinsky không hề thiếu logic mà còn vô cùng chặt chẽ, đúng đắn. “Người lạ” ở đây về bản chất còn đại diện cho sự độc nhất, sự mới mẻ trong một hình tượng. Đó phải là hình tượng do nhà văn sáng tạo nên với mọi tinh tuý, hình thành nên một tổng thể với những đặc điểm riêng biệt không lẫn vào đâu, không trộn với ai. Còn “đã quen biết” là ngụ ý cho một hình tượng có sự khái quát hoá cao độ đồng thời mang tính khách quan. Hình tượng ấy đồng thời cũng phải là tổng hợp từ những nét khái quát chung, những đặc điểm ta có thể tìm thấy ở bất kì ai. Bằng kiểu câu định nghĩa, nhà phê bình văn học lỗi lạc người  Nga đã nêu lên một vấn đề lí luận  thú vị và đáng quan tâm: đặc điểm của hình tượng nghệ thuật điển hình.

Trước hết, một hình tượng nghệ thuật để có thể đạt đến mức “điển hình” thì cần phải mang tính chủ quan, tính cá thể độc nhất. Hình tượng vốn là thứ do nhà văn sáng tạo nên, do vậy nó chịu ảnh hưởng của tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tính cách, phông văn hoá, quan niệm… hay bất kì yếu tố nào xuất phát từ con người cá nhân của tác giả. Mà bản thân nhà văn vốn là một nhân cách, một cá tính nổi bật – những điều bắt buộc để một nhà văn có thể tồn tại trên văn đàn, nên những gì họ tạo ra dựa trên bản thân dĩ nhiên sẽ kế thừa được những đặc điểm không gì có được, những cá tính khó ai sở hữu. Chính bởi thế mà nhân vật có thể mang một màu sắc riêng, khu biệt bản thân nhân vật với bất kì nhân vật nào khác. Tính chủ quan xuất hiện ở nhân vật, hình tượng ấy giúp níu chân người đọc, khơi trong người đọc cảm giác thú vị, độc đáo buộc họ lại với tác phẩm. Nếu nhân vật không có điểm gì riêng mà nhạt nhoà, hoà tan thì tác phẩm sẽ mất đi sự hấp dẫn và thiếu đi một yếu tố then chốt để tác phẩm ấy có giá trị. Friedrick Engels từng nhận định rằng: “Khác biệt không nằm ở chỗ nhân vật nghĩ gì mà nằm ở chỗ nhân vật đó làm thế nào”. Cùng một cách nghĩ nhưng nhân vật có khi không làm như người ta tưởng, mà với cá tính riêng biệt, đặc sắc cá nhân của họ thì họ sẽ có cách giải quyết mâu thuẫn, lựa chọn khác biệt. Cùng là ghen nhưng Hoạn Thư trong “Truyện Kiều” lại sẵn sàng tàn nhẫn giày xéo tình địch. Nhưng cũng là ghen song Mi Nương của “Đàn hương hình” lại chỉ biết thầm ghen ghét với phu nhân quan lớn, chỉ dám chửi rủa, chê bai chứ chẳng thể “động tay động chân”. Mỗi nhân vật được sáng tạo nên đều phải là bông hoa độc nhất với mùi hương độc nhất, phải là một cá thể không thể tìm thấy ở bất kì đâu hay nói cách khác, nhân vật cần tính chủ quan.

Không chỉ dừng lại ở đó, nếu chỉ có tính chủ quan, tính cá thể thì hình tượng nhân vật ấy vẫn chưa đủ để trở thành “điển hình”. Đó mới chỉ là một nửa của tổng thể cấu trúc hình thành nên “nhân vật điển hình”. Nửa còn lại, cũng là một yếu tố buộc phải có, đó là tính khách quan, tính khái quát hoá đặc điểm con người và xã hội. Nhân vật, hình tượng được sáng tạo trong tác phẩm phải là đại diện cho hình mẫu con người của đời thực, phải sở hữu những nét chung nhất, phổ biến nhất mà chỉ cần nhắc đến, ta sẽ biết nhân vật ấy chính là đại diện cho con người nào, loại người nào ở một thời đại nào. Mỗi hình tượng được  xây dựng nên để giúp nhà văn phản ánh hiện thực, là công cụ để nhà văn gửi gắm tâm tư, tình cảm và thể hiện góc nhìn của nhà văn về một thời đại. Và góc nhìn của nhà văn không thể chỉ là một góc nhìn ích kỉ chủ quan mà còn phải là một góc nhìn được xây dựng nên từ con mắt khách quan, dựa trên những suy tư chung của nhân loại. Nhà văn cũng chịu sự tác động của hiện thực như những người cùng thời đại nên họ nghiễm nhiên cũng có nhiều tâm tư, quan niệm giống như nhiều người cùng thời đại. Chính bởi thế, hình tượng – vốn chịu tác động trực tiếp từ nhà văn, cũng sẽ có những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ,… như nhà văn và như một lớp ngoài, một kiểu người, một cộng đồng hay thậm chí là một xã hội.  Chính tính khái quát ấy sẽ giúp hình tượng trở nên “lý tưởng”, tạo nét gần gũi và khiến hình tượng ấy như một “con người” chung của cả thời đại, hoặc của cả một dạng người trong một thời đại. Gustavo Flaubert từng kêu gọi: “Nhà văn cần phải khái quát hoá nhân vật. Để cho nhân vật phải là mọi thứ và mọi thứ đều có ở nhân vật. Ta chắc hẳn không lạ gì với hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Tuy Chí Phèo mang nhiều nét rất riêng, rất độc đáo như tự rạch mặt ăn vạ, như kẻ côn đồ chửi liền miệng và chửi rất “khoa học”… xong gã cũng đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo thời kì trước Cách mạng – bị chà đạp nhân phẩm, kìm hãm và không cho cơ hội làm người lương thiện bởi định kiến. Nam Cao đã đáp lại lời kêu gọi của Flaubert như vậy. Và những nhà văn khác, nếu muốn sáng tạo nên một hình tượng điển hình, cũng nên đáp lại lời kêu gọi của Flaubert, để làm đầy cho mảnh ghép lớn hơn, để biến nhân vật trở nên “điển hình”.

Hình tượng điển hình cần tính chủ quan bởi nó sinh ra từ tình cảm, cảm xúc nhà văn. Hình tượng điển hình cần tình khách quan vì nó dựng nên từ những gì hiện thực đã có mà nhà văn là người chứng kiến, sống trong đó. Mỗi nhà văn cần xây dựng nên một hình tượng mà tổng thể của nó xây dựng từ cả sự khác  biệt, duy nhất lẫn sự chung nhất, khái quát nhất. Nhân vật điển hình phải vừa có khuôn mặt lạ lẫm, vừa phải có khuôn mặt thân thuộc.  Đó chính là những yếu tố tạo thành hình tượng điển hình và giúp in lại dấu ấn đó mãi mãi vào dòng chảy văn học, giúp tác phẩm của nhà văn “nằm ngoài những định luật của sự băng hoại” như Shchedrin từng nói.

Nhắc đến những nhân vật không có kí ức, khuyết đi quá khứ và phải đi nhặt nhạnh lại những mẩu kí ức vụn vỡ ấy, ngay lập tức ta phải nhớ đến những nhân vật củaPatrick Modiano – tiểu thuyết gia người Pháp, chủ nhân Nobel Văn học 2014.những“Phố những cửa hiệu u tối” là một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất của Patrick  Modiano.  Tác phẩm được sáng tác năm 1978 và lập tức gây nhiều tiếng vang, đem về cho Modiano nhiều giải thưởng văn học cao quý. Tác phẩm mang trong mình âm hưởng của con người Paris những năm 1940, nhưng cũng mang trong mình những dáng vẻ độc đáo. Nhân vật Guy Roland trong tác phẩm này chính là một trong những hình tượng điển hình đại diện cho kiểu nhân vật “Modiano” – đó là những  con người đi tìm quá khứ, đi tìm thời gian đã mất.

Bắt đầu câu truyện, ta đã có thể ngay lập tức nghĩ về nhân vật chính là “một gã khác thường”. Guy Roland được hiện lên như một bóng ma lập lờ,  vật vờ, mờ ảo ngồi trong một quán cafe chiều muộn. Ngay từ những dòng đầu tiên, một cái bóng đã hiện lên: “Tôi chẳng là gì cả. Chỉ là một cái bóng nhạt màu, chiều tối hôm ấy, ở ngoài hiên một tiệm cafe”. Song không chỉ vậy, ngay đến cả tiểu sử của nhân vật này cũng nhuộm lên một sắc màu đột phá chẳng nhầm lẫn nổi. Guy Roland là một người đàn ông đã mất đi một phần kí ức, đến ngay cả cái tên anh mang cũng chẳng phải cái tên được cha mẹ đẻ đặt cho. Guy Roland chỉ là danh xưng do người cưu mang anh – chủ văn phòng thám tử tư van Hutte trao cho. Quá khứ của Roland hoàn toàn bị khói trắng bao phủ, không thể nhìn ra bất cứ điều gì. Vì vậy, Roland quyết định mang trên vai một nhiệm vụ: đi tìm xem “mình là ai?” Mỗi bước chân của Roland đều hướng tới việc khám phá ra đáp án cho câu hỏi hóc búa nọ. Cuốn niên giám cũ dần mục theo thời gian, những cái tên, những số điện cũng chẳng được nhớ đến hoặc không còn tồn tại. Cuộc gặp gỡ với những người anh tưởng mình quen biết đem cho anh những đầu mối đầy lờ mờ về quá khứ của mình. Bức ảnh cũ chụp Gay Orlow, Howard de Luz và chính Guy – của – quá – khứ có lẽ là chiếc chìa khoá đáng giá nhất giúp anh tìm được quá khứ tưởng chừng đã chẳng còn của mình. Guy Roland như một ảo ảnh, một “người lạ” một bóng ma trong những lần dạo quanh những con phố Paris. Không ai để ý người đàn ông dưới ánh đèn vàng nhạt màu, không ai chú ý đến và chắc hẳn cái tên Guy Roland cũng không gợi  được cơn sóng nào cho bất kì ai được hỏi đang cùng Roland bước đi trên những khúc đường ấy. Sự cô đơn của Guy Roland, nỗi u uất vì quá khứ ấy chính nó cũng là điểm khu biệt, đem lại cho Roland những gam màu độc đáo.

Guy Roland sau đó đã lần theo những manh mối dẫn anh đến hành trình ngược quá khứ. Những hầu hết những gì anh tìm được đều chẳng rõ rệt. Kẻ đã bỏ lại thân xác dưới nhiều tấc đất, người đã biến mất và chẳng ai rõ còn sống hay không. Cô gái Gay Orlow đã khiến Guy phải vất vả đi tìm cuối cùng lại chẳng còn sống. Nhưng điều ấy chẳng dập tắt nổi khát khao tìm về bản thể của quá vãng. Anh ta tìm đến căn nhà Thập Tự Phương Nam nơi Howard de Luz, người anh tưởng là mình, từng sống. Ở đó, cuối cùng chỉ còn lại ông quản gia già sống qua ngày và căn nhà cũng bị niêm phong, đợi biến mất hoàn toàn. Ở đó, cũng có những hình ảnh gợi cho anh về quá khứ, nhưng chúng như những tấm ảnh chưa được rửa, nhờ nhợ chẳng rõ. Người quản gia cho biết anh không phải Howard, mà có thể là Pedro Mc Evoy – một người cũng xuất hiện trong bức ảnh đầu tác phẩm. Hành trình của Guy Roland như thế – mờ ảo, khó hiểu, lẫn lộn và bế tắc. Thậm chí, đại sứ quan Dominicana – nơi Pedro từng làm việc, nơi có khả năng tìm lại quá khứ cao nhất, cũng bị gỡ bỏ.  Chuyến tàu ngược của Guy cuối cùng chỉ đem lại thêm những câu hỏi mới, những nghi ngờ mới. Quá khứ mới là anh hay hiện tại mới là anh? Anh có phải là một phần của Pedro – người đã bị chặt phăng khỏi đời anh? Câu hỏi đầy băn khoăn tới mức bức bối của Guy Roland cuối truyện đã thể hiện rõ nhân vật này, một con người đầy khác biệt: “Có đúng là đời tôi không hay là đời người khác mà tôi đã lẻn vào?”.

Thời kì Đức tạm chiếm đóng là một vết nhơ trong lịch sử Pháp nói chung và người dân Paris nói riêng. Quân Phát xít tới đây, đạp người Pháp xuống dưới gót giày của chúng, giày xéo lòng tự tôn của người Paris. Nhưng họ – những con người Pháp của thời đại ấy lại vờ như không hay, họ tự luyến để quên đi những tháng ngày đó, họ tự xoá trắng khoảng kí ức nọ. Như một cuốn băng, họ xé toạt phần họ không thể chấp nhận đi. Căn bệnh mà Guy mắc phải có lẽ là vì một tai nạn nào đó khi cố vượt biên khỏi nước Pháp bị chiếm đóng, song cũng có thể là căn bệnh “tự quên” như những người Paris khác cũng mắc. Guy là đại diện cho Patrick Modiano – một người luôn đau đáu về thời đại mà ông còn chưa sinh ra. Guy cũng là đại diện cho chính những người Pháp của thời đại đen tối, nhục nhã ấy. Họ không biết mình thực sự là ai. Họ quên đi những kinh hoàng, những hỗn loạn dưới cái mác yên bình và trật tự do Phát xít tạo nên. Chính họ là những bóng ma vật vờ như anh chàng Guy Roland kia. Những kí ức của họ tựa làn sương mỏng, như những cái tên mờ nhạt bị lãng quên, như những con số bị bụi bặm bám vào và chẳng còn tồn tại. Độc giả đọc  “Phố những cửa hiệu U tối” và nhìn thấy cả một Paris của những năm 1940 như thế. Ta thấy nỗi bi ai của nhân vật chính, sự lo lắng và đôi khi và bất lực trước những điều không thể giải đáp rõ ràng. Ta thấy Paris trầm lặng, kiêu sa mà thực sự ở dưới nó là những kí ức bị chôn vùi. Ta thấy Guy Roland đi tìm thời gian đã mất như những người Pháp của thời đại. Nhưng rồi, họ chẳng rõ mình là ai, là hiện tại yên bình hay quá khứ hổ thẹn? Roland cuối cùng có ý định đến con phố “Phố Những Cửa Hiệu U Tối” ở Rome – địa chỉ cũ của anh, nơi bắt đầu và cũng là nơi duy nhất anh chưa đặt chân tới trong hành tinh ngược dòng thời gian. Song có đến được hay không thì ta chẳng tài nào biết được, vì câu chuyện đến đó là kết thúc.

Guy Roland đã chứng mình cho nhận định của Belinsky về một hình tượng điển hình. Chính cái nét vừa lạ vừa quen đã giúp Guy Roland đứng sừng sững trên văn đàn như một biểu tượng cho kiểu nhân vật rất “Modiano”. Và mọi nhân vật để có thể “điển hình” như thế cũng đều phải sở hữu hai yếu tố then chốt: vừa khu biệt vừa chung.

Mỗi người viết để tạo nên một hình tượng mẫu mực thì đầu tiên, họ phải có trong mình kiến thức về đời sống bằng cách sống sâu, lặn vào cuộc đời để hiểu được cuộc sống. Có tri thức về đời sống họ mới có thể khái quát được thời đại ấy, con người của thời đại ấy và phản ánh được chúng qua hình tượng của mình. Đồng thời, họ cũng phải có cái tôi đặc sắc, độc đáo. Có thế thì hình tượng của họ mới kế thừa được dáng vẻ không ai có, trở thành một hình tượng có những sự “độc nhất vô nhị”. Trau dồi tài năng, tay nghề cũng là yêu cầu tiên quyết để nhà văn có thể khắc hoạ hình tượng và thể hiện hình tượng ấy dưới những cách thể hiện xuất sắc nhất.

Với người đọc, họ phải có vốn thi liệu để hiểu được hình tượng nhân vật đại diện cho điều gì, thể hiện những điều gì. Họ cần vốn sống đủ để những tâm tư, tình cảm, quan niệm được thẩm thấu. Người đọc cần có ý thức phát hiện và sẵn sàng tiếp nhận tri thức từ “người lạ đã quen biết” ấy,.

Trong hội hoạ, những người lạ đã quen ấy cũng xuất hiện. Những bức hoạ nổi tiếng nhất đều cần mang những nét chấm phá riêng, những đường khối riêng song vẫn phải khiến người thưởng thức nhận ra được những sự gần gũi và thân thuộc. Bức “Những người chơi bài” của Paul Cezanne vẽ về cuộc chơi bài giữa người nông dân nom có vẻ sợ sệt với một gã quý tộc đang tự tin. Đó là bức hoạ với tổng thể bố cục độc đáo, cách sắp xếp và thể hiện hình ảnh con người mới mẻ song sự pha trộn màu sắc lại cổ điển, đồng thời nó cũng là ẩn dụ cho sự phân biệt giàu nghèo, sự ngược đãi của giới quý tộc với tầng lớp nông dân – âm hưởng dai dẳng của châu Âu thời kì “con bê vàng”.

Chắc hẳn, là một nhà văn, không ai là không muốn sáng tạo nên  một hình tượng để đời, sống mãi trong tâm tưởng nhân loại, không bao giờ bị lãng quên. Câu nói của Belinsky đã như một lời gợi ý cho các nhà văn trong việc sáng tạo nhân vật để đạt đến sự điển hình. Khai phá được những nhân vật vừa mới vừa quen chính là con đường đưa nhà văn ấy đến với thành công, đưa tác phẩm ấy có thể đạt đến bất tử.

3.Một số hoạt động “đọc sáng tạo” tác phẩm ngoài chương trình của học sinh chuyên văn.

3.1. Hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học ngoài chương trình

(Ảnh: Đọc sáng tạo bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh)

KẾT LUẬN

Rèn kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần tạo nên những bài văn hay cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi văn. Nghiên cứu về vấn đề đọc, hiểu tác phẩm không phải là vấn đề còn xa lạ, đặc biệt đối với giáo viên giảng dạy đối tượng là học sinh THPT. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn lại là một đề tài chuyên sâu dành cho công tác ôn luyện học sinh giỏi. Đây cũng là việc các giáo viên tham gia giảng dạy các lớp chyên văn cũng đã thực hiện. Trên đây, nhóm tác giả chuyên đề mong muốn chia sẻ và đóng góp thêm vào kho kinh nghiệm quý báu cùng các đồng nghiệp những cách để rèn kĩ năng đọc, hiểu cho học sinh chuyên văn hiệu quả. Các phương pháp được đề cập hoặc dựa vào lý thuyết của các nhà nghiên cứu đã đưa ra hoặc dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp trong trường chia sẻ.Việc áp dụng các phương pháp và các bước rèn kĩ năng đọc, hiểu cho học sinh chuyên văn có thể linh hoạt hoặc thay đổi tùy theo mục đích bồi dưỡng đối tượng học sinh.

Tuy chỉ trong giới hạn nhất định của một chuyên đề nhưng nhóm tác giả chúng tôi cũng đã cố gắng có thể chia sẻ tương đối đầy đủ và phong phú kinh nghiệm của nhà trường về cách rèn kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn. Quá trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu sẽ có những tình huống cụ thể phát sinh, vì vậy các lý thuyết đưa ra chỉ là sự khái quát dựa trên những vấn đề cơ bản nhất. Trong khuông khổ giới hạn một chuyên đề, có những phương pháp và cách thức rèn luyện chúng tôi cũng chưa thể trinh bày cụ thể và cặn kẽ hết. Rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chia sẻ thêm những kinh nghiệm quý báu để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *