Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn-bài 13

Tài liệu Văn

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài:

 

Hai mục đích cơ bản mà các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là hướng tới trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức và kĩ năng. Hướng tới phương diện kiến thức, vấn đề đặt ra là: Dạy cái gì và học cái gì (nội dung). Về phương diện kĩ năng là vấn đề: Dạy như thế nào và học như thế nào? (phương pháp). Cả hai phương diện trên đều quan trọng. Tuy nhiên dạy học hiện đ ại luôn đ ứng trước một mâu thuẫn: một bên là yêu cầu cần truyền đ ạt một khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại đang ngày m ột tăng lên, một bên là số lượng giờ học của học sinh ngày càng ít đi do sự chi phối bởi nhiều nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Để giải quyết mâu thuẫn đó, càng ngày người ta càng chú ý t ới phương diện thứ hai. Tức là thông qua việc học cái gì mà hướng tới trang bị và cung cấp cho học sinh cách học, phương pháp học để tự mình có thể “học suốt đời”.

 

Dạy đọc hiểu văn bản là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng của chương trình GDPT tất cả các nước. Không phải ngẫu nhiên mà Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đã coi đọc hiểu văn bản là một năng lực thiết yếu cần có đối với mọi học sinh sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản (9 năm) ở độ tuổi 15.

 

Đọc hiểu đư ợc coi là một năng lực công cụ giúp mỗi người đi ti ếp, học tiếp suốt đời. Ban đầu là học để biết đọc và sau đó là đọc để học. Không có năng lực đọc hiểu sẽ khó có thể học suốt đời. “Đọc hiểu không chỉ là một

 

 

1

 

yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông mà nó còn là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cộng đồng. Vì thế năng lực đọc- hiểu được coi là một trong những năng lực cốt lõi (key competence) cần có của một công dân được giáo dục tốt. Hầu hết mục tiêu của CTGDPT các nước đều chú ý đến việc hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, trong đó có năng lực đọc hiểu, một năng lực thành phần (subcompetence) của năng lực giao tiếp (communication competence). Năng lực này được hình thành và phát triển qua nhiều môn học và các hoạt đ ộng giáo dục, nhưng ban đầu và chủ yếu vẫn thuộc về môn học Ngữ văn.

 

Nói cách khác, mục tiêu dạy học Ngữ văn trong nhà trường không thể không đặt ra vấn đề đọc hiểu và phương pháp dạy đọc hiểu cho học sinh với các mức đ ộ và yêu cầu khác nhau. Nhiệm vụ của môn học này không chỉ hình thành mà còn phát triển năng lực này để học sinh có được một công cụ thiết yếu, phục vụ tốt cuộc sống, công tác và học suốt đời.

 

Chương trình sách giáo khoa mới cũng xuất phát từ việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu tất cả các thể loại văn bản.

 

Đối với học sinh chuyên Văn, kĩ năng đ ọc hiểu bất kỳ một loại văn bản nào lại càng quan trọng. Các em đối diện với nhiều kỳ thi lớn, những kỳ thi đòi hỏi năng lực đọc hiểu cao, đề theo hướng mở, không gói trong bất cứ tác phẩm nào. Hoạt đ ộng khoa học này còn đi theo các em, g ắn với nghề nghiệp các em gần như trọn đời, nếu không vì lí do nào đó mà rẽ sang một hướng khác. Vì vậy, rèn kỹ năng đ ọc hiểu tác phẩm ngoài nhà trường cho học sinh chuyên Văn là đi ều cần thiết, mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh, cho xã hội.

 

 

2

 

  1. Mục đích của chuyên đề:

 

Sách giáo khoa Ngữ văn đã cung c ấp cho học sinh mỗi thể loại một vài tác phẩm thật tiêu biểu cho thể loại đó (tính mẫu). Yêu cầu đặt ra là dạy một cách kĩ lưỡng đ ể học sinh một mặt thấy đư ợc vẻ đẹp cụ thể của tác phẩm ấy, mặt khác giúp học sinh biết cách đọc, cách phân tích và tiếp nhận một tác phẩm văn học theo thể loại. Từ đó các em có thể tự mình đọc, tìm hiểu và khám phá những tác phẩm tương tự. Kết quả là, học sinh sẽ không còn lúng túng khi gặp những tác phẩm chưa được học trên lớp, bởi vì những thể loại đó và cách tiếp cận nó thì đã được học kĩ càng.

Chính vì lí do đó mà vi ệc nắm vững đ ặc trưng thể loại và lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp là yêu cầu cơ bản đối với người giáo viên dạy Văn.

 

Ngoài việc đổi mới về cấu trúc và nội dung chương trình, một vấn đề quan trọng đã và đang đ ặt ra cho giáo viên và học sinh đối với chương trình Ngữ văn mới là sự đổi mới về mục tiêu và phương pháp. Trong đó, môn Ngữ văn:

 

  • Cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, về văn học dân tộc và văn học thế giới (trọng tâm là tri thức tác phẩm, về thể loại văn học).
  • Chú trọng mục tiêu bồi dưỡng, năng cao năng lực đọc – hiểu cho HS (trong đó năng lực lí giải là quan trọng nhất)

 

  • Thông qua quá trình đọc văn bản, phân tích văn bản, bồi dưỡng tư

 

tưởng, tình cảm cho học sinh (chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần nhân văn, thị hiếu thẩm mĩ, phẩm chất văn hoá cá nhân, hình thành nhân cách người lao động mới,…).

 

– Rèn luyện kĩ năng đ ọc cho học sinh. Kĩ năng đọc là hoạt đ ộng cơ bản, thường xuyên trong bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ kĩ năng đọc mà

 

 

3

 

rèn luyện các kĩ năng khác.

 

  • Hình thành và phát triển ở HS năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống; phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học.

 

 

  1. PHẦN NỘI DUNG

 

 

 

  1. Cơ sở lí luận về hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học:

 

  1. Lí luận về hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học:

 

Nhà nghiên cứu Trần Đình S ử trong bài viết Đọc hiểu văn bản – mộtkhâu đột phá trong dạy học Ngữ văn hiện nay,đã chỉra bản chất của mônVăn và việc dạy Văn của các nước phát triển trên thế giới chính là môn Đọc văn. Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đ ạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Cách hiểu như vậy mới đúng b ản chất của văn học và đúng th ực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực tiếp nhận cho học sinh. Vì vậy, theo tác giả, ở nước ta hiện nay hầu như chưa có khái niệm đọc hiểu văn bản và còn coi việc đọc hiểu văn bản là một việc làm giản đơn, cứ biết chữ là có thể đọc hiểu được. Từ lập luận ấy, tác giả đã đề ra những yêu cầu và mục đích quan trọng nhất của vấn đ ề đọc hiểu văn bản: “Đọc là tìm ra ý nghĩa trong một thông điệp được tổ chức bằng một hệ thống ký hiệu… Muốn đọc hiểu văn bản văn học – khâu quan trọng nhất trong hoạt đ ộng đ ọc thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào… Đọc văn là để cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng là

 

 

4

 

khâu cao nhất. Người đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả”.

 

Đọc hiểu văn bản văn chương là quá trình từ đọc – hiểu từ ngữ, hiểu ý của câu văn, nắm bắt được từ ngữ có giá trị biểu cảm và biểu hiện tư tưởng, nắm bắt được câu quan trọng có ý nghĩa then chốt trong bài văn từ đó hiểu được nội dung ý nghĩa của hình tượng văn học, khái quát được tư tưởng tình cảm trong tác phẩm văn học, đánh giá về tư tưởng nghệ thuật.

 

Các cấp độ đọc- hiểu

 

  • Đọc thông, đọc thuộc:Đối vớiđọc thông, yêu cầu cần phải rõ ràng,rành mạch, không vấp váp về ngữ âm, biết ngừng giọng đúng lúc, đúng chỗ. Mục đích của việc đọc thông là giúp người đọc có thể tri giác toàn bộ văn bản với một cảm nhận đầu tiên về toàn bộ văn bản toát ra từ các kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Đây được xem là yêu cầu thấp nhất của quá trình đọc – hiểu nhưng lại là bước đầu quan trọng không thể bỏ qua. Đọc thuộc là nhớ văn bản, có thể đọc lại khi không cần văn bản in hoặc viết. Đối với văn xuôi, đọc thuộc có nghĩa là nhớ được những nội dung chủ yếu, những chi tiết, tình tiết tiêu biểu và có khả năng tóm tắt văn bản đó một cách ngắn gọn nhưng đầy

 

đủ những nội dung chủ yếu.

 

Đọc kĩ,đọc sâu: Đọc kĩ có thể hiểu là đọc nhiều lần, đọc với tần số cao. Đọc kĩ nghĩa là phải phát hiện được bố cục, kết cấu của văn bản tức là chỉ ra các hình thức tổ chức sắp xếp văn bản. Và ý thức được nội dung chủ yếu được đề cập trong văn bản để có một cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản trên hai phương diện nội dung và hình thức. Đọc sâu là đọc tập trung vào một chi tiết, hình ảnh, nhân vật có vai trò quan trọng trong tác phẩm để hiểu được cấu trúc logic bên trong sự vận động tất yếu của các sự kiện, hình tượng …

 

 

 

 

 

5

 

  • Đọc hiểu, đọc sáng tạo :Đọc là một hoạtđộng tiếp cận và khám phávăn bản, còn hiểu là mục đích. Đọc – hiểu với nghĩa là một yêu cầu trong tiếp cận và khám phá các văn bản nên bắt buộc chủ thể phải huy động kiến thức của nhiểu lĩnh vực đã được tích luỹ và có liên quan đến văn bản tác phẩm cần tìm hiểu. Đồng thời phải sử dụng các phương pháp tổng hợp để

 

tìm hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản. Đọc hiểu vừa là mức độ yêu cầu vừa là mục tiêu chứ không đơn thuần là một bước trong phương pháp. Đọc sáng tạo được áp dụng chủ yếu khi đọc cá c văn bản nghệ thuật vì tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng hư cấu. Bất kì tác phẩm văn chương nào cũng luôn tồn tại những khoảng trống để hiểu tác phẩm, người đọc buộc phải tưởng tưởng, liên tưởng để lấp đầy những khoảng trống ấy. Trong nghiên cứu và giảng dạy người ta gọi là quá trình đồng sáng tạo. Tức người đọc cũng là người sáng tạo và nhờ sự sáng tạo ấy người đọc có thể hiểu được tác phẩm.

 

  • Đọc ứng dụng, đọc đánh giá: Yêu cầu của xã hội hiệnđại cũng làmục tiêu của người học bởi học là để làm việc, để sống và để chung sống với mọi người. Vậy một bài đọc – hiểu phải đáp ứng ba yêu cầu: Thứ nhất: Ở

 

mức độ thấp là có khả năng tạo lập văn bản tương ứng. Thứ hai: Tất cả các tác phẩm văn học đều chứa đựng trong nó những ý nghĩa tư tưởng, nhiều bài học nhân sinh, hiểu và cảm nhận các tác phẩm sẽ làm cho mỗi người hiểu đúng hơn về bản thân, biết cách hoàn thiện nhân cách để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thứ ba: Các văn bản không phải là văn bản nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng ở trong đó những thông tin liên quan chặt chẽ đến đời sống. Những thông tin ấy khi được tiếp nhận sẽ làm phong phú thêm hiểu biết của mình. Nó sẽ giúp mỗi người làm việc và sống tốt hơn.

 

  1. Phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên Văn:

 

 

6

 

Một trong những phương pháp hữu hiệu giúp học sinh hình thành tốt năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài nhà trường là đọc hiểu theođặctrưng thể loại. Trongđó có: Văn học dân gian (truyện, thơdân gian), vănhọc trung đại (truyện, thơ trung đại), văn học hiện đại (gồm thơ trữ tình và văn xuôi).

 

Từ việc xác định đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, người dạy sẽ tiến hành hình thành các thói quen, kĩ năng đọc hiểu trong những giờ lên lớp. Cụ thể là đi từ đọc và hiểu khái quát , đúng đắn, sâu sắc về văn bản tác phẩm, đến việc tiến hành phân tích, giải thích, bình luận và giúp người khác có thể đọc – hiểu văn bản. Học sinh đọc – hiểu từng bài, tập phát hiện các từ ngữ, chi tiết và khái quát về tác phẩm, cuối cùng tập phân tích. Từ đó hình thành kĩ năng, kinh nghiệm đọc – hiểu văn bản văn học.

 

Từ khi Bộ giáo dục ban hành sách mới, khi lên lớp, người dạy vẫn tiến hành như thế, nhưng đa số học sinh vẫn lúng túng khi gặp tác phẩm ngoài chương trình. Đó là vì học sinh chưa được rèn lu yện kĩ các thao tác trong hoạt động đọc hiểu một cách nhuần nhuyễn và bản thân các em cũng chưa dám bộc lộ những nhận định, chính kiến của mình, một phần do tuổi đời, sự va chạm, trải nghiệm, một phần do ngại sai, sợ sai. Thật ra, nếu áp dụng phương pháp nghiên cứu một cách khoa học, trên tinh thần khoa học, thì nhận định nào cũng có giá trị nhất định.

Trong chuyên đề này, dựa vào bốn cấp độ đọc hiểu như trên đã trình bày, chúng tôi đưa ra những bài tập để học sinh rèn luyện, để nắ m bắt tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Từ đó hình thành năng lực đọc hiểu bất kì tác phẩm nào.

 

  1. Giới hạn của chuyên đề:

 

Chuyên đề này chỉ tập trung vào ba mảng lớn: Tác phẩm thơ Đường luật, tác phẩm thơ hiện đại và tác phẩm văn xuôi hiện đại.

 

 

7

 

  1. Thực hành, rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại:

 

Với phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, chuyên đề này sẽ gợi ý những bài tập đọc hiểu mà những bài tập này có thể áp dụng trên đại đa số các tác phẩm ngoài chương trình có cùng thể loại.

 

  1. Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ Đường luật:

 

  • Đặc trưng thơ Đường luật

 

  1. Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ.

 

Ước lệ là những hình ảnh mang tính quy ước và có tiền lệ từ trước.

 

– Các loại hệ thống hình tượng ước lệ trong VHTĐ:

 

  • Hệ thống hình tượng ư ớc lệ về thiên nhiên: phong, hoa, tuyết, nguyệt; tùng, cúc, trúc, mai, sơn thuỷ hữu tình. Tùng, cúc, trúc, mai còn là đại diện cho người quân tử.

 

  • Viết về mùa thu bao giờ cũng gắn liền với các hình ảnh như:

 

. Ngôđồng nhất diệp lạc

 

Thiên hạ cộng tri thu

 

(Một lá ngô đồng rụng

 

Thiên hạ biết thu sang)

 

. Rừng phong thuđã nhuốm màu quan san.

 

. Sen tàn cúc lại nởhoa

 

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

 

+ Hệ thống hình tượng ước lệ về cuộc sống: ngư, tiều, canh, mục…

 

. Lom khom dưới núi tiều vài chú

 

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

 

. Gác mái ngưông vềviễn phố

 

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

 

+ Hệ thống hình tượng ước lệ về chia ly, xa cách: hoàng hôn, dòng sông, con đò…

 

 

8

 

. Buồn trông cửa bểchiều hôm.

 

. Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.

 

  1. Những hình ảnh phá vỡ tính ước lệ:

 

Đó là những hình ảnh gần gũi, nhỏ bé, mang hơi thở của cuộc sống làng thôn: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻoteo“; “Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Đìa thanh phát cỏ ương sen“. c. Dùng thơ để ngôn chí, ngôn hoài.

 

Ngôn chí là nói lên ý chí, lí tưởng của con người, nhất là bậc trượng phu, thức giả; là món nợ công danh với bản thân, cuộc đời: “Đã mang tiếngđứng trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông“.

 

Ngôn hoài là nêu lên tâm sự thầm kín về những ư ớc vọng không thành, về những đi ều buồn phiền cho thế sự nhân sinh (ưu thời mẫn thế): “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/ Dặm liễu sương sa khách bước dồn“.

 

  1. d. Hướng vềcon người chung hơn là con người cá nhân.Đó là con ngư ờicủa bổn phận, của nhân cách: “Dừng chânđ ứng lại trời, non, nước/ Mộtmảnh tình riêng, ta với ta“.

 

  • Một số tác giả đã phát triển quan niệm về con người cá nhân trong thơ Đường luật, đ ể lại dấu ấn đậm nét: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,…

 

  1. Đề tài, chủ đề: Những vấnđ ềcủa quốc gia, dân tộc. Hướngđ ến nhữngquan niệm, phạm trù Nho giáo, Đạo giáo.

 

  1. Nhận diện về hình thức:

 

– Số tiếng:

 

  • Thơ tứ tuyệt: Một bài bốn câu, mỗi câu bảy tiếng.

 

  • Thơ thất ngôn: Một bài tám câu, mỗi câu bảy tiếng.

 

  • Thơ ngũ ngôn: Một bài thơ luật dài với mỗi câu bảy tiếng.

 

 

 

 

 

 

9

 

  • Quy định niêm luật, đối ngẫu: Hài thanh theo quy định “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”. Đối chuẩn giữa hai cặp câu thựcluận.

 

  • Thơ Đường thường xây dựng sự đối lập để nói về nhân sinh thế sự (giữa quá khứ – hiện tại, xưa – nay, mất – còn, to lớn – nhỏ bé,…).

 

Tài năng của các tác giả thể hiện ở cách gieo vần, phép hài thanh, phép đối.

 

1.2. Bài tập đọc hiểu tác phẩm thơ Đường luật:

 

Dạng bài tập này nhằm giúp học sinh phương pháp tiếp cận thơ Đường luật, nhất là phát hiện những sáng tạo, những đặc sắc nghệ thuật của bất kỳ tác phẩm thơ Đường luật nào.

 

Bài tập 1:Đọc bài thơCảnh nhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm và tiến hành lầnlượt các yêu cầu sau:

 

  • Yêu cầu 1: nhận diện và hiểu nghĩa ngôn từ bài thơ.

 

  • Yêu cầu 2: hiểu các yếu tố hiển ngôn (bài thơ viết về cái gì/ về ai, là lời/ tâm trạng của ai, tên bài thơ có ý nghĩa gì? Th ể thơ nào? Có mấy khổ, các khổ thơ có gì đặc biệt ?…)
  • Yêu cầu 3: nhận biết và phân tích vai trò của các yếu tố nghệ thuật trong việc biểu đạt các yếu tố hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn trong bài thơ (Nhận biết, miêu tả, phân tích, so sánh, đánh giá các yếu tố như bối cảnh, cái tôi trữ

 

tình, nhân vật trữ tình, tình tiết, vần, nhịp, dòng thơ, khổ thơ,…trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình…) và ý nghĩa hàm ẩn của bài thơ (Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn gửi / làm nổi bật ý tưởng gì?).

 

  • Yêu cầu 4: đánh giá n ội dung và hình thức bài thơ (đề tài có quen thuộc hay xa lạ, đề tài có giàu ý nghĩa? Chủ đề/ nội dung bài thơ có gì độc đáo?…) Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thơ (Phân tích, đánh giá sự phù hợp, nét đặc sắc trong cách dùng từ ngữ, viết câu, vận dụng các biện pháp tu từ; các yếu tố thuộc ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

 

viết;…)

 

 

 

10

 

  • Yêu cầu 5: vận dụng, liên hệ giữa sống của bản thân người đọc (Tâm

 

được gì tâm trạng của cá nhân em? nghĩ của bản thân ?…)

 

  • nghĩa của bài thơ với kinh nghiệm, đời trạng của người viết bài thơ này nói hộ

 

Bài thơ có tác động gì tới tình cảm, suy

 

 

 

Bài tập 2:Đọc bài thơThú nhàn(Nguyễn Bỉnh Khiêm) và tiến hành các yêucầu như bài tập 1. Riêng đối với yêu cầu 3 và 4, hãy tự đặt một số câu hỏi để làm rõ từng ý trong yêu cầu này.

 

Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua,

 

Một năm xuân tới một phen già.

 

Ái ưu vằng vặc trăng in nước,

 

Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.

 

Án sách vẫn còn án sách cũ,

 

Nước non bạn với nước non nhà.

 

Cuộc cờ đua chí dù cao thấp,

 

Ta muốn thanh nhàn thú vị ta.

 

(Trích Bạch Vân quốc ngữthi tập)

 

 

 

  • Gợi ý những câu hỏi sẽ đặt theo yêu cầu 3&4:

 

  • Các từ: lẩn thẩn, áiưu, danh lợi là gì? Một năm xuân tới một phen già

 

nghĩa là thế nào? án sách là gì? Diễn xuôi câu: “Áiưu vằng vặc trăng innước/ Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa”; hiểu câu: “Ta muốn thanh nhàn thú vị ta” nghĩa là thếnào?

 

  • Các phần đề, thực, luận, kết có mối liên hệ như thế nào với nhau?

 

  • Cách nói lẩn thẩn mà không lẩn thẩn thể hiện ở những điểm nào? (từ ngữ, âm điệu, chú ý phép đối và thanh điệu trong hai câu thơ: Án sách vẫn còn ánsách cũ/ Nước non bạn với nước non nhà.)

 

 

11

 

  • Tác dụng của phép đ ối và cách ngắt nhịp của các câu: “Áiưu vằng vặctrăng in nước/ Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa”.

 

  • Có thể liên tưởng bài thơ này với bài thơ trung đại nào? (Cùng hoặc không cùng tác giả)

 

  • Điều mà tác giả muốn sẻ chia đến độc giả là gì? Nhận ra tâm sự nào của tác giả?

 

  • Bài thơ có tác động gì đến nhận thức, tình cảm, hành vi ứng xử và lối sống của chính bản thân mình cũng như với độc giả hiện tại?

* Thuyết minh vềbài tập 1 và 2: Hai bài tập này yêu cầu học sinh đọc hiểu hai tác phẩm của cùng một tác giả, cùng một đề tài. Một tác phẩm trong chương trình, một tác phẩm ngoài chương trình. Mục đích là nắm được các cách biểu hiện khác nhau (tức là sự không lặp lại, sự sáng tạo) về cùng một chủ đề, của cùng một tác giả. Học sinh chuyên Văn phải cảm nhận được cái riêng của từng hình tượng nghệ thuật để giải mã được không chỉ tác phẩm trong nhà trường.

 

  • Bài tập 2 giúp học sinh chủ động đ ọc hiểu một tác phẩm ngoài chương trình với phương châm biết thắc mắc, biết lí giải.

 

Bài tập 3: Đọc bài thơThiếu nữngủngày(HồXuân Hương) và tiến hànhcác yêu cầu như trong bài tập 2.

 

Trưa hè hây hẩy gió nồm đông

 

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

 

Lược trúc biếng cài trên mái tóc

 

Yếm đào trễ xuống dưới nương long

 

Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm

 

Một lạch đào nguyên suối chửa thông

 

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

 

 

 

12

 

Đi thì cũng dở, ở không xong.

 

 

 

  • Thuyết minh về bài tập 3: Đây là bài thơnằm ngoài chương trình. Hơnnữa, lại có nhiều điểm phá cách về đề tài, ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật. Chọn tác phẩm này để học sinh vừa nắm được đặc trưng loại thể, và quan trọng hơn, đánh giá đư ợc tài năng của Bà Chúa thơ Nôm. Học sinh lớp chuyên Văn phải rèn luyện được kĩ năng cảm thụ những tác phẩm độc đáo. Không chỉ đọc kĩ, đọc sâu mà còn đọc sáng tạo, đọc đánh giá.

 

 

  • Gợi ý những câu hỏi sẽ đặt theo yêu cầu 3&4“:

 

  • Nêu nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của bài thơ.

 

  • Cái lạ trong đề tài, chủ đề của bài thơ là gì?

 

  • Tìm những từ ngữ mang đ ậm tính Nôm và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

 

  • Nhận xét âm điệu ở câu thơ cuối?

 

  • Nêu vài bài thơ có cùng giọng điệu. Gọi tên giọng điệu đó.

 

  • Bản lĩnh của tác giả thể hiện ở những phương diện nào?

 

  1. Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ hiện đại

 

  • Đặc trưng thơ hiện đại

 

Trong chuyên đề này, chúng tôi dùng thuật ngữ thơhiệnđại nhằm để phân biệt với thơtrungđại mà cụ thể là thơ Đường luật.

 

Thơ ca nói chung, thơ hiện đại có những đặc trưng thẩm mĩ như sau:

 

Thứ nhất, thơ ca có sự tưởng tượng phong phúcảm thụmãnh liệt. Khi cảm xúc, tình cảm được đẩy đến đỉnh điểm, thơ ca ra đời. Chính vì vậy mà Musset – nhà thơ lãng mạn Pháp – chủ trương rằng thơ là sự phát tiết của tình cảm cá nhân. Trên thực tế, thơ ca từ xưa đến nay đều lấy tình cảm làm đối tượng biểu đạt. Willam Hallit – nhà phê bình người Anh thế kỉ XIX, nói:

 

 

13

 

“Khủng khiếp là thơ, hi vọng là thơ, yêu thương là thơ, thù hận là thơ, khinh thường, đố kị là thơ, yêu mến, thương xót, tuyệt vọng hoặc điên cu ồng, tất cả đều là thơ” (Trung tâm văn hóa Đông Tây (2009), Di ễn từ Nobel, Nxb Văn học, Hà Nội). Thơ ca không ngừng biểu hiện tình cảm, hoặc là mạnh mẽ hùng hồn, hoặc là trằn trọc băn khoăn, hoặc là vui sướng đến phát cuồng, hoặc buồn bã đến đoạn tuyệt, hoặc đau khổ, tất cả đều lộ bộc lộ mãnh liệt, nồng nàn, triền miên không dứt.

 

Thứ hai, kết cấu của thơ ca mang tính nhảy vọt. Trên phương diện hình thức bên ngoài, thơ ca có sự phân dòng, sắp đặt tiết tấu. Ở phương diện hình thức bên trong, thơ ca biểu hiện ra một loại kết cấu mang tính nhảy vọt. Cả hai đều khiến thơ ca khác với các thể loại văn học khác, nhưng kết cấu bên trong giữ vai trò quan trọng hơn. Đặc điểm của hình thức kết cấu mang tính nhảy vọt là: không tuân theo thứ tự không gian, thời gian tự nhiên mà tùy ý co giãn, lúc căng lúc chùng hết sức linh hoạt, lúc thì đột nhiên đến, lúc thì đột nhiên đi, từ đầu này nhảy đến đầu khác, từ có ý đến trống không; tỉnh lược quan hệ từ, tỉnh lược câu, đo ạn mang tính quá độ, tính quá trình. Đặc điểm này do đặc tính thẩm mĩ của thơ quyết định. Thơ ca bão hòa tình cảm, phong phú tưởng tượng, cho nên, tất yếu tuân theo logic của tình cảm và tưởng tượng, mà logic của tình cảm và tưởng tượng là không chấp nhận giới hạn không gian thời gian, lúc thì ở chỗ này, lúc thì ở chỗ kia, thoắt ở trước mắt, thoắt lại ở sau lưng, nhảy nhót bất tận làm lộ ra một khoảng trống nhất định. Điều này rõ nhất là trong thơ Hàn Mặc Tử. Thơ Hàn Mặc Tử bao giờ cũng có sự nhảy xa về ý nên có cảm giác khó hiểu, phi logic.

 

Thứ ba, thơ ca có sự kết tụ đặc biệt về ngôn ngữ, coi trọng sự lạ hóa, giàu tiết tấu và âm luật, phong phú về nhạc tính. Sự kết tụ đặc biệt của ngôn ngữ thơ ca là: vận dụng triệt để khả năng của câu thơ để biểu đạt nội dung phong phú, ý tứ rộng lớn, thậm chí yêu cầu mỗi từ đều phải có sức biểu hiện

 

 

14

 

mãnh liệt. Ngôn ngữ thơ ca chú trọng sự lạhóa. Thơ ca khi vận dụng ngôn ngữ rất chú trọng sự thay đ ổi, biến hình của ngôn ngữ hằng ngày. Trên phương diện từ vựng, thơ ca thường dùng nhiều lớp từ vựng, sử dụng từ ngữ có tính phát sinh, biến hóa, chẳng hạn như: nội động từ biến thành động từ hoặc danh từ. Trên phương diện cú pháp, thơ ca thường dùng một số cấu trúc ngữ pháp bất quy tắc, có khi khuyết chủ ngữ, khiến cho hình thức câu phát sinh biến đổi khác thường; lại có khi tỉnh lược một số quan hệ từ, phối hợp bằng trắc nhịp nhàng, ngữ điệu trôi chảy, câu chữ linh động, trật tự ngôn ngữ biến hóa đa dạng, phối hợp chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tân ngữ linh hoạt khiến cho văn bản thơ khác biệt rất lớn so với khẩu ngữ.

 

Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, có tiết tấu, âm luật, đối ngẫu… Tiết tấu của thơ ca có những khoảng lặng, những đo ạn dừng lại giống như nhịp phách của âm nhạc. Tiết tấu của thơ ca do nội dung quyết định. Tiết tấu của thơ ca ứng với mạch của cuộc sống, ứng với tiết tấu của tự nhiên và biến động của tình cảm. Ngoài ra, tiết tấu của thơ ca còn dựa vào sự phát âm không giống nhau của từ ngữ, (lúc cao thấp, lúc nhẹ lúc nặng, lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu). Tiết tấu là một trong những phẩm chất quan trọng của thơ, làm tăng sức nặng và hiệu quả của thơ. Âm luật là cách thức phối hợp bằng trắc và quy luật ghép vần của thơ. Vần chân chủ yếu là cuối câu dùng chữ tương đồng về nguyên âm. Đã là một câu có vần thường diễn đạt một ý tương đ ối trọn vẹn, hình thành một tình cảnh tương đối hoàn chỉnh, hoặc biểu hiện một tình điệu thống nhất. Vần luật còn làm cho ngôn ngữ thơ ca hình thành một quan hệ hài hòa, khiến cho câu thơ trước sau có sự hô ứng. Không chỉ có tác dụng gắn kết ngôn ngữ, vần còn khiến cho thơ trở nên dễ thuộc. Tiết tấu, âm luật, đối ngẫu… không những có thể tạo nên tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca, làm cho bản thân thơ ca có tính tình cảm mà còn có thể tạo ra một loại ý ở ngoài lời. Ý ở ngoài lời chính là ẩn ý trong cảm nhận vô

 

 

15

 

tận của người đọc.

 

Thứ tư, thơ ca có thi pháp đặc thù. Thi pháp là lí luận, nguyên tắc và cách viết trong nghệ thuật thơ ca. Pháp là khuôn phép, quy tắc, vì vậy, thi pháp chỉ hình thức thơ ca, chỉ cách biểu hiện cố định, không thay đ ổi về phương diện kĩ xảo – chủ yếu là thủ pháp biểu hiện và kĩ xảo của riêng thơ như: khởi hứng, ẩn dụ, tượng trưng, hình tượng, trùng đi ệp ý tượng… Đặc biệt, thơ ca rất giàu tính ẩn dụ và tượng trưng. Và quan trọng nhất, thơ ca phải có hình tượng._

 

Bên cạnh đặc trưng thi pháp của thể loại đó là thi pháp của văn bản. Vậy, thi pháp của văn bản là gì? Thi pháp của thể loại là cái chung, là một kiểu khuôn mẫu để nhà văn tạo tác văn bản thì thi pháp của văn bản chính là cái hồn cốt riêng biệt của văn bản mà nhà văn hướng đến. Không có một nhà nghệ sĩ nào lại mong muốn sinh hạ ra những đứa con có khuôn mặt giống với con của người khác, cũng như không muốn những đứa con của mình lại giống nhau y hệt. Thi pháp văn bản chính là sự tổ chức nghệ thuật trong nội bộ của văn bản theo dụng ý riêng của nhà văn. Thông qua thi pháp của văn bản, chúng ta mới đánh giá đư ợc sự sáng tạo, khả năng cảm thụ hiện thực, thế giới quan và tài năng của nhà văn. Chính nhờ điều này, mà khi tiếp cận văn bản cùng chủ đề – đề tài, cùng thể loại, người đọc vẫn có thể phân biệt được từng văn bản với nhau. Thậm chí là phân biệt và đánh giá, so sánh các nhà văn với nhau. Mục đích dạy đọc hiểu văn bản văn học nói chung và văn bản thơ trữ tình nói riêng, ở trong nhà trường trung học phổ thông, dừng lại

 

  • mức là khám phá ra được thi pháp của văn bản. So với khám phá văn bản bằng đặc trưng thể loại, thì mức độ này đã có tính chuyên sâu hơn nhiều. Nó có tính cảm thụ riêng biệt và thể hiện được trình độ cảm thụ văn học của học sinh hơn. Dưới lăng kính phương pháp dạy học, đây chính là yêu cầu cao nhất của việc dạy học Ngữ văn nói chung. Thông qua dạy đọc hiểu văn bản

 

 

16

 

thơ trữ tình theo hướng khám phá thi pháp văn bản, giáo viên đã đưa cho học sinh chìa khóa để mở ra cánh cửa khám phá mọi văn bản.

 

2.2. Bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại:

 

Đối với thể loại này, chuyên đề đề nghị hai dạng bài tập: Bài tập vớicác yếu tố riêng lẻ bài tập đọc hiểu toàn văn bản.

 

Bài tập 1: (Bài tập với các yếu tốhình thức riêng lẻ) Đọc bài thơ Tây Tiến và trả lời lần lượt các câu hỏi:

 

  1. Hình dạng khổ thơ – dòng thơ

 

  • Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Tại sao Quang Dũng lại lựa chọn thể thơ đó trong việc chuyển tải nội dung – ý nghĩa của tác phẩm?

 

  • Dòng cảm xúc trong bài thơ có đư ợc chia theo từng khổ thơ hay không? Em hãy thử phân chia (nếu có)?

 

  1. Vần và yếu tố âm thanh

 

  • Dựa vào ngữ liệu, em hãy chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ?

 

  • Với thể thơ bảy chữ, cách gieo vần đó có hợp lí hay không? Tác dụng là gì?

 

  • Chỉ ra sự đăc biệt trong nhịp điệu tạo nên âm hưởng cho bài thơ?

 

  • Thanh đi ệu trong câu thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” có gì đ ặc biệt? Hãy tìm một câu thơ có nghệ thuật sử dụng thanh điệu tương tự trong nền thi ca Việt Nam (VD: Ô hay buồn vương cây ngôđồng/ Vàng rơi, vàngrơi thu mênh mông – Bích Khê)

 

  1. Nhịp thơ

 

  • Các em tự ngắt nhịp thơ và cho biết bài thơ được ngắt nhịp như thế nào?

 

  • Có phải tất cả các câu trong bài thơ đ ều đư ợc ngắt theo một nhịp hay không?
  • Cách ngắt nhịp câu thơ “Ngàn thước lên cao, Ngàn thước xuống” có điều gì đặc biệt, tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng cách ngắt nhịp đó?

 

 

17

 

  1. Các biện pháp tu từ

 

– Để khắc họa bức tranh Tây Bắc mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

 

  • Em hãy cho nhận xét của mình về nghệ thuật miêu tả hình ảnh độc đáo của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ trên.

 

  • Những biện pháp nghệ thuật nào gợi nên không khí của một thời bi tráng?

 

  1. Ngôn ngữ – hình ảnh

 

  • Bên cạnh vẻ đẹp độc đáo của phong cảnh, Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ còn gắn với hình ảnh gì?

 

  • Quang Dũng thể hiện khung cảnh và con người trong đêm h ội quân dân như thế nào?

 

  • Khung cảnh sông nước, bờ bãi và chiều sương của Tây Bắc gợi cho em cảm giác gì? Trên nền khung cảnh ấy, hình ảnh con người hiện diện như thế

 

nào?

 

– Người lính Tây Tiến được miêu tả với hình ảnh khác lạ, đó là những hình ảnh nào? Và em có cảm nhận gì về những hình ảnh đó?

 

  • Quyết tâm lên đường của người lính Tây Tiến được tác giả khắc họa bằng hình ảnh thơ nào?

 

  1. Cái tôi trữ tình

 

  • Cái tôi trữ tình trong bài thơ là ai?

 

  • Quang Dũng khắc họa tâm hồn người lính Tây Tiến với vẻ đẹp như thế

 

nào?

 

Bài tập 2: (Bài tập với toàn bộvăn bản)

 

  1. Nhận biết văn bản

 

  • Hình tượng trung tâm trong bài thơ Tây Tiến?

 

  • Bút pháp lãng mạn được biểu hiện ở những chi tiết, phương diện nào?

 

  1. Hiểu văn bản

 

 

 

18

 

  • Câu thơ: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” có những tầng nghĩa nào?

 

  • Em hãy nêu nhận xét chung về những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ. So sánh với hệ thống hình ảnh được học trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu (Chương trình Ngữ văn lớp 9)

 

  1. Đánh giá văn bản

 

– Về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ viết về nỗi buồn đau, bi thương, không lột tả được sự oai hùng, dũng cảm của người lính trong chiến tranh”. Hãy làm rõ nhận định trên.

 

  • Đâu là bút pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ Tây Tiến: + Lãng mạn và bi tráng

 

+ Miêu tả và dựng cảnh + Đặc tả và gợi tả

 

+ Tả thực và bao quát

 

Chứng minh, đồng thời phản biện các thủ pháp còn lại.

 

 

 

Bài tập 3: Đọc bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây (Quang Dũng) và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

 

Em ở thành Sơn chạy giặc về

 

Tôi từ chinh chiến cũng ra đi

 

Cách biệt bao lần quê Bất Bạt

 

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

 

Vừng trán em vương trời quê hương

 

Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

 

Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm

 

Em có bao giờ em nhớ thương

 

Từ độ thu về hoang bóng giặc

 

Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn

 

 

 

19

 

Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ

 

Em có bao giờ lệ chứa chan

 

Mẹ tôi em có gặp đâu không

 

Những xác già nua ngập cánh đồng

 

Tôi cũng có thằng em còn bé dại

 

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

 

Đôi mắt người Sơn Tây

 

U uẩn chiều lưu lạc

 

Buồn viễn xứ khôn khuây

 

Cho nhẹ lòng nhớ thương

 

Em mơ cùng ta nhé

 

Bóng ngày mai quê hương

 

Đường hoa khô ráo lệ

 

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

 

Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

 

Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ quốc

 

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

 

Bao giờ tôi gặp em lần nữa

 

Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa

 

Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ

 

Còn có bao giờ em nhớ ta

 

(theo thivien.net)

 

Câu hỏi:

 

  1. Nhận biết văn bản

 

  • Bài thơ trên viết về đề tài gì và theo thể thơ nào? Bài thơ đư ợc chia làm mấy khổ, có khổ nào đặc biệt? Chỉ ra nét đặc biệt của khổ thơ đó.

 

  • Bài thơ sử dụng loại vần và thanh (bằng hay trắc) có gì đáng lưu ý? Cách

 

 

 

20

 

sử dụng vần và thanh ấy đã tạo được âm hưởng gì của bài thơ ?

 

  1. Hiểu văn bản

 

  • Hình ảnh “đôi mắt” ở đây ẩn dụ cho đi ều gì? (hoặc chuyển tải tâm trạng gì?)

 

  • Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ là một cảm xúc như thế nào ? Dựa vào đâu để xác định được điều đó?

 

  • Bài thơ rất giàu chất hiện thực, vừa thấm đẫm cảm xúc chân thành, xa xót. Hãy làm sáng tỏ nhận xét đó qua các dẫn liệu cụ thể từ bài thơ.

 

  • Phân tích tài sử dụng ngôn từ và hình ảnh của Quang Dũng qua đoạn thơ

 

sau: “Vừng trán em vương trời quê hươngMắt em dìu dịu buồn Tây Phương Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm

 

Em có bao giờ em nhớ thương”

 

  • “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

 

Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

 

  1. Đánh giá văn bản

 

  • Bài thơ Đôi m ắt người Sơn Tây là một bài thơ nặng trĩu một nỗi buồn u uẩn nhưng cũng dạt dào niềm hy vọng vào ngày mai tươi sáng. Nhận xét này có đúng với những gì em cảm nhận được từ bài thơ không?

 

  • Khổ thơ nào trong bài Đôi mắt người Sơn Tây mang lại cho em ấn tượng nhất? Vì sao?

 

  • Thuyết minh về bài tập 3: Mụcđích:đánh giá khảnăng vận dụng kiến thứcvà kĩ năng đã học để đọc hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại (không có trong SGK) của học sinh. Trên cơ sở đó, nhận ra thêm một vẻ đẹp hồn thơ Quang

 

 

21

 

Dũng, đồng thời đánh giá đư ợc sự sáng tạo trong hình ảnh, giọng đi ệu của tác giả này. Chúng tôi không tiến hành hai dạng bài tập khi đọc hiểu văn bản ngoài chương trình, vì nếu làm vậy sẽ nhiều công đoạn, học sinh không thể nhớ hết. Nhưng nếu em nào có khả năng, chúng tôi vẫn cho tiến hành đọc hiểu theo hai kiểu trên.

Bài tập 4: Đọc văn bản thơ sau đây và thiết lập ít nhất 5 câu hỏi để đọc hiểu toàn văn bản:

 

Lũ chúng tôi

 

Bọn người tứ xứ,

 

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

 

Quen nhau từ buổi “Một hai”

 

Súng bắn chưa quen,

 

Quân sự mươi bài

 

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

 

Lột sắt đường tàu,

 

Rèn thêm đao kiếm,

 

Áo vải chân không,

 

Đi lùng giặc đánh.

 

Ba năm rồi gửi lại quê hương.

 

Mái lều gianh,

 

Tiếng mõ đêm trường,

 

Luống cày đất đỏ

 

Ít nhiều người vợ trẻ

 

Mòn chân bên cối gạo canh khuya

 

Chúng tôi đi

 

Nắng mưa sờn mép ba lô,

 

Tháng năm bạn cùng thôn xóm.

 

 

 

22

 

Nghỉ lại lưng đèo

 

Nằm trên dốc nắng.

 

Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng.

 

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.

 

  • Đằng nớ vợ chưa?

 

  • Đằng nớ?

 

  • Tớ còn chờ độc lập

 

Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,

 

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.

 

(Trích Nhớ – Hồng Nguyên)

 

 

 

* Gợi ý 5 câu hỏi:

 

Câu 1. Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?

 

  1. Chúng tôi B. Người vợ trẻ C. Tớ D. Tác giả

 

Câu 2. Trong 12 dòng thơ đầu, hình ảnh “lũ chúng tôi” – những người lính được tác giả giới thiệu với những đặc điểm nào?

 

Câu 3. Anh/chị cảm nhận như thế nào về hai dòng thơ sau? (trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng): Ít nhiều người vợtrẻ/ Mòn chân bên cối gạo canhkhuya.

 

Câu 4. Việc đưa đoạn hội thoại sau vào bài thơ có tác dụng gì?

 

  • Đằng nớ vợ chưa?

 

  • Đằng nớ?

 

  • Tớ còn chờ độc lập

 

Câu 5. So sánh hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên với người lính trong bài Tây Tiến (Quang Dũng). Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

 

  1. Rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn xuôi tự sự ngoài chương trình

 

 

 

23

 

Trong chuyên đề này, chúng tôi chú trọng đến thể loại truyện ngắn sau 1975. Lí do: Sau thời kỳ đổi mới (1983), các nhà văn khai thác khá triệt để những mảng màu của cuộc sống. Mảng văn học này gắn với các học sinh chuyên Văn bởi chúng đa d ạng, phức tạp, đa chi ều, đòi hỏi khả năng cảm thụ tốt. Bên cạnh đó, loại thể này mang tính tư tưởng gần với thời đại hơn.

 

3.1. Đặc trưng của truyện ngắn Việt Nam sau 1975

 

Tự sự gồm 3 đặc trưng cơ bản: cốt truyện,, tình huống nhân vậtngôn ngữ.

 

Đây có thể là cơ sở lí luận, là lý thuyết chung để soi chiếu vào các tác phẩm tự sự. Căn cứ vào những đặc trưng của thể loại nói chung được các nhà lí luận đúc kết, thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975 cũng mang đầy đủ những đặc trưng của tự sự hiện đại nhưng nó đã có những nét đổi mới, khác biệt. Với quan niệm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển đáp ứng sự đòi hỏi bức xúc của công chúng thời đại, văn học sau 1975 đã bước vào thời kì đổi mới trong không khí dân chủ của đời sống văn học. Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới đã triển khai và đi sâu vào hiện thực hàng ngày, cái đời thường của cuộc sống cá nhân. Nhà văn dám nhìn vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo.

 

3.1.1. Cốt truyện

 

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi trào lưu, khuynh hướng, trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện trong thể tự sự cũng có những cách thể hiện khác nhau. Trong văn học trước 1975, cốt truyện chủ yếu dựa vào những hành động bên ngoài trong đó “xung đột được thể hiện trọn vẹn và biến mất trong quá trình các sự kiện được miêu tả. Nó xuất hiện trở nên gay gắt và được giải quyết dường như ngay trước mắt người đọc. Đó

 

 

24

 

là những xung đột cục bộ, khép kín, diễn ra trên một cái nền của tình huống xung đ ột. Nhưng từ sau 1975, nhất là trong những năm đổi mới, bên cạnh những cốt truyện tuân thủ theo cốt truyện truyền thống thì nhiều tác phẩm có cốt truyện dựa trên thi pháp hiện đại. Đó là loại cốt truyện không có biến cố chủ yếu dựa vào những hành động bên trong, những thăng trầm trong tư tưởng, tâm lý nhân vật, cảm xúc, suy nghĩ của con người… Cốt truyện là những câu chuyện bình thường, nhỏ nhặt. Hay cốt truyện giàu tâm trạng được viết một cách tự nhiên, không theo trật tự thời gian. Vì vậy cấu trúc sự kiện lỏng lẻo, kết thúc mở – bỏ ngỏ. Trong đó có thể phân ra các loại sau:

 

– Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề – những luận đề về đạo đức, nhân văn, tâm lý xã hội: Hạt nhân cốt lõiđểtạo nên những cốttruyện luận đề thường là những xung đột đầy nghịch lí, mang tính chất bi kịch, dẫn người đọc tới sự phản tỉnh trong nhận thức về một quan niệm tư tưởng vốn có. Trong kiểu cốt truyện không biến cố này, không có những xung đột và đột biến khép kín, sự việc mà tác giả đề cập chỉ là sự bổ sung cho các mâu thuẫn đã có sẵn, bất chấp có sự việc đó hay không. Tiêu biểu cho loại cốt truyện này là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

 

  • Cốt truyện sinh hoạt thế sự:Đây là những truyệnđược coi nhưlàkhông có cốt truyện. Thật ra đó là loại truyện kể về những “sự việc đơn giản, bình thường” được xây dựng như những bức tranh đời sống, những cốt truyện không có mở đầu hay kết thúc, vắng bóng những thắt nút hồi hộp chỉ

 

là sự tái hiện những dòng đời đang tự nhiên trôi nổi. Tiêu biểu cho loại cốt truyện này là “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.

 

  • Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư:Đây là dạng cốt truyệnchủ yếu tái hiện những bước thăng trầm, uẩn khúc trong số phận cá nhân. Cốt truyện không dừng lại ở một thời điểm mà thường trải dài theo lịch sử

 

của cả một số phận, một cuộc đời với những xung đột chồng chéo. Câu

 

 

 

25

 

chuyện mở ra trên cái nền của “tình huống xung đột cố hữu” hầu như không có cao trào, thắt mở nút theo kiểu cốt truyện truyền thống. Tiêu biểu là “Cỏlau” của Nguyễn Minh Châu.

 

  • Cốt truyện hồi tưởng và kí ức: Cũng có thểgọiđây là kiểu kết cấutâm lí do nhà văn dựa phần lớn vào kí ức của nhân vật hoặc nhấn mạnh vào vai trò của giấc mơ, của hồi ức để tổ chức kết cấu của tác phẩm. Lối kết cấu này sử dụng hết sức linh hoạt thời gian tự sự trong đó quá khứ, hiện tại, tương lai đều có khả năng đồng hiện và những giấc mơ có sức ám ảnh dữ

 

dội đến đường đời của nhân vật chính.

 

  • Cốt truyện lắp ghép:Đây là mộtđặcđiểm của xu hướng lắp ghépliên văn bản. Tác phẩm được viết ra một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống. Kết cấu tác phẩm không nhất thiết phải dựa vào sự phát triển theo tiến trình sự kiện, theo thời gian tuyến tính, theo các bước của cốt truyện mà được lắp ghép bởi từng mảnh đời, từng tâm trạng nhân vật. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố, sự kiện, số phận dường như

 

không có quan hệ liên đới nhưng lại xích lại gần nhau, nối kết tạo nên mạch cốt truyện chặt chẽ hấp dẫn.

 

3.1.2. Tình huống truyện

 

Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.

 

Tình huống truyện đóng vai trò rất quan trọng. Một truyện ngắn, nếu muốn co mình lại thành truyện cực ngắn, có thể giảm thiểu tối đa nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật, nhưng không thể giảm thiểu tình huống. Mất tình huống, nó sẽ thành tản văn, tuỳ bút,… Theo nhà văn Nguyễn Kiên, điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế tự nó bộc lộ ra những nét chủ yếu của tính cách, số phận. Nhà văn Nguyễn Thành Long

 

 

26

 

thì cho rằng: Truyện ngắn có cái này quan trọng, đó gọi là cái “mô -măng” (tình thế). Nhà văn phải vận dụng những suy nghĩ, vốn sống của mình, tự mình tạo ra cái “mô-măng”, trong “mô-măng” đó cho châu tuần lại những con người vốn cách xa nhau, cho họ tham gia vào chủ đề anh hằng suy nghĩ, từ sự tham gia đó và những quan hệ giữa họ với nhau sẽ nảy sinh ra tính cách của họ. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh ví tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh. Nó sẽ làm nổi hình, nổi sắc các nhân vật, bộc lộ các số phận, các tính cách, các tâm trạng, đồng thời làm nổi bật các vấn đề nhà văn muốn đặt ra và tư tưởng ông ta muốn phát biểu.

 

Có 3 loại tình huống truyện thường được chú tâm xây dựng:

 

  1. Tình huống hành động:

 

Chủ yếu xoay quanh hành đ ộng có tính bước ngoặt của nhân vật. Hành động này có chức năng làm thay đổi cảnh ngộ, trạng huống hoặc một đoạn đời của nhân vật.

 

  1. Tình huống tâm trạng:

 

Chủ yếu xoay quanh tâm trạng, cảm xúc có tính phát khởi, gây biến đổi của nhân vật khi đối diện với tình thế đặc biệt diễn ra trong cảnh huống có liên quan đ ến bản thân (được đ ặt ra trong truyện). Loại tình huống này thường gặp trong những kiểu truyện trữ tình, không có cốt truyện, đậm yếu tố lãng mạn mà dòng diễn biến tâm lí nhân vật là hạt nhân cốt lõi làm nên cấu trúc của truyện (loại truyện ít diễn biến, nghèo về hành động, đối tượng chủ yếu mà nhà văn khám phá là thế giới nội tâm tinh tế, là trạng thái cảm xúc mơ hồ của nhân vật trước cuộc sống). So với tình huống hành động, loại tình huống tâm trạng khó nhận ra hơn.

 

  1. Tình huống nhận thức:

 

 

 

 

 

27

 

Chủ yếu xoay quanh tình thế chứa đựng giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân vật (sự nhận thức lại về ý nghĩa thật sự của một vấn đề, một lĩnh vực nào đó trong quan niệm hoặc trong đời sống). Nhà văn đặt nhân vật vào một tình huống đầy bất ngờ, nghịch lí để từ đó nhân vật hiểu ra, vỡ lẽ ra và nhận thức được những vấn đề mà trước đó h ọ hiểu chưa đầy đủ hoặc chưa hiểu hay thậm chí đã ngộ nhận về nó.

 

3.1.3. Nhân vật

 

Theo từ điển văn học thì nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình thì nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật văn học. Theo quan niệm của GS. Hà Minh Đức thì “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo mang tính ước lệ đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm đi ển hình về tiểu sử nghề nghiệp tính cách”. Những quan niệm trên đã khẳng định: nhân vật là đặc điểm quan trọng cốt lõi của tác phẩm văn học. Nhân vật là hình thức của tự sự, nó là phương diện mà nhà văn sử dụng phản ánh cuộc sống khách quan. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được đặt vào nhiều mối quan hệ: quan hệ với hoàn cảnh, quan hệ với môi trường, với cộng đồng (với những nhân vật khác). Quan hệ ấy là căn cứ cơ sở để nhà văn thể hiện tính cách nhân vật. Ngoài ra tính cách nhân vật còn được khắc hoạ thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Nếu văn học trước 1975 nhìn con người chủ yếu ở tư cách con người công dân, con người dân tộc, con người giai cấp. Với các kiểu nhân vật cố định như nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật chức năng….thì sau 1975, số phận con

 

người đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Nhiều truyện đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch

 

 

28

 

của đời họ. Số phận của cá nhân được giải quyết thỏa đáng trong mối quan hệ mật thiết với cộng 6 đồng, xã hội. Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang tính nhân sinh của thời đại. Nhà văn nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường đời sống bình thường. Nhân vật là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn”. Các nhà văn đã thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con người. Đồng thời còn đề cập đến khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa, những nhu cầu hạnh phúc đời thường. Các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và vì thế sâu sắc hơn với con người. Đó là con người vừa đời thường vừa trần thế đẹp đẽ, thánh thiện, mang đậm ý nghĩa nhân văn.

 

3.1.4. Ngôn ngữ

 

Theo “150 thuật ngữ văn học” thì Ngôn ngữ là “hệ thống các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giúp cho việc khách thể hoá hoạt động của tư duy và làm công cụ giao tiếp trao đổi các suy nghĩ hiểu biết lẫn nhau giữa người với người trong xã hội”. Theo đại từ điển tiếng Việt thì ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ đã được chuẩn hoá dùng trong văn học nghệ thuật khoa học hành chính và thông tin đại chúng còn gọi là ngôn ngữ tiêu chuẩn. Ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng của thể loại tự sự bởi nó vừa là công cụ vừa là chất liệu phương tiện để nhà văn thể hiện tác phẩm. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Truyện là thể loại văn học dùng lối kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư của con người. Sự tồn tại của cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong mối tương quan khăng khít với nhau là đặc trưng cơ bản của truyện với tư cách là một thể tài văn học. Tác phẩm tự sự là tự tổng hợp của nhiều kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Xét về mặt chức năng trần thuật thì nhân vật được coi là hình tượng người kể chuyện. Ở nhân vật này thường được thể hiện bằng hai

 

 

29

 

đặc điểm là “quan điểm trần thuật” và “lời trần thuật”. Lời trần thuật xuất hiện ở tác phẩm cổ điển hầu hết là ngôn ngữ gián tiếp. Nhưng lời trần thuật trong tiến trình phát triển cũng bắt đầu thay đổi. Bên cạnh lời trần thuật gián tiếp thì xuất hiện lời trần thuật nửa gián tiếp, tức là kèm theo lời trần thuật là lời nhận xét, đánh giá và biểu thị thái độ đồng tình, phê phán. Soi chiếu những đặc điểm ngôn ngữ này vào trong các tác phẩm tự sự hiện đ ại sau 1975 thì hoàn toàn đúng. Song cũng có sự đổi mới rõ nét. Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hóa của đời sống văn học, dấu vết của thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tự sự gần với ngôn ngữ đời thường, giàu khẩu ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ. Tính cách nào lời lẽ ấy. Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tự sự thời đổi mới. Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.

 

3.2. Bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam sau 1975:

 

Dưới đây là 4 bài tập, chúng tôi áp dụng cho hai tác phẩm: Chiếc thuyềnngoài xa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đều của tác giảNguyễnMinh Châu.

 

Bài tập 1:

 

Câu 1: Kểlại diễn biến câu chuyện.Đọc và chọn ra các biến cố, các sựkiệntrong tác phẩm và sắp xếp các biến cố các sự kiện đó theo trật tự lôgic mà tác giả sắp xếp.

 

Câu 2: Phân loại các biến cốtrongđời sống, và các biến cốtrong tâm trạngnhân vật.

 

 

30

 

Câu 3: Chỉra các mối liên hệgiữa các biến cốsựkiệnấy (các biến cố, sựkiện có mối quan hệ như thế nào, tác động và ảnh hưởng chi phối lẫn nhau ra sao). Thông qua chuỗi lắp ghép nghệ thuật của các biến cố, hãy nêu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.

 

Bài tập 2:

 

Câu 1: Phân loại tình huống? (hànhđộng, tâm trạng, nhận thức). Truyện cóbao nhiêu tình huống? Những tình huống đó được sắp xếp thế nào? Nhận xét cách sắp xếp (nếu có hơn 1 tình huống).

 

Câu 2: Tìmđỉnhđiểm (nút thắt) của câu chuyện. Những tình tiết nàođẩy sựviệc lên đỉnh điểm, các tình tiết có tác động, chi phối lần nhau như thế nào? Cách mở nút ra sao?

 

Câu 3: Tại thờiđiểmđó, những nhân vật nào bộc lộhết tính cách, phẩm chấtcủa mình? Đó là tính cách, phẩm chất gì? Ý tưởng nhà văn muốn gởi gắm là gì?

 

Bài tập 3:

 

Câu 1: Phát hiện, thống kê, nhận diện nhân vật: Nhân vật nào xuất hiện mộtcách trực tiếp, nhân vật nào có chiều sâu tâm lý, nhân vật nào mang tính phổ biến?

 

Câu 2: Phân loại và lựa chọn nhân vật: Tìm ra,đâu là nhân vật chính, nhânvật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. (Nhân vật trung tâm là nhân vật có quan hệ với tất cả nhân vật trong tác phẩm. Đó là nơi quy tụ mọi mối mâu thuẫn, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Ví dụ cô Hiền trong Một người Hà Nội.)

 

Câu 3: Phân tích nhân vật: Tên của nhân vật có gìđặc biệt? Tìm những chitiết miêu tả ngoại hình, miêu tả đời sống tâm lý nhân vật. (Dựa vào hành động của nhân vật như: cử chỉ, lời nói, điệu bộ , hành động, khả năng, suy nghĩ. Dựa vào các mối quan hệ của nhân vật, giữa nhân vật với nhân vật,

 

 

31

 

nhân vật với hoàn cảnh). Xây dựng những nhân vật như thế, tác giả muốn nói điều gì về con người? Về cuộc đời?

 

Bài tập 4:

 

Câu 1: Tìm rađâu là ngôn ngữnhân vật,đâu là ngôn ngữngười kểchuyện,đâu là lời đối thoại và đâu là lời độc thoại nội tâm?

 

Câu 2: Trong ngôn ngữcủa nhân vật, lời nào bộc lộtâm hồn, tính cách?

 

Nhận xét về tâm hồn, tính cách của họ?

 

Câu 3: Xácđịnhđiểm nhìn của n gười kểchuyện. Người kểchuyện dùngngôn ngữ trực tiếp (của chính mình) hay gián tiếp (của nhân vật)? Chỉ ra cái

 

  • vị trong lời kể của tác giả cũng như nêu ra thái độ của tác giả đối với các biến cố các sự kiện trong tác phẩm (căn cứ vào điều này giúp ta nhận ra chiều hướng tư tưởng trong tác phẩm).

 

 

  • Thuyết minh về 4 bài tập: Mỗi bài tập tươngứng với việc rèn kỹnăngđọchiểu các đặc trưng của truyện ngắn, lần lượt là: cốt truyện, tình huống, nhân vật và ngôn ngữ. Mỗi bài tập được thiết kế 3 câu hỏi dựa vào 3 mức độ đọc hiểu: nhận biết, thông hiểu, đánh giá (vận dụng). Mỗi bài tập vừa giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu các đặc trưng của truyện, vừa hướng đến chủ đề tư

 

tưởng mà nhà văn muốn gởi gắm.

 

  1. Cách cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh:

 

Dựa vào cách đo trình độ đọc hiểu của học sinh trong tài liệu Dạy học và đánh giá theo đ ịnh hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn THPT (Vụ GDTH và Chương trình phát triển GDPT năm 2014), chuyên đề đưa ra 3 mức độ để đánh giá bài viết của HS: Ghi nhớ, thông hiểu và đánh giá, vận dụng.

Mức độ 1:Ghi nhớ(gồm những bài làmđạtđiểm trung bình, từ56

 

điểm): học sinh có khả năng hiểu đúng từ ngữ, cách sử dụng từ ngữ trong tác

 

 

 

32

 

phẩm; ghi nhớ được các chi tiết, có khả năng tái hiện lại những gì đã đư ợc học.

 

Mức độ 2:Thông hiểu (gồm những bài làmđạt loại khá, từ6,5 – 7,5điểm): học sinh có khả năng xác định và nắm vững nội dung của tác phẩm, tìm ra mối liên hệ giữa các chi tiết, các yếu tố hình thức nghệ thuật, phân tích, chỉ ra được vai trò , tác dụng của các chi tiết, hình thức đó trong việc biểu đạt nội dung.

 

Mức độ 3 :Đánh giá, vận dụng có sáng tạo (gồm những bài làm tốt,điểm từ 8 10): học sinh biết đưa ra những nhận định xác đáng về tác phẩm, tác giả, biết vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã thông hiểu vào thực tế cuộc sống và liên hệ với bản thân để biến thành hành vi, cách ứng xử và các mối quan hệ trong cuộc sống; biết diễn đạt, so sánh, liên tưởng, biết đặt ra những giả thiết, các vấn đề từ tác phẩm để tiếp tục suy nghĩ,…

 

Vận dụng các mức đ ộ đánh giá trên để cụ thể hóa yêu cầu cho mỗi kiểu bài tập, từ đó chấm bài và đánh giá kết quả.

 

  1. KẾT LUẬN

 

  1. Rút ra phần quan trọng của chuyên đề:

 

Trong quá trình xây dựng chuyên đề, chúng tôi khảo sát khá nhiều tư liệu, nhằm xây dựng một nhiệm vụ then chốt trong công việc suốt đời của nghề giáo trong bộ môn Ngữ văn: xây dựng kỹ năng đ ọc hiểu bất kỳ tác phẩm nào theo đặc trưng thể loại. Nhưng vì giới hạn về nhiều mặt, chuyên đề chỉ tập trung vào ba thể loại chính: thơ Đường luật, thơ hiện đại và văn xuôi hiện đại. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các đặc trưng thể loại. Trên cơ sở đó, cùng với việc áp dụng lí luận dạy học hiện đại, chuyên đề thiết kế các dạng bài tập nhằm giúp học sinh chuyên Văn rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm

 

 

 

 

33

 

văn học ngoài nhà trường. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng, cốt yếu của chuyên đề.

 

  1. Những đề xuất, kiến nghị:

 

Việc rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình luôn gắn chặt với việc rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm trong chương trình. Đối với dạy học Ngữ văn ở bậc THPT vấn đề đọc hiểu văn bản đã được nêu lên từ lần đổi mới CT, SGK trước và sau năm 2000 , tuy nhiên việc triển khai thực hiện tư tưởng dạy học đọc hiểu văn bản chưa đồng bộ, từ SGK đến tổ chức dạy học trên lớp, từ hệ thống bài tập đến việc ra đề kiểm tra đánh giá trong các kỳ thi tuyển. Đặc biệt là chưa có những tài liệu, giáo trình cập nhật trong việc đào tào, bồi dưỡng GV về PPDH đọc hiểu.

Trong việc rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu, GV chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của việc phát triển hệ thống bài tập cũng như tầm quan trọng của việc ứng dụng hệ thống bài tập này nhằm phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp nói chung và năng lực đ ọc hiểu văn bản nói riêng trong quá trình dạy học. GV cũng chưa có ý thức và chưa biết khai thác hệ thống bài tập này để có thể phát triển tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vấn đ ề cho HS. Do đó , cần nghiên cứu đ ể xác đ ịnh lại vai trò và ý nghĩa của hệ thống bài tập trong dạy học đ ọc hiểu VB theo thể loại nhằm phát triển cho HS phương pháp đọc, cách đọc, nhằm giúp họ có năng lực đọc độc lập để có thể học suốt đời.

 

Chưa có một quan niệm rõ ràng, khoa học và thống nhất về cách đọc hiểu các thể loại văn học trong mỗi bộ sách và giữa các tác giả, các bộ sách. Kết quả là khó có thể hình thành và phát triển cho HS quy trình, cách thức đọc hiểu một tác phẩm văn học vừa bảo đảm đúng đ ặc trưng thể loại, vừa phát huy đư ợc kinh nghiệm của người đ ọc; vừa thấy được giá trị của VB được học vừa có được cách đọc các tác phẩm khác cùng thể loại tương tự.

 

 

34

 

Muốn thế một trong những vấn đ ề cần tập trung suy nghĩ và giải quyết là cần xác lập được một mô hình đ ọc hiểu cho văn bản văn học nói chung. Xuất phát từ mô hình ấy mà biên soạn một hệ thống câu hỏi, bài tập đa dạng, phong phú, kích thích được hứng thú của HS trong quá trình đọc hiểu, khám phá văn bản. Nội dung câu hỏi cụ thể rất đa dạng phong phú, nhưng các câu hỏi ấy phải nằm trong một mô hình, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đọc hiểu một văn bản văn học. Vì nếu không rèn luyện theo mô hình thì rất khó để hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu; từ đọc theo đến đọc độc lập

 

Việc giảng dạy và phát triển năng lực đ ọc hiểu tác phẩm ngoài nhà trường thông qua hệ thống bài tập sẽ là một lựa chọn tốt cho việc mang lại kết quả cao trong quá trình học tập của HS. Không chỉ dừng lại ở chỗ giúp HS dễ dàng tiếp cận và có cách hiểu sâu hơn về những tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn trên lớp; mà còn biết cách đọc hiểu một VB thơ trữ tình không có trong SGK, trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

  1. Lại Nguyên Ân, (2004), 150 thuật ngữvăn học, NXB ĐHQGHN.

 

  1. Phạm Thị Bình, Thi pháp văn học Việt Nam với việcđọc hiểu các tácphẩm trung đại trong nhà trường,

 

  1. Nguyễn Thị Thanh Lâm, (2017), Phát triển năng lựcđọc hiểu văn bản thơ

 

trữ tình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập, Luận án tiến sĩkhoa họcgiáo dục, ĐHQG HN.

 

  1. Nguyễn Đăng Na, (2009), Văn học trungđại Việt Nam, NBX ĐHSP.

 

  1. Trần Đình Sử, (1998), Thi pháp học trungđại Việt Nam, NXB GD.

 

  1. Trần Đình Sử, (2013), Đọc hiểu văn bản – một khâuđột phá trong nộidung và phương pháp dạy văn hiện nay, trandinhsu.wordpress.com

 

  1. Lã Nhâm Thìn, (2011), Giáo trình văn học trungđại Việt Nam, NXB GD.

 

  1. Đỗ Ngọc Thống, (2010), TrầnĐình Sửvà quan niệm về đọc hiểu văn bảntrong trường phổ thông Việt Nam, Tạp chí Văn hoá NghệAn, tháng 6.

 

  1. Hoàng Thu Thuỷ, (2011), Đặc trưng của thểloại tựsựvới vấnđề đọc

 

hiểu tác phẩm tự sự của Nam Cao ở trường THPT, Luận văn tốt nghiệp,ĐHSP HN2.

 

  1. Lê Thị Yến Trinh, (2008), Tổchức dạyđọc hiểu tác phẩm tựsựViệtNam theo đặc trưng loại thể trong chương trình Ngữ văn 11, Luận văn thạcsĩ giáo dục học, ĐH SP TPHCM.
  2. Tình huống, cánh cửa tiếp nhận tác phẩm, thpt.daytot.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36

 

MỤC LỤC

 

  1. Phần mở đầu

 

  1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………………………………………………….. 1

 

  1. Mục đích của chuyên đề……………………………………………………………………………………………. 3

 

  1. Phần nội dung

 

  1. Cơ sở lí luận về hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học………………………….. 4

 

  1. Lí luận về hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học……………………………………… 4

 

  1. Phương pháp rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài nhà

 

trường cho học sinh chuyên Văn…………………………………………………………………………. 6

 

  1. Giới hạn của chuyên đề……………………………………………………………………………………………… 6

 

  1. Thực hành rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài nhà

 

trường cho học sinh chuyên Văn…………………………………………………………………………. 7

 

  1. Rèn kỹ năng đọc hiểu thơ Đường luật……………………………………………………………… 8

 

  1. Rèn kỹ năng đọc hiểu thơ hiện đại…………………………………………………………………….. 13

 

  1. Rèn kỹ năng đọc hiểu văn xuôi tự sự……………………………………………………………….. 23

 

  1. Cách cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh…………………………………………… 32

 

  1. Kết luận

 

  1. Rút ra phần quan trọng của chuyên đề…………………………………………………………….. 33

 

  1. Những đề xuất, kiến nghị…………………………………………………………………………………………. 34

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………………………..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *