Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi ngữ văn lớp 11

Đề thi khối 11

SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA                    KÌ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH

MA TRẬN, ĐỀ, HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn : Ngữ văn

Khung ma trận đề thi.

               Cấp độ

 

Chủ đề

 

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

Vận dụng  

Cộng

 

Cấp độ thấp

 

Cấp độ cao

Chủ đề 1: Nghị Luận xã hội Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận dạng đề mở.  

 

 

 

 

Viết được bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.  

 

 

Số câu:1

Số điểm:8,0 điểm

    Tỉ lệ: 40%

 

 

 

 

Số câu:1

Số điểm:8,0

Tỉ lệ: 40%

 

 

Số câu:1

(40% x 20điểm) =8,0 điểm

Chủ đề 2: Nghị luận văn học Vận dụng kiến thức văn học và lý luận văn học, viết bài nghị luận văn học.  

 

 

 

 

 

 

 

 

Vân dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm trong chương trình lớp 11 và lí luận văn học viết bài nghị luận văn học
Số câu: 1

Số điểm:12,0 điểm

    Tỉ lệ: 60%

 

 

 

 

 

 

Số câu:1

Số điểm:12,0 điểm

Tỉ lệ 60%

Số câu: 1

(60% x20 điểm) = 12điểm%

Tổng số câu:2

Tổng số điểm: 20

Tỉ lệ 100 %

 

 

 

 

  Số câu:1

Số điểm:8,0

Tỉ lệ 40%

Số câu:1

Số điểm:12,0 điểm

Tỉ lệ 60%

Số câu:2

Số điểm:20

Tỉ lệ 100%

 

Hình thức kiểm tra: Tự luận, thời gian làm bài 180 phút.

 

GV: Lê Thị Lan

Trường THPT Nguyễn Quán Nho

III. Biên soạn câu hỏi theo khung ma trận

Câu 1: (8,0 điểm)

Về bài học mà anh (chị) rút ra từ câu chuyện sau đây ?

BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm. Mẹ bảo:

– Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng, mẹ kéo tay con:

– Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố!

Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:

– Đang lúc mát trời, đi nhanh lên, kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội ? Trời vẫn nắng, vẫn râm…

     …Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời lúc nào cũng phải nhanh lên!

                                                               ( Theo vinhvien.edu.vn)

Câu 2: (12,0 điểm)

Bàn về truyện ngắn, Từ điển Thuật ngữ Văn học (Nhà xuất bản Văn học, 1992) trang 253 có viết:

“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.”

Anh (chị ) hiểu ý kiên trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng một số chi tiết trong các tác phẩm truyện ngắn đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11 THPT.

 

 

……….. Hết ……….

 

GV: Lê Thị Lan

 

Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Hướng dẫn chấm

 

Câu 1: Nghị luận xã hội 8,0đ
Bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài 0.5đ
Mở bài Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5đ
 

Thân bài

1.     Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
– Con đê dài hun hút: hình ảnh ẩn dụ cho con đường đời, cuộc đời giống như một con đê dài hun hút, mỗi người cần đi trên con đê của riêng mình. 0.25đ
– Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường đời. 0.25đ
– Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, những may mắn, thuận lợi, thành công trong cuộc sống. 0.25đ
*Cuộc đời con người có khi nắng, có khi râm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chúng ta, mỗi người cần phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” để đi đến hết con đường đời của mình. 0.25đ
+ Nhà ngoại ở cuối con đê: tượng trưng cho đích đến của mỗi con người.

+ Mộ mẹ cỏ xanh: Là những trải nghiệm, sự mất mát mà con người nêm trải

0.25đ
* Ý nghĩa câu chuyện: dùng hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm một thông điệp: Trên con đường đời, lúc nào cũng phải nhanh, nỗ lực hết mình phải đi qua những bóng nắng, bóng râm của cuộc đời. 0.5đ
2.                 Phân tích, lí giải:
– Sống là không chờ đợi, lúc nào cũng phải nhanh, nỗ lực đến đích. Cuộc đời là một hành trình dài hướng đến bến đợi bình an với những cơ hội và thách thức liên tiếp nhau. 0.5đ
– Trong cuộc sống, phải nhận thức được đâu là những khó khăn, thử thách, đâu là cơ hội thuận lợi đối với mình… 0.5đ
– Đó là cách nhìn nhận biện chứng về cuộc đời. Người ta chỉ nhận ra điều đó khi đã từng trải 0.5đ
– Con người không nên thụ động trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống, lúc khó khăn trở ngại phải nhanh để vượt qua, không chìm đắm trong thất bại. 0.25đ
– Lúc có cơ hội phải nhanh tay để nắm bắt, không để cơ hội tuột mất khỏi tầm tay. 0.25đ
Vì sao phải sống nhanh? Vì cuộc đời ngoài kia trôi đi hối hả, không chờ đợi ai, nhất là trong cuộc sống xã hội hiện nay. Bởi vậy mỗi chúng ta cần biết tận dụng thời gian, đừng bỏ lỡ cơ hội. Vì vậy, phải sống sao cho kịp giữa cuộc đời. 0.5đ
* Liên hệ: “Con người có thể sống vô danh nhưng không được sống vô nghĩa”. 0.25đ
– Sống nhanh lên ? Trân trọng từng giây phút của cuộc đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất, sống và làm việc một cách có ích, không nên sống hoài sống phí cho những mục đích, những dự định vô bổ. Sống có ý nghĩa với mình và những người xung quanh chứ không phải là sống thử, sống đốt cháy giai đoạn như một bộ phận thanh niên hiện nay. 0.5đ
Để làm gì ? Để trở thành người có ích, để “in dấu trên mặt đất và in dấu trên trái tim người khác”. Sống nhanh để trao gửi yêu thương và đón nhận yêu thương, sống nhanh để tận hưởng thiên đường ngay trên mặt đất ? 0.2đ
– Nhưng trên con đường đời, dù đã xác định trước đích đến nhưng mỗi người vẫn “vòng vèo, chồng chềnh”. Chỉ khi nhận ra những mất mát hoặc mất mát ta mới nhận ra chân lí ở đời… 0.2đ
3.                 Bình luận, mở rộng, rút ra bài học:
– Cơ hội và thách thức, hạnh phúc và khổ đau, khó khăn và thuận lợi chia đều cho mỗi người, hãy coi mỗi thuận lợi và khó khăn là một phần của cuộc sống, là một chặng đường mà ta phải đi qua, mình phải nhận ra và đón nhận nó và sống hết mình vì cuộc sống không chờ đợi ai. 0.75đ
Hạnh phúc và khổ đau phụ thuộc vào thái độ sống của chúng ta

Lấy dẫn chứng thêm từ các tác phẩm văn học.

0.25
 Kết bài Mở rộng vấn đề: Nhanh hay chậm là do suy nghĩ chủ quan của mỗi người . Cũng có đôi khi nhanh một chút lại là “nhanh ẩu đoảng”, chậm một chút lại là “chậm mà chắc”. Khó khăn và cơ hội luôn song hành cùng với nhau. Con người cần có đủ bản lĩnh, nghị lực, cả sự kiên định và một chút nhanh nhạy để chủ động vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội của chính mình.

Liên hệ bản thân, rút ra bài học

0.5đ

 

Câu 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm)

Bố cục Đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kêt bài rõ ràng. 0,5đ
Mở bài Giới thiệu về vấn đề nghị luận. 0,5 đ
 

 

 

 

Thân bài

A .Giải thích khái niệm(2,5điểm)

– Chi tiết trong tác phẩm văn học là những “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Từ điển thuật ngữ văn học)

– “Chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn” là những chi tiết tiêu biểu đã được chọn lọc, nhào nặn, thông qua sự sáng tạo của nhà văn để có thể chuyên chở những ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc mà nhà văn muốn chuyển tải đến bạn đọc.

– “Lối hành văn mang nhiều ẩn ý”: qua cách dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật, vv… nhà văn tạo được cách diễn đạt riêng, giọng điệu riêng góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình.

– “Những chiều sâu chưa nói hết” của tác phẩm chính là những vấn đề, những suy tư trăn trở, những quan niệm, thái độ, tình cảm,… của nhà văn được gửi gắm phía sau hình tượng, phía sau câu chữ.

B. Lí giải vấn đề (2,5 điểm)

Vì sao chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn nhiều ẩn ý lại là yếu tố quan trong bậc nhất của truyện ngắn?

– Đặc trưng của truyện ngắn: quy mô, dung lượng phản ánh hiện thực “nhỏ”, mỗi truyện ngắn có thể ví như “một lát cắt của hiện thực đời sống” (khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người); hạn chế về độ dài tác phẩm. Cho nên những chi tiết cô đúc, hàm chứa nhiều ý nghĩa, lối hành văn nhiều ẩn ý là hướng giải quyết tối ưu cho việc chuyển tải nội dung.

– Mỗi tác phẩm có một hệ thống chi tiết nghệ thuật. Có thể đó là một hệ thống chi tiết dày đặc như trong tác phẩm truyện, hoặc chỉ vài nét chấm phá như trong tác phẩm thơ. Nhờ hệ thống chi tiết này mà thế giới nghệ thuật của tác phẩm, từ con người đến cảnh vật hiện ra một cách cụ thể, sinh động, đồng thời cũng góp phần soi tỏ ý nghĩa của tác phẩm.

– Chi tiết có ý nghĩa rất sâu sắc trong việc cắt nghĩa hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Đọc hiểu hình tượng trong tác phẩm không thể không đọc hiểu các chi tiết nghệ thuật. Cần phải nắm lấy chi tiết nghệ thuật quan trọng nhất của tác phẩm, tìm hiểu nó trong mối quan hệ với các chi tiết khác trong tác phẩm để thấy được vai trò, ý nghĩa, tác dụng của chi tiết nghệ thuật ấy trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm, đóng góp sáng tạo của nhà văn.

C. Chứng minh (4,5 điểm)

– Chọn được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và lối hành văn mang nhiều ẩn ý trong các tác phẩm truyện ngắn. Phân tích được vai trò, ý nghĩa nghệ thuật của các chi tiết và lối hành văn mang nhiều ẩn ý đã chọn đối với tác phẩm nói riêng, thế giới nghệ thuật của nhà văn nói chung

– Ví dụ:

+Chi tiết Chí Phèo tỉnh rượu vào một buổi sáng đẹp trời, chi tiết bát cháo hành của thị Nở, chi tiết mắt Chí Phèo ươn ướt…trong truyện “Chí Phèo” của Nam Cao.

+Chi tiết về hành động dỗ gông của Huấn Cao, giọt nước mắt nghẹn ngào và cái vái lạy của quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

+ Chi tiết mỗi lần đọc lại những trang văn viết vội, viết ẩu của mình Hộ lại đỏ mặt vò nát sách rồi tự chửi mình là khốn nạn, là kẻ bất lương, là đồ đê tiện; hay việc Hộ khóc nức nở, nước mắt hắn bắn ra như người ta bóp mạnh một quả chanh trong “Đời thừa” của Nam Cao.

+ Chi tiết Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần…hoặc chi tiết Liên nhớ về Hà Nội xa xăm, Hà Nội vui vẻ và huyên náo…

D.Mở rộng, đánh giá (1,0 điểm)

Một nhà văn tài năng cần tạo dựng được những chi tiết nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa có sức ám ảnh người đọc và giọng văn riêng cho tác phẩm của mình.

2,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4,5 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 đ

Kết bài Khẳng định tài năng, đóng góp của các tác giả cho sự phát triển của văn học dân tộc. 0,5 đ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *