Ý nghĩa hình ảnh lá cờ hiện ra ở cuối truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Văn mẫu lớp 12

Ý nghĩa hình ảnh lá cờ hiện ra ở cuối truyện Vợ nhặt của Kim Lân:
Bài làm:
Cuộc sống vốn khố khó, nhất là ở thời kì chiến tranh lúc ấy nhân dân ta còn chìm trong đói nghèo và sự lạc hậu, lại chịu nhiều tầng áp bức bóc lột man rợ. Phản ảnh điều đó tác giả không chỉ mang vào hiện thực đau thương còn gợi cho họ niềm tin hi vọng, ta nhớ tới hình ảnh những lá cờ hiện ra ở cuối truyện trong tác phẩm vợ nhặt của Kim Lân.

Kim Lân là một nhà văn chuyên viết về người nông dân, vì ông vốn sinh ra và cùng lớn lên với họ. Ông am hiểu họ từ ông Hai trong truyện ngắn làng đến những mối quan hệ gia đình và ấm nóng tình người như trong vợ nhặt – anh Cu Tràng – bà cụ tứ trong vợ nhặt..

Cuộc sống đã dồn họ tới chân cùng của sự khốn khó nhưng vẫn ấm nóng lên một tình người. Hình ảnh lá cờ đỏ cuối truyện là sự đối lập hẳn với những khốn khó với những sự u ám và không một chút hi vọng nào đang bủa vây lấy họ, khi người chết như ngả rạ, mùi ẩm mốc, mùi gây xác người cứ thế ùn ùn kéo tới như một thảm họa…

Và, nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh cho ta thấy cái hiện thực tàn khốc ngày ấy mà còn vẽ lên một trong những điều kì diệu hơn nữa là niềm tin và hi vọng mà họ đã có trong thời gian ấy.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên đó là một hình ảnh có thực và là một tín hiệu thực nó mở ra một thời kì mới, như một sự cứu rỗi mới mẻ về sự thay đổi của số phận con người. Có rất lớn lao, có ý nghĩa và quyết định tới sự đổi thay của số phận con người.

Đây là một trong những điều mà tác phẩm văn học hiện thực tìm kiếm trong giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Hình ảnh những lá cờ đối lập hẳn với hình ảnh cái lò gạch cuối truyện Chí Phèo. Kim Lân đã nhờ đó mà tìm ra lối giải thoát cho con người đó không chỉ giải quyết về vấn đề số phận con người mà còn theo một cách khác là thể hiện niềm tin sự lạc quan niềm hi vọng lớn lao.

Cuộc đời của họ là tiêu biểu cho số phận người dân nghèo nước ta thủa trước, khi chưa có đói nghèo thì không lấy nổi vợ. Trong nạn đói, lấy được vợ là niềm hạnh phúc đan xen với những lo lắng, bất hạnh.. không biết lấy vợ liệu có nuôi nổi nhau, đèo bòng nhau qua cái tao đoạn này..

Cuộc đời của Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến, thì có lẽ mãi chìm vào u tối mất. Ở Tràng, tuy chưa cso được sự thay đổi đó, nhưng đã hé mở cho anh một hướng đi mới. Qua đó là con đường dẫn đến với cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện. Những điều mà tất yếu những người như Tràng sẽ hăng hái tham gia..

Kết thúc tác phẩm vẫn dư âm mãi về một anh Cu Tràng và một niềm hi vọng tươi đẹp dành cho con người, qua đó thể hiện sự cảm thông, nâng niu của tác giả đối với số phận con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *